Kính quý đạo hữu ! Kính chị Phúc Hạnh ! Kính bác Trần Đình Hoành !
H/t có đọc một bản in xưa như vầy :
Có bà lão nhiều đạo tâm, cất ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị sư tham thiền tu niệm. Qua hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng:
_ Bữa nay, sau khi đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi:
"Lúc này như thế nào?" Sư trả lời ra sao, con về đây thuật lại cho mẹ rõ.
Cô con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi.
Sư đáp:
- Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.
(ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa đông, tìm một chút hơi ấm cũng không có)
Cô con gái trở vào thuật lại, lão bà không vui, bảo:
_ Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu!"
Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái am.
Theo H/t có thể chuyện xảy ra như vầy :
Bà lão _ một Phật tử thuần thành _ phát tâm hộ trì Tam Bảo bằng cách cúng dường tứ sự cho một nhà sư có đủ điều kiện để chuyên tâm tu học, thiền định.
Với một tâm hồn thuần khiết, không vì phước báu Nhân Thiên, sau 20 năm bà đã thấy Chân Lý (được Đạo). Bà thắc mắc : không hiểu vị Sư trong lều kia có được tiến bộ như mình hay không ? Theo bà ước lượng có 3 trường hợp có thể xảy ra :
1. Nhà sư kia mỗi ngày 2 thời (sáng tối) ngồi "ngủ gà, ngủ gật".
2. Nhà sư kia lắng được lòng rồi "trầm không thủ tịch" (chìm vào không, giữ cái vắng lặng).
3. Nhà sư kia đạt được những kết quả Thiền định nhất định.
Thế là để trắc nghiệm (Test) bà sai cô con gái :
- Bữa nay, sau khi đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi:
"Lúc này như thế nào?
Câu trả lời của nhà sư đã làm bà thất vọng :
- Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.
(ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa đông, tìm một chút hơi ấm cũng không có)
Người Phật tử bình thường thấy câu nầy rất hay, rằng "Lòng của ta bây giờ như 'tro lạnh, cây khô", chúng ta nghĩ rằng "nhà sư nầy thật đáng kính ! Ngài đã "lửa lòng nguội lạnh" (không còn Tham dục trong lòng)".
Quý Phật tử đâu có biết rằng : những người tu Tiên (đạo gia), có đôi trường hợp chỉ cần 3 đến 6 năm là đã đạt đến trình độ nầy : MỌI CHUYỆN TRÊN ĐỜI (kể cả sắc dục) ĐỀU KHÔNG LÀM CÁC NGÀI ĐỘNG TÂM.
Điều nầy không phải là ĐÍCH ĐẾN của đạo Phật. "Vô tâm do cách nhất trùng quan" (giữ lòng không chút bụi trần vẫn còn là ngoài cửa đạo Phật).
Trong Kinh Viên Giác có nói "Hành giả tu Thiền thường hay mắc 4 bệnh : TÁC (chấp có làm), Nhậm (mặc kệ _ buông bỏ hết), Chỉ (dừng đứng vọng tưởng), Diệt (Tro lạnh cây khô). Vị Sư nầy đang mắc bệnh CHỈ, DIỆT.
Bà lão không vì tiếc những bữa cơm cúng dường, nhưng lòng TỪ của những người đã được thấy Chân Lý _ theo Đại thừa _ là mong muốn cho người khác cũng được tiến bộ như mình, cũng được thưởng thức hương vị Cam Lồ của Phật pháp như mình; cho nên bà đã đốt lều.
Đốt lều là đốt "hang ổ" trú ẫn của Thiền Sinh, nếu ở mãi trong "hang ổ" nầy thì chỉ là Thần Tiên chứ chưa phải vào được cửa Phật.
Đốt lều là một hành động đầy BI MẪN của vị Giác Ngộ muốn độ sinh.
Nếu sau đó nhà sư tìm một hang ổ khác để mà chui vào trú ẫn tiếp thì thật là uổng phí tâm cơ bà lão.
Nói đến đây h/t nhớ đến câu "BẤT TẤT NGỒI SỮNG ĐÓ MỚI LÀ NGỒI THIỀN" của Ngài Duy Ma Cật, hay câu "HẠNH TRỰC HÀ DỤNG TU THIỀN" của Ngài Lục Tổ Huệ Năng.
Kính góp ý !
Lần sửa cuối bởi hoangtri; 06-19-2015 lúc 05:02 PM
Om Mani Padme Hum !
gaiden (04-13-2019),nguoi ao lam (06-20-2015),Phúc Hạnh (06-19-2015)
nguoi ao lam (06-20-2015)
nguoi ao lam (06-20-2015)
nguoi ao lam (06-20-2015)
nguoi ao lam (06-20-2015)
Ngọc Quế (06-21-2015)
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)