DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 19/27 ĐầuĐầu ... 91718192021 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 181 tới 190 của 270
  1. #181
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Ích
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư thượng đường bảo:

    - Chư Thượng tọa! thời tiết lạnh cần gì đến đây? Hãy nói đến đây là tốt hay chẳng đến đây là tốt? Hoặc có Thượng tọa nói "chẳng đến đây là tốt, vì chỗ nào chẳng phải, lại cần đến đây làm gì". Hoặc có Thượng tọa nói "y cũng chẳng đặng một chiều, cần đến chỗ Hòa thượng mới được". Chư Thượng tọa! hãy nói hai người ấy đối trong Phật pháp lại có tiến thú hay không? Thượng tọa! thật là chẳng được đồng, không có một tí có thể tiến thú. Người xưa gọi là "chùy sắt không lỗ", "mù từ bé, điếc từ bé", không khác. Nếu lại có một Thượng tọa bước ra nói "hai người kia đều không được. Vì sao như thế? Vì y còn chấp trước, cho nên chẳng được".

    Chư Thượng tọa! như thế thật giống hành khước như thế thật giống thương lượng, còn mong làm gì? hay là chỉ cần "khua môi múa mỏ" hay là riêng có chỗ mong? Sợ e y chấp trước là chấp trước cái gì? Hay là chấp trước lý, chấp trước sự, chấp trước sắc, chấp trước không? Nếu chấp lý, lý là cái gì mà chấp? Nếu chấp sự, sự là cái gì mà chấp? Chấp sắc chấp không cũng như thế.

    Sở dĩ bình thường, Sơn tăng nói với chư Thượng tọa mười phương chư Phật, mười phương thiện tri thức luôn luôn duỗi tay; chư Thượng tọa luôn luôn nắm tay. Mười phương chư Phật luôn luôn duỗi tay, là duỗi ở chỗ nào? Chư Thượng tọa luôn luôn nắm tay, lại có chỗ hội, hội lấy là tốt. Nếu chưa hội được, chớ nói:
    "đều phải", "đồng đến", "toàn lấy".

    Chư Thượng tọa! người hành khước nhà bên cần phải xét kỹ, phải để hết tinh thần, không nên trông cậy vào trí tuệ chút ít, qua mất thời đẹp đẽ.



  2. #182
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Ích
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư có làm bài tụng:

    Lý cực vong tình vị

    Như hà hữu dụ tề

    Đáo sầu sương dạ nguyệt

    Nhậm vận lạc tiền khê.

    Quả thục kiêm viên trọng

    Sơn trường tợ lộ mê

    Cử đầu tàn chiếu tại

    Nguyên thị trụ cư tê.




    Lý tột quên tình nói

    Làm sao có dụ bằng

    Đến cùng sương đêm sáng

    Dần dà rơi trước khe.

    Trái chín cùng vượn nặng

    Núi dài giống đường quên

    Xoay đầu toàn chiếu hiện

    Nguyên là ở phương Tây.



  3. #183
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Ích
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư làm bài tụng tam giới duy tâm:

    Tam giới duy tâm

    Vạn pháp duy thức

    Duy thức duy tâm

    Nhãn thanh nhĩ sắc.

    Sắc bất đáo nhĩ

    Thanh hà xúc nhãn

    Nhãn sắc nhĩ thanh

    Vạn pháp thành biện.

    Vạn pháp phỉ duyên

    Khởi quán như huyễn

    Đại địa sơn hà

    Thùy kiên thùy biến


    Nghĩa :

    Tam giới duy tâm

    Vạn pháp duy thức

    Duy thức duy tâm

    Mắt thanh tai sắc.

    Sắc chẳng đến tai

    Thanh nào chạm mắt

    Mắt sắc tai thanh

    Muôn pháp thành xong.

    Muôn pháp chẳng duyên

    Đâu quán như huyễn

    Đại địa sơn hà

    Gì bền gì đổi?



  4. #184
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Ích
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư làm bài tụng Hoa Nghiêm lục tướng nghĩa:

    Hoa Nghiêm lục tướng nghĩa

    Đồng trung hoàn hữu dị

    Dị nhược dị ư đồng

    Toàn phi chư Phật ý.

    Chư Phật ý tổng biệt.

    Hà tằng hữu đồng dị.

    Nam tử thân trung nhập định thời.

    Nữ tử thân trung bất lưu ý.

    Bất lưu ý, tuyệt danh tự.

    Vạn tượng minh minh vô lý sự.


    Dịch:

    Nghĩa sáu tướng Hoa Nghiêm

    Trong đồng lại có dị

    Dị nếu dị nơi đồng

    Toàn chẳng phải ý Phật.

    Ý chư Phật thảy biệt

    Đâu từng có đồng dị?

    Trong thân kẻ nam khi vào định

    Trong thân người nữ chẳng lưu ý,

    Chẳng lưu ý, bặt danh tự

    Vạn tượng rõ ràng không lý sự.


    *

    Sư ở mấy nơi, nơi nào đồ chúng theo tham vấn thường xuyên không dưới một ngàn (1000) người. Sư làm cho chánh tông của Huyền Sa hưng thạnh miền Giang Biểu. Sư theo cơ thuận vật gỡ kẹt dẹp tối, phàm nói tam-muội các nơi, hoặc nhập thất trình kiến giải, hoặc đứng ra thưa hỏi, đều theo bệnh cho thuốc, tùy căn cơ ngộ nhập không thể ghi hết.

    *

    Đến niên hiệu Hiển Đức năm thứ năm (993) nhà Châu, ngày mười bảy tháng bảy năm Mậu Ngọ, Sư có chút bệnh. Quốc chủ đích thân đến thăm hỏi. Ngày mùng năm tháng nhuần, Sư tắm gội xong, từ giã chúng ngồi kiết già thị tịch, nhan mạo như lúc bình thường. Sư thọ bảy mươi bốn tuổi, năm mươi bốn tuổi hạ. Vua ban sắc thụy là Đại Pháp Nhãn Thiền sư, tháp hiệu Vô Tướng.


  5. #185
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Hưu Phục
    __________________________________________________ ______________________________________



    47. THIỀN SƯ HƯU PHỤC - Ngộ Không

    Ở viện Thanh Lương - (? - 943)


    Sư họ Vương, quê ở Bắc Hải, xuất gia lúc còn bé, đến mười chín tuổi thọ giới cụ túc. Sư thường tự nói: nếu bám vào kinh điển tức là mắc kẹt chiếc bè, toan tiến đến chỗ lóng lặng lại ngại rơi vào không, tới lui khó quyết định, bỏ hai thì không được. Sư bèn đi các nơi tham vấn các bậc Thiền đức.

    *

    Sư đồng kết bạn với Pháp Nhãn v.v... đến hội Thiền sư Quế Sâm. Ở đây nhiều năm mà Sư không khế ngộ. Sư mắc bệnh nằm nơi nhà Niết-bàn. Một đêm, Quế Sâm đến thăm, hỏi: Thượng tọa Phục an vui chăng? Sư thưa: Con vì nhân duyên trái với Hòa thượng. Quế Sâm chỉ lồng đèn hỏi: Thấy chăng? Sư thưa: Thấy. Quế Sâm bảo: Chỉ cái ấy chẳng trái, Sư nhân câu nói ấy có tỉnh.

    Sau, nhân Thiệu Tu thăm hỏi Quế Sâm, nói: Con trăm kiếp ngàn đời cùng Hòa thượng trái nhau đến đây, lại gặp Hòa thượng chẳng an. Quế Sâm dựng đứng cây gậy lên nói: Chỉ cái này chẳng trái. Sư bỗng nhiên khế ngộ.

    *

    Sau, Sư nối tiếp Pháp Nhãn (Thiền sư Văn Ích) trụ trì chùa Sùng Thọ ở Vũ Châu. Đến khi Quốc chủ Giang Nam xây dựng Đại đạo tràng Thanh Lương thỉnh Sư đến trụ trì.

    Sư thượng đường dạy chúng:

    - Thánh xưa vừa sanh ra liền đi khắp bảy bước, mắt nhìn bốn phương nói: "Trên trời dưới đất, chỉ ta độc tôn", Ngài có cái phương tiện kỳ đặc, còn chư Thượng tọa khi mới sanh ra có cái gì kỳ đặc, thử nêu lên xem? Nếu nói rằng "Không", tức là đối diện mà kiêng tránh. Nếu nói "Có", lại làm sao thông được tin tức ấy? Lại hội chăng? Thượng tọa hân hạnh có việc kỳ đặc, nhân sao chẳng biết? Trân trọng.

    *

    Có vị Tăng hỏi: Thế nào là Phật? Sư đáp: Ngươi là chúng sanh. Tăng thưa: Lại nhận hay không? Sư bảo: Luống bày câu hỏi này. Tăng hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang? Sư bảo: Ông nói cõi này lại có chăng? Tăng hỏi: Chỗ tinh yếu xin Thầy một lời? Sư đáp: Trân trọng.

    *

    Thế nào là đạo? Sư đáp: Xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi bặm. Tăng lễ bái. Sư bảo: Chớ lầm hội. Tăng hỏi: Thế nào là một hạt bụi vào chánh định? Sư đáp: Sắc tức không. Tăng hỏi: Thế nào cát bụi từ tam-muội dậy? Sư đáp: Không tức sắc.

    *

    Tăng hỏi: Thế nào là chỗ học nhân xuất thân? Sư đáp: Ngàn thứ so chẳng kịp, muôn điều sánh chẳng bằng. Tăng thưa: Thỉnh Hòa thượng nói? Sư đáp: Xưa cũng có nay cũng có.

    *

    Niên hiệu Thiên Phúc năm thứ tám (943) nhà Tấn, ngày mùng một tháng mười, Sư sai Tăng đến viện Bảo Ân mời Pháp Nhãn đến phương trượng để dặn dò, lại biên thư từ biệt Quốc chủ. Đến ngày mùng ba nửa đêm giờ tý, Sư ngồi ngay thẳng nhắc chúng rằng: "không bỏ quang ảnh", nói xong từ biệt nhập diệt.


  6. The Following User Says Thank You to senvang For This Useful Post:

    Thanh Mai (02-01-2017)

  7. #186
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Thiệu Tu
    __________________________________________________ ______________________________________



    48. THIỀN SƯ THIỆU TU

    Ở Long Tế cũng gọi Tu Sơn Chủ


    Ban đầu Sư cùng Đại Pháp Nhãn (Văn Ích) tham vấn nơi Thiền sư Quế Sâm, cho là đã ngộ tột. Ba vị đồng từ Quế Sâm đi Kiến Dương. Trên đường cùng bàn chuyện nhau, Pháp Nhãn chợt hỏi: Người xưa nói: "ở trong vạn tượng riêng bày thân", là vạch vạn tượng, hay chẳng vạch vạn tượng? Sư đáp: Chẳng vạch vạn tượng. Pháp Nhãn bảo: Nói cái gì là vạch chẳng vạch? Sư mờ mịt, trở lại viện Địa Tạng. Quế Sâm thấy Sư trở lại hỏi: Ngươi đi chưa bao lâu tại sao trở lại? Sư thưa: Có việc chưa giải quyết đâu yên leo non vượt suối. Quế Sâm bảo: Ngươi leo vượt bao nhiêu non suối, lại chẳng ưa? Sư chưa hiểu lời dạy bảo, liền hỏi: Cổ nhân nói, "ở trong vạn tượng riêng bày thân", ý chỉ thế nào? Quế Sâm đáp: Ngươi nói người xưa vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng? Sư thưa: Chẳng vạch. Quế Sâm bảo: Hai cái. Sư kinh hãi lặng thinh, lại hỏi: Chưa biết cổ nhân vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng? Quế Sâm bảo: Ngươi nói cái gì là vạn tượng? Sư liền tỉnh ngộ, lại từ biệt Quế Sâm đi đến chỗ Pháp Nhãn.

    *

    Sau, Sư về ở núi Long Tế chẳng cần nhóm họp đồ chúng, mà chúng vẫn đua nhau tìm đến.

    Sư thượng đường dạy chúng:

    - Pháp đầy đủ nơi phàm phu mà phàm phu chẳng biết, pháp đầy đủ nơi thánh nhân mà thánh nhân chẳng hội. Thánh nhân nếu hội tức là phàm phu, phàm phu nếu biết tức là thánh nhân. Hai câu nói này một lý mà hai nghĩa. Nếu người biện biệt được chẳng ngại ở trong Phật pháp có chỗ vào. Nếu người biện biệt chẳng được, chớ nói không nghi.

    *

    Có vị Tăng hỏi:

    - Trong kinh nói: núi Tu-di nhét trong hạt cải, hạt cải nhét trong núi Tu-di, thế nào là núi Tu-di?

    Sư đáp:- Đâm phủng tâm ông.

    - Thế nào là hạt cải?

    - Lấp mất mắt ông.

    - Thế nào là nhét?

    - Nắm núi Tu-di và hạt cải đem lại.


  8. #187
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Thiệu Tu
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư dạy chúng:

    - Thanh sắc chẳng đến bệnh tại thấy nghe, nói năng chẳng đến lỗi tại môi lưỡi.

    Có vị Tăng đứng ra hỏi:- Lìa thanh sắc thỉnh Hòa thượng nói?

    Sư đáp:- Trong thanh sắc đem cái hỏi lại.

    Có vị Tăng hỏi:- Thế nào là phổ nhãn?

    Sư đáp:- Mảy may xem chẳng thấy.

    - Tại sao xem chẳng thấy?

    - Vì y con mắt rất lớn.

    - Thế nào là người đại bại hoại?

    - Kiếp hoại chẳng từng dời.

    - Người này lại biết có Phật pháp hay không?

    - Nếu biết có Phật pháp lẫn thành điên đảo.

    - Làm sao chẳng điên đảo?

    - Cần phải biết Phật pháp.

    - Thế nào là Phật pháp?

    - Đại bại hoại.

    *

    Sư hỏi một vị Tăng mới đến:- Ở đâu đến?

    Tăng thưa:- Ở Thúy Nham.

    - Thúy Nham có lời gì dạy đồ chúng?

    - Bình thường nói "ra cửa gặp Di-lặc, vào cửa thấy Thích-ca".

    - Nói thế ấy làm sao được?

    - Hòa thượng nói thế nào?

    - Ra cửa thấy cái gì? vào cửa thấy cái gì?

    Vị Tăng nghe xong liền tỉnh ngộ.

    Sư có làm hơn sáu mươi bài kệ tụng và các bài minh, luận... còn lưu truyền ở đời.


  9. #188
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Quang Tộ
    __________________________________________________ ______________________________________



    49. THIỀN SƯ QUANG TỘ

    Ở chùa Trí Môn Tùy Châu


    Có vị Tăng đến hỏi:

    - Nhất thiết trí trí thanh tịnh lại có địa ngục hay không?

    Sư đáp:- Vua Diêm La là quỉ làm ra.

    *

    Sư thượng đường dạy chúng:

    - Một pháp nếu có, pháp thân rơi tại phàm phu; muôn pháp nếu không, Phổ Hiền mất cảnh giới ấy. Chính khi ấy Văn-thù nhằm chỗ nào xuất đầu? Nếu đã xuất đầu chẳng được thì con sư tử lông vàng lưng bị gãy. Hân hạnh được một bàn cơm, chớ đợi gạo gừng tiêu.

    *

    Sư thượng đường dạy chúng:

    - Sơn tăng ghi được ở trong thai mẹ một câu nói, hôm nay nêu ra, tất cả đại chúng không được khởi thương lượng hợp đạo lý. Vậy có người thương lượng được chăng? Nếu thương lượng chẳng được, ba mươi năm sau chẳng được lầm nêu lên.

    *

    Sư thượng đường dạy chúng:

    - Trong ngày sáng rỡ có ta người, trong mây mù có từ bi, trong sương tuyết có áo vải, trong mưa đá ẩn thân, lại ẩn thân được chăng? Nếu ẩn thân được lại bị mưa đá đập nát xương sọ.

    *

    Sư dạy chúng:

    - Mấy ngày mưa luôn, hãy nói mưa từ chỗ nào lại? Nếu nói từ trời rơi xuống thì cái nào là trời? Nếu nói từ đất phun lên, gọi cái gì là đất? Nếu lại chẳng hội, do đó cổ nhân nói:

    Thiên địa chi tiền kính

    Thời nhân mạc cưỡng di

    Cá trung sanh giải hội

    Nhãn thượng cánh an chùy.


    ------------

    Lối thẳng của trời đất

    Người đời chớ đổi dời

    Trong ấy sanh giải hội

    Trên mắt lại để chùy.



  10. #189
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Giới
    __________________________________________________ ______________________________________



    50. THIỀN SƯ GIỚI Ở NGŨ TỔ


    Lúc Sư trụ núi Ngũ Tổ, có Thiền sư Tề Nhạc kết bạn với Tuyết Đậu Trùng Hiển đi dạo Hoài Sơn, nghe danh Sư muốn đến khám nghiệm. Thiền sư Tề Nhạc đến trước, thẳng vào trượng thất. Sư thấy hỏi: Thượng nhân tên gì? Nhạc đáp: Tề Nhạc. Sư nói: Đâu giống Thái Sơn. Nhạc không đáp được. Sư đánh đuổi ra.

    Hôm sau, Nhạc lại đến. Sư hỏi: Ông làm gì? Nhạc xoay đầu, lấy tay vẽ tướng vòng tròn để trình. Sư bảo: Ấy là gì? Nhạc nói: Già già lớn lớn bánh hồ chẳng biết. Sư đáp: Tới lò bếp nóng lại mặc áo cụt. Nhạc suy nghĩ, Sư cầm gậy đánh đuổi ra cửa.

    Mấy ngày sau, Nhạc lại đến bèn đưa tọa cụ lên, nói: Trải ra thì đầy đại thiên sa giới, chẳng trải thì sợi lông sợi tóc chẳng còn. Thế ấy, trải là phải hay chẳng trải là phải? Sư bước xuống giường thiền nắm đứng bảo: Đã là người thuần thục cần gì như thế? Nhạc không đáp được. Sư lại đánh đuổi ra.

    Xem đó thì biết, Sư thật là một đời Long Môn vậy. Tề Nhạc ba phen tiến là ba phen bị điểm trán. Trương Vô Tận nói: "Tuyết Đậu tuy máy bén thoát nhanh mà trông ngọn núi này vẫn phải lùi, được chẳng toàn vậy sao?"

    Về già, Sư đến núi Đại Ngu chống gậy đứng nói cười, rồi tịch.


  11. #190
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    Am chủ Tường
    __________________________________________________ ______________________________________



    51. AM CHỦ TƯỜNG

    Ở Liên Hoa Phong


    Sư thượng đường dạy chúng rằng:

    - Nếu là việc này rất cần gấp, phải nhận rõ mới được. Nếu nhận được trong mọi thời khỏi bị trói buộc, bèn được tùy chỗ an nhàn, cũng chẳng cần đem tâm đè bẹp, cần phải tự nhiên, hiệp với khuôn xưa mới được. Vừa đến chỗ học chừng ngằn, liền phải biện bày cái đạo lý, cho là thời có Phật pháp được tâm địa thôi hết. Thượng tọa! lại thỉnh cùng ấy an ủi nhau.

    Ngày Sư thị tịch, Sư cầm gậy bảo chúng:

    - Cổ nhân đến trong ấy vì sao chẳng chịu trụ?

    Chúng không đáp được.

    Sư nói tiếp:- Vì các ngài đường đi chẳng đắc lực. Cứu kính thế nào?

    Sư cầm gậy để ngang vai, nói: Vai vác cây gậy tức lật chẳng đoái đến người, đi thẳng vào ngàn đảnh núi muôn đảnh núi.

    Sư nói xong liền tịch.


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thiền sư trung hoa (tập 1)
    Gửi bởi senvang trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 190
    Bài cuối: 07-08-2018, 05:51 PM
  2. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •