DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 11/27 ĐầuĐầu ... 91011121321 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 101 tới 110 của 270
  1. #101
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Hỷ
    __________________________________________________ ______________________________________



    18. THIỀN SƯ VĂN HỶ

    (820-899)


    Sư họ Chu quê ở Ngữ Khê Gia Hòa, xuất gia hồi bảy tuổi.

    Niên hiệu Khai Thành năm thứ hai (837), Sư đến Triệu Quận thọ giới cụ túc, học tập luật Tứ phần. Đến niên hiệu Hội Xương (841-846) phế giáo, Sư trở lại thế gian giấu kín chí xuất trần. Sang niên hiệu Đại Trung (847) sùng tu Tam Bảo, Sư đến chùa Tề Phong ở Diêm Quan tiếp tục tu hành.

    Sau, Sư đến yết kiến Thiền sư Tánh Không ở núi Đại Từ. Tánh Không bảo: Ngươi sao không đi tham vấn các nơi?
    Sư đi thẳng lên núi Ngũ Đài ở chùa Hoa Nghiêm, sang lễ bái hang Kim Cang, gặp một ông già dắt trâu đi, mời Sư vào chùa. Đến chùa, ông gọi: Quân Đề! Có đồng tử: dạ! ra đón. Ông già thả trâu, dẫn Sư vào trong, Sư nhìn thấy nhà cửa đều hiện sắc vàng. Ông già ngồi trên giường, chỉ cái đôn bảo Sư ngồi. Ông già hỏi:- Vừa ở đâu đến?
    Sư thưa:- Ở phương Nam đến.
    - Phương nam Phật pháp trụ trì thế nào?
    - Đời mạt pháp Tỳ-kheo ít giữ giới luật.
    - Chúng nhiều ít?
    - Hoặc ba trăm, hoặc năm trăm.
    Sư hỏi lại:- Ở đây Phật pháp trụ trì thế nào?
    - Rắn rồng lẫn lộn, phàm thánh chung ở.
    - Chúng nhiều ít?
    - Trước ba ba, sau ba ba. (Tiền tam tam, hậu tam tam.)

    Đồng tử dâng trà và tô lạc, Sư dùng vào cảm thấy tâm ý sảng khoái.
    Ông già đưa chung pha lê lên hỏi Sư:- Phương Nam lại có cái này chăng?
    Sư thưa:- Không.
    - Hằng ngày lấy cái gì uống trà?
    Sư không đáp được.



  2. #102
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Hỷ
    __________________________________________________ ______________________________________



    Thấy bóng mặt trời xế chiều, Sư hỏi:
    - Tôi xin nghỉ lại một đêm ở đây được chăng?
    Ông già bảo:- Ông còn chấp tâm chẳng được nghỉ.
    - Tôi đâu có chấp tâm.
    - Ngươi đã thọ giới chưa?
    - Thọ giới đã lâu.
    - Ngươi nếu không chấp tâm đâu cần thọ giới.
    Sư từ tạ trở xuống. Ông già sai đồng tử tiễn chân.
    Sư hỏi đồng tử:- Trước ba ba sau ba ba, là nhiều ít?
    Đồng tử gọi: Đại đức! Sư ứng thanh: Dạ! Đồng tử bảo: Ấy nhiều ít?
    Sư lại hỏi:- Đây là chỗ gì?
    Đồng tử đáp:- Đây là chùa Bát-nhã trong hang Kim Cang.
    Sư buồn bã, biết ông già đó là Văn-thù mà không thế nào gặp lại được.
    Sư đảnh lễ Đồng tử xin một câu khi từ biệt. Đồng tử nói kệ:

    Diện thượng vô sân cúng dường cụ
    Khẩu lý vô sân thổ diệ? hương
    Tâm lý vô sân thị trân bảo
    Vô cấu vô nhiễm thị chân thường.


    Dịch:

    Trên mặt không sân đồ cúng dường
    Trong miệng không sân xuất diệu hương
    Trong tâm không sân là trân bảo
    Không nhơ không nhiễm là chân thường.


    Nói xong, Quân Đề và chùa đều ẩn, chỉ thấy trong mây năm sắc Văn-thù cỡi kim mao sư tử qua lại, chợt có cụm mây trắng từ phương Đông bay qua che lấp.



  3. #103
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Hỷ
    __________________________________________________ ______________________________________



    Niên hiệu Hàm Thông năm thứ ba (862), Sư đến Hồng Châu lại viện Quan Âm yết kiến Ngưỡng Sơn. Qua câu nói, Sư liền khế ngộ bản tâm. Ngưỡng Sơn cử Sư xung chức Điển tọa.

    *

    Sư nấu cháo, thường thấy Văn-thù hiện trên nồi cháo. Sư lấy cây giầm quậy cháo đập, nói:- Văn-thù tự Văn-thù, Văn Hỷ tự Văn Hỷ.

    Văn-thù nói kệ:

    Khổ hồ liên căn khổ
    Điềm qua triệt đới điềm
    Tu hành tam đại kiếp
    Khước bị lão tăng hiềm.


    (Dưa đắng gốc vẫn đắng
    Dưa ngọt rễ cũng ngon
    Tu hành ba đại kiếp
    Lại bị lão tăng đòn.)


    *

    Một hôm, có một vị Tăng lạ đến xin một bữa cơm, Sư bớt phần ăn của mình cúng dường. Ngưỡng Sơn dự biết hỏi:
    - Vừa rồi có người đã vào quả vị đến, ngươi có cấp phần ăn chăng?
    Sư thưa:- Bớt phần của con cúng dường.
    Ngưỡng Sơn bảo:- Ngươi được lợi ích lớn.



  4. #104
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Văn Hỷ
    __________________________________________________ ______________________________________



    Niên hiệu Quang Khải năm thứ ba (887), Tiền Vương thỉnh Sư trụ Long Tuyền Giải thự (nay là viện Từ Quang).
    Có vị Tăng hỏi:- Thế nào là tướng Niết-bàn?
    Sư đáp:- Chỗ khói hương hết nghiệm.
    - Thế nào là đại ý Phật pháp?
    Sư gọi Viện chủ đến : - ông thầy này bị bệnh điên.
    - Thế nào là tự mình?
    Sư lặng thinh.
    Vị Tăng ấy mờ mịt, lại hỏi câu trên.
    Sư bảo:- Trời trong bụi mù, chẳng nhằm bên mặt trăng bay.

    *

    Niên hiệu Quang Hóa năm thứ hai (899), Sư có chút bệnh. Đến ngày hai mươi bảy tháng mười vào lúc giờ tý giữa đêm, Sư bảo chúng:
    - Tâm tam giới hết tức là Niết-bàn.
    Nói xong, Sư ngồi kiết già thị tịch, thọ tám mươi tuổi, sáu mươi tuổi hạ.



  5. #105
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Quang Dũng
    __________________________________________________ ______________________________________



    19. THIỀN SƯ QUANG DŨNG

    Ở Nam Tháp


    Sư họ Chương quê ở Phong Thành (?) Dự Chương. Khi mẹ sanh Sư, có thần quang soi sáng khắp sân, ngựa trong chuồng đều kinh hoảng, nhân đó đặt tên Sư là Quang Dũng. Thuở nhỏ Sư rất thông minh, theo Ngưỡng Sơn xuất gia.
    Sư sang miền Bắc yết kiến Lâm Tế, lại trở về hầu Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn hỏi:- Ngươi đến làm gì?
    Sư thưa:- Đảnh lễ ra mắt Hòa thượng.
    - Thấy Hòa thượng chăng?
    - Dạ thấy.
    - Hòa thượng sao giống in lừa?
    - Con thấy Hòa thượng cũng chẳng giống Phật.
    - Nếu chẳng giống Phật thì giống cái gì?
    - Nếu có chỗ giống thì cùng lừa khác gì?
    Ngưỡng Sơn ngạc nhiên nói:
    - Phàm thánh cả hai đều quên, tình hết, thể hiện bày, ta lấy đây nghiệm xét người, hai mươi năm không ngờ vực. Con nên gìn giữ đó.
    Ngưỡng Sơn thường chỉ Sư bảo với nguời:
    - Kẻ này là nhục thân Phật.

    *

    Sau, Sư kế vị ở Ngưỡng Sơn tháp phía nam. Có vị Tăng hỏi:
    - Văn-thù là thầy bảy đức Phật, Văn-thù có thầy chăng?
    Sư đáp:- Gặp duyên liền có.
    - Thế nào là thầy Văn-thù?
    Sư dựng đứng cây phất tử chỉ đó.
    Tăng thưa:- Cái ấy là phải sao?
    Sư ném cây phất tử khoanh tay.

    *

    Tăng hỏi:- Thế nào là diệu dụng một câu?
    Sư đáp:- Nước đến thành hồ.
    - Chân Phật ở tại chỗ nào?
    - Nói ra không tướng, cũng chẳng tại nơi khác.
    Không rõ Sư tịch lúc nào và ở đâu.



  6. #106
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Toàn Khoát
    __________________________________________________ ______________________________________



    19. THIỀN SƯ TOÀN KHOÁT

    Ở Nham Đầu (828 - 887)


    Sư họ Kha quê ở Tuyền Châu. Thuở thiếu thời, Sư theo Nghị Cộng ở Thanh Nguyên xuất gia. Sau Sư đến Trường An ở chùa Bảo Thọ thọ giới cụ túc và học tập các bộ kinh luật.
    Sư dạo khắp các thiền uyển, kết bạn cùng Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Khâm Sơn Văn Thúy. Từ núi Đại Từ sang Lâm Tế, Lâm Tế đã qui tịch, đến yết kiến Ngưỡng Sơn.
    Vừa vào cửa, Sư đưa cao tọa cụ, thưa: Hòa thượng. Ngưỡng Sơn cầm phất tử toan giở lên. Sư thưa: Chẳng ngại tay khéo.

    *

    Đến tham yết Đức Sơn, Sư cầm tọa cụ lên pháp đường nhìn xem. Đức Sơn hỏi: Làm gì? Sư quát tháo. Đức Sơn hỏi: Lão tăng có lỗi gì? Sư thưa: Lưỡng trùng công án. Sư trở xuống nhà tham thiền. Đức Sơn nói: Cái ông thầy in tuồng người hành khước.
    Hôm sau lên thưa hỏi, Đức Sơn hỏi: Xà-lê phải vị Tăng mới đến hôm qua chăng? Sư thưa: Phải. Đức Sơn bảo: Ở đâu học được cái rỗng ấy? Sư thưa: Toàn Khoát trọn chẳng tự dối. Đức Sơn bảo: Về sau chẳng được cô phụ Lão tăng.
    Hôm khác đến tham, Sư vào cửa phương trượng đứng nghiêng mình hỏi: Là phàm là thánh? Đức Sơn hét! Sư lễ bái.
    Có người đem việc ấy thuật lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn nói: Nếu chẳng phải Thượng tọa Khoát rất khó thừa đương. Sư nghe được lời này bèn nói: Ông già Động Sơn chẳng biết tốt xấu lầm buông lời, ta đương thời một tay đưa lên một tay bắt.

    *

    Tuyết Phong ở Đức Sơn làm phạn đầu (trưởng ban trai phạn). Một hôm cơm trễ, Đức Sơn ôm bát đến pháp đường. Tuyết Phong phơi khăn lau, trông thấy Đức Sơn bèn nói: Ông già này, chuông chưa kêu, trống chưa đánh mà ôm bát đi đâu?
    Đức Sơn trở về phương trượng. Tuyết Phong thuật việc này cho Sư nghe. Sư bảo: Cả thảy Đức Sơn chẳng hội câu rốt sau.
    Đức Sơn nghe, sai thị giả gọi Sư đến phương trượng, hỏi: Ông chẳng chấp nhận Lão tăng sao? Sư thưa nhỏ ý ấy.
    Đến hôm sau, Đức Sơn thượng đường có vẻ khác thường. Sư đến trước nhà tăng vỗ tay cười to, nói: Rất mừng! ông già Đường đầu hội được câu rốt sau, người trong thiên hạ không bì được ông, tuy nhiên cũng chỉ sống được ba năm (quả nhiên ba năm sau Đức Sơn tịch).



  7. #107
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Toàn Khoát
    __________________________________________________ ______________________________________



    Một hôm, Sư cùng Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người họp nhau, bỗng dưng Tuyết Phong chỉ một chén nước. Khâm Sơn nói: Nước trong, trăng hiện. Tuyết Phong nói: Nước trong, trăng chẳng hiện. Sư đá chén nước rồi đi.
    Từ đó về sau, Khâm Sơn đến Động Sơn.
    Sư và Tuyết Phong nối pháp Đức Sơn.

    *

    Sư cùng Tuyết Phong đến từ Đức Sơn. Đức Sơn hỏi: Đi về đâu? Sư thưa: Tạm từ Hòa thượng hạ sơn. Đức Sơn hỏi: Con về sau làm gì? Sư thưa: Chẳng quên. Đức Sơn hỏi: Con nương vào đâu nói lời này? Sư thưa: Đâu chẳng nghe "trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bằng thầy kém thầy nửa đức". Đức Sơn bảo: Đúng thế! đúng thế! phải khéo hộ trì. Hai vị lễ bái rồi lui.
    Tuyết Phong về Mân Xuyên ở gộp Tuyết Phong trên núi Tượng Cốt. Sư cất am ở núi Ngọa Long Động Đình. Đồ chúng tấp nập kéo đến.

    *

    Tăng hỏi:- Không thầy lại có chỗ xuất thân chăng?
    Sư đáp:- Trước tiếng lông xưa nát.
    - Kẻ đường đường đến thì sao?
    - Đâm lủng con mắt.
    - Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn sang?
    - Dời ngọn núi Lô đi, ta sẽ vì ông nói.

    *

    Sư cùng La Sơn đi xem nền tháp. Đi giữa đường La Sơn gọi: Hòa thượng! Sư xoay đầu hỏi: Làm gì? La Sơn đưa tay chỉ nói: Trong ấy có miếng đất tốt. Sư quở: Kẻ bán dưa ở Qua Châu. Lại đi khoảng ít dặm, La Sơn lễ bái hỏi: Hòa thượng đâu chẳng phải ở Động Sơn ba mươi năm mà chẳng chấp nhận Động Sơn ư? Sư đáp: Phải. La Sơn lại hỏi: Hòa thượng đâu chẳng phải nối pháp Đức Sơn mà chẳng chấp nhận Đức Sơn chăng? Sư đáp: Phải. La Sơn hỏi tiếp: Chẳng chấp nhận Đức Sơn thì miễn hỏi, còn Động Sơn có khuyết điểm gì? Sư làm thinh giây lâu đáp: Động Sơn là ông Phật đẹp, chỉ là không hào quang.



  8. #108
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Toàn Khoát
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư hỏi vị Tăng mới đến:- Ở đâu đến?
    Tăng thưa:- Ở Tây Kinh đến.
    - Sau trận giặc Hoàng Sào lại lượm được kiếm chăng?
    - Lượm được.
    Sư đưa cổ làm thế nhận chặt. Tăng nói: Đầu thầy rơi. Sư cười to.

    *

    Sư dạy chúng:
    - Phàm việc trong đại tổng cương tông phải biết cú. Nếu chẳng biết cú khó hội được câu nói. Cái gì là cú? Khi trăm việc chẳng suy nghĩ, gọi là chánh cú, cũng gọi là cư đảnh (ở trên đảnh), là được trụ, là rõ ràng, là tỉnh tỉnh, là chắc thật, là khi Phật chưa sanh, là đắc địa, là cùng khi ấy sẽ cùng khi ấy v.v? Phá tất cả thị phi mới cùng tiện, chẳng cùng tiện lăn trùng trục dưới đất. Nếu nhìn chẳng thấu liền bị người đâm đui mắt. Chỗ con mắt nhìn lờ mờ in tuồng con dê bị giết mà chưa chết. Cổ nhân nói "hôn trầm chẳng tốt, cần chuyển được mới nên". Chạm đến liền chuyển mới cùng tiện, chẳng cùng tiện. Thị cú cũng chặt phi cú cũng chặt, tự nhiên lăn trùng trục, tự nhiên trước mắt hiện rõ ràng, no tràn hông. Chẳng hiểu chối bỏ, chẳng hiểu nhai nát. Đâu chẳng nghe nói "chối bỏ vật là trên, theo vật là duới". Vừa khởi tí xíu tình liền rơi xuống đất. Nếu là nhai nát thì heo chó mắt đỏ ngầu.
    Nếu có người hỏi thế nào là thiền, nên đáp với y: "bịt lỗ đít lại, mới có ít phần hơi hám, mới biết cạn sâu lớp lớp"
    Huynh đệ! thấy cùng chăng? nói thế hội chăng? Chớ có trọn ngày rầm rĩ, sẽ không có ngày xong. Muốn được dễ hội cần biết ở trước thanh sắc chẳng bị muôn cảnh làm hoặc loạn, tự nhiên hiện rõ ràng, tự nhiên vô sự. Tiến tới trước thanh sắc mà vẫn thản nhiên, in tuồng một đống lửa lớn, chạm đến liền cháy, lại còn có việc gì? Đâu không nghe nói "chẳng phải trần chẳng xâm phạm ta, mà khi ta vô tâm nó cháy".

    *

    Sau này có người hoặc hỏi Phật, hỏi pháp, hỏi đạo, hỏi thiền, Sư đều hư lên một tiếng. Sư thường bảo chúng: Khi Lão già này đi, sẽ rống lên một tiếng rồi đi.

    *

    Đời Đường sau thời Quang Khải, Trung Nguyên giặc cướp dấy lên, chúng Tăng đều đi tránh nơi khác. Sư vẫn an nhiên ở đây. Một hôm giặc đến, chúng trách Sư không có gì dâng biếu, bèn đâm Sư. Sư thần sắc không đổi, chỉ rống lên một tiếng rồi chết. Tiếng ấy vang xa đến mười dặm.
    Sư tịch nhằm năm Quang Khải thứ ba (887) ngày mùng tám tháng tư.



  9. #109
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Nghĩa Tồn
    __________________________________________________ ______________________________________



    21. THIỀN SƯ NGHĨA TỒN

    Ở Tuyết Phong - (822-908)


    Sư họ Tằng người Nam An Tuyền Châu. Sư sanh trong gia đình thờ Phật, thuở nhỏ đã không chịu ăn thịt cá. Còn trong nôi mà Sư nghe tiếng chuông, hoặc thấy tràng phan, hoa hương, tượng Phật Bồ-tát liền cười.

    Năm mười hai tuổi. Sư theo cha đến chùa Ngọc Gián ở Bồ Điền, thấy Luật sư Khánh Huyền bèn đảnh lễ nói: thầy con! rồi ở lại đây luôn. Đến mười bảy tuổi, Sư được cạo tóc. Sau, Sư đến chùa Bảo Sát ở U Khê thọ giới cụ túc. Sư thường dạo qua các thiền đường.

    *

    Tại Động Sơn, Sư làm Phạn đầu (trưởng ban trai phạn) đang đãi gạo. Khâm Sơn hỏi: Đãi cát bỏ gạo hay đãi gạo bỏ cát?

    Sư đáp: Gạo cát đồng thời bỏ.

    Khâm Sơn hỏi: Đại chúng lấy gì ăn?

    Sư bèn lật úp thau đãi gạo. Khâm Sơn nói: Cứ theo nhân duyên này, huynh hợp ở Đức Sơn.

    *

    Một hôm, Động Sơn hỏi: Làm gì đây?

    Sư thưa: Đẽo máng.

    Động Sơn hỏi: Đẽo mấy búa được thành?

    Sư thưa: Một búa đẽo thành.

    Động Sơn bảo: Vẫn là việc bên này, việc bên kia thì sao?

    Sư thưa: Hẳn được không chỗ hạ thủ.

    Động Sơn bảo: Vẫn là việc bên này, việc bên kia thì sao?

    Sư im lặng.

    *

    Sư đến tạm biệt Động Sơn, Động Sơn hỏi: Ngươi đi đâu?

    Sư thưa: Đi về trong đảnh núi.

    Động Sơn hỏi: Đương thời từ đường nào ra?

    Sư thưa: Từ đường vượn bay đảnh núi ra.

    Động Sơn hỏi: Nay quay lại đường mà đi?

    Sư thưa: Từ đường vượn bay đảnh núi đi.

    Động Sơn bảo: Có người chẳng từ đường vượn bay đảnh núi đi, ngươi biết chăng?

    Sư thưa: Chẳng biết.

    Động Sơn hỏi: Tại sao chẳng biết?

    Sư thưa: Y không mặt mày.

    Động Sơn bảo: Ngươi đã chẳng biết, sao biết không mặt mày?

    Sư không đáp được.



  10. #110
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    T.s Nghĩa Tồn
    __________________________________________________ ______________________________________



    Đến Đức Sơn, Sư hỏi: Tông thừa từ trước, con có phần cùng chăng?

    Đức Sơn đánh một gậy, bảo: Nói cái gì?

    Sư thưa: Chẳng hội.

    Hôm sau, giờ thưa hỏi, Đức Sơn bảo chúng: Tông của ta không ngữ cú, thật không một pháp cho người. Sư nhân đó có tỉnh.

    *

    Sư cùng Nham Đầu đi đến Ngao Sơn ở Lễ Châu gặp trở tuyết (tuyết xuống quá nhiều) dừng lại, Nham Đầu mỗi ngày cứ ngủ, Sư một bề ngồi thiền. Một hôm, Sư gọi: Sư huynh! Sư huynh! hãy dậy.

    Nham Đầu hỏi:- Làm cái gì?

    Sư nói: - Đời nay chẳng giải quyết xong, lão Văn Thúy đi hành khước đến nơi chốn, bị y chê cười, từ ngày đến đây sao chỉ lo ngủ?

    Nham Đầu nạt:
    - Ngủ đi! mỗi ngày ngồi trên giường giống như thổ địa, ngày sau bọn ma quỉ nam nữ vẫn còn.

    Sư chỉ trong ngực nói:- Tôi trong ấy còn chưa ổn, không dám tự dối.

    - Tôi bảo ông sau này lên trên chót núi cất thảo am xiển dương đại giáo, sẽ nói câu ấy.

    - Tôi thật còn chưa ổn.

    - Nếu ông thật như thế, cứ chỗ thấy của ông mỗi mỗi thông qua, chỗ phải tôi sẽ chứng minh cho ông, chỗ chẳng phải tôi sẽ vì ông đuổi dẹp.

    - Khi tôi mới đến Diêm Quan thấy thượng đường nói nghĩa sắc không liền được chỗ vào.

    - Từ đây đến ba mươi năm rất kỵ không nên nói đến.

    - Tôi thấy bài kệ của Động Sơn qua sông: "Thiết kỵ tùng tha mít, điều điều dữ ngã sơ, cừ kim chánh thị ngã, ngã kim bất thị cừ."

    - Nếu cùng ấy tự cứu cũng chưa tột.

    Sau, hỏi Đức Sơn: việc trong tông thừa từ trước con có phần chăng ?

    Đức Sơn đánh một gậy hỏi: nói cái gì, tôi khi đó giống như thùng lủng đáy.

    Nham Đầu nạt:
    - Ông chẳng nghe nói "từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà" ?

    - Về sau làm thế nào mới phải?

    - Về sau, nếu muốn xiển dương Đại giáo, mỗi mỗi từ trong hông ngực mình lưu xuất, sau này cùng ta che trời che đất đi!

    Sư nhân câu ấy đại ngộ liền đảnh lễ, đứng dậy kêu luôn: Sư huynh! ngày nay mới là thành đạo ở Ngao Sơn.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thiền sư trung hoa (tập 1)
    Gửi bởi senvang trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 190
    Bài cuối: 07-08-2018, 05:51 PM
  2. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •