DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 116
  1. #1
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Loài có sừng chỉ một con lân là đủ






    Hy Thiên (Thạch Đầu) : Sư sinh tại Thụy Châu, Cao An, họ Trần. Năm 20 tuổi đến Tào Khê được thế độ. Sau khi tổ Đại Giám thị tịch, sư vâng theo di ngôn đến yết kiến sư Thanh Nguyên. Sư Thanh Nguyên hỏi: “Ông từ đâu đến?”. Sư đáp: “Từ Tào Khê đến”. Hỏi: “Đến đây được chút gì không?” Đáp: “Khi chưa đến Tào Khê cũng không mất gì”. Sư lại hỏi: “Đại sư Tào Khê có nhận biết hòa thượng chăng?”. Sư Thanh Nguyên hỏi: “Ông nay nhận biết ta chăng?”. Đáp: “Biết. Lại đâu có thể biết được?”. Sư Thanh Nguyên nói: “Các con vật có sừng tuy nhiều, nhưng chỉ một con Lân cũng đủ”. Sư theo lời mang thư đến thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, khi trở về sư xin ở lại đây. Hòa thượng hứa khả cho cái rìu cùn này ở lại núi. Vậy nay xin được đi. Sư Thanh Nguyên bỏ chân xuống. Sư đảnh lễ từ tạ. Sau trụ tại Nam Đài núi Nam Nhạc, Lương Đoan thuyết pháp tại chùa Đâu Suất. Năm Trinh Nguyên thứ 6, đời vua Đường Đức Tông, tháng 12, sư thị tịch, vua tặng thụy là Vô Tế Đại Sư, tháp tên là Kiến Tướng.

    Xin xem thêm :

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post11914


    .

    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. The Following 3 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    chimvacgoidan (09-08-2016),cunconmocoi (09-07-2016),Thế Hùng (10-14-2016)

  3. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Hoa nở trên đá.






    Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm vốn họ Hàn, sinh tại Giáng Châu, 17 tuổi xuất gia, thông kinh luận, nghiêm trì giới luật. Buổi sơ cơ sư tìm đến thất của sư Thạch Đầu, chưa khế hợp được. Vâng lời đến gặp sư Mã Tổ, ngộ được tiền duyên, sư trở lại với sư Thạch Đầu. Một ngày nọ, trên bệ đá, sư Thạch Đầu hỏi: “Ông ở đây thường làm việc gì?” Sư đáp: “Một việc cũng chẳng làm”. Hỏi: “Chỉ ngồi yên chăng?. Đáp: “Ngồi yên tức là có làm”. Hỏi: “Ông nói không làm, vậy cái không làm đó là gì?. Đáp: “ngàn thánh cũng không biết”. Sư Thạch Đầu nói kệ khen rằng:

    “Cùng đến trú đây chẳng rõ tên

    Nhậm vận tùy cơ chẳng tướng hình

    Kẻ trí trước đà không thấu suốt

    Người sau cũng chẳng rõ ngọn ngành”

    Sau sư khai pháp tại Dược Sơn. Năm Giáp Dần hiệu Thái Hòa thứ 8 (834) đời vua Đường Vân Tông, sư tạ thế. Tháp dựng phía Đông của viện, vua tặng hiệu là Hoằng Đạo đại sư, thụy là Hóa Thành.



    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    Thế Hùng (10-14-2016)

  5. #3
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Dong thuyền trên núi.






    Thiên Hoàng Đạo Ngộ Thiền Sư vốn họ Trương, sinh tại Vụ Châu, Đông Dương, xuất gia năm 14 tuổi, tham kiến sư Thạch Đầu, hỏi: “Lìa định tuệ thì lấy pháp gì để dạy người?”. Sư Thạch Đầu nói: “Trong ta không còn nô bộc thì còn lìa cái gì?”. Sư nói: “Như vậy đã rõ ràng”. Sư Thạch Đầu hỏi: “Ông nắm bắt được hư không chăng?”. Sư thưa: “Như vậy không kể từ hôm nay trở đi”. Sư Thạch Đầu nói: “Chưa hỏi ông từ sớm đến chiều hướng về đâu mà lại?” Sư đáp: “Ngộ đạo thì chẳng còn là người từ bên nào cả”. Sư Thạch Đầu nói: “Ta đã biết nơi ông đến.”. Sư thưa: “Thầy có bằng chứng gì mà lại vu oan cho người?”. Sư Thạch Đầu nói: “Ngay nơi thân của ông đây”. Sư thưa: “Tuy là vậy, nhưng làm thế nào để chỉ rõ cho người sau?”. Sư Thạch Đầu nói: “Ông nói ai là người sau?”. Sư nghe qua liền đốn ngộ. Sư đến trụ ở chùa Thiên Hoàng. Năm Nguyên Hòa thứ 2 (807) đời vua Đường Hiến Tông, ngày 13 tháng 4, sư thị tịch, có bốn người nối pháp là Sùng Tín, Tuệ Chân, Văn Tê U Nhàn.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-09-2016),Thế Hùng (10-14-2016)

  7. #4
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Nói nín động tĩnh đều hiễn lý u huyền.







    Đại Điên Bảo Thông Thiền Sư _ 大 顛 寶通 禪 師

    Sư là con cháu của vua nhà Trần, người Dĩnh Xuyên. Ông nội làm quan nên khoảng giữa thời Khai Nguyên sinh ra sư trong triều quận. Từ thuở nhỏ đã hâm mộ Vân Lâm và sư Dược sơn Duy Nghiễm, thờ thiền sư Huệ Chiếu làm thầy. Sau khi thọ giới, đồng đến Nam Nhạc tham kiến hòa thượng Thạch Đầu, được pháp vô úy. Năm Trinh Nguyên thứ nhất đời Đường sư vào núi La Phù đến Triều Dương, lập chùa Ngưu Nham và Linh Sơn. Hàn Dũ hỏi đạo, tôn kính lưu áo lại, sự việc này có ghi trong Truyền Đăng Lục. Năm Trường Khánh thứ tư (824), một hôm sư cáo biệt chúng rồi thị tịch, thọ 93 tuổi. Sư soạn kinh Kim Cang, Tâm Kinh Thích Nghĩa. Tháp dựng bên trái chùa Linh sơn.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    Thế Hùng (10-14-2016),vietlong (09-10-2016)

  9. #5
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Cái đó là cái gì ?.







    Vân Nham Đàm Thịnh Thiền Sư _ 雲 巖 曇晟 禪 師

    Sư họ Vương, người Kiến Xương. Sư sinh ra có phần thịt nhô lên ở chỗ vai bày ra khi mặc áo ca sa. Đầu tiên đến tham học với sư Bách Trượng hai mươi năm nhưng nhân duyên không khế hợp. Sau sư tìm đến sư Dược Sơn Duy Nghiễm. Một hôm, đang đứng hầu Thầy, sư Dược Sơn hỏi: “Sư Bách Trượng thuyết giảng điều chi?”. Sư đáp: “Đạo của sư Bách Trượng ngoài ba câu thì bỏ ra, trong sáu câu thì lấy vào.” Sư Dược Sơn nói: “Ngoài ba ngàn dặm vui vì mất giao tiếp”. Lại hỏi: “ Còn nói pháp gì nữa?”. Sư đáp: “lúc chúng lên tòa tu định thì sư Bách Trượng dùng gậy đuổi đi, sau thì gọi chúng, khi chúng quay đầu lại, sư hỏi: “Cái gì đó?”. Sư Dược Sơn nói: “Sao không sớm nói với ta, nay nhân ông đến đây mà ta mới thấy Hải huynh”. Sư nghe xong liền đốn ngộ, lễ bái. Sau đó sư khai pháp ở Vân Nham. Năm Hội Xương Tân Dậu thứ nhất đời vua Đường Vũ Tông sư thị tịch, hỏa táng thu được hàng ngàn xá lợi, thụy hiệu là Vô Trụ đại sư, tháp tên là Tịnh Thắng.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    senvang (09-11-2016),Thế Hùng (10-14-2016)

  11. #6
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Ngươi trao, ta nhận !.







    Long Đàm Sùng Tín Thiền Sư _ 龍 潭 崇信 禪 師

    Sư người Chử Cung, lúc chưa xuất gia làm việc tại một tiệm bánh trước chùa, mỗi ngày đều cúng dường thiền sư [Đạo Ngộ] Thiên Hoàng mười cái bánh. Thiền sư nhận lấy rồi đưa lại cho ông một cái, nói: “ Tặng lại ông làm ân đức cho con cháu”. Sùng Tín thưa: “Đã là tương lai của con, sao Thầy lại nóí là tặng cho con?”. Thiền sư nói: “Tương lai của ông thì đưa cho ông, như vậy có lỗi gì?”. Sùng Tín nghe liền tỏ ngộ, xin xuất gia. Một hôm sư hỏi Thầy: “Từ ngày con vào đây đến giờ vẫn chưa được dạy tâm yếu.” Thiền sư nói: “Từ lúc ông vào đây, ta chưa từng không chỉ rõ tâm yếu cho ông”. Sư hỏi: “Chỉ ở chỗ nào?”. Đáp: “Ông mang trà đến, ta vì ông nhận lấy. Ông mang cơm, ta vì ông thọ thực. Ông cúi chào, ta vì ông trả lễ, như vậy chỗ nào là chẳng chỉ rõ tâm yếu?”. Sư suy nghĩ hồi lâu. Thiền sư Thiên Hoàng nói: “Thấy thì thấy liền, suy nghĩ thì không đúng nữa”. Sư theo đó mà tỏ ngộ.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  12. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Thủy ảnh đạp phiên !.







    Động Sơn Lương Giới Thiền Sư _ 洞 山 良价 禪 師

    Sư người Cối Khê, họ Du xuống tóc tại núi Ngũ Tiết yết kiến sư Đại Duy tham cứu công án “vô tình thuyết pháp” nhưng chẳng khế ngộ. Sư Đại Duy chỉ đến gặp sư Vân Nham thì tĩnh ngộ. Khi từ giả sư Vân Nham, nhân lội qua sông thì chợt đại ngộ, nói kệ:

    Rất ngại hướng ngoại cầu

    Xa xôi cùng ta thông

    Nay riêng ta tự đến

    Nơi nơi được gặp sông.

    Sông nay chính là ta

    Mà ta chẳng phải sông

    Cần theo đó mà hội

    Mới khế hợp như như.


    Sư thuộc đời Đường, cuối đời Đại Trung, khai pháp tại Động Sơn ở Tân Xương, hưng thịnh khắp nơi. Lại được Tào Sơn [Bản Tịch] nối truyền tông chỉ nên huyền chỉ của Động Sơn truyền rộng khắp trên dưới. Một hôm, sư đánh chuông từ biệt chúng, an tọa sắp hóa. Đồ chúng kêu khóc, không ngăn được bi thương. Sư hốt nhiên mở mắt, sai bày trai tăng kéo dài đến bảy ngày sau mới mất. Lúc đó là năm Hàm Thông thứ mười, sư thọ 63 tuổi, thuỵ là Ngộ Bản thiền sư, tháp tên là Tuệ Giác.


    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  13. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    lavinhcuong (09-16-2016),Thế Hùng (10-14-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •