DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 16/16 ĐầuĐầu ... 6141516
Hiện kết quả từ 151 tới 160 của 160
  1. #151
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Sinh Lão Bệnh Tử






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #152
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    65. Thiền sư VIÊN HỌC (1073 – 1136)


    Chùa Ðại an quốc, làng Cổ hạnh, Tế giang (1). Người Như nguyệt (2), họ Huỳnh. Nhỏ học sách đời, đến tuổi đội mũ, đi học nội điển (3), nhân nghe một câu nói của Chân Không, tâm địa bỗng nhiên tỏ ngộ.

    Từ ấy, Thiền học cao vút, luật nghi không ngại, thân mặc một áo suốt mùa lạnh nóng, bình bát tích trượng mang theo bên mình, tùy phương khai hóa; cho đến sửa cầu, đắp đường, không việc nào là không xung phong trước. Sau, Sư về làng Phù cầm(4), trùng tu chùa Quốc thanh và đúc chuông. Thường có bài kệ duyên hóa sau:

    "Sáu thức (5) thường mê đêm trọn khổ,

    Vô minh che khuất mãi lưỡi(*) buông

    Sớm tối nghe chuông khơi giác ngộ

    Thần lười diệt sạch được thần thông". (**)

    Ngày 14 tháng 6 mùa hè năm Bính thìn Thiên Chương Bảo Tự thứ 4 (1136), Sư thị tịch, thọ 64 tuổi. Các môn đệ Ngô Thông Thiền (6), Lưu Vương Nhân, Lữ Pháp Hoa và Châu Diệu Dụng thu di cốt, xây tháp để thờ.


    _______________

    Chú thích :

    (1)
    Tức huyện Văn Giang, tỉnh Hưng yên ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Thuần Chân.

    (2)
    Tức làng Như nguyệt, huyện Yên phong, tỉnh Bắc ninh ngày nay. Nó không phải là lộ Như nguyệt giang, Ðại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 ghi làng Như nguyệt như là quê của Hứa Tam Tỉnh tiến sĩ khoa 1558.

    (3)
    Chỉ kinh điển Phật giáo. Nhị giáo luận của Ðạo An trong Quảng hoằng minh tập 8 tờ 136c11-16 viết: "Cổ cứu hình chi giáo, giáo xưng vi ngoại, tế thần chi điển, điển hiệu vi nội… Thích giáo vi nội, Nho giáo vi ngoại".

    (4)
    Tức làng Phù cầm, huyện Yên phong, tỉnh Bắc ninh ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Minh Trí.

    (5)
    Sáu thức tức sáu thứ nhận thức do sáu giác quan đem lại, đây là nhận thức của mắt, của tai, của mũi, của lưỡi, của thân và của ý.

    (6)
    Ngô Thông Thiền đây không phải là Cư sĩ Thông Thiền, thầy của Tức Lự, thuộc phái Kiến sơ.

    --------------------

    Chú thích của hungcom :


    (*)

    Có lẻ là chữ lười (đã bị gõ sai)


    (**)


    Lục thức thường hôn chung dạ khổ,

    Vô minh bị phú cửu mê dung.

    Trú dạ văn chung khai giác ngộ,

    Lãn thần tịnh sát đắc thần thông.

    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  3. #153
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    66. THIỀN SƯ TỊNH THIỀN (1121 – 1193)


    Chùa Long hoa, làng Cổ giao, Long biên. Người làng Cổ giao, họ Phí, tên Hoàn. Ban đầu, cùng với bạn đồng học là Tịnh Không thờ Ðạo Lâm chùa Long vân làm thầy. Hằng ngày miệt mài học hỏi, sâu hiểu lẽ huyền, Lâm biết Sư sẽ là pháp khí, nên ban hiệu và ấn chứng rằng: "Tịnh là tịnh trí diệu viên, Thiền là thiền tâm thường tịch". Ðến khi Lâm tịch rồi, Sư bèn đi khắp chốn thiền, tìm bạn học thêm. Lúc duyên đạo đã thuần, bèn tìm về làng cũ, trùng tu chùa Long hoa. Ngoài lúc khảo sát thiền luật, Sư luôn nghĩ đến việc lợi tha.

    Ngày 12 tháng 8 mùa thu năm Quí sửu Thiên Tư Gia Tự thứ 6 (1193) Sư thị tịch, thọ 73 tuổi. Môn đồ là Pháp Ký soạn văn bia tại chùa có nói:

    Sư sinh đời Lý

    Ra gặp thời minh

    Lục độ (1) há quên

    Tứ hoằng (2) không bỏ

    Chén thơm chỗ nổi

    Mười phương tín chủ sóng về

    Gậy tích khi khua

    Bốn chúng học đồ mây nhóm

    Thần thông khôn tính

    Huyền dụng khó lường

    Nếu chẳng đến Phật giác trường

    Ðâu hay thảnh thơi nghiệp tốt.

    Quả đúng:

    Trời Thích trăng báu

    Vườn Pháp thôn thiêng.


    _____________

    Chú thích :

    (1) Tức sáu cái giúp ngừơi ta vượt bến khổ đau, cũng gọi là ba la mật(*), đấy là bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

    (2) Tức tứ hoằng thệ nguyện, "Bốn thệ nguyện lớn", đấy là chúng sanh vô số lường thệ nguyện đều độ khắp, phiền não vô cùng tận thệ nguyện đều dứt sạch, pháp môn không kể xiết thệ nguyện đều tu học, Phật đạo không gì hơn thệ nguyện đạt viên thành(**). Ðấy là bốn lời nguyện tổng quát của Ðại thừa. Xem Tâm địa quán kinh 7 và Vãng sanh yếu tập quyển thượng.


    -------------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    Dịch giả đã sai khi viết "cũng gọi là Ba La Mật".

    Thực ra Lục độ khác với Lục độ Ba La Mật.

    Nam Tông vẫn có thực hành Lục độ, nhưng không hề biết đến Lục độ Ba La Mật.

    Lục độ Ba La Mật khác với Lục độ ở chỗ :

    1. Bố thí Ba La Mật là khi bố thí (cho) thì hành giả vô tâm mà bố thí, nghĩa là không thấy "mình là người bố thí, còn kia là đối tượng thọ thí, này là vật bố thí". Bởi thông thường chúng ta hay còn giữ lại trong ký ức những việc tốt đã từng làm, rồi lấy đó làm một "vầng hào quang" bao quanh cái TÔI (vốn là Không), cái "vầng hào quang" này cũng là cái giữ chúng ta ở lại trong Sanh Tử Luân Hồi. Hay nói khác đi, nó cũng là một yếu tố giúp cho hành giả Sinh Thiên. Còn có tâm phân biệt đây là vật bố thí, kia là người thọ thí, cũng khiến cho hành giả không rời được cảnh Giả.

    2. Trì giới Ba La Mật cũng tương tự. Hành giả hồn nhiên sống theo giới luật mà không hề thấy có mình giữ Giới, có Giới để giữ.

    3. Nhẫn nhục Ba La Mật là thấy tất cả mọi trở ngại khó khăn chỉ là chuyện bình thường, cho nên không hề nghĩ rằng mình đang tu hạnh Nhẫn nhục.

    4. Tinh tấn Ba La Mật là không có một phút giây nào sống buông thả, giống như lúc nào cũng đang ở trong Chân Lý.

    5. Thiền định Ba La Mật là hành giả không luận đi đứng nằm ngồi, nói năng gì Tâm cũng luôn ổn định, mà không hề thấy có Thiền Định gì.

    6. Trí Tuệ Ba La Mật là sự sáng suốt thường trực nhận rõ tất cả pháp môn, Giáo lý Phật pháp, lại biết phương tiện thiện xảo để giúp người mau tiến bộ.


    (**)

    Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện độ thoát tất cả chúng sinh.

    Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với tất cả phiền não.

    Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học tất cả Phật pháp.

    Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện tu học làm theo Phật pháp cho đến khi nào Toàn Giác mới thôi.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. #154
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    THẾ HỆ THỨ MƯỜI TÁM

    (CÓ HAI NGƯỜI, MỘT NGƯỜI KHUYẾT LỤC)


    67. QUỐC SƯ VIÊN THÔNG (1080 – 1151)

    Chùa Quốc ân, làng Cổ hiền, Nam định. Người Cổ hiền, họ Nguyễn tên Nguyên Ức. Sau về ngụ tại phường Thái bạch kinh thành Thăng long, nhân thể làm nhà ở đó. Dòng dõi làm Tăng quan. Cha là Huệ Dục làm quan triều vua Lý Nhân Tôn đến chức Tả hữu nhai tăng lục, đạo hiệu là Bảo Giác Thiền sư (1). Sư bẩm tính thông minh, tài học tinh diệu, sớm có chí xuất trần, thường gặp Viên Học chùa An quốc, nhân đó mà được yếu chỉ. Năm Hội Phong thứ 6 (1197), đỗ Giáp khoa khoa thi tam giáo được sung vào chức Ðại văn. Năm Long Phù Nguyên Hóa thứ 8 (1106), vua chọn những bậc hoằng tài trong thiên hạ, để bổ vào chỗ khuyết trong giai Tăng đạo, Sư lại đứng đầu trong kỳ thi tuyển này, Vua càng cho là lạ, sắp đem trao Sư quyền hành chăn dân. Sư cố từ không được, bèn nhận chức Nội cung phụng truyền giảng pháp sư.

    Từ đó, Sư tùy cơ diễn hóa, chỉ bày yếu chỉ, giác ngộ cho người, giải điều mê trừ việc dốt, quyết không để vết. Những kẻ thọ nghiệp với Sư đều được hiển danh đương thời.

    Năm Thiên Phù Khánh Thọ thứ 1 (1127), chùa Trung hưng diên thọ làm xong, vua sai Sư soạn văn bia. Vua kính trọng tài Sư, nên đổi Sư làm Tả nhai tăng lục. Năm Ðại Thuận thứ 3 (1130), Lý Thần Tôn mời Sư vào điện Sùng Khai. Vua hỏi về lý trị loạn hưng vong trong thiên hạ.

    Sư đáp: "Thiên hạ cũng như đồ dùng, để chỗ yên thì được yên, để chỗ nguy thì bị nguy, xin đấng nhân chủ hãy làm sao được như thế. Dùng đức hiếu sinh hợp với lòng dân, cho nên dân yêu thương như cha mẹ, trông ngóng như trời trăng. Ðó là để thiên hạ vào chỗ yên vậy".

    Lại đáp: "Việc trị loạn là do quan chức, được người thì trị, mất người thì loạn. Thần từng xem qua các triều vua chúa đời trước, chưa từng có triều đại nào, không dùng bậc quân tử mà được thịnh, không dùng kẻ tiểu nhân mà suy. Cho đến nỗi như thế, không phải nguyên nhân một sớm một chiều, mà chỗ do lai đã lâu lắm vậy (2). Trời đất không thể bỗng nhiên sinh ra nóng lạnh tức là tuần tự có xuân thu. Ðấng nhân quân (không thể) bỗng nhiên trở nên hưng vong, tất là từ từ có thiện, ác. Thánh chúa đời xưa vì biết nó như vậy, nên nương theo cái đức không nghỉ của trời để sửa mình, dựa vào cái đức không nghỉ của đất để yên người. Sửa mình tức cẩn thận trong lòng, run rẩy như đi trên băng mỏng. Yên người là kính yêu kẻ dưới, sợ hãi tựa leo bám cành mục. Làm thế thì không gì là không hưng, trái thế thì không gì là không suy, sự lần hồi của việc hưng vong, chính ở nơi đây vậy".

    Sư đối đáp quả thật xứng chỉ, nên được thăng làm Hữu nhai tăng thống tri giáo môn công sự. Sư được tự do gần vua, dâng lời chỉ bảo, chưa tùng thiếu sót. Sau đó, Sư phụng chiếu đến đền Tây dương cầu giữ thai vua có ứng nghiệm. Do đó vua càng thêm kính trọng, ban cho Sư khi vào triều được đứng ngang hàng với Thái tử.

    Năm Thiên Chương Gia Thụy thứ 5 (1137), xe vua gác giá (3) Sư dự nhận cố mạng và phụng di chiếu, chủ trì mọi việc bàn tính phó thác.

    Năm Thiệu Minh thứ 1 (1137), Anh Tôn khi đã lên ngôi, Thái hậu nhiếp chính, cho Sư đã có công giúp vua, và nhiều lần trọng thưởng. Sau đó, Sư về lại quận mình lập chùa dưỡng già. Phí tổn xây dựng đều do quỹ Vua ban cấp, đồng thời ban chữ (4) để chùa thêm sang.

    Năm Ðại Ðịnh thứ 4 (1143) Vua thăng Sư giữ chức tả hữu nhai Tăng thống nội cung phụng tri giáo môn công sự truyền giảng Tam tạng văn chương ứng chế hộ quốc quốc sư tứ tử y đại sa môn. Ðức vua đã trọng Sư, nên quần thần càng trọng vọng hơn nữa. Từ triều đình đến thôn dã cũng đều như thế.

    Ngày 21 tháng 4 nhuần năm Tân mùi Ðại Ðịnh (1151), Sư nhóm đồ chúng từ biệt, không bệnh mà mất, thọ 72 tuổi. Sư thường phụng chiếu biên soạn Chư Phật tích duyên sự hơn 30 quyển, Hồng chung văn bi ký, Tăng gia tạp lục hơn 50 quyển và thi phú hơn nghìn bài lưu hành ở đời.

    ______________

    Chú thích :

    (1)
    Thiền sư Bảo Giác, cha của Viên Thông đây chắc không phải Bảo Giác chùa Viên minh, vị thầy của Tịnh Giới, mà truyện Tịnh Giới tờ 33b3 nói tới. Xem chú thích (4) truyện Tịnh Giới. Bảo Giác cũng không phải là tác giả những tác phẩm Chư Phật tích duyên sự, Tăng gia tạp lục và Viên Thông tập, như Văn nghệ chí của Lê Quí Ðôn đã ghi. Văn tịch chí của Phan Huy Chú chỉ ghi Viên Thông tập là của Bảo Giác thôi.

    (2)
    Dẫn Chu dịch: "Quẻ khôn" "Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ do lai tiệm hỷ". (Tôi giết vua, con giết cha, không phải chuyện một sớm một chiều mà nguồn gốc nó đã có từ lâu lắm). Xem Chu Dịch 1 tờ 7a1.

    (3)
    Nguyên văn: Cung xa yến giá. Hợp từ dùng trong truyện Phạm Huy của Sử ký, mà Bùi Ân dẫn Ứng Thiệu và Vỹ Chiêu viết: "Ứng Thiệu nói: "Thiên tử phải ban sáng dậy làm việc sớm, như vừa băng hà, nên gọi nghỉ xe". Vỹ Chiếu nói: "Hễ vừa mới băng hà thì là muộn giá, vì lòng thần tử còn muốn nghỉ xe vua đang buộc ngựa nên ra muộn".

    (4) Nguyên văn: Thần du, chữ du ở đây nghi là một nét sai của chữ hàn vì dạng chữ chúng khá giống nhau. Thần hàn như vậy có nghĩa là (chữ do bút vua viết). Ðiều này có nghĩa chùa của Viên Thông có được ngự bút của Anh Tôn, để thêm sang quí.

    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  5. #155
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    THẾ HỆ THỨ MƯỜI CHÍN – HAI MƯƠI

    (MỘT NGƯỜI KHUYẾT LỤC)



    68. THIỀN SƯ Y SƠN (? – 1216)

    Chùa Ðại từ, Ðại thông trường, Long phúc. Người Cẩm hương, Nghệ an, họ Nguyễn, Sư mặt mày đẹp đẽ, ăn nói hoạt bát, Thuở nhỏ đi học, coi khắp thư sử, chọn bạn, lựa nghề tất nhằm hữu ích. Nhưng đối với kinh điển Tây trúc, Sư hết sức lưu tâm. Năm 30 tuổi sư xuất gia với một vị Trưởng lão trong làng, sau đến kinh thành tham bái Quốc sư Viên Thông, nhờ một lời nói, đạt được yếu chỉ.

    Từ đấy, Sư tùy nơi đi giáo hóa, chỉ nhằm lợi người. Vật do người cúng Sư đều dùng vào việc Phật. Sư có làm bài văn khuyên người:

    Ham danh chuộng lợi

    Ðều như bọt nước trôi sông

    Kết phúc gieo duyên

    Ấy là trong lòng hoài bão.
    (*)

    Ðến lúc tuổi già, Sư dời về làng Yên lãng trụ trì chùa Nam mô, thường dạy đồ chúng rằng: "Các ngươi nên biết, Như Lai thành Chánh giác, đối với tất cả nghĩa lý, không còn có chỗ xem xét. Ðối với các pháp bình đẳng, không có gì nghi hoặc, không hai, không tướng, không đi, không đứng, không lường, không hạn, xa lìa hai bên, ở nơi trung đạo, vượt khỏi hết thảy văn tự, ngôn thuyết, truyền được thân lượng bằng hết thảy chúng sanh, được thân lượng bằng hết thảy mọi cõi, được thân lượng bằng hết thảy tam giới, được thân lượng bằng hết thảy Phật, được thân bằng hết thảy ngôn ngữ, được thân lượng bằng hết thảy nguyện, được thân lượng bằng hết thảy hành, được thân lượng bằng hết thảy tịch diệt" (1).

    Lại nói rằng:

    "Như Lai thành chánh giác

    Hết thảy lượng đẳng thân

    Hồi hổ không hồi hổ

    Ðồng tử mắt sáng thần"
    (**)

    Lại nói:

    "Chân thân thành vạn tượng

    Vạn tượng tức chân thân

    Cung trăng xanh quế đỏ

    Quế đỏ tại cung trăng".
    (***)

    Khi sắp thị tịch, Sư gọi môn đồ dạy: "Ta không trở lại đây nữa". Bấy giờ, hoa trên cây trước chùa tự nhiên rơi rụng, chim sẻ kêu bi thương suốt ba tuần không dứt.

    Ngày 18 tháng 3 năm Bính tý Kiến Gia thứ 6 (1216) Sư mất.


    ________________

    Chú thích :

    (1)
    Ðại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh 52 tờ 274c29-275a17: "Phật tử bồ tát ma ha tát ưng tri Như Lai thành chánh giác ư nhất thiết nghĩa, vô sở quán sát, ư pháp bình đẳng, vô sở nghi hoặc, vô nhị vô tướng, vô hành vô chỉ, vô lượng vô tế, viễn ly nhị biên, trú ư trung đạo, xuất quá nhất thiết văn tự ngôn thuyết (…), đắc nhất thiết chúng sanh lượng đẳng thân, đắc nhất thiết tam thế lượng đẳng thân, đắc nhất thiết Phật lượng đẳng thân, đắc nhất thiết ngữ ngôn lượng đẳng thân, đắc chân như lượng đẳng thân, đắc pháp giới lượng đẳng thân, đắc hư không giới lượng đẳng thân, đắc vô ngại giới lượng đẳng thân, đắc nhất thiết nguyện lượng đẳng thân, đắc nhất thiết hành lượng đẳng thân, đắc tịch diệt Niết bàn giới lượng đẳng thân".


    ---------------------

    Chú thích của hungcom :


    (*)

    Đây là 2 câu đối :

    釣 名 嗜 利,皆 如 水 上 浮 鷗。
    植 福 種 緣,盡 是 胸 中 懷 寶。


    Điếu danh thị lợi, giai như thuỷ thượng phù âu.
    Thực phúc chủng duyên, tận thị hung trung hoài bão.


    Câu danh chài lợi, đều như bọt nổi trên sông.
    Kết phúc gieo duyên, ấy là tâm nguyện của ta.


    (**)


    Như Lai thành chính giác,
    Nhất thiết lượng đẳng thân.
    Hồi hỗ bất hồi hỗ,
    Nhãn tình đồng tử thần.



    (***)

    真 身 成 萬 象,
    萬 象 即 真 身。
    月 殿 榮 丹 桂,
    丹 桂 在 一 輪。


    Chân thân thành vạn tượng,
    Vạn tượng tức chân thân.
    Nguyệt diện vinh đan quế,
    Đan quế tại nhất luân.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  6. #156
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Tâm nguyện







    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #157
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Chân Tịnh Độ






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  8. #158
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Chân Thân





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #159
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    HỆ PHÁI CỦA THIỀN SƯ THẢO ÐƯỜNG



    69. THIỀN SƯ THẢO ÐƯỜNG (1)

    Chùa Khai quốc (2), kinh thành Thăng long. (Truyền tôn phái của Tuyết Ðậu Minh Giác) (3)



    THẾ HỆ THỨ NHẤT (BA NGƯỜI)


    70.HOÀNG ÐẾ LÝ THÁNH TÔN

    71. THIỀN SƯ BÁT NHÃ
    (4)
    Chùa Từ quang, Phúc khánh (5) Làng Dịch vương, Trương canh (6).

    72. CƯ SĨ NGỘ XÁ
    Làng Bảo tài (7), Long chương {Ba vị trên đều thừa kế Thiền sư Thảo Ðường}



    THẾ HỆ THỨ HAI (BỐN NGƯỜI)


    73. THAM CHÁNH NGÔ ÍCH {Thừa kế Hoàng đế Thánh Tôn}

    74. THIỀN SƯ HOÀNG MINH
    Làng An lãng (8), Vĩnh hưng {Thừa kế Thiền sư Bát Nhã}

    75. THIỀN SƯ KHÔNG LỘ
    Chùa Quang nghiêm, Hải thanh (9)

    76. THIỀN SƯ ÐỊNH GIÁC
    {Tức Giác Hải, hai vị trên đều thừa kế Ngộ Xá, bản truyện của họ dựa theo Nam tôn đồ, đều đặt vào phái Kiến sơ}



    THẾ HỆ THỨ BA (BỐN NGƯỜI)


    77. THÁI PHÓ ÐỖ VŨ (10)
    {Thừa kế Tham chánh hoặc có nơi nói thừa kế Ðịnh Giác}

    78. THIỀN SƯ PHẠM ÂM
    Làng Thanh oai (11), An la {Thừa kế Thiệu Minh}

    79. HOÀNG ÐẾ LÝ ANH TÔN

    80. THIỀN SƯ ÐỖ ÐO
    {Hai vị trên đều thừa kế Không Lộ hoặc có nơi nói thừa kế Ðịnh Giác.



    THẾ HỆ THỨ TƯ (BỐN NGƯỜI)


    81. THIỀN SƯ TRƯƠNG TAM TẠNG
    (Thừa kế Phạm Âm có nơi nói thừa kế Không Lộ, hoặc có nơi nói thừa kế Ðịnh Giác).

    82. THIỀN SƯ CHÂN HUYỀN

    83. THÁI PHÓ ÐỖ THƯỜNG (12)
    {Ba vị trên đều thừa kế Ðỗ Ðô hoặc có nơi nói thừa kế Thiền sư Tịnh Giới phái Kiến sơ (13)



    THẾ HỆ THỨ NĂM (BỐN NGƯỜI)


    84. THIỀN SƯ HẢI TỊNH (14)

    85. HOÀNG ÐẾ LÝ CAO

    86. Xướng Nhi Quản Giáp NGUYỄN THỨC

    {ba vị trên đều thừa kế Trương Tam Tạng}

    87. PHỤNG NGỰ PHẠM ÐẲNG
    {Thừa kế Chân Huyền, hoặc lại nói thừa kế Ðỗ Thái phó}



    Hết Quyển Hạ
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  10. #160
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    Chú thích
    :


    69. THIỀN SƯ THẢO ÐƯỜNG

    (1)
    An nam chí lược 15 tờ 147 viết: "Thảo Ðường theo Sư phụ đến sống khách ở Chiêm thành. Xưa Lý Thánh Vương đi đánh Chiêm thành, bắt được, đem cho vị Tăng lục làm đứa ở. Vị Tăng lục viết Ngữ lục, để trên bàn mà đi, Sư lén sửa lại. Vị Tăng lục lấy làm lạ về đứa ở, đem tâu vua. Vua bèn phong làm Quốc sư".

    An nam chí nguyên 3 tờ 209 viết: "Thiền sư Thảo Ðường, rất có đạo hạnh, biết rành sách Phật, vua Lý tôn làm thầy, sau ngồi thẳng mà mất". Vua Lý đây tức Lý Thánh Vương của An nam chí lược mà Lý Thánh Vương đấy tức Lý Thánh Tôn. Cứ Ðại Việt sử lược 2 tờ 13b3-14a8 và Toàn thư B3 tờ 4b7-5a2 thì suốt đời mình Lý Thánh Tôn chỉ đi chinh phạt Chiêm thành một lần vào năm Thần Vũ thứ nhất (1069). Việc bắt được Thảo Ðường chắc chắn xảy ra vào năm đó. Còn Thảo Ðường được phong làm Quốc sư có lẽ vào năm 1070, hay cùng lắm là năm 1071, bởi vì đầu năm 1072, tức tháng giêng năm Thần Vũ thứ 4, Lý Thánh Tôn bị bệnh nặng rồi mất luôn. Vị Tăng lục, ngày nay ta chưa biết đích xác là ai. Rất có thể là Huệ Sinh, lúc bấy giờ đã làm Tăng Thống và theo Việt điện u linh tập, đã có tham dự vào cuộc viễn chinh Chiêm thành ấy.

    Ðạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 15b10 viết Thiền sư Thảo Ðường rất có đạo hạnh, tinh thông kinh điển, Vua Lý tôn làm thầy, sau ngồi kiết già mà mất". Tây hồ chí, tập Tự am, dưới mục chùa Khai quốc và chùa Vạn niên, nói Thảo Ðường họ Lý, và nơi cư trú của Ðường không phải chỉ có chùa khai quốc, mà có cả chùa Vạn tuế, tức Vạn niên nữa.

    (2) Về chùa Khai quốc, xem chú thích (1) truyện Vân Phong.

    (3) Tức Thiền sư Trùng Hiển (980 – 1052) núi Tuyết đậu tại châu Ninh, Trung Quốc, đệ tử của Trí Môn Quang Tộ thuộc phái Vân môn. Xem Tục Truyền đăng lục 2 tờ 475a9-476a25 và Tuyết đậu minh giác ngữ lục.


    71. THIỀN SƯ BÁT NHÃ

    (4)
    Tức Nguyễn Bát Nhã, đại diện cho thiền phái Thảo Ðường, mà Quách Thần Nghi khi xem xong Chiếu đối bản của Thông Biện và Nam tôn tự pháp đồ của Thường Chiếu đã hỏi Chiếu: "Sao không thấy nói tới hai phái Nguyễn Ðại Ðiên và Nguyễn Bát Nhã?" Chiếu trả lời: "Ắt Thông Biện có một ức ý nào đó".

    (5)
    Chùa Từ quang, Phúc thánh này rất có thể là chùa Phúc thánh mà Toàn thư B4 tờ 5b4 nói là dựng vào năm Ðại Ðịnh thứ 5, tức năm 1154, cùng với chùa Vĩnh long.

    (6)
    Tức huyện Ðan phụng, tỉnh Hà đông hiện nay. Làng Dịch vương, sau này gọi là Dịch vọng của Hà nội ngày nay.


    72. CƯ SĨ NGỘ XÁ

    (7) Làng Bảo tài cũng như Long chương, hiện chưa có thể khảo được.


    74. THIỀN SƯ HOẰNG MINH

    (8)
    Làng Yên lãng đây nghi làng Yên lãng hay làng Láng tại ngoại thành Hà nội, quê của mẹ Từ Ðạo Hạnh. Xem chú thích (3) truyện Ðạo Hạnh. Nhưng Toàn thư B2 tờ 20b1-2 viết: "Năm Thiên Thành thứ 3 (1030) mùa đông tháng mười được mùa lớn, vua đi xem gặt ở ruộng Ô lộ, đổi tên ruộng là Vĩnh hưng. Ngày đó vua về cung". Cương mục chính biên 2 tờ 35b6 chú rằng: "Ô lộ, Vĩnh hưng, chưa rõ đích xác chỗ nào. Xét huyện Ðông yên, tỉnh Hưng yên, nghi là đó". Khảo Bắc thành địa dư chí lục 3 về những tên xã của tổng Vĩnh hưng cũng như của huyện Ðông yên, ta không thấy có xã thôn nào tên Yên lãng cả, tuy có những tổng xã mang tên Yên cảnh, Yên lịch, Yên vĩ, Yên viên. Do thế không phải là không có thể làng Yên lãng của Vĩnh hưng ở tại vùng huyện Ðông yên, tỉnh Hưng yên đấy. Thêm vào, truyện Cửu Chỉ nói núi Long đội ở Yên lãng. Như vậy, làng Yên lãng đời Lý có thể gồm cả phần đất phía đông của huyện Duy tiên, Hà nam nữa.


    75. THIỀN SƯ KHÔNG LỘ

    (9)
    Tức chùa Thần quang hay chùa Keo tại xã Dũng nghĩa, huyện Giao chỉ, tỉnh Thái bình. Xem chú thích (1) truyện Không Lộ.


    77. THÁI PHÓ ÐỖ VŨ

    (10)
    Có thể là Ðỗ Anh Vũ (? – 1158), Nhưng cứ Ðại Việt sử lược 3 tờ 3a4 thì năm Thiệu Minh thứ 3 (1139) Ðỗ Anh Vũ đã giữ chức Thái uý. Theo Toàn thư B4 tờ 1b1 thì năm sau, tức năm Ðại Ðịnh thứ nhất (1140) "lấy Ðỗ Anh Vũ làm Cung điện lịnh trị nội ngoại sự", nhưng không bao giờ thấy nó ghi thêm một tước gì cho Ðỗ Anh Vũ cả. Dẫu thế, việc Ðỗ Anh Vũ giữ chức Thái uý khoảng từ năm 1139 trở đi là một chắc chắn. Và cứ An nam chí lược 14 tờ 133 thì Thái úy phải là chức trên Thái phó. Do thế, chưa chắc Thái phó Ðỗ Vũ là Thái uý Ðỗ Anh Vũ.


    78. THIỀN SƯ PHẠM ÂM

    (11)
    Tức địa phận tỉnh Thanh oai, tỉnh Hà đông hiện nay. Làng Thanh oai này, chúng tôi nghi là tương đương với làng Trung thanh oai do Bắc thành địa dư chí lục 3 liệt ra, bởi vì, làng đấy lúc bấy giờ có ba thôn, trong đó hai thôn mang tên Xa la và An xá. An xá và Xa la đây chắc là một phân xã của tên An la. Có thể An xá và Xa la thời Lý là phủ trị của An la, và chúng là một chứng tích cho sự có mặt đó.
    Thiệu Minh đây nghi là Hoằng Minh chép sai.


    83. Thái phó Đỗ Thường

    (12)
    Ðại Việt sử lược 3 tờ 24a6 nói trong lần lánh nạn năm 1112, Lý Huệ Tôn "đã đến nhà của Ðại liêu ban Ðỗ Thường ở Ðông ngạn". Ðại liêu ban dĩ nhiên là một tên gọi khác của Thái phó. Do sắc lịnh năm Ðại định thứ 20 (1159) của Lý Anh Tôn thiết định, mà Ðại Việt sử lược 3 tờ 6b3 đã ghi lại. Do đó Ðại liêu ban Ðỗ Thường cũng là Thái phó Ðỗ Thường. Chỉ có vấn đề là chữ thường của Ðại liêu ban Ðỗ Thường, thông thường thì vẫn có thể đọc như chữ thường, nhưng cũng có thể đọc thành chữ thưởng. Vì vậy, Ðại liêu ban Ðỗ Thường rất có thể là Ðại liêu ban Ðỗ Thưởng chứ không phải Thái phó Ðỗ Thường. Dầu sao đi nữa, chúng tôi vẫn nghĩ Ðại liêu ban Ðỗ Thường hay Thưởng là Thái phó Ðỗ Thường ở đây. Thế hệ này, nguyên bản ghi có bốn người, nhưng chỉ liệt kê tên của ba người

    (13)
    Nguyên văn: Tự Kiến sơ Tịnh …thiền sư. Như vậy ta chỉ biết "nối dõi Thiền sư Tịnh… của phái Kiến sơ". Chúng tôi ghi thêm là Tịnh Giới, bởi nghĩ rằng thế hệ của Ðỗ Thường còn có những người như Trương Tam Tạng được coi là đệ tử của Ðịnh Giác, tức Giác Hải của phái Kiến sơ. Cho nên nếu bảo Thường là một đệ tử của một Tịnh gì đấy của phái Kiến sơ thì có lẽ không sai mấy khi ta đi tìm trong thế hệ của Giác Hải có một người nào tên Tịnh gì đấy không. Nhưng thế hệ Giác Hải có đến ba người có tên bắt đầu bằng chữ Tịnh, đấy là Tịnh Không(1091-1170), Tịnh Lực (1112 – 1175) và Tịnh Giới (1140?- 1207). Chúng tôi chọn Tịnh Giới, không những vì Giới có một đời sống phù phép không kém gì Không Lộ và Giác Hải, mà còn vì truyện Tịnh Giới nói "Có nơi nói Giới ở chùa Quốc thanh, Hải thanh", nghĩa là Giới đến từ một chùa và một vùng với Không Lộ và Giác Hải.

    84. THIỀN SƯ HẢI TỊNH

    (14) Ðạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 15b5-6 dưới mục Tuyết đậu truyền pháp, viết: "Kinh đô Thăng long, chùa Khai quốc Ðại sư Thảo Ðường, từ đó truyền tôn phái Tuyết đậu làm đời thứ nhất. Ðời thứ hai truyền cho Bát Nhã. Ðời thứ ba truyền cho Hoằng Minh. Ðời thứ tư truyền cho cho bốn vị tổ, danh hiệu chưa rõ. Ðời thứ năm truyền cho Chân Huyền. Ðời thứ sáu truyền cho Hải Tịnh".

    Nói như thế, chứng tỏ rằng khi An Thiền viết và in xong Ðạo giáo nguyên lưu khoảng năm 1845, ông chưa có "Cựu bản chùa Tiêu sơn" của Thiền uyển tập anh, mà sau này vào năm 1859 ông đã in thành quyển thượng của bộ Ðại nam Thiền uyển truyền đăng của ông. Thế thứ lưu truyền của phái Thảo Ðường do ông liệt, do thế có thể rút từ những tài liệu khác với Thiền uyển tập anh ở đây và vì vậy có một giá trị kiểm chứng nào đó.




    NAM MÔ VIÊN MÃN BÁO THÂN ĐẠI NHẬT PHẬT


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  11. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    hoatihon (06-16-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •