DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 6/16 ĐầuĐầu ... 45678 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 51 tới 60 của 160
  1. #51
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Xuân khứ bách hoa lạc




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  2. #52
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    17. THIỀN SƯ Ngộ Ấn (1020 - 1088)


    Chùa Long ân, Ninh sơn, phủ Ứng Thiên, người Từ lý, làng Kim bài, họ Đàm tên Khí. Mẹ là Cù Thị, lúc chưa lấy chồng, nhà ở bên cạnh rừng Mộ, thấy người bẫy chim đêm bà buồn bã nói: "Thà chịu chết làm lành, chứ không chịu sống làm ác".
    Một hôm, bà bắt đầu dệt gấm, có một con khỉ lớn từ trong rừng ra, đến ôm lưng bà, trọn ngày mới bỏ đi. Cù Thị biết mình có thai. Đến khi sinh con, bà ghét lắm, đem bỏ trong rừng. Có người Chiêm thành cùng làng là Cụ Sư họ Đàm lượm đem về nuôi, nhân đó đặt tên là Khí.
    Đến năm 10 tuổi, theo học nghiệp Nho. Học vấn càng ngày càng tiến, rất giỏi chữ Hán và Phạn.
    Năm 19 tuổi xuất gia, đầy đủ giới định. Đối với nghĩa của hai kinh Viên Giác, Pháp hoa Sư nghiên cứu rất tinh tường. Khi đã được tâm ấn nơi Quảng Trí chùa Quán đảnh, Sư vào thẳng Ninh sơn dựng am tranh tu hành, gọi là Ngộ Ấn.
    Có lần vị tăng hỏi: "Thế nào là đại đạo?"
    Sư đáp: "Đường lớn".
    Vị tăng thưa: "Kẻ học đạo này hỏi đại đạo, mà thầy đáp là đường lớn, vậy không hiểu ngày nào mới đạt được đại đạo?".
    Sư đáp: "Mèo chưa biết bắt chuột?".
    Tăng thưa: "Con mèo có Phật tánh không?".
    Sư đáp: "Không" (1).
    Tăng liền hỏi: "Hết thảy hàm linh đều có Phật tính, sao riêng Hoà thượng lại không?".
    Sư đáp: "Không, ta không phải hàm linh".
    Tăng thưa: "Đã không phải hàm linh, vậy có phải Phật không?"
    Sư đáp: "Ta không phải Phật, cũng không phải hàm linh"(2).
    Có người hỏi: "Phật là gì? Pháp là gì? Thiền là gì?".
    Sư đáp: "Đấng Pháp vương vô thượng, ở thân là Phật, ở miệng là Pháp, ở tâm là Thiền. Tuy là
    ba phần, nhưng điểm kết là một. Ví như nước của ba con sông kia, tuỳ chỗ đặt tên, tên gọi tuy không giống, nhưng tính của nước thì không khác" (3).
    Ngày 14 tháng 6 năm Quảng hựu thứ 4 (1088) [23b1]khi sắp thị tịch, Sư nói bài kệ sau:

    Diệu tính rỗng không chẳng thể bâu
    Rỗng không tâm ngộ có gì đâu
    Trên non ngọc đốt màu thường đẹp
    Sen nở trên lò ướt chưa khô.
    (*)

    Nói kệ xong, Sư vui vẻ ra đi, thọ 69 tuổi. Môn đồ để tâm tang ba năm.


    ____________

    Chú thích :

    (1)
    Thiền sư Triệu Châu (778-897).Có vị sư hỏi: "Con chó có Phật tánh không?". Châu trả lời: "không". Xem Vô môn quan tờ 292c21.

    (2)
    Thiền sư Duy Khoan (735-817). Có v ịsư hỏi: "Thế nào là đạo?". Sư đáp: "Núi đẹp lớn". Tăng nói: "Kẻ học đạo mà hỏi thầy về đạo, sao thầy lại nói về núi đẹp?" Sư đáp: "Ngươi chỉ biết có núi đẹp thì làm sao mà đạt đạo". Tăng hỏi: "Con chó có Phật tính không?" Sư đáp: "Có". Tăng hỏi: Hoà thượng có không?". Sư đáp: "Ta không có". Tăng hỏi: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tính, Hoà thượng vì sao mà riêng không có?" Sư đáp: "Ta chẳng phải là tất cả chúng sanh". Tăng hỏi: "Đã chẳng phải là chúng sanh thì là Phật sao?" Sư đáp: "Chẳng phải Phật". Xem Truyền đăng lục 7 tờ 255a1u26-22.

    (3)
    Thiền sư Duy Khoan. Bạch Cư Dị thường đến hỏi Sư: "Thiền sư lấy gì mà thuyết pháp?". Sư đáp: "Vô thượng bồ đề, mặc ở thân là luật, nói ở miệng là pháp, hành ở tâm là thiền. Ứng dụng nó thì có ba, nhưng đích nó là một. Ví như sông Dương tử, sông Hoàng Hà, sông Hoài, sông Hán tùy theo chỗ mà đặt tên, tên tuy không phải là một, nhưng tính nước không phải là hai. Luật tức là pháp, pháp tức là thiền, thì làm sao trong đó có thể dối dấy lên sự phân biệt". Xem Truyền đăng lục7 tờ255a25-29.

    -----------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    妙性虛無不可攀,
    虛無心悟得何難。
    玉焚山上色常潤,
    蓮發爐中濕未桿。


    Diệu tính hư vô bất khả phan,
    Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
    Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
    Liên phát lô trung thấp vị can.

    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  3. #53
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Liên phát lô trung




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  4. #54
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Thế Hệ Thứ Chín (8 người, 3 người khuyết lục)

    18. THIỀN SƯ Đạo Huệ(? - 1073)


    Chùa Quang Minh, núi Thiên phúc, Tiên du. Người Chân hộ, Như nguyệt, họ Âu. Tướng mạo đoan chánh, tiếng nói rổn rảng. Năm 25 tuổi đến xuất gia với Ngô Pháp Hoa (1), tại chùa Phổ ninh nắm thấu lẽ huyền, hiểu sâu áo chỉ của Hoa. Sau đến chùa Quang minh trác tích, tu luyện giới luật, tập tành thiền định, lưng không dính chiếu, ròng rã sáu năm, bèn đạt được "Tam quán tam ma địa" (2). Môn đồ có hơn nghìn người. Ngày đêm trì kinh, cảm hóa được các loài khỉ vượn trong núi. Chúng tụ họp kéo nhau đến nghe pháp. Do đó tiếng Sư vang tới kinh đô. Năm Đại Định thứ 20 (1159), Thụy Minh hoàng cơ đau (3), vua sai sứ triệu Sư đến xem bệnh. Lúc ra đi khỉ vượn buồn kêu như biết lưu luyến. Đến cung, lúc Sư còn đang ở ngoài cửa phòng, thì bệnh của Hoàng cơ liền bớt. Vua Lý Anh Tôn hết sức vui mừng, mời Sư đến ở chùa Báo thiên (4). Trong vòng một tháng, các quan viên và bạn đạo khâm phục phong cách của Sư, kéo đến đông không kể xiết, Sư liền mở trường dạy dỗ, không trở về núi nữa. Cháu con nối dõi, thịnh thành một phái.
    Ngày mồng một tháng tám năm Nhâm thìn Chánh Long Bảo Ứng thứ10 (1172). Sư thị bệnh than rằng:

    "Loạn lạc tứ tung
    Do đâu mà đến?"

    Rồi nói kệ:

    Đất, nước, gió, lửa, thức.
    Nguyên lai tất cả không
    Như mây tan rồi hợp,
    Trời Phật chiếu vô cùng.
    (*)

    Lại nói:

    Sắc không cùng diệu thể,
    Chẳng hợp chẳng lìa xa,
    Nếu ai muốn rõ biết,
    Trong lò một cành hoa.
    (**)

    Vào canh ba đêm đó, Sư lặng lẽ đi luôn. Môn đồ là Quách tăng thống, sắm đủ lễ vật, đem về quận mình làm lễ trà tỳ. Khi chịu tâm tang xong, bèn xây tháp tại chùa Bảo khám núi Tiên du, rồi rước xá lợi về tôn trí.


    ____________

    Chú thích :

    (1)
    Tức Thông Biện, Biện họ Ngô mà vì giỏi kinh Pháp hoa, nên cũng gọi là Ngô Pháp Hoa. Ngô Pháp Hoa cũng là Ngộ Pháp Hoa đấy.

    (2)
    Tam quán tam ma địa, tức lối Thiền định dùng ba lối quán tưởng. Có tam quán của tôn Hoa nghiêm. Có tam quán của tôn Duy thức. Có tam quán của tôn Luật. Có tam quán của tôn Thiên thai. Và có tam quán tam ma địa của kinh Viên Giác. Tam quán tam ma địa ở đây có thể là tam quán của kinh Viên giác, mà truyện Viên Chiếu đã nói tới và đã giải thích, và nó là một thứ thiền định thường được ưa chuộng trong Thiền tôn Việt nam. Nhưng bởi Đạo Huệ là đệ tử của Thông Biện, một chuyên viên về kinh Pháp hoa nổi tiếng đến nỗi có tên là Ngộ Pháp Hoa, tam quán tam ma địa ở đây, do thế, có thể chỉ tam quán của Thiên thai tôn đã dùng kinh Pháp hoa như một văn kiện nghiên cứu và tu hành cơ bản. Phép tam quán của tôn này gồm có Không quán, Giả quán và Trung quán. Không quán tức nhìn sự vật bằng bản chất không của chúng, nghĩa là nhìn chúng xuất hiện do điều kiện. Khi nhìn được thế rồi, ta tiến tới được cái nhìn giả, tức giả quán, nghĩa là ý thức được rằng sự vật nằm trong một sự liên hệ hỗ tương, nên chúng phải tùy thuộc vào sự liên hệ đó, mà không thể có sự độc lập tuyệt đối được. Sau khi đạt được cái nhìn đó, ta tiến thêm một bước thứ ba, đấy là cái nhìn trung đạo, tức cái nhìn nhận sự vật trong chân tướng của nó, không còn nhìn nó hoặc như một xuất hiện hoàn toàn do điều kiện, hoặc hoàn toàn lệ thuộc vào những điều kiện ấy. Nó cũng có một hiện hữu nào đấy trong hệ thống liên hệ hỗ tương.

    (3)
    Nguyên văn: Đại Định nhị thập niên Thụy Minh hoàng cơ đắc tật. Nhưng cứ Toàn thư B4 tờ 10a3 thì "Đại Định năm thứ 12 mùa đông tháng 10 (1151) Thụy Minh công chúa mất". Như vậy vào năm 1151 công chúa Thụy Minh tức bà cô của Lý Anh Tôn và là con của Thần Tôn, đã mất. Do thế, không thể nào đến năm Đại Định thứ hai mươi, tức năm 1159, lại còn bị đau. Phải chăng chữ nhị thập ở đây là một viết ngược của chữ thập nhị? Đây là có thể gần thật nhất, bời vì Thiền uyển tập anh có nhiều điều viết ngược tương tự, như tên của Lương Nhiệm Văn thì viết thành Lương Văn Nhiệm là một thí dụ. Tuy nhiên, Toàn thư đôi khi có những sai khác với những sử liệu khác như Đại Việt sử lược, nhất là về một số niên đại của một số nhân vật nên ta không nhất thiết phải tin hoàn toàn ở Toàn thư. Chẳng hạn, theo Toàn thư B5 tờ 5b7 thì Nguyễn Nộn mất vào năm Kiến Trung thứ 5 (1229),
    nhưng theo Đại Việt sử lược 3 tờ31b3 thì Nộn đã chết trước đó 10 năm, tức năm Kiến Gia thứ 9 (1219).

    (4)
    Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội, viết: "Chùa Báo thiên ở tại thôn Tiên thị, huyện Thọ xương, xưa gọi là phường Báo thiên, do vua Lý Thánh Tôn dựng. Vua lại xây bảo tháp Đại thắng tư thiên, cao vài chục trượng, hình thức nó gồm 12 tầng. Vua phát đồng 12000 cân để đúc chuông. Đến đời Nhuận Hồ, đỉnh tháp rơi. Quan An phủ sứ đông đô vì không báo tai biến đó, bị biếm chức.
    Cuối đời Lê, Ngụy Tây gỡ lấy gạch ngói để dùng việc xây cất khác. Các ngói gạch ấy đều có khắc niên hiệu thời Lý. Nay những hòn đá xanh còn lại có hình hoa sen là những hòn đá xây bề ngoài của tháp, còn những viên có tám góc là những viên xây bệ tháp. Chúng đều những vật xưa cả". Tang thương ngẫu lục quyển hạ viết: "Bảo tháp Đại thắng tư thiên tại chùa Báo thiên dựng từ thời vua Lý Thánh Tôn. Tháp xây 12 tầng, cao mấy chục trượng. Tương truyền bốn vật lớn của An nam thì tháp này là một.
    Khoảng Minh Tuyên Đức, Thái Tổ hoàng đế của tiên triều tiến binh vây Đông đô. Viên tướng giữ thành là Thành sơn hầu Vương Thông, phá hủy tháp lấy đá chế súng để giữ thành. Tiên triều nhân nền cũ đắp các núi đất phủ lên trên. Sau hồi thay đổi triều vua, người ta lại bỏ chùa để làm chợ Báo thiên, dùng các núi đất làm chỗ để xử tử người tội. Năm Giáp dần (1794) lại cho đào lấy những gạch đá ở nền tháp để tu bổ thành lũy Thăng long. Khi phá nền tháp, thấy có tám pho tượng Kim cương chia đứng bốn cửa. Ngoài ra còn có những tượng người tiên, chim muông, cả đến những giường ghế, chén bát, các thứ lặt vặt không thể kể xiết, toàn bằng đá cả. Những hòn gạch hoa, hòn nào cũng thấy khắc những chữ "Lý gia đệ tam để Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo".
    Mẩu tin của Tang thương ngẫu lục liên quan đến việc nhà Lê cho đắp nền đất trên nền tháp Báo thiên chắc chắn là sai, bởi vì cả Toàn thư B11 tờ 10a9-b2 và Cương mục chính biên 16 tờ 11b4 đều ghi việc trùng tu chùa Báo thiên vào năm 1434. Đây là một cuộc trùng tu lớn, như chính Toàn thư thừa nhận với cái mô tả"thợ mộc trọng đại" do nhà nước đảm nhận sáu năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng khỏi bọn xâm lược Minh. Không những thế, cả Toàn thư B12 và Cương mục chính biên 18 tờ 5b4 đều nói năm 1448 Lê Nhân Tôn cùng mẹ đến chùa Báo thiên để cầu mưa. Như vậy, rõ ràng không phải "Tiên triều đã nhận nền cũ của chùa để đắp các núi đất phủ lên trên". Tiên triều đấy có thể chỉ đời Lê Trung Hưng chăng?. Dẫu sao đi nữa, nền cũ chùa Báo thiên hiện nay nằm trên nền nhà thờ lớn Thiên chúa giáo Hà nội. Cũng cần thêm là, Đại Việt sử lược và Toàn thư B4 tờ 14b1 nói Chính Long Bảo Ứng năm thứ 10 (1162) thì phải là năm Nhâm thìn, chứ không phải Ất hợi. Thật ra, trong khoảng Chính Long Bảo Ứng, tức từ năm 1163 đến 1172, không có năm nào là năm Ất hợi hết. Do thế, Ất hợi là một chép lầm của Nhâm thìn. Tự dạng những chữ đó rất giống nhau.

    ----------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    地水火風識,
    原來一切空。
    如雲還聚散,
    佛日照無窮。


    Địa thuỷ hoả phong thức,
    Nguyên lai nhất thiết không.
    Như vân hoàn tụ tán,
    Phật nhật chiếu vô cùng.


    (**)

    色身與妙體,
    不合不分離。
    若人要甄別,
    爐中花一枝。


    Sắc thân dữ diệu thể,
    Bất hợp bất phân ly.
    Nhược nhân yếu nhân biệt,
    Lô trung hoa nhất chi.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  5. #55
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Phật nhật chiếu vô cùng




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #56
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Lô trung hoa nhất chi





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #57
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    19. THIỀN SƯ Biện tài


    Chùa Vạn tuế, kinh đô Thăng long. Người Quảng châu, đến nước ta vào thời vua Lý Thánh Tôn, là người nối pháp của Quốc sư Thông Biện, vâng lịnh vua biên sửa "Chiếu đối lục"
    (1).

    ________________

    Chú thích :

    (*)

    Chiếu đối lục : Cứ một câu truyện Thần Nghi thì cũng gọi là Chiếu đối bản. Theo câu đấy, thì tác giả của Chiếu đối bản là Thông Biện, chứ không phải là Biện Tài. Phải chăng Chiếu đối lục và Chiếu đối bản là hai tác phẩm? Ta có thể nói rằng Chiếu đối bản là một tác phẩm hoàn toàn của Thông Biện, còn Chiếu đối lục là một tác phẩm do Biện Tài phụng sắc vua sửa lại Chiếu đối bản của Thông Biện mà thành. Dĩ nhiên, những thêm thắt sửa sai của Tài chắc chắn tương đối phải ít, bởi vì Tài là đệ tử nối dòng của Thông Biện, và do đó, dẫu có thêm bớt sửa sai Chiếu đối bản, Tài làm vậy để làm rạng rỡ uy danh của thầy mình. Vì vậy, ta không có gì đáng ngạc nhiên, khi thấy về sau những người như Thường Chiếu và Quách Thần Nghi chỉ nhắc tên Thông Biện trong liên hệ với Chiếu đối bản, mà không nhắc gì tới Biện Tài, và cũng từ đó ta có thể nói Chiếu đối lục tức cũng là Chiếu đối bản với
    một vài tu chỉnh nào đấy, mà ngày nay ta không biết. Cả Chiếu đối lục lẫn Chiếu đối bản đã tán thất hiện nay chưa tìm thấy. Tây hồ chí viết khoảng sau năm 1851 là tác phẩm duy nhất nói tới Chiếu đối lục của Biện Tài.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. #58
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    20. THIỀN SƯ Bảo Giám (? - 1173)


    Chùa Bảo phúc, Quân chương, Mỹ lương. Người làng Trung thụy, họ Kiều tên Phù, là người trung tín, thành thực, điềm đạm, giản dị. Nhỏ theo Nho nghiệp: Thi, Thư, Lễ, Dịch không thứ gì là không khảo cứu, lại viết đẹp, vẽ khéo, làm quan dưới triều Lý Anh Tôn, chức Cung hầu xá nhân.
    Năm 30 tuổi Sư từquan, đến xuất gia với v ịchủ chùa Bảo phúc, tại Đa vân. Cả tạng kinh chùa đó đều tự tay Sư chép ra. Đến khi vị chủ chùa mất, Sư kế chân làm trú trì, tự sống đời đạm bạc, mình thường mặc áo vải, không dùng tấc lụa, nhiều năm như thế, lòng không thối chí. Thường bảo đồ chúng rằng: "Bước lên chiếc xe của Phật là nhờ siêng năng, thành tựu Chánh giác của Phật là do trí tuệ. Giống như mũi tên bắn đi, nó tới được ngoài trăm bước, là nhờ cái lực, nhưng trúng được đích, không phải nhờ vào lực vậy" (1).

    Ngày mồng 7 tháng 5 năm Chánh Long Bảo ứng thứ 11 (1173) khi sắp viên tịch, Sư nói kệ:

    Được thành chánh giác ít nhờ tu
    Trí tuệ ưu tiên thoát ngục tù
    Nhận lẽ ma ni huyền diệu ấy
    Như kìa trời rộng tỏa vừng ô.
    (*)

    Lại nói:

    Người trí như trăng chiếu khắp trời
    Sáng trùm mọi cõi chẳng vì ai
    Nếu người muốn biết nên phân biệt
    Man mác chiều non khói toả khơi.
    (**)

    Lại nói:

    "Tâm ý của đức Như Lai, đều không thể hiểu được, chỉ nên dùng Vô lượng trí (mới hiểu nổi thôi). Cho nên, biết rằng tâm của Như Lai ví như hư không, là nơi nương tựa của tất cả sự vật, thì trí tuệ của Như Lai cũng như vậy". Nói xong, Sư mất. Môn đồ thu xá lợi xây tháp.


    ________________

    Chú thích :

    (1)

    Động Sơn Lương Giới, Bảo kỉnh tam muội ca:

    "Nghệ dĩ xảo lực
    Xạ trúng bách bộ
    Tiển phong tương trực
    Xảo lực hà dự"


    Xem Nhân thiên nhãn mục 3 tờ321b5.

    ---------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    得成正覺罕憑修,
    祗為牢籠智慧懮。
    認得摩尼玄妙理,
    正如天上顯金烏。


    Đắc thành chánh giác hãn bằng tu,
    Chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu.
    Nhận đắc ma ni huyền diệu lý,
    Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.


    (**)

    智者猶如月在天,
    光含塵剎照無邊。
    若人要識須分別,
    嶺上扶疏鎖暮煙。


    Trí giả do như nguyệt tại thiên,
    Quang hàm trần sát chiếu vô biên.
    Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,
    Lĩnh thượng phù sơ toả mộ yên.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  9. #59
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    "Mài gạch làm gương"





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  10. #60
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Như nguyệt tại thiên





    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •