DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/16 ĐầuĐầu ... 2345614 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 160
  1. #31
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Lại hỏi: "Chỉ một sự này Thật,
    Còn hai chẳng phải Chân (1)
    Thế thì, Chân là gì?".
    Sư đáp: "Gió dễ lay đầu gậy
    Mưa thành nẩy trên đường".

    Lại hỏi: "Không nhắm Như Lai xin Diệu tạng
    Không mong lửa tổ nối đèn chong
    Ý chỉ rốt ráo thế nào?".
    Sư đáp: "Trời thu lúa xào xạt
    Cảnh tuyết mẫu đơn cười".

    Lại hỏi: "Thế nào là câu tối diệu?"
    Sư đáp: "Một người ngoảnh mặt khóc
    Cả tiệc uống không vui" (2)

    Lại hỏi: "Xưa nay việc lớn xin không hỏi
    Điểm lạ Tây lai ý thế nào?" (3)

    Sư đáp: "Kẻ khéo lời đẹp mặt (4)
    Phường đập ngói hong rùa" (5)

    Lại hỏi: "Tâm, pháp đều quên, thì tính tức chân (6)
    Thế nào là chân?".
    Sư đáp: "Đàn Bá Nha gió khua sân trúc (7)
    Lệ Nữ Thần mưa rắc hoa non (8)

    Lại hỏi: "Thế nào là câu tối diệu?".
    Sư đáp: "Yếu hầu còn mắc nghẹn
    Yên ở chẳng vui gì".

    Lại hỏi: "Có tu có chứng, khơi bốn bệnh (9)
    Ló đầu sao được thoát hồng trần".
    Sư đáp: "Núi cao chất nhất dung muôn vật
    Biển rộng bao la chứa vạn sông".

    Lại hỏi: "Chỉ có Phật với Phật mới biết việc đó (10)
    Thế thì việc đó là thế nào?".
    Sư đáp: "Đường hẹp chi chít trúc
    Gió thổi nhạc tự thành".

    Lại hỏi: "Chẳng cần bình thường, chẳng cần thiên nhiên,
    chẳng cần tác dụng, thì nay làm gì đây?".
    Sư đáp: "Cỏ bồng én đậu thấp
    Biển rộng ẩn cá lân".

    Lại hỏi: "Tứ đại mang về từ nhiều kiếp
    Xin thầy phương tiện thoát luân hồi".
    Sư đáp: "Loài thú trên đời Tê là quý
    Nó ăn gai góc mẹp bùn nhơ" (11)


    Chú thích :

    (1)
    Duy thử nhất sự thật, dư nhị tắc phi chân. Câu rút ra từ phẩm Phương tiện của kinh Pháp hoa nhằm nói chỉ một Phật thừa duy nhất là sự thật, hai thừa kia, tức Thanh văn thừa và Duyên giác thừa, chỉ là sự quyền biến.

    (2)
    Nguyên văn:

    "Nhất nhân hướng ngung lập
    Mãn tòa ẩm bất hoan."


    Nhưng cứ vào xuất xứ của từ và ý của hai câu này, chúng ta phải đọc:

    "Nhất nhân hướng ngung khấp
    Độc hướng ngung dĩ yểm lệ".


    Và dịch theo cách đọc ấy. Bởi vì trong bài Sênh phú, Phan Nhạc có viết câu:

    "Chúng mãn đường nhi ẩm tửu
    Độc hướng ngung dĩ yểm lệ".


    Lý Thiện chú thích nó thế này: "Thuyết uyển nói: Người xưa cho thiên hạ giống như một nhà. Nay cả nhà uống rượu, một người riêng bỗng nhiên ngoảnh mặt khóc thì người trong nhà đều không vui". (Thuyết uyển viết: Cổ nhân ư thiên hạ nhất chi đường thượng, kim hữu mãn đường ẩm tửu, hữu nhất nhân độc sách thiên hướng ngung khấp, tắc nhất đường chi nhân giai bất lạc).

    (3)
    Việc lớn hay đại sự tức đại sự nhân duyên, mà phẩm Phương tiện của kinh Pháp hoa nói tới, đây là mở bày cho chúng sanh con đường để đi vào tri kiến giác ngộ. Tây lai ý, chỉ cho sự mật truyền của Bồ Đề Đạt Ma.

    (4)
    Dẫn chữ từ thiên Học nhi của Luận ngữ: "Xảo ngôn lịnh sắc, tiện hỷ nhân". (Kẻ khéo nói, đẹp mặt, thường ít có lòng nhân).

    (5)
    Nguyên văn: Toản quy đả ngõa nhân. Về từ"Toản qui" xuất xứ của nó từ phần Quy sách trong Sử ký 128 tờ4a7-8. Theo đó thì "Bậc vương giả ra quân làm tướng tất phải toản qui trên miếu đường, để giải quyết việc tốt xấu". Lời chua của Dương Kinh trong thiên Vương chế của Tuân Tử 5 tờ10a3 viết: "Toản qui tức là đốt lửa bằng cỏ gai mà hong mu rùa". Toản qui do thế có nghĩa là bói rùa. Còn Đả ngõa hay đập ngói thì lấy từ tích của quan làm việc Trường Di bị tầng lớp quân đội ném gạch đá vào, vì Di chủ trương không cho họ dự vào hàng thanh phẩm.

    (6)
    Dẫn Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác:

    Tâm thị căn, pháp thị trần
    Lưỡng chủng do như kính trượng ngân
    Ngân cấu tận trừ quang thỉ hiện
    Tâm pháp song vong tánh tức chân.


    (Tâm là căn, pháp là trần
    Hai thứ còn như vết trên gương
    Vết bụi chùi sạch gương mới sáng
    Tâm pháp đều quên tính tức chân).

    (7)
    Về đờn của Bá Nha, thiên Hiếu Hạnh lãm của Lã thị xuân thu nói: "Bá Nha đánh đờn, Chung Tử Kỳ nghe đờn. Khi Nha mới đánh đờn, và ý nghĩ đến Thái sơn, Chung Tử Kỳnói: "Đánh đờn hay thay ! cao ngất như núi Thái sơn!". Một chặp, Nha lại nghĩ đến dòng nước chảy, Chung Tử Kỳnói: "Đánh đờn hay thay ! ồ ạt như dòng nước chảy !". Chung Tử Kỳchết, Bá Nha phá đờn, cắt dây. Suốt đời không còn đánh đờn lại nữa, cho rằng đời không còn ai còn đủ khả năng nghe mình đánh đờn nữa".

    (8)
    Vũ trích nham hoa, Thiền sư Minh Giác, có người hỏi « bản nguyên chư Phật ra sao ? », đáp: "Màu lạnh ngàn núi". Lại hỏi: "Nguyên ủy hướng thượng có có không?". Sư đáp: "Mưa rơi hoa non" (Vũ trích nham hoa).

    (9)
    Bốn bệnh: tức bệnh làm ra (tác bệnh), bệnh phó mặc (nhiệm bệnh), bệnh đình chỉ (chỉ bệnh) và bệnh hủy diệt (diệt bệnh), mà người ta gặp phải trên con đường đi tìm sự giác ngộ hoàn toàn. Kinh Viên Giác, định nghĩa bốn bệnh như sau: Bệnh làm ra xảy ra khi người ta nghĩ rằng "tôi làm ra các hạnh để cầu Viên giác". Bệnh phó mặc mắc phải khi người nói rằng: "tôi không có ý đoạn tuyệt với sinh tử, không cầu Niết bàn đối với « Niết bàn sinh tử » không có ý niệm dấy lên hay diệt đi, phó mặc cho tất cả, tuỳ thuận pháp tính để cầu Viên Giác" (*). Bệnh đình chỉ tức bệnh nói rằng "tự tâm tôi, tôi đứt hết các ý niệm được tất cả tính bình đẳng tịch diệt để cầu Viên giác". Bệnh huỷ diệt có được khi người ta nói rằng: "tôi diệt hết tất cả phiền não thân tâm hoàn toàn không, không có, huống hồ là cảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng hẳn để cầu Viên giác". Xem Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh tờ 920b.

    (10)
    Chữ lấy từ kinh Pháp hoa: "Duy Phật dữ Phật nãi năng cứu tận chư pháp thật tướng" (chỉ người giác ngộ với người giác ngộ mới có thể rõ hết thật tướng thật của tất cả mọi vật).

    (11)
    Nội thiên trong Bảo phác tử của Cát Hồng (284-363) nói: "Con Tê giác sở dĩ nó có thể chống độc, ấy bởi nó là con thú chuyên ăn mọi thứ có độc và những cây có gai nhọn, chứ không ăn bậy những thứ cỏ cây mềm dẻo bao giờ".(Thông thiên tê sở dĩ năng cấp độc giả, kỳ vi thú chuyên thực bách thảo chi hữu độc giả cập chúng mộc hưu thích cứu giả, bất vọng thực nhu hào chi thảo mộc).

    ------------

    Chú thích của hungcom :

    (*)

    Câu này : "tôi không có ý đoạn tuyệt với sinh tử, không cầu Niết bàn đối với « Niết bàn sinh tử » không có ý niệm dấy lên hay diệt đi, phó mặc cho tất cả, tuỳ thuận pháp tính để cầu Viên Giác", đề nghị sửa lại như sau :

    "tôi không có ý đoạn tuyệt với sinh tử, không cầu Niết bàn đối với "Niết bàn và Sinh tử" tôi không có ý niệm cần thoát ra, tôi phó mặc cho tất cả, tôi không cần phải tuỳ thuận pháp tính để làm gì !"

    Lý do : Câu "Tùy thuận pháp tính để cầu Viên Giác" KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH NHIỆM, mà là thái độ đúng đắn của Phật tử Đại Thừa.
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. #32
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Tâm thị căn, Pháp thị trần




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  3. #33
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    Lại hỏi: "Mọi thứ thủ xả đều luân hồi, không thủ không xả thời thế nào?" (1)
    Sư đáp: "Giềng hồng đẹp đẽ xưa nay vậy
    Có lá sum sê chẳng có hoa".

    Lại hỏi: "Dứt hết nói năng ý ấy thế nào?" (2)
    Sư đáp: "Theo gió tiếng còi luồn bụi trúc
    Kèm trăng trái núi quá đầu tường".

    Lại hỏi: "Chư Phật thuyết pháp là để giáo hóa mọi loài,
    nếu hiểu được bản ý thì gọi là xuất thế, bản ý là gì?".
    Sư đáp: "Xuân dệt hoa như gấm
    Thu sang lá tựa vàng".

    Lại hỏi: "Thế nào là một đường nhắm thẳng?" (3)
    Sư đáp: "Đông tây xe ngựa ruỗi
    Hôm sớm bụi mờ bay".

    Lại hỏi: "Có pháp, có tâm, sinh vọng thức
    Làm sao tâm, pháp thảy tiêu vong?".
    Sư đáp: "Ví được lá tùng xanh cao ngất
    Sá gì sương tuyết lả tả rơi".

    Lại hỏi: "Ý tổ và ý kinh thế nào?".
    Sư đáp: "Chống trượng lên mây khi thích chí
    Mệt buông rèm trúc ngủ giường tre".

    Lại hỏi: "Tổ tổ truyền nhau là truyền những gì?".
    Sư đáp: "Đói đến tìm thức ăn
    Rét thời xin áo mặc" (4)

    Lại hỏi: "Thế nhân đều thuê nhà
    Người dột ở đâu ta?".
    Sư đáp: "Vầng ô cùng ngọc thố
    Tròn khuyết dối nhọc chia".

    Lại hỏi: "Thế nào là con đường duy nhất đến Tào khê?".
    Sư đáp: "Khá thương kẻ khắc thuyền (5)
    Rốt cuộc ý hoang mang".

    Sư từng soạn Dược sư thập nhị nguyện văn (6). Vua Lý Nhân Tôn lấy bản thảo của Sư, sai sứ đem sang Triết Tôn (7) Triết Tôn cho mời Pháp sư Cao tòa chùa Tướng quốc đến xem (8). Xem xong liền chắp tay lạy, mà nói rằng: "Phương Nam có bậc Đại sĩ nhục thân ra đời, ấy là vị Pháp sư khéo giảng kinh điển vậy. Bần đạo đâu có thể dám thêm bớt". Nhân đó chép lại một bản, rồi giao trả bản cũ. Sứ giả trở về thuật lại vua nghe, vua rất khen thưởng.
    Vào một ngày tháng chín năm Canh ngọ Quảng Hựu thứ sáu (1090), Sư không bệnh, gọi chúng đến dạy rằng: "Trong thân ta đây, thịt xương gân cốt, tứ đại giả hợp, đều là vô thường, ví như ngôi nhà kia khi sụp đổ, cột kèo đều đổ. Cùng các con giã từ, hãy nghe bài kệ ta đây:

    Thân như tường vách đổ xiêu rồi,
    Thiên hạ bồn chồn xót dạ thôi,
    Nêu rõ tâm không, không tướng sắc,
    Sắc không ẩn hiện mặc xoay dời.
    (*)

    Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng viên tịch, thọ 92 tuổi đời, và 56 tuổi hạ. Có để lại tập Tán Viên Giác kinh, Thập nhị bồ tát hành tu chứng đạo trườngTham đồ hiển quyết một quyển (9) ngày nay còn truyền ở đời (10)


    Chú thích :

    (1)
    Ý rút ra từ Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác:

    Xả vọng tâm, thủ Chân lý
    Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy.


    (Bỏ lòng vọng, lấy lẽ chân
    Bỏ lấy, lòng đó thành dối xảo).


    (2)
    Ngôn ngữ đạo đoạn. Luận Đại trí độ: Thế nào là Chân lý tuyệt đối?" Đáp: "Tất cả ngôn ngữ đều dứt, tâm hành đều diệt"
    (nhất thiết ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt). Xem thêm Tín Tâm Minh:

    Tín tâm bất nhị
    Bất nhị tín tâm
    Ngôn ngữ đạo đoạn
    Khứ lai phi kim.
    (**)


    (3)
    Thiền sư Phong Huyệt Diên Chiểu, có người hỏi: " Thiền nào là một đường thẳng?". "Nhắm thẳng vào chỗ cong". Xem thêm Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Huyền Giác: "Trực diệt căn nguyên của Phật sở ấn" (***)

    (4)
    Ý lấy từ hai câu của Tuệ Trung quốc sư: "Cơ tức nghiết phạn, hàn tức trước y. (Đói thì ăn cơm, rét thì mặc áo).

    (5)
    Khắc chu khách. Điển lấy từ Thiện thận đại lãm của Lã thị xuân thu. Nước Sở có người đi thuyền, bị rơi kiếm xuống sông, bèn làm dấu chỗ rơi trên mạn thuyền để tới bến mà tìm. Kinh Bách dụ có một chuyện tương tự thế đó. Xem Bách dụ kinh ĐKT 209 tờ 545c. Thiền sư Văn Ích cũng có làm bài tụng:

    Bảo kiếm bất thất
    Hư chu bất khắc
    Bất thất bất khắc
    Bất tử vi đắc.


    (6)
    Nghệ văn chí của Lê Quí Đôn ghi: "Dược sư thập nhị nguyện văn, 1 quyển Long Đàm Viên Chiếu thiền sư soạn ".Văn tịch chí của Phan Huy Chú chỉ ghi :"Dược sư thập nhị nguyện văn, 1 quyển", mà không ghi tác giả. Đây chắc là một bài văn phát triển 12 nguyện của Phật Dược Sư, trong kinh Dược Sư nhấn mạnh đến tính chất tại thế của kinh này.

    (7)
    Đây chắc phải là Sứ bộ năm 1087 do Hộ bộ viên ngoại lang Lê Chung và Phó hiệu uý Đỗ Anh Bối làm chánh và phó sứ dẫn đầu, bởi vì Triết Tôn lên ngôi 1086 và đến năm 1090 nghĩa là năm Viên Chiếu mất, ta mới gởi một bộ phái khác sang kết hiếu. Do thế nếu phái bộ ngoại giao năm 1090 có mang sách Dược sư thập nhị nguyện văn sang Tống để cho các nhà sư Tống ngợi ca, thì ở nhà Viên Chiếu đã mất, nên Chiếu không thể nào nhận lời khen của Lý Nhân Tôn được.

    (8)
    Pháp sư Cao Tòa ở đây có thể là Thiền sư Đại Bản .Lâm gian lục quyển hạ tờ 55a5-b2 nói Đại Bản bị triệu đến ở chùa Tướng quốc dưới thời Tống Thần Tôn và rất có thể sống ở đó cho tới năm 1087, khi sứ bộ ta tới.

    (9)
    An nam chí lược15 tờ157: "Thiền sư Mai Viên Chiếu thường soạn Tham đồ hiển quyết đại lược nói: "Một hôm khi đang ngồi trước nhà, bỗng có 1 vị Tăng hỏi: "Phật cùng với Thánh, nghĩa ấy thế nào ?". Đáp: "Dưới dậu thu cúc rậm. Đầu cành xuân yến ca". Sách ấy phần lớn gồm những thứ như thế đó. Cứ vào dẫn chứng này của Lê Tắc, ta có thể nói rằng tất cả cơ duyên thoại ngữ dẫn chứng trong truyện này đã hoàn toàn rút ra từ Tham đồ hiển quyết, nếu không nói là chúng chính là toàn bộ nội dung và văn ngữ của Tham đồ hiển quyết. Nếu khẳng định tất cả cơ duyên thoại ngữ đấy là Tham đồ hiển quyết, thì nó là một tác phẩm đời Lý được giữ lại cho tới ngày nay, một tác phẩm xưa nhất của lịch sử văn học, tư tưởng và triết học Phật giáo nước ta.

    (10)
    Cứ vào truyện này thì tác phẩm của Viên Chiếu gồm có:

    1. Dược Sư thập nhị nguyện văn
    2. Tán Viên Giác kinh
    3. Thập nhị Bồ tát hành tu chứng đạo tràng
    4. Tham đồ hiển quyết


    Nhưng cứ một câu viết trong truyện của Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm ở dưới, theo đó, "Viên Chiếu thường có ca thi gởi tặng Bảo Tính, ngợi ca cái chí hướng cao thượng của Tính, có ghi đầy đủ trong tập của Chiếu nên đây không phiền chép ra"
    (Chiếu thường hữu ca thi di Bảo, mỹ kỳ cao chí, cụ tại tập trung, tư bất phiền lục). Ta bắt buộc phải nghĩ rằng Chiếu còn có một tác phẩm khác bao gồm tất cả thi ca của Chiếu mang tên có lẽ là Viên Chiếu tập hay Viên Chiếu thi tập. (?)

    Chú thích của hungcom :

    (*)
    Thân như tường bích dĩ đồi thì
    Cử thế thông thông thục bất bi.
    Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
    Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.


    身如墻壁圮頹時
    舉世忽忽熟不悲
    若達心空無色相
    色空隱顕任推移


    (**)

    "Khứ lai phi kim" (đến và đi không phải bây giờ) câu này tối nghĩa, bản khác chép là "Phi cỗ lai kim" (Chẳng có xưa nay gì cả) : KHÔNG CÓ THỜI GIAN, h/c xin tùy quý đạo hữu chọn.

    (***)

    Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn

    (Thẳng tận đầu nguồn phăng dấu Phật
    _ Trúc Thiên dịch)


    直截根源佛所印
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. #34
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Xả vọng tâm thủ Chân lý.




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  5. #35
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Tín tâm bất nhị




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  6. #36
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts

    Thân như tường bích




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  7. #37
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts

    10. THIỀN SƯ Cứu Chỉ

    Chùa Diên linh, núi Long đội, Yên lãng, Người Phù đàm, Châu minh, họ Đàm. Thuở nhỏ hiếu học, sách Nho, sách Phật, không thứ gì là không quán xuyến. Một ngày nọ ôm sách than rằng:
    "Khổng Mặc chấp có, Trang Lão chấp không, sách vở của thế tục chẳng phải là phương giải thoát. Chỉ có Phật pháp không kể có không, có thể dứt sanh tử, nhưng phải siêng năng giữ giới, cầu bậc thiện tri thức ấn chứng cho mới được". Nhân đó bỏ tục, đến chùa Cảm ứng ở Ba sơn thọ Cụ túc với Định Hương trưởng lão.

    Ngày cầu đạo, Trưởng lão hỏi: "Thế nào là nghĩa của cứu cánh?".
    Sư đáp: "Chưa"
    Sơn nói: "Ta với ngươi là nghĩa của cứu cánh rồi !".
    Sư ngẫm nghĩ.
    Sơn nói: "Qua mất rồi". (*)
    Nhờ lời nói đấy, Sư rõ được yếu chỉ. Nhân đó lấy tên Cứu Chỉ. Sau Sư vào chùa Quang minh ở núi Tiên du, tu khổ hạnh đầu đà (1) sáu năm không bước chân xuống núi. Tiếng tăm giáo hóa của sư vang đến tai vua. Vua Lý Thái Tôn nhiều lần cho mời, Sư không đến, nên ba lần thân hành đến chùa Sư, lấy lời an ủi thăm hỏi. Thái Sư Lương Văn Nhậm cũng rất kính trọng.

    Trong khoảng Long Thụy Thái Bình (1054 - 1058) Tể tướng Dương Đạo Gia đem chùa mình, mời Sư về trụ trì. Sư quyết từ không được, đành phải làm theo. Ngày Sư xuống núi bèn nói với mọi người rằng: "Ta không trở lại đây nữa". Chim muông trong rừng kêu thương ba tuần không dứt. Ở vừa ba năm,vào một ngày tháng, năm nào đó của niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059 - 1065), khi sắp thị tịch, Sư họp môn đồ dạy rằng:

    Tất cả pháp môn
    Vốn từ tính ngươi
    Tất cả pháp tính
    Vốn từ tâm ngươi
    Tâm, pháp như một
    Vốn chẳng hai pháp
    Phiền não trói buộc
    Tất cả đều không
    Phải quấy, tội phứơc
    Tất cả đều huyễn
    Không đâu chẳng quả, chẳng nhân
    ở trong nghiệp không phân biệt
    ở trong báo không phân biệt
    Nếu có phân biệt đối với nghiệp
    Thì không tự tại
    Tuy thấy tất cả pháp
    Mà không chỗ thấy
    Tuy biết tất cả pháp
    Mà không chỗ biết
    Biết tất cả pháp
    Nhân duyên làm gốc
    Thấy tất cả pháp
    Chính tâm làm tôn
    Tuy nhiễm thực tế
    Hiểu rõ thế gian
    Đều như biến hóa
    Thấu rõ chúng sanh
    Chỉ là một pháp
    Không có hai pháp
    Không bỏ nghiệp cảnh
    Phương tiện thiện xảo
    Đối giới hữu vi
    Bày pháp hữu vi
    Mà không phân biệt
    Tướng của vô vi
    Vì muốn dứt trừ
    Vọng niệm so đo
    Của ta ấy vậy.
    (**)

    Rồi nói kệ rằng:

    "Rõ biết thân tâm vốn lặng yên,
    Thần thông biến hóa hiện mọi tướng
    Hữu vi vô vi từ đây hiện
    Thế giới hà sa không thể lượng
    Tuy dù biến khắp cả hư không
    Mỗi mỗi xem ra chẳng hình dạng
    Ngàn năm muôn năm khó sánh đó
    Xứ xứ nơi nơi thường tỏ rạng
    (2)

    Đúng ngọ hôm ấy, dựng đàn trà tì, đồ chúng thu linh cốt của Sư xây tháp phụng thờ.



    ____________

    Chú thích :

    (1)
    Đầu đà, phiên âm chữ Phạn Dhùta. Dhùta đến từ động từ Dhù có nghĩa là rũ bỏ, tiêu diệt, cho nên hạnh đầu đà, có nghĩa là rũ bỏ các phiền não, tiêu diệt những chướng ngại do ăn mặc ở tạo nên. Vì vậy, nội dung hạnh tu này đại khái gồm 12 việc sau: Đấy là mặc áo dùng đồ giẻ rách may lại , không quá ba cái, đi xin mà ăn (khất thực), chỉ ăn một lần trong ngày, không ăn nhiều, ở nơi quạnh vắng, ở bên bãi mồ, ở dưới gốc cây, ở giữa đất trống, nơi hang động, thường ngồi mà không nằm. Đấy là 12 việc, người tu hạnh đầu đà phải hoàn thành.

    (2)
    Nguyên văn:

    Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch
    Thần thông biến hóa hiện chư tướng
    Hữu vi vô vi tùng thử xuất
    Hà sa thế giới bất khả lượng
    Tuy nhiên biến mãn hư không giới
    Nhất nhất quán lai một hình trạng
    Thiên cổ vạn cổ nan thử huống
    Giới giới xứ xứ thường lãng lãng"
    . (***)

    Bài kệ này rập vần mà mượn chữ từ bài kệ sau của Huệ Tư (514-577):

    Đốn ngộ tâm nguyên khai bảo tạng
    Ẩn hiện linh thông hiện chư tướng
    Độc hành độc tọa thường nguy nguy
    Bách ức hoá thân vô số lượng
    Tung hiệp bức tắc mãn hư không
    Khán thời bất kiến vi trần tướng
    Khả tiếu vật hề vô tỉ huống
    Khẩu thổ minh châu quang hoảng hoảng
    Tầm thường kiến thuyết bất tư nghì
    Nhất ngữ tiêu danh ngôn hạ đáng.


    -------------
    Chú thích của hungcom :

    (*) Hình như văn bản này đã bị gỏ sai, h/c đã tra cứu một văn bản khác, rõ nghĩa hơn :

    Nhân đó Sư xả tục xuất gia, tìm đến Ấp Sơn, chùa Cảm Ứng xin làm đệ tử Trưởng Lão Định Hương.
    Giờ tham thỉnh, Sư hỏi: Thế nào là nghĩa cứu cánh ?
    Trưởng Lão im lặng giây lâu, hỏi lại Sư: Hiểu chưa ?
    Sư thưa: Chưa hiểu.
    Trưởng Lão bảo: Ta đã cho ngươi nghĩa cứu cánh.
    Sư suy nghĩ.
    Trưởng Lão bảo: Lầm qua rồi!
    Ngay câu nói này, Sư thấu triệt ý chỉ. Nhân đó Trưởng Lão đặt tên Sư là Cứu Chỉ.


    http://www.thuongchieu.net/index.php...nam&Itemid=356

    (**)
    "Nhất thiết pháp môn, bản tòng nhữ tính; nhất thiết pháp tính, bản tòng nhữ tâm. Tâm pháp nhất như, bản vô nhị pháp. Khiên triền phiền não, nhất thiết giai không; tội phúc thị phi, nhất thiết giai huyễn. Vô sở phi quả phi nhân. Bất ư nghiệp trung phân biệt báo; bất ư báo trung phân biệt nghiệp. Nhược hữu phân biệt, bất đắc tự tại. Tuy kiến nhất thiết pháp nhi vô sở kiến, tuy tri nhất thiết pháp nhi vô sở tri. Tri nhất thiết pháp, nhân duyên vi bản; kiến nhất thiết pháp, chính chân vi tông. Tuy nhiễm thực tế giải liễu thế gian như biến hoá; minh đạt chúng sinh duy thị nhất pháp, vô hữu nhị pháp. Bất xả nghiệp cảnh, thiện xảo phương tiện, phương ư hữu vi giới thị hữu vi pháp, nhi vô phân biệt vô vi chi tướng. Cái dục tuyệt ngã vọng niệm, kế giác cố dã”.

    (Hết thảy mọi pháp môn bắt nguồn từ tính ngươi; hết thảy mọi pháp tính, bắt nguồn từ tâm ngươi. Tâm pháp là một, đâu phải là hai. Tội phúc thị phi, tất cả đều ảo; trói buộc phiền não, tất cả đều không. Chẳng cái gì không phải nhân; chẳng cái gì không phải quả. Chớ nên phân biệt nghiệp với báo; chớ nên phân biệt báo với nghiệp, ắt không tự tại. Dù thấy hết mọi pháp cũng là không thấy; dù biết hết mọi pháp cũng là không hay. Biết hết mọi pháp, nhân duyên là gốc; thấy hết mọi pháp, chính chân là nguồn. Dù đắm trong thực tế vẫn hiểu thế gian đều là biến hoá. Thấu rõ chúng sinh chỉ là một pháp, chứ không phải hai. Không bỏ nghiệp cảnh, đó là phương tiện thiện xảo. Như thế thì ở trong thế giới hữu vi mà chỉ rõ được pháp hữu vi và không phân biệt với tướng vô vi. Đó là vì muốn dứt bỏ mọi vọng niệm, mọi sự phân biệt mà thôi).

    (***)
    心法

    覺了身心本凝寂,
    神通變化現諸相。
    有為無為從此出,
    河沙世界不可量。
    雖然遍滿虛空界,
    一一觀來沒形狀。
    千古萬古難比況,
    界界處處常朗朗。
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. #38
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    Giác liễu thân tâm




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  9. #39
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts


    11-12 HAI THIỀN SƯ Bảo Tính (?- 1034), Minh Tâm (?- 1034)


    Chùa Cảm ứng, Ba sơn, phủ Thiên đức. Đều là người Châu minh, (1) Bảo Tính họ Nghiêm, Minh Tâm họ Phạm. Thuở nhỏ cùng sớm xuất gia, là đôi bạn tri kỹ.

    Lúc đầu, cùng với Thiền sư Viên Chiếu, đều thờ Định Hương thượng nhân, sâu hiểu chỗ cốt tuỷ của Hương. Về sau mỗi người mang tâm ấn, tuỳ phương giáo hóa, nổi tiếng là bậc thượng thủ của tòng lâm.

    Viên Chiếu thường có ca, thơ gởi tặng Bảo Tính ngợi khen cái chí hướng cao thượng của Sư. (Có đủ ở tập của Chiếu, ở đây không phiền chép).

    Hai Sư sống chung thường lấy việc trì tụng kinh Pháp hoa làm phận sự. Trải mười lăm năm, chưa từng trễ nãi tí nào. Mỗi lần tụng đến phẩm Dược Vương (2), họ đều rơi nước mắt, bảo nhau: "Nhân địa của Bồ tát nhiều kiếp huân tu, mà đối với tâm Đại thừa, còn phải phát đại dũng mãnh tinh tấn, không tiếc thân mạng. Huống gì bọn chúng ta ở trong đời mạt pháp, là người mới phát tâm. Nếu chẳng chí thành như vậy, thì đối với chân tâm đại Bồ đề của Đại thừa làm sao có thể mong thấy được !".

    Đến tháng tư năm Thiên Thành thứ bảy (1034) hai Sư sắp thiêu thân thì được mời vào triều, bèn mở hội giảng Kinh. Họ cùng vào trong Tam muội Hỏa quang (3). Những hài cốt còn lại đều thành thất bảo.

    Có chiếu lưu ở chùa Trường thánh để cúng dường. Lý Thái Tôn cho là linh dị, cải nguyên Thông Thụy (4) dựng tháp thờ.

    ___________

    Chú thích :

    (1)
    An nam chí nguyên 5 tờ 211 viết: "Hai Thiền sư Bảo Tính và Minh Tâm là sư huyện Đông ngạn, đứng đầu trong tòng lâm, có lần dựng hội giảng Kinh, cùng vào Hỏa quang Tam muội. Xương cốt đều hoá thành thất bảo".

    (2)
    Tức phẩm Dược Vương Bồ tát bản sự của kinh Pháp hoa, chép sự tích Bồ Tát Dược Vương tự đốt mình để phụng sự đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. Xem Diệu pháp liên hoa kinh

    (3)
    Hoả quang tam muội, Phạn tejoprabhàsamàdhi, cũng gọi Hỏa quang định, tức một loại thiền định khiến cho thân thể bốc lửa. Xem Bản hạnh tập kinh. "Bấy giờ đức Như Lai cũng vào Hỏa quang Tam muội như thế, thân mình bốc ra ngọn lửa lớn" (Như Lai dĩ thời diệc nhập như thị Hỏa quang Tam muội, thân xuất đại hỏa).

    (4)
    Toàn thư B2 tờ22a4-6 và Cương mục chính biên2 tờ38b6-39a1 viết: "Thiên Thành năm thứ nhất. Bấy giờ, có hai nhà sư Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm thiêu thân mình tự thành bảy báu. Vua xuống chiếu đem bảy báu đó giữ lại ở chùa Trường thánh để cúng dường đèn nhang. Vua cho đó là điềm lành, nên cải nguyên là Thông Thụy".
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  10. #40
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Nhất thiết pháp môn



    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •