DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/7 ĐầuĐầu ... 567
Hiện kết quả từ 61 tới 66 của 66
  1. #61
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Kính các bạn !


    Với đạo Phật thì mỗi chúng sinh chỉ như một cái bọt xà phòng thoạt nhìn thì cái nào cũng như cái nấy, nhưng dòm kỹ thì có to nhỏ khác nhau độ méo mó khác nhau, hoa văn ửng hiện khác nhau, thời gian tồn tại cũng khác nhau, sở dĩ phải nói đến thời gian tồn tại là do độ kết dính (tức là tập khí, nghiệp lực) :


    với cái bọt xà phòng này thì rất khó vở tan hơn loại xà phòng thông thường vì Fang Yang (Nghệ nhân) đã dùng công thức hóa chất đặc biệt khiến cho độ kết dính tăng lên thập bội.

    Dù thế nào, tất cả bọt xà phòng đều phải vở tung, biến mất. Sự vở tung biến mất này nguoiaolam muốn dụ cho Chúng sinh đã được độ, chúng sinh bên ngoài hay chúng sinh tâm bên trong cũng vậy, cũng đều là giả ảnh tạm có với nhiều màu sắc riêng biệt. Khách quan một chút, chúng ta sẽ không quan tâm đến màu sắc giả hiện vì màu sắc có đẹp đến đâu cũng chỉ tồn tại trong phút giây mà thôi.

    Cái bọt xà phòng thì dễ vỡ nhưng cái bọt chúng sanh, cái bọt thế giới thì khó vỡ hơn.

    Một ví dụ khác là khi đứa trẻ sốt cao, chuyện hạ sốt là không quan trọng bằng chuyện cần phát hiện nguyên nhân gây sốt để trị đúng bệnh, trị tận gốc, đôi khi những loại thuốc hạ sốt lại làm cho bệnh khó bị tìm ra hơn.

    Thì những phàm tâm, nghiệp chướng của chúng ta cũng thế, nó là bệnh đó, mà thường thì đa số chúng ta sống chung với mầm bệnh (vì nó đang ở giai đoạn một), chúng ta có khi không biết mình có những khuyết điểm, qua quá trình sống trong môi trường thời tiết nóng ẫm, bệnh của chúng ta phát triễn bộc lộ ra ngoài, chúng ta mới biết mình có bệnh đó và chúng ta tìm cách chữa.

    Môi trường tốt nhất để cho phàm tâm bộc lộ ra ngoài là gì ? Là cuộc sống thế gian, nếu bạn lên non tu tịnh cốc thì đâu có ai làm cho bạn Sân, bạn tưởng rằng lòng tôi đã nguội lạnh, nào có Sân Si gì đâu, nhưng khi bạn nhập thế thì mới biết Sân Si của mình hãy còn "to như cái bánh xe bò".

    Như "Thánh giả Latuan" ở blog của mình thì thấy mình là Thánh, chừng đến Diễn Đàn này mới biết mình là Thánh Giả (chớ không phải Thánh thật). Sao latuan không cảm ơn tt-002, Hoatihon và vodanh nhỉ ? Những người đã giúp cho mình thấy rõ khuyết điểm của mình đó !

    Đại Thừa không chủ trương "lánh mình tìm đạo thâm sơn" mà chủ trương, lấy thế gian làm môi trường sống, lấy sự cọ xát với đời để hiểu mình, hiểu đạo lý hơn.

    Xưa đức Phật đã có nói "nơi bùn lầy thì hoa sen mới tươi tốt, trên gò nổng thì hoa sen chịu chết" là nói ý này, ý nói rằng: phải nhập thế lấy phiền não làm nhân cho Bồ Đề, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát (10 điều tâm niệm).

    Con đường Đại Thừa là thế đó, là tích cực, là dấn thân, là không tránh né phiền não để độ tận chúng sinh tâm.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. The Following 4 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoatihon (07-10-2015),lamebay (07-10-2015),minhdinh (07-10-2015)

  3. #62
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Kính thưa nguoiaolam !

    Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minhdinh thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.

    Cho nên theo minhdinh nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.

  4. The Following 2 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    hoatihon (07-10-2015),nguoi ao lam (07-11-2015)

  5. #63
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minhdinh Xem bài viết
    Kính thưa nguoiaolam !

    Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minhdinh thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.

    Cho nên theo minhdinh nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.
    Vâng, cám ơn minhdinh đã góp ý !

    Thưa các bạn, con đường Nhất Thừa là không bỏ Thừa nào cả, Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa cũng là phương tiện của Phật pháp, cũng là khuôn vàng thước ngọc khi hành giả có căn cơ ấy, có trình độ học Phật ngang đó, học xong rồi thì học tiếp lên lớp trên, con đường Nhất thừa không loại trừ Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa, nhưng phải biết rằng bao nhiêu đó chưa phải là tất cả Phật pháp, vì Phật pháp còn có Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.

    Có thể giáo lý lớp trên khác biệt với Giáo lý lớp dưới ở một số quy chuẫn, nhưng vẫn đúng là Phật pháp.

    Nhất Thừa không buộc người có căn cơ Nhân Thiên Thừa, Nhị thừa phải thực hành theo Đại Thừa, mà Nhất Thừa kiên nhẫn chờ cho hành giả học hết cấp 1 sẽ hướng dẫn khuyến khích hành giả học lên cấp 2, Nhất Thừa sẽ kiên nhẫn chờ cho hành giả học xong cấp 2 liền khuyến khích hãy học và hành Giáo Lý Đại Thừa.

    Đức Phật nói "Đời Mạt pháp có những chúng sinh có căn cơ BẤT ĐỊNH CHỦNG TÁNH" (nghĩa là những người này tu pháp môn nào cũng có kết quả, khi theo Ngoại đạo thì sẽ thành Tiên, khi theo Tiểu Thừa thì sẽ đắc quả A La hán, khi được dạy Đại Thừa thì sẽ đắc quả vị Bồ tát)

    Đối với những chúng sinh có căn cơ Bất Định Chủng tánh này, tốt hơn hết hãy ngăn không cho vị ấy theo Ngoại Đạo hay Nhị Thừa, vì như thế sẽ uổng mất thời gian và công sức, mà hãy đem Đại Thừa giảng cho họ, cho họ đi tắt vào Đại Thừa.

    Kính !

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. The Following 2 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    colaihi (12-05-2016),hoatihon (07-18-2015)

  7. #64
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts

    Kính thưa các bạn !

    Nói đến Đại Thừa là nói đến 2 chữ "Độ Sinh" nhưng ở đây chúng ta chỉ nói "Hướng chúng sinh" là để tránh sự hiểu lầm tai hại.

    Bởi chỉ có những bậc Bồ tát đã chứng Ngã Không và Pháp Không mới chính danh Độ Sinh, còn kẻ phàm phu vô minh CÁI TÔI còn quá lớn, còn "sầm sầm một đống" thì gọi là độ mình chưa xong mà đi nói chuyện độ người, có là đi "phun nhả tà khí" thì có. Nhìn thấy cái gì cũng thiệt hết (từ chuyện xã hội văn hóa cho đến chuyện chính trị quân sự) dòm đâu cũng thấy CÓ THIỆT hết thì là "Bồ tượng" (con voi) chớ Bồ tát cái gì !

    nguoi ao lam xin chép lại đoạn Kinh Kim Cang này, chúng ta cùng đọc lại nhé :

    Phật cáo Tu-bồ-đề: “Chư Bồ Tát ma-ha-tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm: Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả.
    “Hà dĩ cố ? Tu-bồ-đề, nhược Bồ Tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ Tát.


    Nghĩa :

    Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sanh: hoặc sanh từ bào thai, hoặc sanh từ trứng, hoặc sanh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sanh ra, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng, ta đều độ cho nhập vào Vô dư Niết-bàn. Như vậy diệt độ vô số chúng sanh, nhưng thật không có chúng sanh nào được diệt độ.

    “Vì sao vậy? Tu-bồ-đề, nếu Bồ Tát có các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, thì chẳng phải là Bồ Tát
    .



    thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả.




    http://www.phatphapthuchanh.com/show...wfull=1#post42

    Nếu có một vị nào cho rằng "tôi đã Giác Ngộ", mà trong bụng thiệt còn có thấy CÓ TÔI GIÁC NGỘ, CÓ CHÚNG SINH MÊ LẦM CẦN ĐƯỢC ĐỘ, CÓ NHỮNG CHUYỆN THẾ GIAN CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT thì phải biết rằng : _ Cái giác ngộ của mình là "dỏm", mình đã tự lừa dối mình, và đang dối người.

    Đây là tội Đại Vọng Ngữ chắc chắn sẽ đi Địa Ngục, vì còn thấy thật có cõi đời với muôn vàn rối rắm thì sẽ thật thấy Địa Ngục mà thôi, vì còn thấy thật CÓ TA CHỨNG NGỘ thì sẽ được thấy thật có ta bị nhốt bị hình phạt mà không ra được.

    Người nào thật sự chứng Ngã Không thì Địa Ngục sẽ không nhốt được người VÔ NGÃ. Người nào thật chứng Pháp Không thì Địa Ngục cũng sẽ Không luôn, đây mới gọi là Giác Ngộ, mới gọi là Giải Thoát.

    Cho nên Kinh mới nói "diệt tận độ chúng sinh mà thiệt không có chúng sinh nào được độ"


    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 12-05-2016 lúc 10:16 AM
    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. The Following User Says Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoatihon (07-18-2015)

  9. #65
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Kính các đạo hữu !

    Thế nào là "hướng chúng sinh" ? Chúng sinh ở bên ngoài là một xã hội lộn xộn, nếu chúng ta chạy theo thì chừng nào mới xong, e rằng ta sẽ bị chúng sinh độ mà thôi.

    Thực ra là các chúng sinh ở trong lòng ta đó, mỗi một chúng ta đều có ngầm chứa chủng tử của 6 loại chúng sinh (Thiên, Nhân, Tu La, Súc sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục).

    Gì là chủng tử Thiên ? Đó là lòng thương người, đó là tánh ưa điều Thiện, đó là thích thanh thoát nhẹ nhàng, ......

    Gì là chủng tử Tu La ? Đó là tánh Sân giận dữ, tánh cang cường trung trực, tánh thà chết không khuất phục, tánh sẵn sàng chiến đấu tranh hơn thua, .......

    Gì là chủng tử Nhân ? Đó là tánh hiếu hòa, đó là tánh chuộng điều hay lẻ phải, đó là tánh kỹ cương, đó là tánh thương yêu đồng loại người thân, .......

    Gì là chủng tử Súc sinh ? Đó là tánh "ham ăn háo uống", đó là tánh ưa chuyện dâm dục, đó là tánh ích kỹ chỉ nghĩ cho mình sẵn sàng ăn nuốt kẻ khác hoặc đồng loại, ......

    Gì là chủng tử Ngạ Quỷ ? Đó là sự thèm thuồng quá độ, không bao giờ cảm thấy đủ, ăn cái nầy mơ cái khác, cả đời chĩ nghĩ đến chuyện ăn uống mà thôi, sẵn sàng làm tất cả để phục vụ cho cái miệng mà vẫn luôn cảm thấy thiếu, ......

    Gì là chủng tử Địa Ngục ? Đó là tâm hồn đen tối hắc ám, sự ngu si quá đổi, đừng hòng gì người khác nói phải nói trái, cái lỗ tai thì đã bịt lại rồi, tâm hồn này không thể nghĩ ngợi chuyện gì hết, sự tối tăm đã lên đến cùng cực, .......

    Sáu loại chủng tánh ấy có trong tất cả chúng ta, với người đã sanh Thiên thì chủng tử Thiên hoạt động mạnh, 5 loại chủng tử kia "ngủ Đông". Với người...........


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. The Following 2 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    hoatihon (07-18-2015),Thanh Trúc (12-05-2016)

  11. #66
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Với người đang ở cảnh giới Tu La, thì gọi là dòng pháp Tu La đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.

    Với người đang ở cảnh giới Nhân, thì gọi là dòng pháp Nhân đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.

    Với người đang ở cảnh giới Súc sinh, thì gọi là dòng pháp Súc sinh đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.

    Với người đang ở cảnh giới Ngạ Quỷ, thì gọi là dòng pháp Ngạ Quỷ đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.

    Với người đang ở cảnh giới Địa ngục, thì gọi là dòng pháp Địa ngục đang hoạt động mạnh, các dòng pháp kia đang yếu, đang lu mờ.

    Chúng ta đang ở cảnh giới Nhân (người), điều này không có nghĩa là chúng ta không có sự si mê tối tăm của Địa Ngục, có hết, trong chúng ta vẫn còn đủ 6 dòng pháp, nhưng tùy từng thời điểm dòng pháp này mạnh lên dòng pháp kia yếu đi. Ấy gọi là trong loài người cũng có thể phân làm sáu loại :

    Nhân Nhân, Nhân Thiên, Nhân Tu La, Nhân Súc sanh, Nhân Ngạ Quỷ, Nhân Địa Ngục.

    Nói điều này chỉ là để nói rằng "ĐỘ SINH LÀ ĐỘ CÁC DÒNG PHÁP TRONG TA". Khi trong lòng ta không còn các nhân Ác, thì gọi là Địa Ngục đã được độ xong, Ngạ Quỷ đã được độ xong, Súc sinh đã được độ xong (Các nhân Thiện cũng thế).

    Khi hành giả đã độ xong các pháp Ác trong ta thì làm gì ngoại cảnh có chuyện Ác ứng hiện. Đây là một điều rất thật vì TÂM SANH PHÁP, với phàm phu thì Tâm riêng Pháp riêng, với người Giác Ngộ thì TÂM PHÁP KHÔNG HAI.

    Bởi vậy Kinh Kim Cang nói : "Nếu Bồ tát còn thấy có mình độ chúng sinh, có chúng sinh được mình độ thì không phải là Bồ tát".

    ĐỘ ĐI, ĐỘ ĐI HÃY ĐỘ HẾT CHÚNG SINH (Phàm tâm) TRONG TÂM MÌNH ĐI.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  12. The Following 4 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    Admin (07-19-2015),cunconmocoi (01-20-2016),hoatihon (07-18-2015),Thanh Trúc (12-05-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •