chào nguoiaolam ! nói lòng vòng rốt cuộc cũng không đi đến đâu hết phải không ? Thành gì cũng chả thành gì ! Vậy "mèo lại hoàn mèo" rồi phải không ?
chào nguoiaolam ! nói lòng vòng rốt cuộc cũng không đi đến đâu hết phải không ? Thành gì cũng chả thành gì ! Vậy "mèo lại hoàn mèo" rồi phải không ?
Phóng bút đoạt nhân tâm, cuồng ngôn bình thiên hạ
hungmanh (07-06-2015),nguoi ao lam (07-03-2015)
Chào bạn ct-02 !
"Con đường Nhất Thừa là đây chăng ?"
Xin thưa, đây chỉ mới là "cái chân voi" chứ chưa phải là toàn thể con voi (mà nguoiaolam là một trong năm người mù đang sờ voi) :
Con đường Nhất Thừa là từ mà đức Phật đã dùng trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, với ẫn dụ :
_ Có đám trẻ nô đùa trong "căn nhà lửa", nói gì bọn chúng cũng không bỏ vào tai, Ông Trưởng giả mới la lên rằng : "Ở ngoài cổng, cha có rất nhiều đồ chơi, nào là xe dê, xe hươu, xe nai; các con hãy mau ra lấy mà chơi". Khi lũ trẻ đã an toàn bên ngoài rồi, ông Trưởng giả cho bọn chúng đứa nào cũng được xe trâu trắng _ giá trị hơn hết.
Quý bạn ơi ! đoạn Kinh văn trên muốn nói rằng : "Xe dê, xe hươu, xe nai chỉ là thuận hợp với tâm ý trẻ thơ của chúng ta. Ba xe dụ cho 3 Thừa (Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa), xe trâu trắng dụ cho Nhất Thừa Pháp Hoa _ tức con đường dẫn đến Chân Lý Tuyệt Đối".
Khi không mà nói đến Chân Lý Tuyệt Đối liền thì chúng ta "bỏ ngoài tai" mà thôi, cho nên đức Phật mới phương tiện, gợi ý một "điểm đến" gần gủi, đó là cái "mốc" : GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI.
Nhận ra MÌNH KHÔNG CÓ SINH TỬ LUÂN HỒI là đã vượt ra khỏi mấy chục tầng Trời rồi, đắc Niết Bàn an lạc, sướng quá rồi !
Nhưng, chặng này chỉ là thành tựu đầu tiên trên hành trình đến Chân Lý Tuyệt Đối mà thôi, đức Phật gọi là "Hoá thành" tức chỉ là trạm dừng chân _ nghỉ khoẻ rồi đi tiếp _ chứ nào có phải là điểm đến mà Phật muốn dẫn chúng ta đến đâu. (Mà chư vị A La Hán, hàng Nhị Thừa đã có 5000 vị tưởng rằng "Học Phật bao nhiêu đó đã đủ" bèn đứng dậy lạy Phật cáo lui.)
NHẤT THỪA ví như toàn thể con voi, CHỨNG VÔ NGÃ, ĐẮC NIẾT BÀN ví như chỉ mới biết được vành tai voi _ tức là một chi tiết nhỏ trên tổng thể _ có gì to tát lắm đâu. Hành trình Chân Lý hãy còn dài lắm.
Thật là đáng buồn, khi ngày nay có nhiều vị học lóm cái thuyết Vô Ngã, thấy mang máng cái KHÔNG TA rồi bèn "nói Thánh nói Tướng", "xem Trời bằng vung".
Giả sử Hành giả có thực chứng CÁI CHÂN LÝ VÔ NGÃ đi chăng nữa, cũng chỉ là "vết cây quào trên lưng voi" (so với Chân Lý Tuyệt Đối mà đức Phật muốn chúng ta Ngộ Nhập). Điều mà hành giả tưởng tri có gì to tát lắm đâu, sao lại : "Phóng bút đoạt nhân tâm. Cuồng ngôn bình thiên hạ" ?
Nhận rõ "bản lai diện mục" thì còn làm gì nữa?
Câu hỏi này xin hẹn Chiếu Thanh bài kế tiếp, vì nó là "khúc quanh" quan trọng, như bức ảnh đã minh hoạ :
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
Kính quý đạo hữu !
Với chúng ta thì vị A La Hán _ bậc đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ bậc đã thoát ngoài 6 cõi _ bậc đã an trụ Hữu Dư Y Niết Bàn _ là vị Thánh tôn quý (Ứng Cúng); nhưng đối với đức Phật thì những vị nhận ra Bản Thể Tâm rồi cứ theo đó mà nhập Niết Bàn (không làm gì nữa) là điều đáng trách.
Bởi như đứa con lâu nay lưu lạc trong rừng rậm Malaysia bây giờ lần mò tìm về quê cha đất tổ, về tới ải Đồng Quan thấy cột mốc (quốc giới) ghi chữ VIỆT NAM, mừng rỡ khóc oà "Tôi đã về Việt Nam được rồi", người ấy cất một cái chòi tranh ở lại tại đó, cho là mình đã về tới Việt Nam rồi. Thật đáng thương !
Lại nữa ví như người đi tìm đảo Châu Báu, chèo thuyền ra đảo Phú Quý, đến nơi nhặt được một vài viên Kim Cương (do những người vượt biên làm rớt lại), liền cho rằng "tôi đã đến được đảo Châu Báu".
Trong Kinh Pháp Hoa có ví dụ về "gả cùng tử" được nhận vào làm tôi tớ giúp việc linh tinh trong nhà ông Trưởng giả, đã lấy làm mãn nguyện (vì từ nay đã có chỗ ăn chỗ ngủ chỗ làm việc). Không đâu, Ông Trưởng Giả muốn trao hết gia tài lại cho kẻ lang thang kia, nhưng hiện tại ý chí phấn đấu vươn lên của hắn quá cùn lụt, hắn chỉ mong có chỗ ăn chỗ ngủ là đã vừa bụng rồi.
Cái mà đức Phật muốn truyền trao cho chúng ta là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, chớ không phải chỉ là nhận ra "chủ nhân ông" _ Bản Lai Diện Mục.
Cho nên trong Kinh Pháp Hoa đức Phật quở hàng Nhị Thừa tự đủ dữ lắm, đức Phật gọi những vị ấy là "chồi khô mộng lép".
Nếu ai thấy Bản Thể Tâm cũng nhàm chán thế gian để nhập Niết Bàn thì đạo Phật sẽ dần "tuyệt giống" mà thôi, những chúng sinh chưa thấy Chân Lý sẽ mãi ở trong "đêm dài mộng tưởng" mà không ai đánh thức.
Thử ai có hỏi Vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm : "Ông có biết hết Phật pháp chăng ?" Trả lời : "Không, mà biết hết để chi ? tôi không cần biết hết, tôi chỉ biết rằng : tôi hạnh phúc ở chỗ riêng, Trời không hay đất không biết, Diêm Vương muốn kiếm tôi thì không thấy tôi ở đâu hết, Tử thần thì tôi đã vĩnh biệt ổng rồi !"
Thử ai có hỏi Vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm : "Ông có thể tuỳ ý cứu độ chúng sinh hay không ? Ông có bất lực khi thấy chúng sinh đau khổ mà không có cách nào cứu được hay không ?" Vị ấy trả lời : "Chúng sinh Nhân nào Quả nấy, tôi không thể can thiệp gì được, ai có duyên lành đến với tôi thì tôi dạy cho một ít, rồi sau đó thành hay bại là do phước nghiệp của kẻ ấy, tôi không có trách nhiệm gì nữa".
Các bạn cũng thấy đó vị A La hán hãy còn lù mù rất nhiều nhưng không quan tâm, các Ngài chỉ nắm lấy điểm then chốt, căn bản của Phật pháp là chứng Vô Ngã, còn ngoài ra các Ngài KHÔNG CẦN BIẾT.
Các bạn cũng thấy đó vị A La hán hãy còn nhiều bất lực trong việc độ sinh, nhưng các Ngài cho là Nghiệp chướng của chúng sinh là vậy, "ai làm nấy hưởng" (ai không chịu làm chịu tu thì chết đừng có than).
Mà đức Phật thì muốn chư vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm hãy dũng mãnh đứng lên đi tiếp, điều mà họ chứng biết chỉ mới là "đến cửa" chứ nào phải trọn vẹn đâu.
Đức Phật thì muốn chư vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm hãy Phát Bồ Đề Tâm _ tức là phát tâm học Phật cho đến TOÀN GIÁC, tức là phát tâm TẬN ĐỘ CHÚNG SINH.
Những vị Phát Bồ Đề Tâm thì không nhập Niết Bàn, mà là nhập thế, nguyện đi tiếp trên con đường đầy sạn sỏi chông gai, nguyện dấn thân vào những ngóc ngách u trầm của nhân thế để tìm diệu dược, nguyện chấp nhận khổ cực đau thương để hoá giải màng vô minh đang dầy đặc nơi chốn luân hồi.
Đây là những vị TÂN PHÁT Ý BỒ TÁT, đây là những vị BỒ TÁT SƠ PHÁT TÂM.
Đây là khúc quanh quan trọng trên đường học Phật, trước đây để tìm học đạo, hành giả sống tiêu cực (lánh phồn hoa, tìm tịch tỉnh thanh vắng, .....), bây giờ hành giả quay trở lại SỐNG TÍCH CỰC, không ngại khó, không ngại ồn, không ngại rắc rối, không ngại phiền não nhiễu nhương, hành giả đã quay ngoắc lại 180 độ.
Đức Phật đã nói rồi "Gò nổng không thể mọc hoa sen, chỉ có bùn lầy mới làm sen tươi tốt", đây là định hướng của Con đường Đại Thừa vậy.
Kính !
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
hungmanh (07-06-2015),lavinhcuong (07-05-2015),nguoidien (07-05-2015),Phúc Hạnh (07-05-2015)
Kính nguoiaolam !
Con đang muốn tìm hỏi về Phát Bồ Đề Tâm, cám ơn Người đã nói, xin Người triễn khai thêm.
Cám ơn.
hungmanh (07-06-2015),nguoi ao lam (07-05-2015)
Chào người bạn mới !
Kính quý đạo hữu !
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu khái quát về đạo Phật xong _ chúng ta đã đến cửa chùa (Không môn) _ và chúng ta quyết định đi tiếp vào Chánh điện.
Thưa các bạn ! Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm rộng lớn :
_ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".
_ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,
_ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,
_ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH,
_ Nguyện HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.
Phát Bồ Đề Tâm (PBDT) là điều kiện tất yếu, chính thức nhận Học Nhân vào Trường Phật Học.
PBDT là phương tiện đưa những vị A La Hán, Bích Chi trở lại đúng hướng Phật đạo.
PBDT cho phép những chúng sinh chưa trải qua những quả vị Tu Đà Hoàn,Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán vẫn có thể ghi tên vào trường Phật Học.
PBDT được chư Phật tán thán, rờ đầu thọ ký.
PBDT có thể ở bất kỳ nơi nào _ trang nghiêm hay không trang nghiêm, có Tăng Bảo chứng minh hay không Tăng Bảo chứng minh _ chỉ cần phát tâm tín hướng và thành tâm phát nguyện.
Như một dấu ấn vô hình "đóng" trên trán hành giả, dấu ấn này sẽ theo mãi với hành giả đời đời kiếp kiếp, chừng nào "thoả Nguyện" thì dấu ấn này mới "tan".
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
Người điên này rất khâm phục 1 bậc chân tu như Bác Nguoiaolam. Rất mong vì lòng từ bi mà bác giảng giải thêm về chủ đề Phát bồ đề tâm. Vì theo nguoidien này chủ đề này là cái gốc căn bản của đạo Phật, là sự quyết định đến thành tựu tu tập của một hành giả.
Chia sẻ bên lề. Về lý thuyết bác nói đến cửa không môn rồi mới bước vào chánh điện mới phát bồ đề tâm, nhưng thực tế người điên này thấy nếu một hành giả chưa phát bồ đề tâm thì chưa thể bước vào cửa không môn mà ngược lại rơi vào trạng thái chấp pháp, chấp không và dễ dàng đi lạc mà trong tâm cứ nghĩ là ta chứng ngộ, ta có thành tựu. Vì thế, bác triển khai chủ đề này sẽ mang lại tất cả lợi lạc cho tất cả mọi người từ sơ cơ hay thâm nhập sâu vào con đường Phật pháp. Lợi lạc cho tất cả chúng sanh không thể nghĩ bàn. Đang hóng hớt lót dép ngồi chờ đợi bác triển khai. nguoidien này chờ đợi cái chủ đề này đã lâu hôm nay được bác ngỏ ý triển khai nên vui mừng lắm, hí hửng vào comment bài viết của bác liền. A di đà Phật!
Người điên này cầu cho mười phương chư Phật, chư Bồ tát gia hộ cho thân tâm bác an lạc, pháp thể khinh an để bác tiếp tục tưới những giọt nước cam lồ mưa pháp trên những mảnh đất khô cằn hạn hán đầy vô minh. Thành tâm kính lễ Bác.
A di đà Phật.
minhdinh (07-07-2015)
Hihi nguoidien, không phải sợ, không phải dính mắc,
Không dính mắc vào sự đúng sai tất cả sự biện giải tranh cãi, không dính mắc vào tranh thái hỷ lạc khinh an.
Đều do tâm mình mà ra nên không cần thiết phải để ý mạo phạm hay không
Kính
minhdinh (07-07-2015)
Nếu nguoidien muốn nghe thêm thì N/q xin thêm :
Thưa các bạn ! Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm rộng lớn :
_ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".
_ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,
_ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,
_ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH,
_ Nguyện HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.
1. _ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".
Thưa các bạn, tâm ý của chúng ta luôn xao động, luôn bất nhất, có những người hôm nay rất là tinh tấn dũng mãnh, nhưng ngày mai "xả y, bỏ giới" quay ra gian hùng hết biết thì chuyện này vẫn đã xảy ra.
Có những vị sau khi nhận ra CÁI VÔ NGÃ của mình, vị ấy thấy cõi đời ô trọc, chúng sinh nghiệp chướng nhiều, nói không nghe, khuyên chẳng được, bèn tìm chỗ vắng nhập Diệt Tận Định.
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Dẫu cho xác thân nát, dẫu cho thế giới mất, Nguyện (theo mãi với chúng sinh để độ sinh) vẫn còn".
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Thuấn Nhã Đa tánh khả tiêu vong, Thước ca ra tâm vô động chuyển"
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Chừng nào còn một chúng sinh chưa thành Phật, hành giả còn mãi hành Bồ tát Hạnh".
Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ Đề _ Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật".
Vì rằng trên hành trình Học Phật sẽ có lúc khi chứng ngộ Vô Ngã, hành giả sẽ an trụ Hữu Dư Y Niết Bàn mà không đi tiếp.
Vì rằng trên hành trình Học Phật sẽ có lúc hành giả chứng ngộ Pháp Không, lúc đó không thấy có gì là thật cả, hành giả sẽ dừng đứng, không biết sẽ làm gì.
Cho nên phải Nguyện "theo gót chân Phật đến tận cùn Trời cuối đất", đồng nghĩa với "khi tất cả Pháp đều Không, Nguyện này vẫn Có".
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
minhdinh (07-07-2015)
2. _ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,
Một đại phương tiện trong Phật pháp đó là lòng Từ Bi mà hành giả phải học, thông thường chúng ta chỉ thương mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ cho mình, ngay cả khi thật tâm đi tìm đạo, chúng ta cũng muốn giải nghi cho mình, thành công chứng đắc cho mình.
Chúng ta hầu như không có ai vì xúc động trước cảnh đời đau khổ của những chúng sinh khác mà quyết lòng tìm Chân Lý để giải khổ nạn cho muôn loài như Thái Tử Tất Đạt Ta xưa.
Đó là một khuyết điểm của người tu Phật. Khuyết thì sao ? Thì bổ khuyết chứ sao ? Hãy tập mở rộng lòng ra khi nhìn chung quanh, ở đây người nghèo đói, bệnh tật đang rên siết, hãy thả lòng rung động cảm xúc sâu xa với niềm đau nỗi khổ của người khác, hãy xúc động trước nỗi sợ hãi của trẻ thơ, hãy đau cái đau của con vật đang bị giết.
Từ niềm xúc cảm sâu xa ấy hãy phát tâm "Tôi nay được có phước được đủ ăn đủ mặc đủ tay chân nguyện tìm đạo cứu khổ cho muôn loài, ngày nào tìm được đạo, tôi sẽ tận lực truyền giảng Chân Lý cho mọi người đều được thoát khổ được vui như tôi, nếu ngày nào còn thấy có người khổ đau thì tôi chưa thể yên ngồi nơi chánh vị".
Lòng Từ Bi là một đại phương tiện tất yếu, không có nó hành giả sẽ thiếu động lực để kiên nhẫn dò dẫm trên hành trình thiên nan vạn nan tìm Chân Lý.
Sự thử thách, Ma chướng rất nhiều, càng tu càng khó. Nghịch khảo thì dễ biết, dễ qua; nhưng thuận khảo thì khó thấy, khó vượt qua, vì nó là Tâm Ma trong lòng hành giả, lâu nay nó ngủ yên, tu rồi thì nó thức dậy, nó vùng vẫy thiên hình vạn trạng; phần nhiều người tu rơi rớt vì thuận khảo.
Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.
minhdinh (07-07-2015)
Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)