Thức uẩn : Nếu bị các sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn chi phối thì nó sẽ biến thành thức uẩn không phải là thức như thật thức. Như vậy, thức như thật thức đó chính là đoạn diệt sự chồng lấp của thức uẩn trong thức. Đây cũng chính là chuyển thức thành trí, là sự nhìn nhận từ thấy nghe hay biết 5 giác quan của như lý tác ý ( thành sở tác trí ) cho ra chánh tri, chánh kiến và lúc này chẳng còn trở lại thức nữa. Nhiều người, cho rằng cứ nắm lấy niệm niệm tương tục mà chuyển thức thánh trí, đó là sai lầm, cứ 1 chút là thức tức chúng sanh rối chút trí tức Phật, cứ tương tục mãi như thế thành Phật có nghĩa gì ? khi mà tí chúng sanh rồi tí Phật.
Do đó, người kiến tánh hay thấy tánh < thấy nghe hay biết> đều giống người bình thường cả, biết tất cả sắc thanh hương vị xúc pháp như người bình thường, nhưng cái nghĩa không phân biệt bây giờ nó mới đúng nghĩa của không phân biệt.
Nhiều người tưởng tri rằng, nhìn con Gà mà chẳng cho đó là con Gà là sai, sự tưởng tri hoàn toàn lệch lạc, dối người dối mình. Người kiến tánh vẫn phân biệt được thiện ác xấu đẹp, nhưng họ là người vô sự, cái nghĩa của vô sự là chẳng dính mắc, đi trong sắc thanh hương vị xúc pháp mà chẳng bị sắc thanh hương vị xúc pháp cuộc hạng.
Nhiều người cho rằng, cái nghĩa của vô sự là bịt mắt, bịt tai, để tránh trần cấu, thì cho là tịnh tướng đã được lập thì đồng với kiến tánh, như thế là sai lầm? vì đó là kháng tâm mà quán tịnh, chẳng phải chơn tịnh, chư Phật, chư Bồ tát các ngài là chơn tịnh, cái tịnh không bị trói buộc, vô ngại tự tại, đây là cái tịnh chơn thường của tự tánh Phật, không phải cái tịnh của kháng tâm mà trụ tịnh, rồi sanh tướng tịnh, lập tất cả công phu để có tịnh, mà bị tịnh trói. Kháng được tâm thì cho rằng tịnh, tí hết kháng tâm được thì hết tịnh, vậy tịnh kiểu này vô nghĩa, rồi lại tinh tinh lịch lịch trong cái tịnh tướng, sanh tướng chướng đạo, một niệm vô minh vẫn hoàn nguyên vô minh.
Như vậy, kiến tánh là cái nhìn từ thấy nghe hay biết trong suốt nhất, chẳng có ái thủ trong đó, để thấy rỏ điều này tôi xin dẫn chứng kinh Phật để chỉ ra:
Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :
Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:
- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.
- Nay là không phải thời, này Bāhiya! Ông không thấy là Như Lai đang đi trì bình khất thực đó sao?
- Con thấy, bạch Thế Tôn! Nhưng mạng sống của đức Thiện Thệ và mạng sống của chính con không biết là nó sẽ xảy ra lúc nào. Bởi vậy, mong Thế Tôn thuyết pháp cho con nghe.
Như thế, đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:
“- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau:
Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy (ý nói không có bản ngã của ông ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó)! Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.
Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Đức Phật rời chân không bao lâu thì nghe tin có một con bò điên đã húc chết lão bà-la-môn già, ngài bảo với chư vị tỳ-khưu:
Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!
Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!