DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/7 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 66
  1. #21
    MẦM Avatar của Vô danh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    19
    Thanks
    117
    Thanked 45 Times in 17 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoi ao lam Xem bài viết
    Kính chào quý đạo hữu !

    [ Xin chú ý CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói khác với CÁI BỊ BIẾT mà vodanh hiểu. Phải chăng với vodanh : Đối tượng của CÁI BIẾT là CÁI BỊ BIẾT ? Phải chăng với vodanh CÁI BIẾT là chủ thể, là hữu tình; còn CÁI BỊ BIẾT là đối tượng (đối trọng, đối tác, ...) là vô tri ??? ]

    CÁI BỊ BIẾT mà nguoiaolam nói vẫn là chủ thể, là cái THỨC (hay Thần Thức).


    Kính nguoiaolam !

    Như bác nói : theo vodanh, đối tượng của cái biết chính là cái bị biết, cái biết là chủ thể hữu tình, còn cái bị biết là đối tượng (đối trong, đối tác...) nhưng không hẳn là vô tri. Vì cái bị biết bao gồm chính ta: thân thể của ta (bao gồm cả mắt mũi tai....), cảm xúc của ta, ý nghĩ của ta...
    Tuy nhiên vodanh có thể biết cảm xúc của mình từ đâu ra, chứ suy nghỉ của mình từ đâu ra thì chịu, không thể biết nó từ đâu ra....Cái bị biết gồm cả chủ thể nhưng chỉ tới mức cảm xúc. Còn cái chủ thể sinh ra ý nghĩ như thế nào thì chịu. Đây là điểm mù của vodanh. Cái tự biết vodanh không mắm bắt được.
    Khoa học ngày nay có thể giúp những người mù có trải nghiệm về sự thấy, họ quay phim cảnh vật và chuyển thành tín hiệu điện, truyển vào cơ quan cảm thụ sau điểm vàng, tín hiệu truyền lên não và người mù có trải nghiệm của sự thấy, như vậy tính thấy và con mắt không phải là một. Tuy nhiên tính thấy là như thế nào thì chưa được rõ.
    Vì ý nghĩ sinh ra như thế nào, cái gì sinh ra ý nghĩ vodanh không hiểu được nên đề tài này đến đây đành đứng nhìn chứ không có ý kiến gì.

    Kính!

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Vô danh For This Useful Post:

    Admin (06-25-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-25-2015)

  3. #22
    MẦM Avatar của ct-02
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    10
    Thanks
    51
    Thanked 27 Times in 7 Posts
    Kính nguoiaolam !

    CT tự thấy mình mình rất là non kém so với nhiều vị trong D Đ, nói chi đến Pháp Phật.
    Để cùng tìm hiểu, CT xin được thưa thốt:
    Bác viết : nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC.
    Theo CT thì:
    Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
    Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành

    Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...

    Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.

    CT, nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.

    Kính.

  4. The Following 5 Users Say Thank You to ct-02 For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),minhquang (06-30-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),nguoi ao lam (06-25-2015),Thanh Trúc (06-26-2015)

  5. #23
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi ct-02 Xem bài viết
    Kính nguoiaolam !

    CT tự thấy mình mình rất là non kém so với nhiều vị trong D Đ, nói chi đến Pháp Phật.
    Để cùng tìm hiểu, CT xin được thưa thốt:
    Bác viết : nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC.
    Theo CT thì:
    Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
    Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành

    Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...

    Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.

    CT, nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.

    Kính.
    Cám ơn những quan kiến rất hay của ct-02 !

    Bài phát biểu của C/T làm cho nguoiaolam liên tưởng đến một bài thơ trong Thiền sử :

    “Nhạn quá trường không.
    Ảnh trầm hàn thủy.
    Nhạn vô di tích chi ý.
    Thủy vô lưu ảnh chi tâm”


    (Chim bay ngang trời,
    bóng chìm đáy nước.
    Chim không cố ý để lại dấu trong nước,
    Nước cũng chẳng quan tâm ghi lại bóng chim)


    Nếu quả thật C/T có ý nghĩ đó "như tấm gương trong sáng, có ảnh thì hiện, không hình cũng chẳng sao" thì chuyện này ta hãy tạm gát lại, vì chưa phải lúc để bàn sâu vào chuyện này.

    Bây giờ cho nguoiaolam hỏi ct-02 câu này nhé :

    _ Giả sử điện thoại di động của C/T đã bị "bệnh nặng" (rất nhiều lỗi), C/T định thay cái máy mới, tiền thì đã sẵn (chỉ chưa đi mua mà thôi). Bây giờ có một tin nhắn rác xuất hiện, hỏi vậy ct-02 có cần thiết "save" hay xóa nó không ?

    Mến !

    Lần sửa cuối bởi Admin; 06-26-2015 lúc 10:13 AM
    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. The Following 6 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    ct-02 (06-27-2015),cunconmocoi (06-26-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-28-2015),minhquang (06-30-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015)

  7. #24
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Quote Nguyên văn bởi ct-02 Xem bài viết
    Kính nguoiaolam !


    Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...

    Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.

    ct-02 nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.

    Kính.




    Kính !

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  8. The Following 7 Users Say Thank You to Thanh Trúc For This Useful Post:

    ct-02 (06-27-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-28-2015),minhquang (06-30-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),nguoi ao lam (06-26-2015),Thế Hùng (06-27-2015)

  9. #25
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    Quote Nguyên văn bởi ct-02 Xem bài viết
    Kính nguoiaolam !

    CT tự thấy mình mình rất là non kém so với nhiều vị trong D Đ, nói chi đến Pháp Phật.
    Để cùng tìm hiểu, CT xin được thưa thốt:
    Bác viết : nguoiaolam gọi chung những tri thức _ cái biết này _ là CÁI BỊ BIẾT, tức là BIẾT có điều kiện _ sự tiếp xúc tương tác giữa lục căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và lục trần (sắc thinh hương vị xúc pháp) mà sinh ra, nhà Phật gọi là THỨC.
    Theo CT thì:
    Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
    Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành

    Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...

    Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.

    CT, nói không biết có đúng không, xin được lời chỉ giáo Giáo nghĩa Đại Thừa.

    Kính.
    Chào ct-02 ! Có phải bạn cho rằng :

    _ Trong 12 nhân duyên (Vô minh - Hành - Thức - Danh Sắc - Lục nhập - Xúc - Thọ - Ái - Thủ - Hữu - Sanh - Lão Tử) như một sợi dây xích có 12 khoen liên tục kết nối, không đầu không đuôi, vì chúng làm nhân làm duyên cho nhau để thêu dệt nên vòng Sinh Tử Luân Hồi bất tận; bây giờ chúng ta chỉ cần phá vở một mắt xích "Hành" tức là nhìn ngó ghi nhận sự việc mà không "lưu trử" (save); thì sợi xích liền bị đứt đoạn, vô hiệu hoá chăng ?

    Liệu có thật như vậy chăng ? Rằng chỉ cần "không lưu trử" gì thêm là hành giả đã chứng ngộ vô ngã rồi chăng ? Hay là "một sự trống rỗng vô nghĩa" mà Ý Thức (CÁI BỊ BIẾT) vẫn còn nguyên vẹn ở đó ?

    Người chứng ngộ vô ngã là người biết rõ rằng "mình chỉ là khách trọ" tối đến xin ở trọ rồi sáng lại đi, cớ sao lại lo cho cái nền gạch bẫn hay không bẫn, gương mờ với gương trong ?

    (Giai đoạn này chỉ mới nói người chứng ngộ Vô Ngã, chưa nói đến vị "hành Nguyện độ sinh").

    Mến !

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. The Following 6 Users Say Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    ct-02 (06-27-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-28-2015),minhquang (06-30-2015),Ngọc Tuấn (06-27-2015),Thế Hùng (06-27-2015)

  11. #26
    MẦM Avatar của ct-02
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    10
    Thanks
    51
    Thanked 27 Times in 7 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thanh Trúc Xem bài viết




    Kính !
    Đó chỉ là "Dục như ý túc".
    Giống như một người dùng cưa mà muốn cưa núi Tu Di ra làm hai, một người dùng thùng bự nhất có thể tát cạn nước biển, chứ nói gì chuyện làm đứt xích, hay chặt đứt sên.

    Nhưng Phật lại dạy "Thủ diệt tức hửu diệt, hửu diệt tức ái diệt, ái diệt tức sanh diệt, sanh diệt tức lảo bịnh tử diệt, lảo bịnh tử diệt tức vô minh diệt,..." để làm gì?

    Theo CT là :
    1/ Để làm mõng dần, làm cạn dần nghiệp lực của chúng sanh.
    2/ Quá trình hành là quá trình "lột xác" từ phàm thành Thánh, đỉnh cao là A La Hán.
    3/ Chỉ có chúng sanh mỏng nghiệp lực, hoặc hàng Thánh mới có thể dự vào nhất thừa pháp của Phật.

    Kính.


  12. The Following 5 Users Say Thank You to ct-02 For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-28-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-28-2015),Thế Hùng (06-27-2015)

  13. #27
    CHỒI Avatar của Thế Hùng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    57
    Thanks
    200
    Thanked 90 Times in 26 Posts
    Kính bác nguoiaolam !

    Con có đọc đoạn văn bản này của Đại Đức Rahula trong quyển "Đức Phật đã dạy những gì ?" :

    Trước khi thực sự đi vào vấn đề Vô ngã, ta nên có một ý niệm sơ qua về luật duyên khởi. Nguyên tắc của lý thuyết này được tóm tắt trong một công thức gồm 4 dòng:

    Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti).
    Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati).
    Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).
    Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)[3].

    Theo nguyên tắc điều kiện tính, tương đối tính và tính hỗ tương tùy thuộc ấy, sự tiếp tục của đời sống và sự chấm dứt của nó được giải thích trong một công thức chi tiết gọi là duyên khởi, (nghĩa là sự sinh khởi có điều kiện hay duyên) gồm 12 yếu tố:

    1- Vô minh (làm) duyên (cho) hành (những hoạt động cố ý hay nghiệp) (avijjàpaccayà samkhàvà).

    2- Hành (làm) duyên (cho) thức (samkhàrapaccayà vinnànam).

    3- Thức (làm) duyên (cho) danh sắc (những hiện tượng tâm lý và vật lý) (Vinnànapaccayà nàmarùpam).

    4- Danh sắc (làm) duyên (cho) lục nhập (5 giác quan và ý thức) (Nàmarùpapaccayà salàyatanam).

    5- Lục nhập (làm) duyên (cho) xúc (động chạm, tiếp xúc) (salàyatanapaccayà phasso).

    6- Xúc (làm) duyên (cho) thọ (cảm giác) (phassapaccayà vedanà).

    7- Thọ (làm) duyên (cho) ái (khao khát ham muốn) (vedanàpaccayàtanhà).

    8- Ái (làm) duyên (cho) thủ (bám víu, giữ lấy) (Tanhapaccayà upàdànam).

    9- Thủ (làm) duyên (cho) hũu (quá trình sinh ra và trở thành) (upàdànapaccayà bhavo).

    10- Hữu (làm) duyên (cho) sinh (sự sống, sinh ra) (Bhavapaccayà jàti).

    11- Sinh (làm) duyên (cho)

    12- Lão (già) tử (chết) ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn) (Jàtipaccayà jaràm maranam).

    Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:

    Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.

    Cần nhớ rõ một điều rằng mỗi yếu tố trên đây đều vừa là nhân vừa là quả, nó vừa bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna), và vừa làm điều kiện cho (paticcasamuppàda)[4]. Bởi thế chúng đều là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau, không có cái gì là tuyệt đối hay biệt lập, do đó mà Phật giáo không công nhận có "nguyên nhân đầu tiên" như ta đã thấy trước kia[5]. Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích[6].


    Con thắc mắc : Không biết đảo ngược công thức là làm sao ? Vì lý do nào đảo ngược lại chấm dứt được quá trình ? Trong khi câu cuối lại nói " Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích"

    Kính !
    Đời người như giấc mộng con,
    Trăm năm một thoáng, có còn chi đâu !

  14. The Following 5 Users Say Thank You to Thế Hùng For This Useful Post:

    ct-02 (06-27-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-28-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-28-2015)

  15. #28
    HOA Avatar của Thanh Mai
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.948
    Thanks
    594
    Thanked 287 Times in 173 Posts


    Kính các bác, các anh chị !
    Con mới vào diễn đàn, xin phép góp một bài hát.
    Để thư giãn một chút, con xin cho phép đăng một bản nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài Cát Bụi, hình như tác giả cũng muốn nói TA CHẲNG LÀ CÁI GÌ HẾT !






    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 07-01-2018 lúc 08:21 AM

  16. The Following 5 Users Say Thank You to Thanh Mai For This Useful Post:

    ct-02 (06-27-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-28-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-28-2015)

  17. #29
    MẦM Avatar của ct-02
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    10
    Thanks
    51
    Thanked 27 Times in 7 Posts
    Lấy ví dụ về Thức (thành lập như thế nào).
    Tai ta nghe một đoạn nhạc, âm thứ 1 cho ra "thức 1" âm thứ 2 cho "thức 2" ... thứ "n" cho "thức n", nhạc hay, vì bởi là một chuổi kết hợp những "thức 1" + "thức 2" + "thức 3"+...+ "thức n" ... thành giai điệu , chứ thật ra tự nó "thức n" chẳng có gì là hay cả. Khi nào bạn đánh đờn chỉ một âm duy nhất bất kỳ (thức n) và nghe thử xem có "hay" không?
    Và "cái hay" (hoặc dở) là THỨC UẨn.

    Dỉ nhiên, thức uẩn còn có nhiều cách thành lập khác. Chúng ta cùng nhận xét một đoạn văn sau.

    Thức uẩn : Nếu bị các sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn chi phối thì nó sẽ biến thành thức uẩn không phải là thức như thật thức. Như vậy, thức như thật thức đó chính là đoạn diệt sự chồng lấp của thức uẩn trong thức. Đây cũng chính là chuyển thức thành trí, là sự nhìn nhận từ thấy nghe hay biết 5 giác quan của như lý tác ý ( thành sở tác trí ) cho ra chánh tri, chánh kiến và lúc này chẳng còn trở lại thức nữa. Nhiều người, cho rằng cứ nắm lấy niệm niệm tương tục mà chuyển thức thánh trí, đó là sai lầm, cứ 1 chút là thức tức chúng sanh rối chút trí tức Phật, cứ tương tục mãi như thế thành Phật có nghĩa gì ? khi mà tí chúng sanh rồi tí Phật.

    Do đó, người kiến tánh hay thấy tánh < thấy nghe hay biết> đều giống người bình thường cả, biết tất cả sắc thanh hương vị xúc pháp như người bình thường, nhưng cái nghĩa không phân biệt bây giờ nó mới đúng nghĩa của không phân biệt.

    Nhiều người tưởng tri rằng, nhìn con Gà mà chẳng cho đó là con Gà là sai, sự tưởng tri hoàn toàn lệch lạc, dối người dối mình. Người kiến tánh vẫn phân biệt được thiện ác xấu đẹp, nhưng họ là người vô sự, cái nghĩa của vô sự là chẳng dính mắc, đi trong sắc thanh hương vị xúc pháp mà chẳng bị sắc thanh hương vị xúc pháp cuộc hạng.

    Nhiều người cho rằng, cái nghĩa của vô sự là bịt mắt, bịt tai, để tránh trần cấu, thì cho là tịnh tướng đã được lập thì đồng với kiến tánh, như thế là sai lầm? vì đó là kháng tâm mà quán tịnh, chẳng phải chơn tịnh, chư Phật, chư Bồ tát các ngài là chơn tịnh, cái tịnh không bị trói buộc, vô ngại tự tại, đây là cái tịnh chơn thường của tự tánh Phật, không phải cái tịnh của kháng tâm mà trụ tịnh, rồi sanh tướng tịnh, lập tất cả công phu để có tịnh, mà bị tịnh trói. Kháng được tâm thì cho rằng tịnh, tí hết kháng tâm được thì hết tịnh, vậy tịnh kiểu này vô nghĩa, rồi lại tinh tinh lịch lịch trong cái tịnh tướng, sanh tướng chướng đạo, một niệm vô minh vẫn hoàn nguyên vô minh.

    Như vậy, kiến tánh là cái nhìn từ thấy nghe hay biết trong suốt nhất, chẳng có ái thủ trong đó, để thấy rỏ điều này tôi xin dẫn chứng kinh Phật để chỉ ra:

    Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :

    Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:

    - Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

    - Nay là không phải thời, này Bāhiya! Ông không thấy là Như Lai đang đi trì bình khất thực đó sao?

    - Con thấy, bạch Thế Tôn! Nhưng mạng sống của đức Thiện Thệ và mạng sống của chính con không biết là nó sẽ xảy ra lúc nào. Bởi vậy, mong Thế Tôn thuyết pháp cho con nghe.

    Như thế, đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:

    “- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
    Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy
    (ý nói không có bản ngã của ông ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó)! Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.

    Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

    Đức Phật rời chân không bao lâu thì nghe tin có một con bò điên đã húc chết lão bà-la-môn già, ngài bảo với chư vị tỳ-khưu:

    Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!

    Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!

  18. The Following 4 Users Say Thank You to ct-02 For This Useful Post:

    Gia Bảo (07-01-2015),minhdinh (06-28-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-28-2015)

  19. #30
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Thế Hùng

    ....
    Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:

    Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.

    Cần nhớ rõ một điều rằng mỗi yếu tố trên đây đều vừa là nhân vừa là quả, nó vừa bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna), và vừa làm điều kiện cho (paticcasamuppàda)[4]. Bởi thế chúng đều là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau, không có cái gì là tuyệt đối hay biệt lập, do đó mà Phật giáo không công nhận có "nguyên nhân đầu tiên" như ta đã thấy trước kia[5]. Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích[6].


    Con thắc mắc : Không biết đảo ngược công thức là làm sao ? Vì lý do nào đảo ngược lại chấm dứt được quá trình ? Trong khi câu cuối lại nói " Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích"

    Kính !
    Chào bạn Thế Hùng,

    Trong khi chờ đợi bác Nguoiaolam giải thích câu hỏi của bạn,minhdinh không kìm được xin tham gia thảo luận câu hỏi này của bạn vì đây là phần minhdinh có thể nói là "thích" nhất trong các giáo lý của Đạo Phật.

    Như bạn đã biết, lý Duyên Khởi nổi tiếng với bốn câu kệ trên,chỉ cần với bốn câu như vậy thôi là giáo lý của Đức Phật đã bao trùm và vượt lên tất cả các triết lý,tư tưởng của những vị khác,nó thậm chí bao trùm lên cả Khoa học nữa.

    Cái này có thì cái kia có
    Cái này không thì cái kia không
    Cái này sanh thì cái kia sanh
    Cái này diệt thì cái kia diệt

    Bốn câu kệ này chính là tiêu biểu cho lý tưởng Trung Đạo mà Đức Phật đã tìm ra trong quá trình giác ngộ.Nó chỉ cho ta thấy rõ mối liên kết,sự tương hỗ,sự liên quan,sự tương tác của mọi sự vật và hiện tượng trên đời này.Từ vũ trụ vô cùng cho đến các hạt vật chất nhỏ nhất,từ những tư tưởng "phàm phu" cho đến những ý nghĩ của các Bậc Giải Thoát.Tất cả đều có liên quan và tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại,cùng phát triển.Ví như có Ta Bà thì phải có Tịnh Độ,có Vọng Tâm thì phải có Chân Tâm,có Vô minh thì mới có Giải thoát,có phàm phu thì mới có Phật tánh...Những cái đó không phải là tư tưởng Nhị Nguyên mà đó chính là tư tưởng Trung Đạo vậy.Không có bất kỳ một sự vật-hiện tượng nào tự nhiên mà hình thành,tự nhiên mà tồn tại được một mình cả,tất cả đều có sự liên quan,tác động qua lại,là NHÂN_QUẢ của nhau,là Duyên Khởi của nhau.Chính vì thế mà Đức Phật mới nói : Trùng trùng Duyên Khởi.

    Đó chính là cái vòng tuần hoàn lập đi lập lại bất tận ở bất cứ nơi nào,bất cứ thời gian nào.Nó không có điểm khởi đầu và kết thúc.Đó là qui luật,là NHÂN-QUẢ.

    Công thức rất đơn giản :

    Vì Vô minh(sinh)-->Hành -->Thức -->Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Luân Hồi

    Bây giờ,nếu muốn thoát khỏi Luân Hồi,thoát khỏi Sinh Tử thì chỉ cần làm ngược lại,tức là :

    Vì Vô minh(diệt) --> Hành -->Thức --> Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Giải Thoát

    Nói đơn giản là như vậy cho dễ hình dung.Tức là nếu Vô minh không sinh ra thì một chuỗi những cái quả phía sau cũng không sinh ra.Hay có thể nói nếu ta diệt được Vô Minh thì tự nhiên chuỗi quả phía sau cũng bị diệt."Cái này sanh thì cái kia sanh,cái này diệt thì cái kia diệt" là vậy.

    Và nó là một vòng tròn là vì :

    Vì Vô minh(sinh)-->Hành -->Thức -->Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Luân Hồi --> Vô minh(sinh) --> ....-->Luân Hồi...

    Vì Vô minh(diệt) --> Hành -->Thức --> Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Giải Thoát -->Vô minh(diệt) --> ... -->Giải Thoát ...

    Đó chính là một vòng tuần hoàn bất tận,không có điểm khởi đầu và kết thúc.Cũng như vật chất cũng vậy,vật chất chịu sự vô thường do Thành-trụ-hoại-không,đó cũng là một vòng tuần hoàn bất tận,cứ sinh ra rồi lại diệt,diệt rồi lại sinh ra.

    Ngày nay,các nhà Khoa học đã chứng minh vũ trụ của chúng ta được sinh ra từ một vụ nổ Big Bang.Và câu hỏi mà các nhà Khoa học đang thắc mắc,đang tìm kiếm là : trước Big Bang thì là gì ?

    Hơn hai ngàn năm trước Đức Phật đã giải thích rất rõ :


    Cái này Có thì cái kia Có

    Cái này Không thì cái kia Không

    Cái này Sanh thì cái kia Sanh

    Cái này Diệt thì cái kia Diệt.


    Thân.

  20. The Following 5 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    ct-02 (07-03-2015),Gia Bảo (07-01-2015),minhquang (06-30-2015),nguoi ao lam (06-28-2015),Thanh Trúc (07-02-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •