Phúc Hạnh (08-05-2016)
Dạ, con xin đối chiếu bản Hán văn và bản Hán Việt từ trang rongmotamhon.net :
何 知心為根本。 答。 楞伽 經云 。 心生即種種法生。 心滅
hà tri tâm vi căn bản ? đáp : Lăng Già Kinh vân "Tâm sinh tức chủng chủng pháp sinh, Tâm diệt
即種種法滅。 維摩經云 。 欲得淨土。 當淨其心。 隨其心
tức chủng chủng pháp diệt". Duy Ma Kinh vân "dục đắc Tịnh độ đương tịnh kì Tâm. tùy kì Tâm
淨。 即佛土淨。 遺教經云 。 但 制 心一 處。 無事 不辦。 經云 。
tịnh tức Phật độ tịnh. Di Giáo Kinh vân "đãn chế tâm nhất xứ vô sự bất biện". Kinh vân
聖人求心不求佛。 愚人求佛不求心。 智人調心不調
"Thánh nhân cầu Tâm bất cầu Phật, ngu nhân cầu Phật bất cầu Tâm; trí nhân điều Tâm bất điều
身。 愚人調身不調心。 佛名經云 。 罪從心生。 還從心滅。
thân, ngu nhân điều thân bất điều Tâm". Phật Danh Kinh vân "tội tùng Tâm sinh, hoàn tùng Tâm diệt
故知善惡. 一 切皆由自心。 所以 心為根本也。 若求解
cố tri thiện ác nhất thiết giai do tự Tâm. Sở dĩ Tâm vi căn bản dã, nhược cầu giải
脫者。 先須識根本。 若不達此理。 虗費功 勞 。 於外相求。
thoát giả, tiên tu Thức căn bản, nhược bất đạt thử lí, hư phí công lao, ư ngoại tướng cầu,
無有是處。 禪門經云 。 於外相求。 雖經劫 數。 終不能成。
vô hữu thị xứ. Thiền Môn Kinh vân "ư ngoại tướng cầu, tuy kinh kiếp số, chung bất năng thành,
於內覺觀。 如一 念頃。 即證菩提。
ư nội giác quan, như nhất niệm khuể, tức chứng Bồ đề.
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
chimvacgoidan (07-31-2016),Hoàng Mai (07-31-2016),lavinhcuong (11-07-2021)
lavinhcuong (11-07-2021)
(*)
Dụ như minh giám trung tuy vô tượng, năng kiến nhất thiết tượng.
Hà dĩ cố ? Vi minh giám vô tâm cố, học nhân nhược tâm vô sở nhiễm, vọng tâm bất sinh,
ngã sở tâm diệt, tự nhiên thanh tịnh, dĩ thanh tịnh cố, năng sinh thử kiến.
喻如明鑑中雖無像 。能見一 切像 。
何 以 故。為明鑑無心故。學人若心無所染 妄心不生。
我所心滅。自然清淨。以 清淨故。能生此見。
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
gaiden (08-19-2016)
– Khi có tiếng là có nghe, khi không tiếng lại được nghe chăng?
– Cũng nghe.
– Khi có tiếng là từ tiếng có nghe, khi không tiếng làm sao được nghe?
– Nay nói nghe chẳng luận có tiếng không tiếng. Vì sao? Vì tánh nghe thường hằng. Khi có tiếng liền nghe, khi không tiếng cũng nghe.
– Người nghe như thế là ai?
– Là tánh nghe của mình, cũng gọi là người biết nghe.
-----------------
vấn : hữu thanh thời tức hữu văn, vô thanh thời hoàn đắc văn phủ ?
đáp : diệc văn !
vấn : hữu thanh thời tùng hữu văn, vô thanh thời vân hà đắc văn ?
đáp : kim ngôn văn giả bất luận hữu thanh vô thanh. Hà dĩ cố ? vi văn tính thường cố, hữu thanh thời tức văn, vô thanh thời diệc văn.
vấn : như thị văn giả thị thùy ?
đáp : thị tự tính văn diệc danh tri giả văn.
---------------
問。有聲時。即有聞。無聲時。還得 否 ?
答。亦聞。
問。有聲 時。從有聞。無聲時。云 何 得 ?
答。今言聞者。不論有聲 無聲。何 以 故。為聞性常故。有聲時即聞。無聲 亦聞。
問。如是聞者是誰 ?
答。是自性聞。亦名知者聞。
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
– Nói lấy Trí làm Dụng, thế nào là Trí?
– Biết hai tánh không tức là giải thoát. Biết hai tánh chẳng không, thì không được giải thoát. Ấy gọi là Trí, cũng gọi là rõ tà chánh, cũng gọi hiểu Thể Dụng. Hai tánh không là Thể, biết hai tánh không là giải thoát. Lại không sanh nghi gọi là Dụng. Nói hai tánh không là chẳng sanh tâm có không, lành dữ, yêu ghét vậy.
*
– Môn này từ đâu mà vào?
– Từ bố thí ba-la-mật mà vào.
– Phật nói sáu pháp ba-la-mật (đến bờ kia hay được cứu kính) là hạnh của Bồ-tát, tại sao ở đây chỉ nói riêng bố thí ba-la-mật thì đâu thể đầy đủ mà được vào?
– Người mê không biết năm độ kia (trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ) đều nhân bố thí mà sanh. Chỉ tu bố thí thì sáu pháp đều đầy đủ.
– Bố thí vật gì?
– Bố thí là bỏ hai tánh.
– Thế nào là hai tánh?
– Bố thí là bỏ tánh thiện ác, bố thí là bỏ tánh có không, tánh yêu ghét, tánh không chẳng không, tánh định chẳng định, tánh tịnh bất tịnh, tất cả đều cho bỏ hết thì được hai tánh không. Nếu khi được hai tánh không, cũng chẳng được khởi tưởng hai tánh không, cũng chẳng được khởi nghĩ tưởng có bố thí, tức là chân thật hành bố thí ba-la-mật, cũng gọi là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt, tức là tất cả pháp tánh không ấy vậy. Pháp tánh không là tất cả chỗ không tâm. Nếu khi được tất cả chỗ không tâm là không có một tướng có thể được. Vì sao? Vì Tự tánh không, nên không một tướng có thể được. Không một tướng có thể được là tướng thật. Tướng thật là tướng Như Lai diệu sắc thân. Kinh Kim Cang nói: “Lìa tất cả các tướng gọi là chư Phật.” (*)
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
chimvacgoidan (08-08-2016)
– Phật nói sáu ba-la-mật, tại sao nay chỉ nói một, cho là đầy đủ, xin nói nguyên nhân một gồm đủ sáu pháp?
– Kinh Tư Ích nói: “Ngài Võng Minh gọi Phạm thiên nói: Nếu Bồ-tát bỏ tất cả phiền não gọi là Bố thí ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ dính mắc gọi là Trì giới ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ xâm phạm gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật. Nơi các pháp lìa tướng gọi là Tinh tấn ba-la-mật. Nơi các pháp không có chỗ trụ gọi là Thiền định ba-la-mật. Nơi các pháp không hí luận (nói trò đùa vô nghĩa) là Trí tuệ ba-la-mật.” Đó gọi là sáu pháp. Nay nói sáu pháp này chẳng khác, vì tóm lược pháp thứ nhất là bỏ, thứ hai là không khởi, thứ ba là không niệm, thứ tư là lìa tướng, thứ năm là không trụ, thứ sáu là không hí luận. Sáu pháp như thế, tùy việc phương tiện tạm đặt tên, chớ đến chỗ diệu lý thì không hai không khác. Chỉ biết một bỏ thì tất cả đều bỏ, không khởi thì tất cả đều không khởi. Trên đường mê lầm không khế hội ắt cho có sai khác. Người ngu mắc kẹt trong pháp số, nên trôi lăn mãi trong sanh tử. Bảo cho các người học đạo, chỉ tu pháp Bố thí là tròn đầy muôn pháp, huống là năm pháp mà chẳng đủ sao? (*)
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
lavinhcuong (08-09-2016),muabuon (08-09-2016)
– Tam học đẳng dụng, cái gì là tam học? Thế nào là đẳng dụng?
– Tam học là giới định tuệ.
– Nghĩa giới định tuệ thế nào?
– Thanh tịnh không nhiễm là Giới. Biết tâm chẳng động, đối cảnh vắng lặng là Định. Khi biết tâm chẳng động mà chẳng sanh tưởng chẳng động, khi biết tâm thanh tịnh mà chẳng sanh tưởng thanh tịnh, cho đến thiện ác đều hay phân biệt, mà ở trong ấy không nhiễm, được tự tại, ấy gọi là Tuệ.
Nếu khi biết thể của giới định tuệ đều không thể được, thì không phân biệt, là đồng một thể, ấy gọi là tam học đẳng dụng. (*)
*
– Nếu khi tâm trụ tịnh, chẳng phải chấp tịnh sao?
– Khi được trụ tịnh, mà chẳng khởi tưởng trụ tịnh, ấy là không chấp tịnh.
– Tâm khi trụ không, chẳng phải chấp không chăng?
– Nếu khởi tưởng không, gọi là chấp không.
– Nếu khi tâm được trụ chỗ không trụ, chẳng phải chấp chỗ không chỗ trụ sao?
– Chỉ cái khởi tưởng không là không có chỗ chấp. Nếu ông muốn thấu rõ, hiểu được tâm không có chỗ trụ, thì khi ngồi ngay thẳng chỉ biết tâm, chớ suy nghĩ tất cả vật, tất cả thiện ác đều chớ suy nghĩ, vì việc quá khứ đã đi rồi, chớ suy nghĩ, thì tâm quá khứ tự bặt, gọi là không việc quá khứ. Việc vị lai chưa đến, chớ mong chớ cầu, thì tâm vị lai tự bặt, gọi là không việc vị lai. Việc hiện tại đã hiện tại, đối tất cả việc chỉ biết không chấp, không chấp là chẳng khởi tâm yêu ghét, thì tâm hiện tại bặt, gọi là không việc hiện tại.(**) Không nhiếp thuộc ba thời, cũng gọi không ba thời. Nếu khi tâm khởi đi thì chớ theo đi, tâm đi tự bặt. Nếu khi tâm khởi đứng cũng chớ theo đứng, tâm đứng tự bặt. Ấy là tâm không trụ, là trụ chỗ không trụ vậy. Nếu tự biết rõ ràng khi trụ nơi trụ, chỉ có vật trụ cũng không có chỗ trụ, cũng chẳng không chỗ trụ.
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
Nếu tự biết rõ ràng tâm chẳng trụ tất cả chỗ, gọi là rõ ràng thấy được Bản tâm, cũng gọi là rõ ràng thấy tánh vậy. Chỉ cái tâm chẳng trụ tất cả chỗ ấy, tức là tâm Phật, cũng gọi là tâm giải thoát, tâm Bồ-đề, tâm vô sanh, sắc tánh không. Kinh nói: “chứng vô sanh pháp nhẫn” đó vậy.
Nếu ông khi chưa được như thế, phải cố gắng! Cố gắng! Cần dụng công thêm, khi công thành thì tự hội. Nói hội, là tất cả chỗ không tâm, ấy là hội. Nói không tâm là không cái tâm giả chớ chẳng phải không Tâm chân. Tâm giả là tâm yêu ghét. Tâm chân thật là tâm không yêu ghét. Chỉ không tâm yêu ghét thì hai tánh không. Hai tánh không thì tự nhiên giải thoát.
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
lamebay (08-11-2016)
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)