DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/20 ĐầuĐầu 123412 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 191
  1. #11
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Hoài Nhượng
    __________________________________________________ ______________________________________


    2. THIỀN SƯ HOÀI NHƯỢNG

    ở Nam Nhạc - (677-744)


    Người sau vì kính trọng Sư nên lấy chỗ ở mà gọi hiệu là Nam Nhạc.

    Sư họ Đỗ, quê ở Kim Châu, sanh ngày mùng tám tháng tư đời Đường niên hiệu Nghi Phụng năm thứ hai (677 T.L.). Được muời lăm tuổi, Sư theo Luật sư Hoàng Cảnh ở chùa Ngọc Tuyền đất Kinh Châu xuất gia.

    Sau khi thọ giới cụ túc, Sư học tập tạng Luật. Một hôm, Sư tự than: “Phàm người xuất gia phải vì pháp vô vi, trên trời và nhân gian không gì hơn được!”

    Bạn đồng học là Thản Nhiên biết Sư có chí cao siêu, khuyên Sư cùng đi đến yết kiến Hòa thượng Huệ An ở Tung Sơn. Hòa thượng An chỉ dạy và sau bảo Sư đến Tào Khê tham vấn Lục tổ Huệ Năng.

    Sư đến Tào Khê, Tổ hỏi:- Ở đâu đến?

    Sư thưa:- Ở Tung Sơn đến.

    Tổ hỏi:- Vật gì đến?

    Sư thưa:

    - Nói in tuồng một vật tức không trúng.

    - Lại có thể tu chứng chăng?

    - Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.

    - Chính cái không nhiễm ô này là chỗ hộ niệm của chư Phật, ngươi đã như thế, ta cũng như thế. Tổ Bát-nhã-đa-la ở Tây thiên có lời sấm rằng: “Dưới chân ngươi sẽ xuất hiện NHẤT MÃ CÂU (con ngựa tơ) đạp chết người trong thiên hạ. Ứng tại tâm ngươi chẳng cần nói sớm.”

    Sư hoát nhiên kế hội. Từ đây, Sư ở hầu hạ Tổ ngót mười lăm năm.


  2. #12
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Hoài Nhượng
    __________________________________________________ ______________________________________



    Đời Đường niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai (713 T.L.), Sư đến Hoành Nhạc (dãy núi liên tục) ở chùa Bát-nhã.

    Có vị Sa-môn ở viện Truyền pháp hiệu Đạo Nhất hằng ngày ngồi thiền. Sư biết đó là pháp khí (người hữu ích trong Phật pháp) bèn đi đến hỏi:

    - Đại đức ngồi thiền để làm gì?

    Đạo Nhất thưa:- Để làm Phật.

    Sau đó, Sư lấy một cục gạch đêán trên hòn đá ở trước am Đạo Nhất ngồi mài. Đạo Nhất thấy lạ hỏi:

    - Thầy mài gạch để làm gì?

    Sư đáp:

    - Mài để làm gương.

    - Mài gạch đâu có thể thành gương được?

    - Ngồi thiền đâu có thể thành Phật được?

    - Vậy làm thế nào mới phải?

    - Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải? đánh trâu là phải?

    Đạo Nhất lặng thinh, Sư nói tiếp:

    - Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không có tướng nhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia.

    Đạo Nhất nghe Sư chỉ dạy như uống đề-hồ, lễ bái hỏi:

    - Dụng tâm thế nào mới hợp với vô tướng tam-muội?

    Sư bảo:

    - Ngươi học pháp môn tâm địa như gieo giống, ta nói pháp yếu như mưa móc, nếu duyên ngươi hợp sẽ thấy đạo này.

    - Đạo không phải sắc tướng làm sao thấy được?

    - Con mắt pháp tâm địa hay thấy được đạo, Vô tướng tam-muội cũng lại như vậy.

    - Có thành hoại chăng?

    - Nếu lấy cái thành hoại tụ tán mà thấy đạo là không thể thấy đạo. Nghe ta nói kệ:

    Tâm địa hàm chư chủng

    Ngộ trạch tức giai manh

    Tam-muội hoa vô tướng

    Hà hoại phục hà thành?


    Dịch:

    Đất tâm chứa các giống

    Gặp ướt liền nảy mầm

    Hoa tam-muội không tướng

    Nào hoại lại nào thành?


    Đạo Nhất nhờ khai ngộ tâm ý siêu nhiên, theo hầu Sư suốt mười năm, mỗi ngày càng nhận sâu lý đạo.



  3. #13
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Hoài Nhượng
    __________________________________________________ ______________________________________



    Đệ tử nhập thất gồm có sáu người. Sư ấn khả rằng:

    - Sáu người các ngươi đồng chứng thân ta, mỗi người khế hội một phần:

    Người được chân mày ta, giỏi về oai nghi là Thường Hạo.

    Người được mắt ta, giỏi về ngó liếc là Trí Đạt.

    Người được tai ta, giỏi về nghe lý là Thản Nhiên.

    Người được mũi ta, giỏi về biết mùi là Thần Chiếu.

    Người được lưỡi ta, giỏi về đàm luận là Nghiêm Tuấn.

    Người được tâm ta, giỏi về xưa nay là Đạo Nhất.

    Sư lại bảo:

    - Tất cả các pháp đều từ tâm sanh, tâm không chỗ sanh, pháp không thể trụ. Nếu đạt tâm địa việc làm không ngại, không phải thượng căn dè dặt chớ nói. (Nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh, tâm vô sở sanh, pháp vô sở trụ. Nhược đạt tâm địa sở tác vô ngại, phi ngộ thượng căn nghi thận từ tai.) *

    Có vị Đại đức đến hỏi Sư:

    - Như gương đúc tượng, sau khi tượng thành không biết cái sáng của gương đi về chỗ nào?

    Sư bảo:

    - Như Đại đức tướng mạo lúc trẻ thơ hiện thời ở đâu?

    - Tại sao sau khi thành tượng không chiếu soi?

    - Tuy không chiếu soi, nhưng dối y một điểm cũng chẳng được.



  4. #14
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Hoài Nhượng
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sau Đạo Nhất đi giáo hóa ở Giang Tây, Sư hỏi chúng:

    - Đạo Nhất vì chúng thuyết pháp chăng?

    Chúng thưa:

    - Đã vì chúng thuyết pháp.

    - Sao không thấy người đem tin tức về?

    Chúng lặng thinh.

    Sư bèn sai một vị Tăng đi thăm. Trước khi đi, Sư dặn:

    - Đợi khi y thượng đường (lên thuyết pháp) chỉ hỏi “làm cái gì”. Y trả lời, nhớ ghi những lời ấy đem về đây.

    Vị Tăng đi thăm làm đúng như lời Sư đã dặn. Khi trở về, vị Tăng thưa:

    - Đạo Nhất nói: “Từ loạn Hồ sau ba mươi năm, chưa từng thiếu tương muối.”

    Sư nghe xong gật đầu.

    --------------

    Đến ngày mười một tháng tám, đời Đường niên hiệu Thiên Bảo năm thứ ba (744 T.L.) Sư viên tịch tại Hoành Nhạc, thọ sáu mươi bảy tuổi.

    Vua sắc ban hiệu là Đại Huệ Thiền sư, tháp hiệu Thắng Luân.



  5. #15
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Huyền Giác
    __________________________________________________ ______________________________________



    3. THIỀN SƯ HUYỀN GIÁC

    Ở Vĩnh Gia-(665 - 713)


    Sư họ Đới, quê ở Vĩnh Gia Ôn Châu, xuất gia từ thuở nhỏ. Sư xem khắp ba tạng Kinh, trí đức viên mãn, trụ trì chùa Hưng Long. Sư tinh thâm về pháp môn Chỉ Quán của Đại sư Trí Khải ở núi Thiên Thai, trong bốn oai nghi lúc nào cũng khế hợp thiền quán. Thấy cạnh chùa dưới sườn núi có cảnh đẹp, Sư bèn xuống cất một Thiền am, lưng tựa ngọn núi xanh, hông kề dòng suối trong. Sư sống một đời thanh đạm, không hề nghĩ đến việc thế tục.

    Sư nhân xem kinh Duy-ma phát minh được tâm địa. Gặp đệ tử của Lục Tổ là Thiền sư Huyền Sách, hai bên nói chuyện nhau đều thích hợp chư Tổ. Huyền Sách hỏi:

    - Nhân giả đắc pháp nơi thầy nào?

    Sư đáp:

    - Tôi nghe trong các kinh luận Phương Đẳng mỗi vị đều có thầy trò trao truyền. Sau xem kinh Duy-ma ngộ được Tâm tông, mà chưa có người chứng minh.

    Huyền Sách bảo:

    - Từ đức Phật Oai Âm Vương về trước, không có thầy chứng minh thì được. Từ đức Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy tự ngộ đều là ngoại đạo thiên nhiên.

    Sư nói:- Xin nhân giả vì tôi chứng minh.

    Huyền Sách bảo:

    - Lời nói tôi nhẹ lắm. Ở Tào Khê có Lục Tổ Đại sư bốn phương học giả tụ họp về thọ pháp, nếu nhân giả muốn đi thì tôi cùng với. Sư bèn theo Huyền Sách đi đến Tào Khê.



  6. #16
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Huyền Giác
    __________________________________________________ ______________________________________



    Đến nơi, Sư tay cầm tích trượng vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi:

    - Phàm Sa-môn phải đủ ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến, mà sanh đại ngã mạn như vậy?

    Sư thưa:- Sanh tử là việc lớn, vô thường quá nhanh.

    Tổ bảo:- Sao không ngay nơi đó thể nhận lấy vô sanh, liễu chẳng mau ư?

    Sư thưa:- Thể tức vô sanh, liễu vốn không mau.

    Tổ khen:- Đúng thế! đúng thế!

    Lúc đó đại chúng nghe nói đều ngạc nhiên. Sư bèn đầy đủ oai nghi lễ tạ Tổ. Chốc lát sau Sư xin cáo từ.

    Tổ bảo:- Trở về quá nhanh!

    Sư thưa:- Vốn tự không động thì đâu có nhanh.

    Tổ bảo:- Cái gì biết không động?

    Sư thưa:- Ngài tự phân biệt.

    Tổ bảo:- Ngươi được ý vô sanh rất sâu.

    Sư thưa:- Vô sanh có ý sao?

    Tổ bảo:- Không ý, cái gì biết phân biệt?

    Sư thưa:- Phân biệt cũng không phải ý.

    Tổ khen:- Lành thay! lành thay!

    Sư ở lại đây một đêm để hỏi thêm đạo lý. Sáng hôm sau, Sư cùng Huyền Sách đồng xuống núi trở về Ôn Giang. Thời nhân gọi Sư là Nhất Túc Giác (một đêm giác ngộ).

    Từ đây về sau, học chúng bốn phương tìm đến tham vấn Sư thật đông. Sư được tặng hiệu là Chơn Giác Đại sư.

    Đời Đường niên hiệu Tiên Thiên thứ hai (713 T.L.) ngày mười bảy tháng mười, tại viện riêng ở chùa Hưng Long, Sư ngồi vui vẻ thị tịch, thọ bốn mươi chín tuổi. Vua sắc ban là Vô Tướng Đại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.

    Tập Chứng Đạo Ca và Thiền Tông Ngộ Tu Viên Chỉ do Sư trước tác, sau này môn đồ là Ngụy Tinh làm Thích sử Khánh Châu, góp lại làm thành mười thiên gọi là Vĩnh Gia Tập.



  7. #17
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Bổn Tịnh
    __________________________________________________ ______________________________________



    4. THIỀN SƯ BỔN TỊNH

    (? - 761)

    Sư họ Trương, quê ở Ráng Châu, xuất gia từ thuở bé. Sau Sư đến tham học với Lục tổ Huệ Năng được Tổ truyền tâm. Sư từ giã Tổ, tìm đến núi Tư Không ở chùa Vô Tướng, chuyên ở nơi đây tu hành.

    Đời Đường niên hiệu Thiên Bảo năm thứ ba (744 T.L.) vua Huyền Tông sai Trung sứ Dương Quang Đình vào núi cắt dây thường xuân. Dương Quang Đình tình cờ gặp được thất của Sư. Đình lễ bái thưa:

    - Đệ tử mộ đạo đã lâu, cúi xin Hòa thượng từ bi tóm tắt chỉ dạy.

    Sư bảo:

    - Người nghiên học Thiền tông trong thiên hạ đều hội về Kinh sư (kinh đô vua), thiên sứ nên trở về triều thưa hỏi là đầy đủ. Bần đạo ở gọp núi cạnh khe không có chỗ dụng tâm.

    Quang Đình thiết tha khóc lóc lễ lạy.

    Sư bảo:

    - Thôi! Chớ lễ bần đạo. Thiên sứ vì cầu Phật hay vì hỏi đạo?

    Đình thưa:

    - Đệ tử trí thức tối tăm chưa biết Phật với Đạo nghĩa ấy thế nào?

    Sư bảo:

    - Nếu muốn cầu Phật, tức tâm là Phật. Nếu muốn hội Đạo, không tâm là Đạo.

    - Thế nào tức tâm là Phật?

    - Phật nhân tâm mà ngộ, tâm do Phật được bày. Nếu ngộ không tâm thì Phật cũng chẳng có.

    - Thế nào không tâm là Đạo?

    - Đạo vốn không tâm, không tâm gọi là Đạo. Nếu rõ không tâm thì không tâm tức là Đạo vậy.

    Quang Đình đảnh lễ tin nhận.

    Trở về triều, Quang Đình tâu hết việc trong núi cho vua nghe. Vua ban sắc lệnh sai Quang Đình đi thỉnh Sư. Ngày mười ba tháng chạp, Sư theo sứ về đến đế đô, Vua thỉnh ở chùa Bạch Liên.



  8. #18
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Bổn Tịnh
    __________________________________________________ ______________________________________



    Đến ngày rằm tháng hai năm sau, Vua mời hết những danh Tăng và các người học Phật uyên bác đến nội đạo tràng (đạo tràng trong cung) cùng Sư xiển dương Phật lý.

    Khi ấy, có Thiền sư Viễn lên tiếng hỏi Sư:

    - Nay đối Thánh thượng để xét lường tôn chỉ, cần phải hỏi thẳng, đáp thẳng, không cần dùng nhiều lời. Như chỗ thấy của Thiền sư lấy gì làm đạo?

    Sư đáp:- Không tâm là đạo.

    Viễn hỏi:- Đạo nhân tâm mà có, đâu được nói không tâm là đạo?

    Sư đáp:

    - Đạo vốn không tên, nhân tâm có đạo. Tâm và tên nếu có thì đạo không rỗng suốt. Tột tâm đã không thì đạo nương đâu mà lập? Cả hai đều là giả danh.

    Viễn hỏi:- Thiền sư thấy thân tâm là đạo rồi chăng?

    Sư đáp:- Sơn tăng thân tâm xưa nay là đạo.

    Viễn hỏi:

    - Vừa nói không tâm là đạo, giờ lại nói thân tâm xưa nay là đạo, đâu không trái nhau?

    Sư đáp:

    - Không tâm là đạo, tâm mất đạo không, tâm đạo nhất như nên nói không tâm là đạo. Thân tâm xưa nay là đạo, đạo cũng vốn là thân tâm, thân tâm vốn đã là không, đạo cũng không tột nguồn chẳng có.

    Viễn hỏi:- Xem hình thể Thiền sư rất nhỏ đâu thể hội được lý này?

    Sư đáp:

    - Đại đức chỉ thấy tướng Sơn tăng, chẳng thấy được không tướng của Sơn tăng. Thấy tướng là chỗ thấy của Đại đức, kinh nói “phàm có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức ngộ được đạo kia”. Nếu lấy tướng cho là thật thì cùng kiếp không thể ngộ đạo.

    Viễn bảo:- Nay thỉnh Thiền sư ở trên tướng nói không tướng.

    Sư đáp:

    - Kinh Tịnh Danh nói: “Bốn đại không chủ, thân cũng không ngã, chỗ thấy không ngã, cùng đạo tương ưng.” Đại đức nếu cho tứ đại có chủ là ngã, nếu thấy có ngã thì cùng kiếp không thể hội đạo.

    Viễn nghe nói thất sắc lặng lẽ rút lui.



  9. #19
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Bổn Tịnh
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sư có bài kệ:

    Tứ đại vô chủ phục như thủy

    Ngộ khúc phùng trực vô bỉ thử

    Tịnh uế lưỡng xứ bất sanh tâm

    Ủng quyết hà tằng hữu nhị ý

    Xúc cảnh đản tợ thủy vô tâm

    Tại thế tung hoành hữu hà sự.


    Dịch:

    Bốn đại không chủ cũng như nước

    Dù gặp cong ngay chẳng kia đây

    Hai nơi nhơ sạch tâm không sanh

    Thông bít chưa từng có hai ý

    Xúc cảnh chỉ như nước không tâm

    Ở thế tung hoành nào có việc?


    Một đại như thế, bốn đại cũng vậy. Nếu rõ bốn đại không chủ tức ngộ không tâm. Nếu rõ không tâm tự nhiên hợp đạo.



  10. #20
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa (Tập 1)
    Thiền sư Bổn Tịnh
    __________________________________________________ ______________________________________



    Thiền sư Minh Chí hỏi:

    - Nếu nói không tâm là đạo, ngói gạch không tâm cũng ưng là đạo? Thân tâm xưa nay là đạo, tứ sanh thập loại đều có thân tâm cũng ưng là đạo?

    Sư đáp:

    - Đại đức nếu hiểu bằng vào thấy nghe hiểu biết thì cùng đạo khác xa, tức là người cầu thấy nghe hiểu biết, không phải là người cầu đạo. Kinh nói: “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý...”. Sáu căn còn không, thấy nghe hiểu biết nương đâu mà lập. Cùng tột gốc nguồn chẳng có thì chỗ nào còn tâm? Đâu không đồng với cỏ cây ngói gạch.

    Minh Chí lặng thinh thối lui.

    Sư có bài kệ:

    Kiến văn giác tri vô chướng ngại

    Thanh hương vị xúc thường tam-muội

    Như điểu không trung chỉ ma phi

    Vô thủ vô xả vô tắng ái

    Nhược hội ứng xứ bản vô tâm

    Thủy đắc danh vi Quán Tự Tại.


    Dịch:

    Thấy nghe hiểu biết không chướng ngại

    Tiếng mùi vị chạm thường tam-muội

    Như chim trong không mặc tình bay

    Không thủ không xả không thương ghét

    Nếu hội mỗi nơi vốn không tâm

    Mới được tên là Quán Tự Tại.




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 4 người đọc bài này. (0 thành viên và 4 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •