DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 17/20 ĐầuĐầu ... 71516171819 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 161 tới 170 của 191
  1. #161
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Thần Tán
    __________________________________________________ ______________________________________



    38. THIỀN SƯ THẦN TÁN


    Sư quê ở Phước Châu, xuất gia tại chùa Đại Trung quận nhà. Sau, Sư đi hành khước gặp Bá Trượng Hoài Hải chỉ dạy được khai ngộ.

    Sư trở về quê, bổn sư hỏi:

    - Ngươi rời ta đi các nơi, đã được sự nghiệp gì?

    Sư thưa:- Hoàn toàn không có sự nghiệp.

    Bổn sư sai hầu hạ như trước.

    *

    Một hôm, nhân bổn sư tắm, bảo Sư kỳ đất. Sư bèn vỗ vào lưng bổn sư nói:

    - Chỗ điện Phật đẹp mà Phật chẳng thánh.

    Bổn sư xoay đầu ngó lại.

    Sư nói tiếp:

    - Phật tuy chẳng thánh vẫn hay phóng quang.

    *

    Lại một hôm, bổn sư ngồi trong cửa sổ xem kinh, có con ong chui đầu vào tấm giấy dán ở cửa sổ tìm lối ra. Sư trông thấy nói:

    - Thế giới thênh thang như thế mà chẳng chịu ra, dùi đầu vào giấy cũ biết năm nào ra được?

    Sư liền nói bài kệ:

    Không môn bất khẳn xuất

    Đầu song dã thái si

    Bách niên tán cổ chỉ

    Hà nhật xuất đầu thì?


    Dịch:

    Cửa không chẳng chịu ra

    Quá ngu chui cửa sổ

    Giấy cũ trăm năm dùi

    Ngày nào dùi được phủng?




  2. #162
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts

  3. #163
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Thần Tán
    __________________________________________________ ______________________________________



    Bổn sư để kinh xuống hỏi:

    - Ngươi đi hành khước gặp người nào, ta trước sau nghe ngươi nói lời dị thường?

    Sư thưa:

    - Con nhờ ơn Hòa thượng Bá Trượng chỉ dạy được chỗ thôi dứt, nay muốn đáp lại đức từ bi.

    Bổn sư bèn bảo chúng đến giờ trai, thỉnh Sư thuyết pháp. Sư lên tòa đề cao môn phong của Bá Trượng, nói:

    - Linh Hòa ngọc sáng quang riêng chiếu vượt khỏi căn trần, bày hiện chân thường chẳng câu nệ văn tự. Tâm tánh không nhiễm vốn tự viên thành, chỉ lìa vọng duyên tức như như Phật.

    Bổn sư nghe câu này liền cảm ngộ, bảo:

    - Có khi nào Lão tăng nghe được việc tột thế này!

    *

    Sau, Sư đến trụ trì tại chùa Cổ Linh, giáo hóa đồ chúng được mấy trăm. Sắp tịch, Sư cạo tóc tắm gội bảo đánh chuông, gọi chúng dặn:

    - Cả thảy các ngươi có biết chánh định không tiếng tăm chăng?

    Chúng thưa:- Chẳng biết.

    Sư bảo:- Các ngươi lắng nghe chớ có suy nghĩ riêng.

    Chúng đều lắng nghe. Sư an nhiên thị tịch.



  4. #164
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Vô Ngôn Thông
    __________________________________________________ ______________________________________



    39. THIỀN SƯ VÔ NGÔN THÔNG

    (? - 826)


    Sư họ Trịnh, quê ở Quảng Châu, xuất gia tại chùa Song Lâm xứ Vũ Châu. Tánh Sư điềm đạm ít nói mà thông minh, nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông.

    Sư lễ Phật, có một Thiền khách hỏi:- Tọa chủ lễ đó là cái gì?

    Sư đáp:- Là Phật.

    Thiền khách bèn chỉ tượng Phật hỏi:- Cái này là Phật gì?

    Sư không đáp được.

    Đến tối, Sư y phục chỉnh tề đến lễ Thiền khách, thưa:

    - Hôm nay Thầy hỏi, tôi chưa biết ý chỉ thế nào?

    Thiền khách hỏi:- Tọa chủ được mấy hạ?

    Sư thưa:- Mười hạ.

    Thiền khách bảo:- Đã từng xuất gia chưa?

    Sư càng thêm mờ mịt.

    Thiền khách khuyên Sư đồng đến tham học với Mã Tổ. Đi đến Giang Tây nghe tin Mã Tổ đã tịch, bèn đến yết kiến Bá Trượng Hoài Hải.

    *

    Một hôm, trong giờ tham vấn, có vị Tăng hỏi Bá Trượng:

    - Thế nào là pháp môn đốn ngộ của Đại thừa?

    Bá Trượng đáp:

    - Đất tâm nếu không, mặt trời trí tuệ tự chiếu.

    Nghe câu này, Sư hoát nhiên đại ngộ.



  5. #165
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Vô Ngôn Thông
    __________________________________________________ ______________________________________



    Sau, Sư về Quảng Châu trụ trì tại chùa Hòa An.

    Có người hỏi:- Thầy phải Thiền sư chăng?

    Sư đáp:- Bần đạo chẳng từng học thiền.

    Sư lặng thinh giây lâu, gọi người kia:

    Người kia đáp:- Dạ!

    Sư chỉ cây tông lư (cây móc).

    *

    Một hôm, Sư bảo Huệ Tịch đem giường lại. Huệ Tịch đem đến.

    Sư bảo:- Đem lại chỗ cũ.

    Huệ Tịch vâng theo.

    Sư hỏi:- Cái giường ở bên này là vật gì?

    - Không vật.

    - Cái giường để bên kia là vật gì?

    - Không vật.

    Sư gọi: Huệ Tịch!

    Huệ Tịch đáp: Dạ!

    Sư bảo: Đi!



  6. #166
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Vô Ngôn Thông
    __________________________________________________ ______________________________________



    Năm Canh Tý niên hiệu Nguyên Hòa đời Đường (820 T.L.), Sư sang An Nam ở chùa Kiến Sơ làng Phù Đổng (Bắc Ninh). Ở đây trọn ngày, Sư ngồi xây mặt vào vách suốt mấy năm mà không ai biết, chỉ Thiền sư Cảm Thành (trụ trì chùa này) biết Sư là vị Cao tăng đắc đạo trong nhà thiền. Cảm Thành hết lòng kính trọng tôn thờ Sư làm thầy.

    Một hôm, Sư gọi Cảm Thành đến bảo:

    - Ngày xưa Tổ sư là Nam Nhạc (Hoài Nhượng) khi sắp tịch có dặn mấy lời:

    Nhất thiết chư pháp giai tùng tâm sanh

    Tâm vô sở sanh pháp vô sở trụ

    Nhược đạt tâm địa sở trụ vô ngại

    Phi ngộ thượng căn thận vật khinh hứa.


    Dịch:

    Tất cả các pháp đều từ tâm sanh

    Tâm không chỗ sanh, pháp không chỗ trụ

    Nếu đạt tâm địa chỗ trụ không ngại

    Chẳng gặp thượng căn dè dặt chớ dạy.


    Nói xong, Sư chấp tay thị tịch, nhằm năm Bảo Lịch thứ hai đời Đường (826 T.L.). Cảm Thành rước Sư lên hỏa đàn, thu hài cốt xây tháp thờ ở núi Tiên Du.



  7. #167
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Hoàng Biện
    __________________________________________________ ______________________________________



    40. THIỀN SƯ HOẰNG BIỆN


    Vua Đường Tuyên Tông hỏi Sư:

    - Thiền tông sao có tên Nam, Bắc?

    Sư đáp:

    - Thiền môn vốn không có Nam, Bắc. Xưa Như Lai đem chánh pháp nhãn trao cho Tổ Đại Ca-diếp, lần lượt truyền nhau đến đời thứ hai mươi tám là Tổ Bồ-đề-đạt-ma. Tổ Đạt-ma sang phương này (Trung Hoa) là Sơ Tổ, truyền đến vị Tổ thứ năm là Đại sư Hoằng Nhẫn. Tổ Hoằng Nhẫn mở bày chánh pháp ở Đông Sơn có hai đệ tử lỗi lạc là Huệ Năng và Thần Tú. Đại sư Huệ Năng được truyền y bát, về ở Lãnh Nam làm Tổ thứ sáu. Đại sư Thần Tú ở phương Bắc giáo hóa. Sau này, đệ tử Sư Thần Tú là Phổ Tịch lập thầy mình lên làm Tổ thứ sáu, rồi tự xưng là Tổ thứ bảy. Hai vị ấy được pháp là một, mà mở đạo khai ngộ có đốn tiệm khác nhau, cho nên gọi là Nam đốn, Bắc tiệm. Chẳng phải Thiền tông sẵn có tên Nam, Bắc vậy.

    - Thế nào gọi là giới Sư?

    - Ngừa lỗi dừng ác gọi là giới.

    - Sao gọi là định?

    - Sáu căn tiếp xúc với cảnh mà không chạy duyên theo là định.

    - Sao là tuệ?

    - Tâm cảnh đều không, chiếu soi chẳng lầm là tuệ.

    - Sao là phương tiện?

    - Phương tiện là ẩn che tướng thật, là cửa khéo léo tạm thời, để giáo hóa bậc trung, hạ căn chiều uốn dẫn dụ họ gọi là phương tiện. Dù là bậc thượng căn nói bỏ phương tiện chỉ nói đạo vô thượng, đây cũng là nói phương tiện. Cho đến Tổ sư dùng lời huyền diệu quên công bặt lời, cũng không vượt ngoài dấu vết phương tiện.

    - Sao là Phật tâm?

    - Phật là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa gọi là Giác. Nghĩa là người có trí tuệ giác chiếu là Phật tâm. Tâm là tên riêng của Phật. Có trăm ngàn tên khác mà nghĩa là một, vốn không có hình trạng, chẳng phải tướng xanh, vàng, đỏ, trắng, nam nữ v.v... ở nơi trời mà chẳng phải trời, ở nơi người mà chẳng phải người, mà hay hiện trời người, hiện nam nữ chẳng trước, chẳng sau, không sanh không diệt, cho nên gọi là tánh linh giác. Như bệ hạ hằng ngày ứng dụng muôn việc tức là Phật tâm của bệ hạ. Giả sử được ngàn vị Phật đồng truyền, vẫn không nghĩ mình có sở đắc.



  8. #168
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Hoàng Biện
    __________________________________________________ ______________________________________



    - Như nay có người niệm Phật là sao?

    - Như Lai ra đời là bậc thầy thiện tri thức của người. Ngài tùy căn cơ nói pháp, vì bậc thượng căn mở Tối thượng thừa đốn ngộ lý cùng tột, vì bậc trung hạ căn chưa có thể chóng hiểu, ấy là Phật vì bà Vi-đề-hi tạm mở cửa "mười sáu pháp quán" dạy niệm Phật sanh về Cực lạc. Cho nên kinh nói: "Tức tâm tức Phật, tâm ấy là Phật, ngoài tâm không có Phật, ngoài Phật không có tâm."

    - Có người tụng kinh, trì chú, niệm Phật để cầu làm Phật thì sao?

    - Như Lai mở bày các thứ đều vì một thừa tối thượng, như trăm sông đều chảy về biển. Các pháp sai biệt như thế đều trở về biển Bát-nhã (Phật trí).

    - Tổ sư đã khế hội tâm ấn, kinh Kim Cang nói "không có pháp sở đắc" là sao?

    - Phương pháp giáo hóa của Phật thật không có một pháp cho người. Chỉ vì chỉ dạy cho mọi người, mỗi người đều có một kho pháp bảo. Chính khi Phật Nhiên Đăng ấn chứng cho Phật Thích-ca pháp căn bản ấy, Phật Thích-ca không có sở đắc mới khế hội bản ý của Phật Nhiên Đăng. Cho nên kinh nói: "Không ngã không nhân không chúng sanh không thọ giả, pháp ấy bình đẳng, tu tất cả pháp lành mà chẳng trụ nơi tướng."

    - Thiền sư đã hội ý Tổ, lại có lễ Phật tụng kinh chăng?

    - Sa-môn Thích tử lễ Phật tụng kinh là pháp thường của Trụ trì, có bốn quả báo vậy. Song y Phật giới để tu thân, tìm học với các bậc thiện tri thức để tập tu hạnh thanh bạch, bước theo dấu Như Lai đã đi.

    - Sao lại đốn ngộ? Sao là tiệm tu?

    - Chóng thấy tự tánh cùng Phật đồng bậc, song còn có tập nhiễm từ vô thủy nên mượn tiệm tu để đối trị, khiến theo tánh khởi dụng. Như người ăn cơm không thể một miếng được no.

    Hôm ấy, Sư đối đáp với vua bảy khắc. Vua ban cho Sư tử y (y đỏ) và phương bào (áo vuông) và ban hiệu là Viên Trí Thiền sư.



  9. #169
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Trí Chơn
    __________________________________________________ ______________________________________



    41. THIỀN SƯ TRÍ CHƠN

    (782 - 865)

    Sư họ Liễu, quê ở Dương Châu, xuất gia tại chùa Hoa Lâm ở bản châu. Đời Đường niên hiệu Nguyên Hòa năm đầu (806 T.L.), Sư đến Nhuận Châu thọ giới ở chùa Thiên Hương. Sư không thích học tập Kinh Luận, chỉ mộ tu Thiền.

    Sư tìm đến yết kiến Thiền sư Hoài Uẩn (Chương Kỉnh).

    Hoài Uẩn hỏi:- Ở đâu đến?

    Sư thưa:- Đến không chỗ đến, lại không chỗ lại.

    Hoài Uẩn lặng thinh, Sư thầm khế hội.

    *

    Niên hiệu Khai Thành năm đầu (836 T.L.), Sư sang Phước Châu đến ấp Trường Khê có Trần Lượng, Hoàng Du thỉnh Sư ở lại núi Qui giáo hóa.

    Một hôm, Sư dạy chúng:

    - Nheo mày chớp mắt chẳng ngoài người này (người chân thật), một niệm tịnh tâm xưa nay là Phật.

    Sư nói kệ:

    Tâm bản tuyệt trần hà dụng tẩy

    Thân trung vô bệnh khởi cầu y

    Dục tri thị Phật phi thân xử

    Minh giám cao huyền vị chiếu thì.


    Dịch:

    Tâm vốn bặt trần đâu cần rửa

    Trong thân không bệnh rước thầy chi

    Phật kia chẳng phải nơi thân ở

    Gương sáng treo cao chưa chiếu gì.




  10. #170
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 1
    T.s Trí Chơn
    __________________________________________________ ______________________________________



    Gặp thời Võ Tôn (841-846 T.L.) hủy diệt Phật giáo, bắt Tăng còn trẻ phải hoàn tục, Sư cũng phải hoàn tục. Lúc ấy, Sư có làm hai bài kệ dạy chúng:

    Minh nguyệt phân hình xứ xứ tân

    Bạch y ninh trụy giải không nhân

    Thùy ngôn tại tục phòng tu đạo

    Kim Túc tằng vi trưởng giả thân.


    *

    Nhẫn Tiên lâm hạ tọa thiền thời

    Tằng bị Ca Vương cát tài chi

    Huống ngã thánh triều vô thử sự

    Chi kim hưu đạo diệc hà bi?

    Dịch:

    Trăng sáng phân hình chỗ chỗ tươi

    Bạch y dễ kéo giải không người

    Tại gia ai bảo tu học khó?

    Kim Túc từng làm Trưởng giả chơi.


    [Kim Túc nói đủ là Kim Túc Như Lai tức là tiền thân của cư sĩ Duy-ma-cật.]

    *

    Nhẫn Tiên thiền tọa ở rừng sâu

    Từng bị Lợi Vương chặt cắt đau

    Huống nay thánh chúa không việc ấy

    Chỉ bắt thôi tu đáng buồn đâu?

    Đến vua Tuyên Tông lên ngôi (847 T.L.) sùng phụng Phật pháp, Sư trở về chùa như xưa. Niên hiệu Hàm Thông năm thứ sáu (865 T.L.), Sư tịch tại núi này, thọ tám mươi bốn tuổi, sáu mươi tuổi hạ.

    Vua ban hiệu là Qui Tịch Thiền sư, tháp hiệu Bí Chơn.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •