DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 47/60 ĐầuĐầu ... 37454647484957 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 461 tới 470 của 597
  1. #461
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - b
    __________________________________________________ ______________________________________


    151. "Loại một có những thập pháp ít nhất là ba hoặc hai': Cùng với kiết sanh thức có lẫn sắc pháp và được kể đến đầu tiên, khởi lên ít nhất hai thập pháp (xem Chương XVIII, đoạn 5) sắc căn và thân thập pháp, hoặc ba thập pháp là sắc căn, thân và tánh thập pháp. Không có sự giảm thiểu sắc pháp ở dưới mức này.

    152. Nhưng khi lượng tối thiểu ấy sanh khởi trong hai loại sanh là trứng và thai, thì nó không lớn hơn một giọt sữa đông nằm trên sợi lông tơ của con vật mới sinh, và nó được xem là "bào thai ở giai đoạn đầu". (S. i, 206).

    153. Các loài xuất hiện như thế nào, có thể hiểu theo loại cõi. Về các loại ấy thì:

    Trứng, thai, thấp ba loài
    Không có trong địa ngục hay chư thiên.
    trừ những địa tiên; cả bốn loài
    đều được tìm thấy trong người, quỷ, súc.


    154. Trong Địa ngục và ở chư Thiên, trừ các Địa Tiên, và ở các Ngạ quỷ khát cháy cổ cũng thế, ba loài noãn, thai, thấp không hiện hữu, vì chư Thiên, Địa ngục, Ngạ quỷ chỉ là hóa sanh. Nhưng trong ba sanh thú (cõi) còn lại là Súc sinh, Phi nhân (Tu la) và Người, và trong loài Địa Tiên nói trên, thì có đủ cả bốn sanh loài.

    155.
    Chư thiên sắc giới có 29 sắc pháp.
    Loài hóa sanh và thấp sanh
    Có nhiều nhất là bảy mươi.
    Và ít nhất là ba mươi sắc pháp.


    156. Trước hết, trong người Phạm thiên sắc giới, thuộc loài hóa sanh, thì cùng với kiết sanh thức, khởi lên 39 pháp với bốn nhóm là ba thập mắt, tai, sắc, căn và mạng cửu pháp. Ngoài Phạm thiên sắc giới, thì trong các loài hóa sanh và thấp sanh, có 70 sắc pháp là nhiều nhất, đó là các thập pháp mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc căn và tánh thập pháp. Những thứ này luôn luôn phải được tìm thấy trong chư thiên thuộc dục giới. Nhóm sắc pháp gồm 10 yếu tố vật chất là màu, mùi, vị, thực tố (dưỡng chất), bốn dại chủng, mắt tịnh sắc và mạng căn, làm nên thập pháp của mắt. Các thập pháp vật lý khác cần được hiểu tương tự.

    157. Nơi những người sinh ra đã mù, điếc, không mũi, không tánh, cũng có ít nhất 30 sắc pháp khởi lên, là thập pháp lưỡi, thân và sắc căn. Giữa nhiều nhất và ít nhất, số phận cao thấp cần được hiểu theo đấy.

    158.

    Lại nữa, sau khi biết điều này,
    Ta cần xét đến (cặp) sanh và tử.
    Theo uẩn, đối tượng nguyên nhân, sanh thú, cảm thọ.
    Hỉ lạc, và tư duy tầm, tứ.
    Phân biệt chúng bằng sự giống và khác nhau.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. The Following User Says Thank You to nguoi ao lam For This Useful Post:

    socnho (05-24-2017)

  3. #462
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - b
    __________________________________________________ ______________________________________


    159. Ý nghĩa như sau: Có kiết sanh gồm hai loại là có lẫn và không lẫn với sắc pháp. Và có tử tâm ngay trước kiết sanh. Sự khác nhau, giống nhau giữa hai thứ ấy cần được biết, về các khía cạnh như uẩn, đối tượng, v.v... Như thế nào?

    160. Có khi kế tiếp một cái chết ở vô sắc với bốn uẩn, có kiết sanh 4 uẩn với cùng đối tượng. Có khi một kiết sanh thù thắng với một đối tượng nội tâm lại xảy đến kế tiếp một cái chết không thù thắng với một đối tượng ngoài. Ðây là phương pháp, trong trường hợp các cõi vô sắc.

    Ðôi khi có một kiết sanh dục giới 5 uẩn xảy đến kế tiếp một cái chết vô sắc bốn uẩn. Ðôi khi có một kiết sanh có vô sắc bốn uẩn kế tiếp một cái chết dục giới 5 uẩn, hay cái chết sắc giới.

    Như vậy có kiết sanh với đối tượng hiện tại kế tiếp một cái chết với đối tượng quá khứ, có kiết sanh tại một cõi bất hạnh kế tiếp một cái chết ở cõi lành, có kiết sanh hữu nhân kế tiếp một cái chết vô nhân, có kiết sanh câu hữu với hỉ kế tiếp một cái chết câu hữu với xả; có kiết sanh có hỷ kế tiếp một cái chết không hỷ; có kiết sanh có tầm kế tiếp một cái chết không tầm; có kiết sanh có tứ kế tiếp một cái chếr không tứ; có kiết sanh có tầm tứ kế tiếp một cái chết không tầm tứ.

    Theo kiểu ấy chúng ta có thể phần thành nhiều cặp đối nhau, tùy sự thích ứng.

    161.

    Chỉ có một pháp hội đủ duyên
    Xuất hiện trong hiện hữu kế tiếp
    Mặc dù nó không từ quá khứ mà đến
    Song không có có nhân duyên trong quá khứ cũng bất thành.


    162. Bởi vậy, chỉ vì một pháp sắc, vô sắc khởi lên khi hội đủ các duyên, mà ta nói nó đến trong hữu kế tiếp; nó không phải là một thực thể trường cửu, một linh hồn. Và nó không phải di chuyển từ hiện hữu quá khứ, nhưng nó cũng không thể xuất hiện nếu không có nhân trong quá khứ.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #463
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - b
    __________________________________________________ ______________________________________


    163. Chúng ta sẽ giải thích điều này bằng tiến trình bình thường của cái chết và kiết sanh nơi con người. Khi, trong đời quá khứ một người sắp chết tự nhiên hay bạo tử, nó không thể chịu nổi những cảm thọ đau đớn khốc liệt như gươm dao, tay chân rời rã, cơ thể tàn héo dần như ngọn lá tươi dưới nắng chói; khi các giác quan đã ngưng hoạt động, chỉ còn thân căn, ý căn và mạng căn thoi thóp nơi ngực (tâm cơ), thì thức có tâm cơ làm chỗ ý cứ, khởi lên tùy thuộc vào một nghiệp thuộc loại "cực trọng", "thường làm", hay "cận tử", nói cách khác, đó là loại hành hội đủ những duyên còn lại, hay thuộc về đối tượng xuất hiện bởi nghiệp ấy, nghĩa là nghiệp tướng hoặc thú tướng. Và trong khi nó khởi lên như vậy, vì khát ái và vô minh chưa dứt, nên khát ái thì đẩy nó và các hành câu sanh ném về phía đối tượng kia; những nguy hiểm trong đối tượng ấy bị vô minh che khuất. Và khi, qua một tiến trình liên tục, bị ái đẩy tới và các hành ném tới trước, nó liền bỏ chỗ tựa trước kia của mình, như một người sang sông đu mình trên một sợi dây buộc vào cây trên bờ này, và dù có được một điểm tựa mớùi do nghiệp sinh hay không, nó vẫn sanh khởi nhờ các duyên chỉ bao gồm trong duyên sở duyên, v.v...

    164. Tâm trước trong hai tâm pháp này gọi là tử tâm vì nó rơi xuống (cavana), và tâm sau gọi là kiết sanh vì nó nối liền khe hỡ phân cách với khởi đầu của đời sau. Nhưng cần hiểu rằng nó không đến đây từ hiện hữu trước, mà nó cũng không thể xuất hiện nếu không có nghiệp, các hành, sự thúc đẩy, đối tượng, v.v... làm nhân duyên.

    165.

    Có thể lấy hình ảnh một tiếng vang.
    để làm thí dụ ở đây: do tương tục.
    nối liền nhau, nên không thể nói
    là đồng nhất hay là dị biệt.


    166. Thức này giống như tiếng vang, ánh sáng, dấu in bóng trong gương... ở chỗ nó không đến từ hữu quá khứ, và ở chỗ nó sanh khởi do các duyên thuộc về các hiện hữu quá khứ. Âm vang, ánh sáng và dấu ấn, có tiếng, v.v... làm nhân cho chúng, và chúng hiện hữu mặc dù không đi đâu cả. Thức này cũng vậy.

    167. Và với một dòng tương tục thì không có giống hay khác. Vì nếu có sự giống nhau tuyệt đối trong một dòng tương tục, thì sẽ không có chuyện sữa đông thành váng sữa. Mà nếu có sự khác nhau tuyệt đối thì váng sữa đã không xuất phát từ sữa mà ra. Cũng vậy, với các pháp duyên sinh. Do thế, không thể nói là hoàn toàn giống hay hoàn toàn khác.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #464
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - b
    __________________________________________________ ______________________________________


    168. Ở đây, có thể đặt câu hỏi: Nếu không có sự luân chuyển rõ rệt, vậy sau khi các uẩn đã chấm dứt nơi người này, cái quả kia sẽ là một của người khác, hay do bởi nghiệp khác, vì nghiệp làm duyên cho quả ấy không di chuyển từ nhân đến quả. Và quả ấy là của ai, khi không có người cảm thọ? Do vậy, thuyết này dường như không ổn.

    169. Ðây là giải đáp:

    Trong dòng tương tục, thì quả
    không phải của một cái khác hay từ một cái khác,
    Có thể chứng minh điều này
    bằng quá trình tạo thành hạt giống.


    170. Khi một quả khởi lên trong một tương tục duy nhất, thì nó không phải của một nghiệp khác hay từ một nghiệp khác, bởi vì sự tuyệt đối giống nhau và tuyệt đối khác nhau đã bị loại trừ. Ý nghĩa điều này có thể thấy trong quá trình hình thành hạt giống. Khi quá trình hình thành một hạt xoài đã khởi sự, khi quả đặc biệt khởi lên dòng tương tục trưởng thành của hạt giống, do duyên đầy đủ, thì nó khởi lên không phải như quả của các hạt khác cũng không từ các duyên khác, nhưng hạt ấy hay quá trình hình thành không tự chúng di chuyển đến quả. Ta cũng có thể hiểu ý nghĩa này từ sự kiện rằng các nghệ thuật, công nghiệp, y thuật... học trong quá trình đem lại kết quả về sau, khi trưởng thành.

    171. Lại còn câu hỏi: Quả ấy của ai, nếu không người cảm thọ? Trả lời:

    "Người cảm thọ: chỉ là một giả danh
    để chỉ s? khởi sanh của quả.
    Người ta nói "quả của nó" do công ước
    Khi trên cây xuất hiện trái cây.


    172. Cũng như chỉ vì sự sanh khởi của trái cây, trái vốn là một phần của hiện tượng gọi là "cây", mà người ta nói "cây sanh trái" hay "cây đã kết trái"; cũng vậy chỉ vì sự sanh khởi của cái quả lạc và khổ gọi là kinh nghiệm vốn là một phần của các uẩn được gọi là "trời" và "người", mà người ta nói một vị trời hay người cảm thọ lạc khổ.

    173. Nhưng người ta có thể nói: Vậy người hành này phải là duyên cho quả trong khi chúng hiện diện hay khi chúng không hiện diện. Nếu khi đang hiện diện, thì quả của hành chỉ sanh vào lúc hành sanh. Nếu khi không hiện diện, thì hành phải luôn luôn mang quả ngay cả trước và sau khi chúng xuất hiện. Có thể trả lời rằng:

    Chúng là duyên khi hiện hành
    Chúng mang quả một lần, nhưng không lần nữa.
    Ví dụ người quản sự và tương tự.
    Sẽ làm sáng tỏ nghĩa này.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #465
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - b
    __________________________________________________ ______________________________________


    174. Hành là duyên cho quả của chúng vì đã được hiện hành, chứ không vì hiện hữu hay không hiện hữu, như kinh nói: "Do thiện nghiệp dục giới đã được làm, được tích lũy trong quá khứ, mà dị thục nhãn thức khởi lên trong hiện tại v.v... " (Dhs. 43). Sau khi đã trở thành duyên cho quả của chúng tùy theo khả năng, chúng không sanh quả lần nữa, vì quả đã chín. Ðể giải thích ý nghĩa này, có thể lấy ví dụ nghiệp quản lý v.v... Khi một nghiệp trở thành quản lý với mục đích hoàn tất công việc nào đó, thì chỉ có sự kiện người ấy làm việc mới là điều kiện cho sự hoàn tất công việc, chứ không cần có hay không có việc giao dịch. Và sau khi hoàn tất công việc, người ấy không còn ràng buộc nào khác, vì công việc đã xong. Vậy, chính vì chúng đã được thi hành mà ta nói các hành là duyên cho quả của chúng, và chúng không còn sinh quả sau khi đã sinh quả theo khả năng.

    Ðến đây, sự sanh khởi của kiết sanh thức do duyên "hành" kiết sanh có lẫn sắc và không lẫn, đã được nêu rõ.

    Hành Duyên Thức

    175. Bây giờ, để trừ hoang mang về 32 dị thục thức:

    Cần thấy rõ người hành này
    làm duyên cho người gì, bằng cách nào,
    trong khi sanh ra, và trong đời sống
    ở nơi ba loại hữu, v.v...


    176. Ở đây, chữ "vân vân" cuối cùng trong bài kệ trên là bao gồm ba hữu, bốn sanh, năm thú, bảy thức trú, và chín hữu tình cư. Nghĩa là, cần nhận rõ người hành này là duyên trong kiết sanh và trong đời của một cá nhân, cho người loại di thục thức nào, và theo cách nào chúng là duyên, trong các loại hữu, sanh, thú, trú...

    177. Trước hết, về các phước hành: các phước hành bao hàm tám hành dục giới (1-8 theo Biểu đồ I), là một duyên theo hai cách, là nghiệp duyên tác động từ thời khác, và thân y duyên, cho cả chín loại thức dị thục (41-49) trong kiết sanh ở thiện thú dục giới. Năm thiện hành sắc giới (9-13) là duyên theo cách tương tự, cho năm loại kiết sanh ở sắc hữu (57-61).

    178. Hành dục giới được phân như trên, là một duyên, theo hai cách đã nói, cho bảy loại hữu hạn dị thục thức (34-40) trừ ý thức giới vô nhân câu hữu xả (41) trong quá trình một đời, nhưng không trong kiết sanh, tại các sanh thú bất hạnh thuộc dục giới hữu. Vì khi ấy, nó là một duyên cho thiện dị thục thức khởi lên ở địa ngục khi gặp một đối tượng khả ý vào người dịp như cuộc viếng thăm địa ngục của trưởng lão Mục liên, v.v... Trong loài súc sinh và ngạ quỷ có thế lực, một đối tượng khả ý cũng đạt được nhờ cùng một duyên ấy.

    179. Tám phước hành cũng là duyên cho 16 thiện dị thục thức trong một đời (34-41) và trong kiết sanh (42-49) trong các thiện thú dục giới hữu. Nó cũng là một duyên cho tất cả mười loại dị thục thức trong một đời (34, 35, 39-41) và trong kiết sanh (57-61) ở sắc giới hữu.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #466
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - b
    __________________________________________________ ______________________________________


    180. Phi phước hành gồm 12 bất thiện tâm (22-23) ở ác thú dục giới, là duyên cho một thức trong kiết sanh (56) chứ không ở trong đời sống. Nó cũng là duyên cho sáu thức (50-55) trong đời sống, không trong kiết sanh, và duyên cho cả bảy thức một phần trong đời một trong kiết sanh. Và trong những thiện thú thuộc dục giới, nó cũng là duyên cho cả bảy quá trình sống, không ở kiết sanh. Nó lại là duyên cho sự thấy và nghe (của Phạm thiên) những sắc thanh không khả ý ở cõi dục. Ở cõi Phạm thiên thì không có sắc thanh nào là không khả ý, cũng vậy, ở trong cõi trời dục giới

    [Chú thích: trừ khi sắp chết, những vị trời này thấy các điểm xấu như hoa héo, v.v... là những sắc không khả ý].

    181. Bất động hành cũng vậy, là một duyên cho bốn thức dị thục (62-65) trong đời và ở kiết sanh, thuộc vô sắc hữu.

    Trên đây là nói về cách các hành làm duyên cho những thức dị thục nào, ở kiết sanh và ở ba cõi hữu. Tương tự, với các sanh, thú, trú, ...

    182. Sau đây chỉ nói những danh mục, từ đầu.

    Trong ba loại hành này, trước hết là phước hành, khi đem lại kiết sanh, sản xu?t toàn thể quả báo của nó ở trong hai hữu: cũng thế trong bốn sanh, hai thú (Trời, Người), bốn thức trú (người, sơ thiền, nhị thiền, tam thiền) được nói đến như sau: "Khác nhau về thân và tưởng, khác về thân giống về tưởng, giống về thân khác về tưởng, giống nhau về thân và tưởng... " (D. iii, 253), và trong bốn hữu tình cư mà thôi, vì trong cõi chúng sanh phi tưởng, phước hành chỉ tạo ra sắc pháp. Bởi thế nó là một duyên, theo cách đã nói, cho 21 dị thục thức ở hai hữu, bốn sanh, hai thú, bốn thức trú, bốn hữu tình cư, tùy theo chúng được phát sinh trong kiết sanh (41-49) (57-61) hay trong đời sống.

    183. Phi phước hành kể như kiết sanh chỉ chín mùi ỡ dục giới hữu, trong bốn sanh, ba thú còn lại, trong một thức trú là "khác thân giống tưởng và trong một tình cư tương ứng. Bởi vậy, nó là một duyên theo cách đã nói, cho bảy loại dị thục ở trong một hữu, bốn sanh, ba thú, một thức trú và một hữu tình cư, ở kiết sanh (56) và cả trong quá trình đời sống (50-56).

    184. Bất động kể như kiết sanh, chín mùi ở vô sắc hữu chỉ trong loài hóa sanh, trong thiện thú (cõi trời), trong ba thức trú đầu, và trong bốn hữu tình cư kể từ Không vô biên xứ, cả ở kiết sanh và trong quá trình hiện hữu.

    185.

    Trên đây là cách nên hiểu các hành
    làm duyên cho cái gì, và cách nào,
    trong kiết sanh và trong đời sống
    ở các hữu, sanh, thú, trú, hữu tình cư


    Ðấy là trình bày chi tiết về mệnh đề "Hành Duyên Thức".

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #467
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - c
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chương XVII (c)

    Danh Sắc[/center]


    186. Về mệnh đề thức duyên danh-sắc, sẽ trình bày:

    - Phân tích danh và sắc,
    - Sự sanh khởi danh-sắc ở các hữu, sanh, thú, trú...
    - Sự phối hợp danh và sắc,
    - Cách thức chúng làm duyên.

    187. Phân tích danh và sắc: ở đây danh là ba uẩn thọ tưởng hành, bởi vì nó nghiêng mình (namati) về phía đối tượng. Sắc là bốn đại chủng và các sở tạo sắc do chấp thủ bốn đại chủng. Sự phân tích về chúng được đề cập trong phần Uẩn, Chương XIV. Ðấy là trình bày về danh-sắc cần được hiểu.

    188. Sự sanh khởi vân vân: trừ một hữu tình cư là vô tưởng, danh sanh khởi ở khắp các hữu, sanh, thú, trú, và các hữu tình cư còn lại. Sắc sanh khởi ở hai hữu, 4 sanh, 5 thú, 4 thức trú đầu, và 5 hữu tình cư đầu.

    189. Khi danh-sắc sanh khởi như thế, thì trong trường hợp bào thai vô tánh và loài sanh từ trứng, vào lúc kiết sanh xuất hiện hai tương tục hữu cơ kể như sắc pháp, đó là hai thập pháp sắc căn và thân, cùng với ba uẩn vô sắc còn lại (thọ, tưởng, hành). Bởi thế trong trường hợp này kể chi tiết có 23 pháp là 20 sắc pháp cụ thể và năm uẩn vô sắc, được xem là danh-sắc do duyên thức. Nhưng trừ lập lại, bằng cách bỏ bớt 9 pháp từ một trong hai tương tục hữu cơ, thì còn lại 14 pháp (xem Ch. XI, đ 88). Cộng thêm tánh thập pháp cho những chúng sinh có nam, nữ tánh (trước khi làm cái sự bỏ bớt như trên) thì có 33. Bỏ lặp lại, nghĩa là bỏ 18 sắc pháp từ nơi hai tương tục hữu cơ (mỗi bên 9) thì còn 15.

    190. Vào lúc kiết sanh của chư Thiên Phạm chúng, trong loài hóa sanh, có 4 tương tục hữu cơ xuất hiện kể như sắc pháp, đó là các thập pháp mắt, tai, sắc căn và mạng cửu pháp, cùng ba uẩn vô sắc. Bởi vậy trong trường hợp này, nói chi tiết thì có 42 pháp, là 39 sắc pháp và ba uẩn vô sắc. Những pháp này nên hiểu là "danh sắc do duyên thức sanh". Nhưng bỏ lặp lại, nghĩa là bỏ 27 pháp từ nơi ba tương tục hữu cơ (mỗi thứ 9), thì còn 15 pháp.

    191. Trong dục giới hữu, bảy tương tục hữu cơ xuất hiện kể như sắc pháp, và ba sắc uẩn, vào lúc kiết sanh của những loại hóa sanh còn lại, hay thấp sanh hữu tánh và có giác quan đã trưởng thành. Vậy trong trường hợp chúng sinh này, nói chi tiết thì có 73 pháp, là 70 sắc pháp và ba vô sắc, nhưng pháp này cần hiểu là "danh sắc do hành làm duyên". Nhưng bỏ lặp lại, nghĩa là bỏ 54 điển hình sắc pháp từ nơi sáu tương tục hữu cơ, thì còn 19 pháp.

    Ðây là con số tối đa. Nhưng tối thiểu thì danh sắc do duyên thức ở kiết sanh của những chúng sanh thiếu một tương tục hữu cơ này hay khác, thì có thể hiểu vắn tắt và chi tiết bằng cách rút giảm tùy trường hợp. [Ví dụ, người mù thiếu mắt thập pháp].

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #468
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - c
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong Qúa Trình Một Ðời - Ở Tất Cả Chỗ Có Kiết Sanh

    192. Với loài chúng sanh vô sắc, thì về danh sắc chỉ có ba tâm uẩn, còn vô tưởng chúng sanh chỉ có một cửu pháp mạng căn đại diện cho sắc.

    193. Trong quá trình một đời, ở tất cả chỗ có sắc sanh, biểu hiện nhóm 8 sắc pháp thời sanh, đầu tiên là do thời tiết xảy ra cùng với kiết sanh thức vào trú thời của nó [Chú thích: nghĩa là do hỏa giới trong sắc khởi lên cùng với kiết sanh thức. Chính vì tâm cơ chỉ sanh vào lúc đó, mà có sự yếu kém của sắc căn] .

    Kiết sanh thức không sanh sắc., vì, cũng như một người té xuống hố không đỡ được kẻ khác, kiết sanh thức cũng không thể sanh ra sắc vì thân căn còn yếu. Nhưng từ hữu phần đầu tiên sau kiết sanh thức trở đi, nhóm 8 (sắc) do tâm sanh xuất hiện. Và, vào lúc âm thanh xuất hiện, thì có thanh cửu pháp vừa do thời sanh, vừa do tâm sanh.

    194. Nhóm 8 sắc do thực sanh xuất hiện nơi những chúng sanh ở bào thai sống bằng vật chất đoàn thực khi thân thể chúng thấm thức ăn do mẹ nuốt vào, vì Kinh nói:

    Như vậy, khi người mẹ
    Nuốt đồ ăn uống vào
    Thì kẻ ở trong bào thai
    Có được chất nuôi dưỡng.
    (S. i. 206)

    Và xuất hiện nơi các loài hóa sanh vừa khi nuốt đờm dãi vào.

    Vậy, với 26 sắc gồm nhóm thuần 8 pháp thực sanh, và nhiều nhất hai cửu pháp thời sanh và tâm sanh, và với 70 sắc nghiệp sanh đã nói (191), khởi lên ba thời, trong mỗi sát-na tâm, thì có 96 sắc pháp, với ba uẩn vô sắc thành 99 [ba thời: sanh, trú diệt].

    195. Hoặc, vì âm thanh không thường hiện, mà chỉ thỉnh thoảng, nên trừ âm thanh gồm hai thời (thời sanh, tâm sanh) thì còn 97 pháp cần hiểu là "danh-sắc do duyên thức sanh", ở tất cả hữu. Dù những chúng sanh ấy đang ngủ, chơi hay ăn uống, các pháp này vẫn tiếp tục sanh trong chúng ngày và đêm, do duyên thức. Chúng ta sẽ giải thích các pháp này có thức làm duyên như thế nào. (đ. 200).

    196. Mặc dù sắc nghiệp sanh là cái đầu tiên tìm được đất đứng trong các loại hữu, sanh, thú, trú và hữu tình cư, nhưng nó không thể tiếp tục nếu không được củng cố bởi sắc do tâm sanh, thời sanh và thực sanh. Mà sắc do ba thứ sau này sanh cũng không thể tiếp tục nếu không được cũng cố bởi sắc danh nghiệp sanh. Nhưng khi củng cố lẫn nhau như vậy, thì chúng có thể đứng vững cho đến khi thọ mạng hay phước đức tận. Cũng như những lau sậy nhờ chống đỡ nhau cả bốn mặt mà đứng vững dù có bị gió thổi, hay như chiếc thuyền hỏng phao nhưng có điểm tựa, thì dù bị sóng đánh vẫn cầm cự được một thời gian dài.

    Trên đây là trình bày sự sanh khởi danh sắc trong các cỡi hữu, sanh, thú, thức trú và hữu tình cư.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #469
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - c
    __________________________________________________ ______________________________________


    197. Bằng sự bao gồm: Lại có:

    a/ Danh đơn thuần với thức làm duyên, ở quá trình một đời sống và ở kiết sanh, trong vô sắc giới, danh đơn thuần trong một đời ở loại hữu 5 uẩn.

    b/. Sắc đơn thuần với thức làm duyên, ở cả hai trường hợp, trong loài vô tưởng, và trong quá trình sống, ở loài hữu 5 uẩn.

    c/. Danh-sắc phối hợp do thức làm duyên, ở cả kiết sanh lẫn đời sống, trong loại hữu 5 uẩn. Tất cả danh, sắc và danh-sắc nói trên cần hiểu là "danh sắc do duyên thức", bao gồm dưới mục danh-sắc theo phương pháp phần nào cũng đại biểu được phần còn lại đồng loại với nó.

    198. Nói rằng ở loài vô tưởng không có mặt thức, đúng không? - Không sai, vì

    Thức này, kể như nhân của danh
    Và sắc, được kể gồm hai,
    Là có dị thục và không dị thục
    Bởi vậy nói như trên là đúng.


    199. Cái thức làm nhân danh-sắc được kể hai loại, là có dị thục và không. Và bởi vì trong trường hợp chúng sinh vô tưởng, sắc là do nghiệp sanh, nên có duyên là cái thức tạo-nghiệp, thức này sanh trong hữu 5 uẩn, điều này cũng áp dụng cho sắc nghiệp sanh, khởi lên trong quá trình đời sống, nơi loài hữu tình có 5 uẩn, ở sát-na thiện thâm hay bất cứ tâm nào khác.

    Trên đây trình bày theo sự " Bao gồm".

    200. Bằng các hình thức duyên: Ở đây,

    Dị thục thức làm duyên cho danh
    Trước hết theo chín cách
    rồi cho căn bản sắc theo chín cách,
    và các sắc khác theo bảy cách
    Thức tạo-nghiệp duyên sắc này
    Theo một cách.
    Thức còn lại làm duyên
    Cho sắc này theo trường hợp.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  11. #470
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts
    THANH TỊNH ĐẠO LUẬN
    Chương 17 - c
    __________________________________________________ ______________________________________


    201. Kiết sanh thức hay một loại nào khác của dị thục thức, là một duyên theo 9 cách: câu sanh, hỗ tương, thân y, tương ưng, nghiệp dị thục, thực căn, hữu phi hữu hoặc ở kiết sanh, hoặc trong một đời, cho cái tâm pháp (danh) gọi là "dị thục" (quả báo), có lẫn sắc hoặc không lẫn. Ở kiết sanh nó là một duyên có 9 cách: cu sanh, hỗ tương, thân y, nghiệp dị thục, thực duyên, căn duyên, bất tương ưng, hữu, và phi hữu, cho sắc pháp của nhục đoàn tâm hay tâm cơ. Nó là một duyên theo 8 cách như trên trừ hỗ tương, cho sắc pháp ngoài tâm cơ.

    Thức tạo-nghiệp (kamma-formation consciousness) là một duyên theo một cách mà thôi, tức thân y. Cho sắc của loài vô tưởng, hoặc cho sắc nghiệp sanh, ở loại hữu 5 uẩn, theo Kinh bộ.

    Tất cả thức còn lại từ Hữu phần đầu tiên sau kiết sanh trở đi, cần hiểu là duyên cho loại danh-sắc thích ứng. Muốn nêu rõ vận hành chi tiết của nó thì phải trích dẫn cả bộ luận Patthàna, nên chúng ta sẽ không đi vào vấn đề này.

    202. Ở đây, người ta có thể đặt câu hỏi: Nhưng làm sao biết danh sắc của kiết sanh có thức làm duyên? - Nhờ kinh điển, và nhờ lý luận. Vì các kinh nhiều chỗ xác định thọ, v.v... lấy thức làm duyên. "Các pháp sanh khởi song song do thức". (Dhs. 1522) Còn về luận lý:

    Từ chỗ sắc thấy được
    Là do tâm sanh, ta có thể bảo
    Tâm là duyên
    Cho sắc không được thấy


    Dù tâm muốn hay không muốn, sắc vẫn sanh theo tâm, như nhiều lúc ta có thể thấy. Từ chỗ thấy được đó, có thể suy ra cái không thấy. Bởi thế, có thể biết vì sắc do tâm sanh đã được thấy - tâm là duyên cho sắc không được thấy, tức kiết sanh, như Patthàna nói: "Cũng như sắc pháp do tâm sanh, sắc do nghiệp sanh cũng có tâm làm duyên". (Patthàna, 172).

    Trên đây là giải thức chi tiết mệnh đề "Thức duyên danh sắc".

    Sáu Xứ

    203. Về mệnh đề

    "Do duyên danh sắc, có sáu xứ:
    Ba uẩn là tâm; sắc căn,
    Bốn đại, và những gì còn lại là "sắc"
    Trong khi tất cả cái kia làm duyên cho cái này,
    Một phần cũng có thể đại biểu toàn bộ


    204. Khi nói "danh sắc làm duyên cho sáu xứ" thì "danh" là ba uẩn thọ tưởng hành và "sắc" là cái gồm trong dòng tương tục một đời, được kể là "bốn đai và những gì còn lại", nghĩa là: 4 đại chủng, 6 nội xứ và mạng căn (vì chúng là những yếu tố làm duyên) luôn luôn như vậy không đổi. Nhưng danh này, sắc này và danh-sắc này, mỗi thứ đại biểu cho những cái còn lại, gồm dưới tên là "danh-sắc", cần được hiểu là một duyên cho sáu xứ gồm có đệ lục xứ và xứ gồm sáu, mỗi cái đại biểu cho những cái còn lại dưới tên là "sáu xứ". Tại sao? Vì trong vô sắc hữu, chỉ có danh kể như duyên cho đệ lạc xứ mà thôi, tức ý xứ, không cho xứ nào khác. Vì Vibhanga nói: "Do duyên danh, có đệ lục xứ". (Vbh. 179).

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
    Trả lời: 14
    Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
  2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
  3. Mục Liên Thanh Đề
    Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
  4. Mục Liên _ Thanh Đề
    Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
  5. Chào Chú Chiếu Thanh
    Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •