DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/9 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 597
  1. #1
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts

    Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga)



    Thanh Tịnh Đạo Luận _ Visuddhimagga.

    (The Path of Purification)

    Luận sư Bhadantacariya Buddhaghosa

    Chuyển dịch từ Pàli sang Anh ngữ: Trưởng lão Nanamoli

    Chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Thích Nữ Trí Hải


    ___________________


    Mục Lục


    Lời Giới Thiệu
    Lời Dẫn
    Tiểu sử Ngài Phật-Âm (Buddhaghosa)
    Tiểu sử Ngài Nanamoli
    Tổng luận

    Phần Thứ Nhất: Giới

    Chương I: Giảng Nghĩa Về Giới
    Chương II: Hạnh Ðầu Ðà (Khổ Hạnh)

    Phần Thứ Hai: Ðịnh

    Chương III: Mô Tả Ðịnh - Nhận Một Ðề Mục Quán
    Chương IV: Ðịnh - Kasina Ðất
    Chương V: Ðịnh - Những Kasina Khác
    Chương VI: Ðịnh - Bất Tịnh Quán
    Chương VII: Ðịnh - Sáu Tùy Niệm
    Chương VIII: Ðịnh - Những Ðề Mục Quán Khác Bằng Tùy Niệm.
    Chương IX: Mô Tả Ðịnh - Các Phạm Trú
    Chương X: Ðịnh - Các Vô Sắc Xứ
    Chương XI: Mô Tả Ðịnh - Kết Luận
    Chương XII: Thắng Trí - Các Năng Lực Thần Thông
    Chương XIII: Thắng Trí - Kết Luận

    Phần Thứ Ba: Tuệ

    Chương XIV: Mô Tả Về Các Uẩn
    Chương XV: Mô Tả Về Xứ Và Giới
    Chương XVI: Mảnh Ðất Cho Tuệ Tăng Trưởng - Căn Ðế
    Chương XVII: Ðất cho Tuệ Sanh - Kết Luận
    Chương XVIII: Kiến Thanh Tịnh
    Chương XIX: Ðoạn Nghi Thanh Tịnh
    Chương XX: Ðạo Phi Ðạo Tri Kiến Thanh Tịnh
    Chương XXI: Ðạo Tri KiếnThanh Tịnh
    Chương XXII: Tri Kiến Thanh Tịnh
    Chương XXIII: Các Lợi Ích Trong Sự Tu Tuệ

    Tái Bút


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. Chủ đề tương tự

    1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
      Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
      Trả lời: 14
      Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
    2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
      Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
    3. Mục Liên Thanh Đề
      Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
    4. Mục Liên _ Thanh Đề
      Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
    5. Chào Chú Chiếu Thanh
      Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
      Trả lời: 2
      Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM
  3. #2
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Lời Giới Thiệu


    Bản Thanh Tịnh Ðạo được sư cô Trí Hải dịch từ bản The Path of purification, bản dịch Anh ngữ của Thượng toạ Nànamoli, nguyên bản Pàli do luận sư Buddhaghosa sáng tác vào thế kỷ thứ V Tây lịch.

    Là bộ sách kết tập tinh hoa trí tuệ từ kinh tạng Kikàya, Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt, và là hành trang chủ yếu của những ai thực hành giải thoát ở đời.

    Dịch giả, sư cô Trí Hải, với nhiều kinh nghiệm dịch thuật, với nhiều năm nghiên cứu kinh tạng Nikàya, đã dịch Thanh Tịnh Ðạo rất cẩn trọng và chân xác.

    Chúng tôi tin tưởng bản dịch sẽ tự giới thiệu với quý độc giả nhiều hơn những giá trị chúng tôi đề cập.

    Với tư cách của người chuyển dịch kinh tạng Nikàya qua Việt ngữ, chúng tôi tán thán công đức phiên dịch của sư cô Trí Hải, và trân trọng giới thiệu bản dịch giá trị này.



    Hoà thượng Thích Minh Châu, 1991


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #3
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Lời Dẫn


    Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) do Luận sư Buddhaghosa trước tác vào tiền bán thế kỷ thứ V sau TL, là một bộ sách tóm tắt giáo lý nguyên thuỷ thuộc Pàli tạng, theo một hệ thống đặc biệt dưới những đề mục Bảy thanh tịnh và Ba vô lậu học. Ðây là một chỉ nam rất tốt cho hành giả trong việc thanh lọc bản thân. Sách được Đại đức Nanamoli (người Anh, tu ở Tích Lan) dịch sang Anh ngữ vào năm 1956. Bản dịch này y cứ bản Anh ngữ ấy.

    Về các danh từ chuyên môn, phần lớn y cứ các bản dịch của Hoà Thượng Thích Minh Châu trong 5 bộ Nikàya, và nhất là hai tập THẮNG PHÁP TẬP YẾU (Abhidhammattha Sangaha). Nếu không nhờ các công trình đã đi trước ấy, dịch phẩm này cũng khó mà hoàn tất. Xin ghi lại đây niềm tri ân.

    Bản này khi in lại lần hai đã được rút gọn và sửa sai nhiều, bỏ bớt những chỗ trùng lặp lối hành văn xưa, và thỉnh thoảng dùng một vài danh từ thời thượng cho đỡ khô khan, nhưng bảo đảm là không đi quá xa với nguyên bản. Không tin, quý vị thử so với bản Anh ngữ thì sẽ thấy.


    Dịch giả kính đề.
    Thích Nữ Trí Hải
    Sài gòn, 1991


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #4
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Lời Tri Ân

    Kính lễ thâm ân chư Phật, Bồ tát, Long thiên hộ pháp mật thuỳ gia hộ:

    - Thâm ân sinh thành dưỡng dục
    - Thâm ân chư vị tôn túc Tăng Ni, các bậc Thầy và thiện tri thức Kim Cổ Âu Á
    - Công ơn các anh, chị, quyến thuộc, Phật tử trong và ngoài nước (đã giúp tài chánh)
    - Công ơn các Phật tử đã trực tiếp giúp đỡ kỹ thuật thực hiện dịch phẩm.

    Xin hồi hướng công đức đến pháp giới hữu tình.


    Thích Nữ Trí Hải



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #5
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    TIỂU SỬ NGÀI PHẬT ÂM (BUDDHAGHOSA)


    Còn gọi là Phật Minh, Giác Âm, Phật Ðà Cù Sa, Người ở Phật đà già da, nước Ma Kiệt Ðà (Magadha), thuộc Trung Ấn Ðộ, vào thế kỷ thứ V. Sư xuất thân trong gia đình Bà la môn, ban đầu học Phệ đà, tinh thông Du già, Số luận v.v..., về sau, Sư quy y Phật giáo, tinh thông các kinh điển. Vì mục đích hoằng truyền Phật pháp, rống tiếng rống của sư tử mà Sư soạn các chú thích bộ luận Phát trí (Nanodaya), luận Thù Thắng Nghĩa (Atthasàlini) và Luận Pháp Tập.

    Vào năm 432 Tây lịch kỷ nguyên, Sư vượt biển sang Tích Lan, trú tại Ðại tự (Mahàvihàra), theo Trưởng lão Tăng-già-ba-la (Sanghapàla Thera) nghiên cứu thánh điển tàng trữ tại chùa ấy, rồi đem dịch sang tiếng Pàli, và soạn Thanh Tịnh Ðạo luận (Visuddhimagga), Thiện Kiến Luật chú tự (Samantapàsàdikà) chú giải luật tạng (Sách nầy còn có tên là Thiện Kiến Luật Tì bà sa; Thiện Kiến luận.) v.v.... Ðồng thời, Sư đem giáo nghia của Thượng Toạ bộ ra soạn thuật thành một hệ thống hoàn chỉnh. Trong đó, có thể nói Thanh Tịnh Ðạo luận là một tác phẩm toát yếu toàn bộ Tam tạng kinh điển và Luận sớ. Về sau, Sư đem 4 bộ kinh Nikàya dịch sang tiếng Ba lợi (Pàli), và soạn chú sớ tại chùa Kiền Ðà la (Granthakara parivena), xứ A nỗ lạp đạt phổ lạp (Anuràdhapura). Giải thích Trường Bộ kinh thì có Cát Tường Duyệt ý luận (Sumangalavilàsinì); giải thích Trung Bộ kinh thì có Phá trừ nghi chướng luận (Papancasùdanì); giải thích Tương Ưng Bộ kinh thì có Hiển Dương Tâm Nghĩa Luận (Sàratthappakàsinì); giải thích Tăng Chi Bộ kinh thì có Mãn túc hi cầu luận (Manorathapùraịì). Ðến khi ấy Tam Tạng Ba Lợi mới cực kỳ hoàn bị.

    Những chú thích của Sư, không chỉ hạn cuộc chữ nào nghĩa nấy của bản văn, mà bao quát cả các loại giải thích về lịch sử, địa lý, thiên văn, âm nhạc, động vật, thực vật v.v..., đặc biệt, đối với phong tục tập quán của Ấn độ cổ đại, Sư còn làm thêm ký thuật liên quan đến những văn hiến trọng yếu dùng để nghiên cứu về Ấn độ. Người Tích Lan ca ngợi học vấn uyên bác của Sư và sùng kính Sư như là Bồ tát Di Lặc tái thế. Lúc cuối đời, Sư trở về cố quốc an dưỡng tuổi già. Nhưng trong lịch sử Phật giáo Miến Ðiện bảo Sư là người Miến Ðiện, khoảng năm 400 từ nước Kim Ðịa (Kim địa: ngày nay nằm về hạ lưu Miến Ðiện cho đến bán đảo Mã Lai Á.) vào Tích Lan du học, rồi 3 năm sau, đem kinh điển trở về phục hung Phật giáo Miến Ðiện. (Căn bản Phật Ðiển nghiên cứu; The Life and Work of Buddhaghosa, PQÐTÐ, tr 2643 a-c).



    Thích Phước Sơn


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #6
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    TIỂU SỬ NGÀI NANAMOLI THERA (Na-na-ma-lợi Trưởng lão) (1905-1960)



    Tôn giả Nanamoli sinh ngày 25-6-1905 tại Anh quốc, thế danh là Osbert Moore (Áo-tư-bá- đặc-ma-nhĩ). Thiếu thời, Tôn giả tùng học và tốt nghiệp tại Ngưu Tân Ái Tắc Ðặc Học Viện. Trong lúc thế chiến thứ 2 xảy ra, Tôn giả phục vụ trong hàng ngũ lục quân Anh, và đóng quân tại Ý Ðại Lợi. Do nhân duyên dun rủi, Tôn giả cùng người bạn là Harold Musson (Cáp-la-đức Mặc-Tốn), đọc được một cuốn sách viết về Phật giáo của người Ý là J. Evola (Nghệ-a-na); vì thế, 2 người phát tâm quy hướng Phật giáo.

    Sau khi đệ nhị thế chiến kết thúc, Sư trở về nước, đến năm 1949 Sư cùng Mặc Tốn quyết tâm sang Tích Lan nghiên cứu Phật học, và may mắn được một Trưởng lão người Ðức là Nại-na-đề- lộ-biện hướng dẫn gia nhập Tăng đoàn, dưới quyền điều khiển của Ðại đức Ðại-na-nhã-biện-tì-trí-la-na-na. Sang năm sau (1950), hai người thọ giới cụ túc với Ðại na nhã biện nên tôn vị này làm thầy, và được pháp hiệu là Nànamoli.

    Ðến năm 49 tuổi (1954), ngài Na-na-ma-lợi chuyên tâm nghiên cứu ngôn ngữ Pàli, Tân cáp lợi và Miến Ðiện. Không bao lâu sau đó, Sư rất tinh thông các ngôn ngữ nầy, nhờ vậy có điều kiện nghiên cứu sâu về Phật pháp, và trở thành một học giả uyên thâm. Từ đó, Sư cộng tác với Hiệp hội Thánh điển Pàli (Pàli Text Society, PTS) để phiên dịch các kinh luận Pàli sau đây sang Anh văn: 1. Thanh Tịnh Ðạo Luận (Visuddhi-magga); 2. Vô Ngại Giải Ðạo (Patisambhidà-magga) 3. Chỉ Ðạo Luận (Nettipakarana); 4. Tạng Luận Thích (Petakopadesa). Ngoài ra, Sư còn viết về Lịch sử đức Phật và dịch kinh Trung bộ. Chừng ấy công trình phiên dịch cũng đủ chứng minh trình độ Phật học uyên thâm của Sư.

    Sư sống rất giản dị, tuân thủ giới luật một cách tinh nghiêm (trong suốt 11 năm trường, Sư chỉ mặc ròng y vàng, tượng trưng cho sự thanh khiết, và cũng hiếm khi xỏ chân vào dép). Tính tình hòa nhã, trầm lặng, ít nói, và mỗi lời nói của Sư đều là lời vàng ngọc, đầy tính chất trí tuệ và truyền cảm. Sư xem việc sinh tử nhẹ như lông hồng. Thế nên, trong lúc chiến tranh, đã bao lần đối diện với cái chết, nhưng Sư đều thoát khỏi.

    Sư viên tịch năm 1960. Từ lúc xuất gia cho đến lúc xả báo thân, ròng rã 11 năm trời, Sư cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp phiên dịch kinh điển, và truyền bá chánh pháp. Sư mất sớm, thật là một tổn thất lớn đối với Phật giáo. (Tây Dương Phật giáo học giả truyện, William Peiris soạn bằng Anh văn, Mai Nãi Văn dịch ra Hán văn, xb. 1986, tr. 73)


    Thích Phước Sơn

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #7
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    TỔNG LUẬN


    Bộ Thanh Tịnh Ðạo Luận (Visuddhi-magga) gồm 3 quyển, do vị cao tăng Phật Âm (Buddhaghosa) người Ấn Ðộ trước tác khoảng giữa thế kỷ thứ 5, và được đưa vào Ðại tạng kinh thuộc Nam truyền, quyển 62-64. Ðây là một bộ luận trọng yếu thuộc Nam phương Thượng Toạ bộ. Gần đây, nó được ngài Thủy Dã Hoằng Nguyên người Nhật bản dịch ra Nhật văn (1937- 1940), và ngài Diệp Quân (Liễu Tham) dịch ra Hán văn và xuất bản năm 1987. Ðồng thời, Trưởng lão Nànamoli cũng đã dịch ra Anh văn và xuất bản tại Colombo Ceylon, năm 1956.

    Trọn bộ luận gồm 23 chương, nhằm giải thích giáo nghĩa của Thượng Toạ bộ phái, thứ tự tổ chức và nội dung tương tự như Giải Thoát Ðạo luận (Vimutti-magga, do ngài Upatissa soạn khoảng thế kỷ thứ III), nhưng bên trong có xen những lời luận biện về kiến giải của sách ấy. Bản luận trình bày theo thứ tự Giới, Ðịnh và Tuệ. Chương 1 và 2 luận về Giới. Từ chương 3 đến 13 luận về Ðịnh, trình bày khúc chiết các phương pháp tu tập một cách có hệ thống. Chương 14 đến 23 luận về Tuệ. Trong đây, từ chương 14 đến 17 chủ yếu mô tả về 5 uẩn, Tứ đế, Bát chánh đạo, và 12 nhân duyên. Ngoài ra, còn bàn tổng quát về 3 tướng vô thường, khổ, và vô ngã. Các chương còn lại luận về các tuệ quán thanh tịnh một cách rất tinh mật. Trước và sau sách, có bài tự thuật về nhân duyên tạo luận và dùng 3 vô lậu học Giới Ðịnh Tuệ như con đường đạt đến Niết bàn làm lời kết luận.

    Quyển sách này là một luận thư có quyền uy tối cao đối với phật giáo Nam truyền. Nội dung của nó ví như một bộ bách khoa toàn thư, có thể so sánh ngang với bộ Ðại Tỳ Bà Sa Luận của Thượng Toạ Hữu bộ. Nhà Phật học Ái Ðức Hoa nhận xét: "Thanh Tịnh Ðạo Luận là một tác phẩm kinh điển vĩ đại nhất về phương diện tâm linh của nhân loại. Tính chất trọng yếu của nó có thể xem như một mô hình văn học tiêu biểu để cho các nhà học giả quốc tế dùng làm cơ sở."

    Tóm lại, bộ luận này dùng ba vô lậu học Giới-Định-Tuệ làm nhân tố để tu tập quán chiếu về tính chất vô thuờng, khổ, vô ngã của vạn pháp, hầu đạt đến kiến thanh tịnh và tâm thanh tịnh, tức Niết bàn tịch diệt.

    Thích Phước Sơn
    (Trích "Thanh Tịnh Đạo Luận Toản Yếu", Sài gòn 1996)


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #8
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    BẢNG TRA CHỮ TẮT (LIST OF ABBREVIATIONS USED)



    A. : Anguttara Nikàya
    AA. : Anguttara Nikàya Atthakathà (Commentary) = Manorathapùranì
    Cp. : Cariyàpitaka
    Dh. : Dhammapada
    DhA. : Dhammapada Atthakathà (Commentary)
    Dhs. : Dhammasanganì
    DhsA. : Dhammsanganì Atthakathà (Commentary) = Atthasàlinì
    DhsAA. : Dhammasanganì Tìkà (Sub-commentary) = Mùla Tìkà (pt. I)
    Dhk. : Dhàtukathà
    D. : Dìgha Nikàya
    DA. : Dìgha Nikàya Atthakathà (Commentary) = Sumangalavilàsinì
    It. : Itivuttaka
    Jà. : Jàtaka (Fausboll's ed.)
    Kv. : Kathàvatthu
    Mv. : Mahàvamsa
    M. : Majjhima Nikàya
    MA. : Majjhima Nikàya Atthakathà (Commentary) = Papancasùdanì
    Miln. : Milinda-panhà
    Netti. : Netti-pakarana
    Nd1. : Mahà Niddesa
    Nd2. : Cùla Niddesa (Siamese ed.)
    Ps. : Patisambhidàmagga
    PsA. : Patisambhidàmagga Atthakathà (Commentary) = Saddhammappakàsinì (Sinhalese Hewavitarne ed.)
    Ptn1. : Patthàna, Tika Patthàna
    Ptn2. : Patthàna, Duka Patthàna (Siamese and Burmese eds.)
    Pm. : Visuddhimagga Atthakathà (Commentary) = Mahà Tìkà (Vis. Chs. I to XVII Sinhalese Vidyodaya ed.; Chs. XVIII to XXIII Burmese ed.)
    Pe. : Petakopadesa
    Pv. : Petavatthu
    S. : Samyutta Nikàya
    SA. : Samyutta Nikàya Atthakathà (Commentary) = Sàratthappakàsinì
    Sn. : Sutta-nipàta
    SnA. : Sutta-nipàta Atthakathà (Commentary) = Paramatthajotikà
    Thag. : Thera-gàthà
    Ud. : Udàna
    Vbh. : Vibhanga
    VbhA. : Vibhanga Atthakathà (Commetary) = Sammohavinodanì
    VbhAA. : Vibhanga Tìkà (Sub-commentary) = Mùla-Tikà (pt. 2)
    Vv. : Vimàna-vatthu
    Vin. i. : Vinaya Pitaka (3) - Mahàvagga
    Vin. ii. : Vinaya Pitaka (4) - Cùlavagga
    Vin. iii. : Vinaya Pitaka (1) - Suttavibhanga 1
    Vin. iv. : Vinaya Pitaka (2) - Suttavibhanga 2
    Vin. v. : Vinaya Pitaka (5) - Parivàra
    Vis. : Visuddhimagga (P.T.S. ed. and Harvard Oriental Series ed.)


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #9
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    5. Ở đây, thanh tịnh nên hiểu là Niết bàn. Niết bàn không có các cấu uế, nên hoàn toàn thanh tịnh. Thanh tịnh đạo là con đường dẫn đến sự thanh tịnh ấy, cách đến gọi là con đường. Tôi sẽ giải thích con đường đưa đến sự thanh tịnh ấy.

    6. Trong vài trường hợp, con đường dẫn đến thanh tịnh được dạy là do tuệ quán (về vô thường, khổ, vô ngã), như khi nói:

    Tất cả hành vô thường
    Với tuệ quán thấy vậy
    Ðau khổ được nhàm chán
    Chính con đường thanh tịnh.
    (Dh. 227)

    Trong vài trường hợp, được giảng do thiền-na và trí tuệ, như khi nói:

    Người có thiền có tuệ
    Nhất định gần Niết bàn
    (Dh.372)

    Khi thì được giảng là do nghiệp, như khi nói:

    Nghiệp, minh và chánh pháp
    Giới - tối thượng sanh mạng
    Chính nhờ các pháp trên
    Khiến chúng sinh thanh tịnh
    Không phải do giai cấp
    Không phải do tài sản
    (M. iii, 262)

    Khi thì được giảng là do Giới, v.v..., như khi nói:

    Vị luôn luôn trì giới
    Trí tuệ khéo định tĩnh
    Chí siêng năng dõng mãnh
    Vượt bậc lưu khó vượt

    Và có trường hợp, thanh tịnh đạo được giảng là do bốn niệm xứ v.v... như khi nói: "Nầy các tỷ kheo, con đường này là con đường duy nhất để thanh tịnh các hữu tình.... để chứng Niết bàn, đó là bốn Niệm xứ". (D. ii, 290). Cũng tương tự với bốn chánh cần v.v... Nhưng để trả lời câu hỏi này, thì con đường thanh tịnh được giảng là Giới, Định và Tuệ.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  11. #10
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    7. Ðây là bình chú vắn tắt về bài kệ. Trú giới là đứng vững trên đất giới. Chỉ có người thực sự thành tựu trọn vẹn giới, mới được gọi là "trú giới". Cho nên câu này có nghĩa: trú giới do thành tựu viên mãn giới. Người là một hữu tình. Có trí có tuệ do nghiệp sinh, nhờ một kiết sanh có ba nhân (là vô tham, vô sân và vô si). Tu tập tâm và tuệ: tu tập cả định và tuệ. Tâm ở đây chỉ Định, còn tuệ là Quán. Nhiệt tâm (àtàpin): có nghị lực. Nghị lực được gọi là tinh cần hay nhiệt tâm (àtàpa) với ý nghĩa đốt cháy những phiền não. Vì có nghị lực, nên vị ấy nhiệt tâm tinh cần.

    Thận trọng: Là có tuệ giác, chỉ tuệ phòng hộ. Trong câu trả lời, tuệ được nhắc đến ba lần: lần đầu (có trí) là tuệ bẩm sinh, lần thứ hai là tuệ với nghĩa "quán", còn lần này chỉ tuệ "phòng hộ" hướng dẫn mọi công việc.

    Tỷ kheo (bhikkhu) là kẻ thấy sự khủng khiếp (bhayam ikkhati) trong vòng luân hồi sinh tử. Thoát triền: như người đứng trên đất, dùng con dao bén có thể phát quang một bụi tre chằng chịt, cũng thế, vị tỷ kheo có được sáu yếu tố này là giới, định tuệ, gồm ba thứ nói trên, và sự nhiệt tâm tinh cần - đứng trên đất giới, dùng tay tuệ (phòng hộ) nỗ lực bằng tinh cần, cầm dao tuệ (bẩm sinh) được mài sắc trên đá thiền định -có thể tháo gỡ, cắt đứt, phá huỷ tất cả các dây nhợ tham dục. Chính ở giai đoạn này, thuộc Ðạo lộ, vị ấy mới được gọi là đã "thoát triền": Ở sát na chứng quả, vị ấy đã tháo gỡ xong sự trói buộc và xứng đáng sự cúng dường tối thượng của thế gian và chư thiên, nên Thế tôn nói:

    Người trú giới có trí
    Tu tập tâm và tuệ
    Nhiệt tâm và thận trọng
    Tỷ kheo ấy thoát triền.


    Ở đây, không có gì vị ấy phải làm về trí tuệ bẩm sinh nhờ đó mà vị ấy được gọi là người "có trí", bởi vì trí tuệ này đã an trú thuần nhờ ảnh hưởng của nghiệp đời trước. Song nhiệt tâm và thận trọng có nghĩa rằng, bằng nghị lực kiên trì như đã nói, và bằng hành vi đầy giác tỉnh với tuệ quán, vị ấy cần phải - khi đã an trú trong giới - tu tập, phát triển Chỉ và Quán được mô tả bằng từ ngữ Tâm và Tuệ. Ðây là cách đức Thế tôn chỉ rõ đạo lộ đưa đến thanh tịnh dưới những đề mục Giới, Ðịnh và Tuệ.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •