DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/60 ĐầuĐầu ... 234561454 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 597
  1. #31
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    89. Ðồ ăn khất thực là đủ loại thức ăn, gọi là pindapàta (bỏ vào từng nắm) vì đồ ăn ấy được thả vào (patitattà) trong bình bát của tỳ kheo trong khi vị ấy đi xin ăn (pindolya). Hoặc, sự thả vào bát từng nắm (pinka), sự thu thập (sannipatà) các của bố thí (bhikkhà) chỗ này chỗ nọ. Không phải để vui đùa: không vì mục đích say mê, như các võ sĩ, say mên có sức mạnh, hùng tính v.v.. Không phải để trang sức, không với mục đích làm dáng, như thể nữ của vua, dâm nữ v.v.. muốn có chân tay tròn trịa. Không để tự làm đẹp, không vì mục đích trang điểm, như các đào kép, diễn viên vũ công v.v... Muốn có làn da sáng sủa.

    90. Câu "không để vui đùa " được nói là để từ bỏ si tăng trưởng, "không để đam mê" là từ bỏ sân tăng trưởng, "không phải để trang sức và làm đẹp" là để từ bỏ tham tăng trưởng. Và, hai câu đầu là để ngăn ngừa trói buộc khởi lên cho chính bản thân, còn câu thứ ba là ngăn ngừa trói buộc khởi lên cho người khác.

    91. Thân nầy, cái xác thân gồm bốn đại. Ðể được sống lâu, là để tiếp tục sống. Ðược bảo dưỡng là để khỏi gián đoạn mạng sống. Vị ấy sử dụng đồ ăn khất thực vì mục đích duy trì tiếp tục thân xác, như chủ nhân một ngôi nhà cũ sử dụng những cột chống đỡ mái nhà, như người đánh xe dùng dầu mỡ cho trục xe, không phải để vui đùa, trang sức, đam mê, làm bộ. Hơn nữa, "sống lâu" là chỉ mạng căn. Vậy, câu "để thân nầy được sống lâu, được bảo dưỡng" có nghĩa là, vì mục đích duy trì mạng căn trong thân xác này.

    92. Ðể khỏi bị tổn hại: cơn đói được gọi là "tổn hại" vì nó làm sầu não. Vị ấy dùng đồ ăn khất thực vì mục đích chấm dứt cái hại ấy, như thoa dầu lên vết thương, lấy nóng chống lạnh v.v... Ðể hộ trì phạm hạnh: vì mục đích hỗ trợ cho sự sống trong sạch ở trong giáo lý và trong đạo lộ. Bởi vì, khi vị tỳ kheo dấn mình vào việc vượt qua sa mạc sinh tử bằng phương tiện Ba môn học, dựa trên sức khoẻ thân xác mà điều kiện cần thiết chính là thức ăn, thì việc xử dụng thức ăn cũng giống như người muốn qua sa mạc phải ăn thịt con mình, hoặc như người muốn qua sông dùng bè, vượt biển dùng tàu vậy.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #32
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    93. Như thế nầy ta sẽ diệt trừ những cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới: như người bệnh dùng thuốc, vị tỳ kheo dùng đồ ăn khất thực nghĩ: "Do dùng thức ăn này, ta sẽ chấm dứt cảm thọ cũ là cơn đói, mà không cho khởi cảm thọ mới là tham dục. " Lại nữa, "cảm thọ cũ" là cảm thọ do duyên những nghiệp trước, bây giờ khởi lên vì ăn uống không điều độ, không thích hợp. Ta sẽ chấm dứt cảm thọ củ ấy, chận đứng nó bằng cách ăn uống điều độ, thích hợp. Và "các cảm thọ mới" là cảm thọ sẽ khởi lên trong tương lai, do sự tích luỹ nghiệp hiện tại là sử dụng dồ khất thực một cách không thích đáng. Ta cũng sẽ không cho khởi lên các cảm thọ mới ấy, bằng cách dùng đồ khất thực cho thích đáng.

    Những gì trình bày trên đây bao hàm việc sử dụng chánh đáng những vật cần thiết, từ bỏ ép xác khổ hạnh, nhưng không bỏ lạc thọ hợp pháp.

    94. Ta sẽ sống khoẻ mạnh: "Trong thân này, được tồn tại nhờ những vật dụng, ta sẽ có sức khoẻ do ăn uống điều độ, sức khoẻ ấy được gọi là sự "dai sức" vì sẽ không có mối nguy làm dứt mạng căn, hay ngăn cản bốn uy nghi. Giác sát như vậy, vị tỷ kheo dùng đồ khất thực như người mặc bệnh kinh niên dùng thuốc, Sống không lỗi, an ổn: Vị ấy dùng đồ khất thực, nghĩ: Ta sẽ có được sự không lỗi bằng cách tránh xin, nhận và ăn một cách không thích đáng, và ta sẽ sống an ổn bằng cách ăn uống điều độ". Hoặc vị ấy nghĩ: "Ta sẽ được sự không lỗi, nhờ không có mặt những lỗi lầm như chán mệt, lừ đừ, buồn ngủ, bị người trí chê trách v.v... Do duyên ăn uống vô độ gây ra. Và ta sẽ có sự sống an ổn nhờ sức khoẻ do duyên ăn tiết độ ". Hoặc vị ấy thọ dụng đồ khất thực, nghĩ những lạc thú nằm dài, lừ đừ biếng nhác vì đã không ăn quá độ. Và ta sẽ có một đời sống an ổn bằng cách chế ngự bốn uy nghi, nhờ ăn giảm mức tối đa chừng bốn năm miếng". Vì có câu:

    Ăn còn bốn năm miếng
    Thì nên dừng, uống nước
    Như vậy người tinh cần
    Sẽ sống được an ổn.
    (Thag. 983)

    Những gì được nói trên đây có thể hiểu là sự phân biệt rõ mục đích, và thực hành trung đạo.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. #33
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    95. Trú xứ (senàsana) đây là cái giường (sena) và chỗ ngồi (àsana). Vì bất cứ chỗ não ta ngủ (seti) dù trong một ngôi chùa, hay một cái chòi dựa vách, v.v... Thì đó là cái giường, chỗ ngủ; và bất cứ chỗ nào ta ngồi (àsati) thì đó là chỗ ngồi hay toà (àsana). Cả hai là sàng toà hay trú xứ.

    Chỉ để tránh những nguy hiểm của thời tiết và sống độc cư: thời tiết trong nghĩa gây nguy hiểm (parasahana), gọi là "nguy hiểm của thời tiết" (utu- parissaya). Những trình trạng khí hậu không thích hợp, làm thân xác rối loạn kéo theo sự rối loạn của tâm, có thể tránh được nhờ xử dụng trú xứ. Trú xứ cốt để tránh những khổ này, và để hưởng độc cư. Dĩ nhiên, sự tránh nguy hiểm của thời tiết còn được nói trong câu "ngăn ngừa lạnh" v.v... Nhưng, cũng như trong trường hợp dùng y phục, sự che đậy hổ thẹn được xem là mục đích bất biến, còn những mục đích khác đều có tính cách giai đoạn, ở đây cũng vậy, nhắc lại cốt để nhấn mạnh mục đích bất biến là tránh nguy hiểm của thời tiết, còn những mục đích khác chỉ là giai đoạn. Lại nữa "thời tiết" chỉ khí hậu, rõ rệt và tiềm ẩn. Nguy hiểm rõ rệt là sư tử, cọp beo, v.v... Trong khi nguy hiểm tiềm ẩn là tham sân si v.v... Khi một tỳ kheo biết và giác sát như vậy trong khi dùng loại trú xứ nào để những món không phòng hộ và do thấy những sắc pháp không thích đáng, thì vị ấy được gọi là có "chân chánh giác sát, xử dụng trú xứ để tránh những nguy hiểm của thời tiết".

    96. Nhu yếu về dược phẩm trị bệnh: "trị" có nghĩa là đi ngược lại (paccaya) với bệnh tật (pati -ayana), chỉ bất cứ loai thuộc nào thích hợp để chữa lành: dầu, mật, sữa, bo v.v... Gọi là "dược phẩm trị bệnh". Danh từ Pàli là parikkhàra dịch là "nhu yếu" ở đây, nhưng ở đoạn khác, nó có nghĩa là đồ trang bị, phụ tùng. ở đây, cả hai ý nghĩa đều dùng được, vì dược phẩm trị bệnh là đồ trang bị để duy trì sự sống, nó che chở ta bằng cách ngăn ngừa các khổ não có hại sự sống, đồng thời, nó là đồ phụ tùng, vì là vật để kéo dài mạng sống. Do vậy gọi là "nhu yếu".

    97. Ngăn chận các cảm giác thống khổ đã sinh: "thống khổ" là sự xáo trộn tứ đại, và những bệnh do sự xáo trộn ấy gây ra, như ung nhọt, phung v.v... "Cảm thọ thống khổ" là những cảm giác đau đớn, những cảm giác phát sinh do bất thiện nghiệp. Ðể được ly khổ hoàn toàn để hoàn toàn thoát khỏi các khổ.

    Trên đây là giải thích ý nghĩa của Giới liên hệ giữa vật dụng. Nói tóm lại, đặc tính của nó là những vật sau khi chân chánh giác sát.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #34
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    98. (a) Trong giới gồm bốn phần này sự chế ngự của Giới bổn được thọ trì do lòng tin, vì sự tuyên thuyết những học giới không thuộc lãnh vực của các đệ tử, bằng chứng là đức Phật từ chối không cho phép các đệ tử chế ra học giới. (Vin, iii, 9-10). Khi đã vì lòng tin mà thọ lãnh những học giới Phật chế, thì ta phải viên mãn học giới ấy, bất kể sinh mạng, như kinh nói:

    Như gà mái giữ trứng
    Như trâu mao giữ đuôi
    Như người giữ con cưng
    Hay một mắt còn lại
    Cũng vậy khi đã nguyện
    Hộ trì các cấm giới
    Hãy luôn luôn cẩn thận
    Và biết sợ phạm giới.


    Ðức Phật còn dạy thêm: "Khi ta đã tuyên bố một học giới cho các đệ tử, các đệ tử ta không được vượt qua học giới ấy, dù có phải mất mạng". (A. I v, 201)

    99. Câu chuyện những vị trưởng lão bị giặc trói bằng dây cỏ được kể như sau: Trong rừng Mahàvattani, bọn cướp trói nằm một vị thượng toạ với một thứ dây màu đen. Trong bảy ngày nằm đấy, ngài tăng trưởng được tuệ quán, chứng quả Bất hoàn, từ trần và được sanh lên cõi Phạm thiên. ở Tích lan, một trưởng lão cũng bị giặc trói nằm bằng cây leo trong một khu rừng. Khi rừng phát hoả mà cây leo chưa được cắt, ngài an lập trong tuệ và đạt Niết bàn ngay khi mất. Khi trưởng lão Abhaya, giảng sư Trường bộ, đi qua đấy cùng với 500 tỷ kheo, trông thấy sự việc, hoả táng nhục thân ngài và xây tháp thờ. Bởi thế, các vị thiện gia nam tử đời sau cũng nên noi gương ấy, giữ các học giới thật thanh tịnh, từ bỏ mạng sống nếu cần, còn hơn là vị phạm giới luật mà đức Thế tôn đã chế ra.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #35
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    100. (b) Trong khi sự chế ngự bằng giới bổn được thực hành với đức tin, thì chế ngự các căn môn được thực hành nhờ chánh niệm tỉnh giác. Khi hoạt động của các căn được y cứ vào chánh niệm, thì tham dục và các thói khác không có cơ hội xâm nhập. Như bài pháp về lửa: "Này các tỳ kheo, thà lấy thỏi sắt nóng đỏ nung đốt con mắt đi, còn hơn là nắm giữ các tướng riêng của sắc do mắt nhận biết" (S. iv, 168) Sự chế ngự này cần được thực hành bằng cách dùng chánh niệm liên tục ngăn sự chấp giữ những tướng ngoài có thể kích động tâm tham v.v...

    101. Nếu không thực hành như vậy, thì giới chế ngự bằng Giới bổn không được lâu bền, như trồng trọt không rào giậu. Giới khi ấy sẽ bị giặc phiền não xâm nhập, như một khu làng mở cổng sẽ bị trộm cướp xâm nhập. Và tham dục lẻn vào tâm vị ấy như mưa dột ở mái nhà không lợp kín. Kinh dạy:

    Giữa các pháp sắc, thanh...
    Căn môn phải phòng hộ
    Cửa mở không gìn giữ
    Kẻ cướp vào xóm lang.
    Như mái nhà vụng lợp
    Sẽ bị mưa lọt vào
    Dục tham cũng lẻn vào
    Tâm không khéo tu tập.
    (Dh.13)

    102. Khi được thực hành như vậy, giới thuộc sự chế ngự của Giới bổn sẽ được lâu bền, như trồng trọt có rào giậu kỹ. Giới khi ấy sẽ không bị giặc phiền não xâm nhập, như khu làng với cổng khéo phòng vệ thì không bị trộm cướp lẻn vào. Và tham dục không lẻn vào tâm, như mưa không dột trong một ngôi nhà lợp kín: Giữa các pháp sắc thanh Căn môn phải phòng hộ Cửa đóng, khéo gìn giữ cướp không vào được làng.

    Như mái nhà khéo lợp
    Mưa không thể lọt vào
    Dục tham không lọt được
    Vào tâm khéo tu tập
    . (Dh.14)

    103. Tuy nhiên, đây mới là giáo lý thượng. Tâm này được xem là "biến đổi nhanh chóng" (A. I, 10), bởi vậy, sự phòng hộ các căn môn phải được thực hành bằng cách tẩy trừ tham ái đã khởi, với pháp quán bất tịnh. Như đại đức Vangìsa đã làm. Một hôm, trong lúc ngài đi khất thực, sau khi xuất gia không bao lâu, tham dục dấy lên nơi tâm lúc thấy một phụ nữ. Ngài liền bạch tôn giả Ananda:

    Dục ái đốt cháy tôi
    Tâm tôi bị thiêu đốt
    Xin ngài vì thương xót
    Nói pháp tiêu lửa hừng
    . (S. i, 188)

    Tôn giả nói:

    Chính do điên đảo tưởng
    Tâm ngươi bị thiêu đốt
    Hãy từ bỏ tịnh tướng
    Hệ luỵ đến tham dục
    Nhìn các hành vô thường
    Khổ đau, không phải ngã.
    Dập tắt đại tham dục
    Chớ để bị cháy dài
    Hãy tu quán bất tịnh
    Nhất tâm, khéo định tĩnh
    Tu tập niệm trú.
    Hành nhiều, hạnh yểm ly
    Hãy tập hạnh vô tướng
    Ðoạn diệt mạn tùy miên
    Nhờ quán sâu kiêu mạn
    Hạnh người được an tịnh.
    (S. i, 188)

    Vị đại đức trừ tham dục và tiếp tục đi khất thực.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #36
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    104. Lại nữa, một tỷ kheo viên mãn Giới phòng hộ các căn hãy như đại đức Cittagutta cư trú trong hang động lớn ở Kurandaka, và đại đức Mahà - Mitta đại tự viện Coraka.

    105. Trong hang động lớn ở Kurandaka, có một tranh đẹp diễn tả sự xuất gia của bảy vị Phật. Một số tỷ kheo du hành đến đấy, trông thấy bức tranh bảo: "bạch đại đức, tranh thật đẹp". Vị đại đức nói: " Chư hiền, tôi ở đây hơn sáu mươi năm, mà không biết có tranh ở đấy hay không có, bây giờ, tôi mới biết được, nhờ chư hền có mắt". Vị trưởng lão, mặc dù sống ở đó rất lâu, mà không bao giờ ngước mắt lên nhìn hang động. Tại lối vào hang, có một cổ thụ lớn, mà vị trưởng lão cũng không bao giờ nhìn lên nó, ngài chỉ biết là nó có hoa, khi trông thấy những cánh hoa rơi trên mặt đất.

    106. Vua nghe được giới hạnh vị ấy, nên cho triệu thỉnh ngài, ba lần trưởng lão đều từ chối cả ba. Vua bèn ra lệnh niêm phong tất cả bầu sữa phụ nữ và bảo, nếu ngài không chịu đến thì tất cả trẻ con còn bú phải chết đói. Vì lòng thương tưởng những đứa trẻ, vị trưởng lão ra đi. Khi nghe ngài đến, vua bảo: "Thỉnh ngài vào cung. Ta muốn thọ giới". Sau khi ngài được đưa vào nội cung, vua đến đảnh lễ, cúng dường và bảo: "bạch đại đức, hôm nay chưa tiện. Mai trẫm sẽ thọ giới". Vua và hoàng hậu đảnh lễ ngài rồi lui. Bảy ngày trôi qua như vậy, mỗi khi đức vua hay hoàng hậu đến, ngài đều nói một câu: "Mong vua được an lành".

    107 Các tỷ kheo hỏi: "Tại sao, bạch đại đức, dù với vua hay hoàng hậu ngài đều nói: mong vua được an lành? Trưởng lão đáp: "chư hiền, ta không để ý đó là vua hay là hoàng hậu". Sau bảy ngày, thấy vị trưởng lão không khoái sống ở cung điện, vua bèn để cho ngài đi. Ngài trở về hang động. Ban đêm, khi ra đi kinh hành, có vị thần ở trên dây to trước hang đứng cầm bó đuốc, ngài bỗng sáng tỏ trong đề tài thiền quán. Vào lúc nửa đêm, ngài chứng A-la-hán quả, hang động vang dội.

    108 Do vây, khi một thiện nam tử muốn tìm hạnh phúc cho mình,

    Thì mắt đừng đói sắc
    Như con khỉ trong rừng
    Như con nai hoang dã
    Như đứa trẻ háo động.
    Hãy đi mắt nhìn xuống
    Phía trước một tầm cầy
    Ðể khỏi sa mãnh lực
    Của cái tâm vượn khỉ.



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #37
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    109. Mẹ của trưởng lão Mahà- Mitta bị một ung độc. Bà nói với người con gái cũng là một ni cô: "Này cô, hãy đến anh cô, nói cho ông biết tôi bị đau, và xin về ít thuốc". Ni cô đến bạch trưởng lão. Ngài nói: "Ta không biết hái rễ cây để chế thuốc, nhưng ta sẽ bảo cho ngươi một toa thuốc: từ khi xuất gia, ta chưa bao giờ vi phạm giới" phòng hộ căn môn bằng lối nhìn hình dáng phụ nữ với tâm ô nhiễm. Với lời nói đúng sự thật này, mong rằng mẹ ta sẽ khỏi bệnh. Ngươi hãy trở về bảo vị tín nữ như vậy, và chà xát cho bà". Ni cô trở về kể lại cho bà mẹ nghe và làm theo lời trưởng lão dặn. Ngay tức thì, ung độc tan biến trên thân bà. Bà đứng dậy thốt lời mừng rỡ: Ôi, nếu đức Thế Tôn còn sống, thế nào Ngài cũng lấy tay sờ đầu thọ ký cho một vị tỷ kheo như con ta".

    110. Bởi vậy, một thiện nam tử xuất gia trong Giới luật này,

    Hãy như trưởng lão Mitta
    Thực hành một cách viên mãn
    Giới phòng hộ các căn


    111. (c) Trong khi giới phòng hộ các căn được thực hiện nhờ chánh niệm thì giới thanh tịnh sinh mạng cần được thực hiện bằng sự tinh tấn, Vì người tinh tấn thì từ bỏ được tà mạng, từ bỏ sự tìm cầu bất chánh, bằng cách tìm cầu chân chánh là khất thực, v.v.. Tránh những nguồn gốc không trong sạch như tránh rắn độc, và chỉ dùng những vật dụng có nguồn gốc trong sạch.

    112. Ðối với người không thọ đầu đà thì bất cứ nhu yếu phẩm nào có được từ nơi tăng chúng, từ một nhóm tỷ kheo hoặc từ những cư sĩ có đức tin vào sự giảng pháp của vị ấy, v.v... đều được gọi là "có nguồn gốc thanh tịnh". Nhưng những thứ kiếm được do duyên khất thực thì lại có nguồn gốc hoàn toàn trong sạch. Với người thọ đầu đà, thì thực phẩm thanh tịnh là thực phẩm có được do khất thực và do những người có lòng tin ở đức tính khỏi hạnh của vụ ấy. Nếu vị ấy sử dụng nước tiểu để trị bệnh, và chỉ ăn những hạt giẻ rụng, vỡ ra, thì đầu đà hạnh của vị ấy thật xứng đáng, vị ấy được xem là một tỷ kheo tối thượng trong số những vị thừa tự gia tài Thánh pháp (A. ii, 28)

    113. Về y phục và những nhu yếu khác, một tỷ kheo thanh tịnh sinh mạng không được nói những cách nói ám chỉ, nói quanh, v.v... Nhưng về một trú xứ thì vị không thọ đầu đà hạnh có thể nói ám chỉ.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #38
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    114. Ví dụ khi một tỷ kheo đang sửa soạn đất để làm một chỗ ở, và được hỏi: "Bạch đại đức, ai xây cất?" Vị ấy trả lời: "Không ai cả" Một lối ám chỉ khác, là hỏi: "Cư sĩ ở đâu?"

    -Bạch đại đức, con ở trong một khu biệt thự -Ồ cư sĩ nhưng tỷ kheo lại không được ở biệt thự" Nói quanh là như nói: "Trú xứ của tăng chúng đã chật ních". Hoặc một kiểu nói gián tiếp nào khác.

    115 Nhưng về dược phẩm trị bệnh, thì tất cả lối nói ám chỉ, quanh co đều được phép. Nhưng khi đã khỏi bịnh có được phép dùng những thứ dược phẩm đã xin được nhờ lối nói ấy hay không. Những Luật sư thì cho rằng được, còn những nhà y cứ vào kinh thì bảo mặc dù không phạm, song mạng sống như vậy là hết thanh tịnh, cho nên không được.

    116 Tuy nhiên, một người không dùng lối nói ám chỉ quanh co, mặc dù Thế tôn cho phép, một người thiểu dục chỉ dùng những vật có được một cách chân chánh, không nói quanh co dù có phải hại tới sinh mạng, một vị như thế được gọi là tối thượng trong đời sống độc cư nhàn tịnh, như trưởng lão Xá lợi Phất.

    117. Một thời tôn giả sống trong khu rừng cùng với Tôn giả Mục Kiền Liên. Một hôm, ngài bị chứng đau ruột trầm trọng. Vào buổi chiều, tôn giả Mục Kiền Liên đến săn sóc ngài, hỏi: "Hiền giả, ngày xưa mỗi khi đau như vậy, cái gì làm cho hiền giả bớt đau? Tôn giả trả lời "Khi tôi còn ở nhà, mẹ tôi thường trộn bơ, mật đường, v.v... Và cho tôi ăn cháo với sữa tươi. Tôi ăn xong thì thấy đỡ.

    -"Ðược rồi, hiền giả. Nếu hiền giả hoặc tôi có phước đức, thì có lẽ ngày mai, chúng ta sẽ được một ít những thứ ấy".

    118. Bấy giờ có một vị thần cây ở gần nghe lỏm câu chuyện, nghĩ: "Ta sẽ cúng cháo cho tôn giả ngày mai". Rồi vị ấy đến gia đình thường ủng hộ tôn giả, nhập vào thân của đứa con trai lớn, làm cho nó đau, và bảo quyến thuộc của nó rằng: "Nếu làm một thứ cháo như vậy như vậy cho tôn giả, thì ta mới giải cứu cho đứa bé". Dù thần không bảo, chúng tôi vẫn cúng dường tôn giả những vật cần dùng cơ mà". Hôm sau, họ sửa soạn món cháo như tôn giả cần.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #39
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    119. Tôn giả Mục Kiền Liên hôm sau đến khất thực tại nhà ấy. Gia chủ đổ đầy bát của ngài thứ cháo đã làm sẵn. Tôn giả toan đi thì thí chủ bảo: "Bạch đại đức cứ dùng đi. Chúng con sẽ cúng thêm". Sau khi tôn giả ăn xong, họ cúng thêm bát nữa để Tôn giả đem về. Thấy cháo, Tôn giả Xá Lợi Phất nghĩ: cháo này rất tốt, nhưng nó có được bằng cách nào? Khi thấy nó đã có được do cách như vậy, Tôn giả nói: "Hiền giả, món ăn khất thực này không thể dùng được".

    120. Thay vì nghĩ: "Vị ấy không thèm ăn đồ khất thực do ta mang về" Tôn giả Mục Kiền Liên cầm bát cháo lật úp lại. Khi cháo đổ ra trên đất, cơn đau của Tôn giả Xá Lợi Phất tan biến, và từ đấy suốt đến bốn mươi lăm năm sau, không bao giờ trở lại.

    121. Và Tôn giả Xá Lợi Phất bảo bạn: "Hiền giả, dù ruột có lòi ra, kéo lê trên đất, ta cũng không bao giờ nên ăn cháo có được do lời nói ám chỉ".

    122. Bởi thế, trong mọi trường hợp

    Người xuất gia vì lòng tin
    Hãy thanh tịnh mạng sống
    Luôn chân chánh quán sát
    Không tìm cầu bất đáng.


    123. (d) Trong khi sự thanh tịnh sinh mạng được thực hành nhờ tinh tấn thì giới liên hệ đến bốn vật dụng phải được thực hành bằng trí tuệ, vì chỉ có người trí tuệ mới có thể thấy được những lợi ích và nguy hiểm trong bốn vật dụng. Hãy từ bỏ lòng tham đối với chúng, và giữ giới này bằng cách sử dụng những vật có được bằng cách hợp pháp, thích đáng, sau khi chân chánh giác sát với trí tuệ như đã nói ở trên.

    124. Giác sát có hai: trong khi sử dụng và trong khi nhận vật. Sử dụng không lỗi là khi người nhận y v.v.. Quán sát chúng chỉ là bốn đại, đáng nhàm chán, và khi dùng cũng quán sát như vậy.

    125. Có bốn cách sử dụng: Dùng như kẻ trộm, dùng như mắc nợ, dùng như hưởng gia tài và dùng như chủ. Một người không giới đức sử dụng bốn vật dụng, ngay cả tới việc ngồi trong hàng tăng chúng gọi là dùng như kẻ trộm. Một người có giới, mà không chân chính giác sát (quán) trong khi dùng, thì gọi là "dùng như mắc nợ". Bởi thế, y phục phải được giác sát mỗi khi mặc, món ăn khất thực phải được giác sát trong từng miếng ăn. Người nào không làm được như vậy, thì hãy giác sát trước bữa ăn, sau bữa ăn, vào đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm.

    Nếu mặt trời mọc mà chưa giác sát, thì vị ấy tự thấy như đã mắc nợ khi sử dụng bốn thứ. Trú xứ cũng cần giác sát mỗi khi dùng. Về dược phẩm trị bệnh, chân chánh giác sát trong cả hai thời, khi nhận và khi dùng, thì tốt. Nhưng khi nhận có giác sát, mà khi dùng không chánh niệm thì lỗi. Nếu khi nhận không có chánh niệm (giác sát) mà khi dùng có, thì không lỗi.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #40
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    126. Thanh tịnh thuộc bốn loại: nhờ giáo lý, nhờ phòng hộ, nhờ tìm cầu và nhờ giác sát. Giới thuộc phòng hộ của giới bổn là thanh tịnh nhờ giáo lý. Giới thuộc phòng hộ các căn là thanh tịnh nhờ phòng hộ. Giới thuộc thanh tịnh sinh mạng là thanh tịnh nhờ tìm cầu, vì sự tìm cầu được thanh tịnh nơi người từ bỏ tà mạng. Giới thuộc bốn vật dụng là thanh tịnh nhờ giác sát. Do đó, mà trên đây nói, mặc dù khi nhận quên giác sát, mà khi dùng có giác sát thì không lỗi.

    127. Sử dụng bốn thứ do bảy bậc Hữu học (bốn đạo, ba quả) gọi chung là "dùng như thừa tự". Vì họ là những người con của Như lai, họ dùng những vật dụng như thừa hưởng gia tài của cha để lại. Mặc dù do cư sĩ cúng mà thật sự là của Phật, vì nhờ Phật mà họ được phép dùng. "Dùng như chủ" là với những vị đã đoạn trừ hết phiền não, không còn bị dục sai sử.

    128. Về các cách dùng nói trên, dùng như chủ và như thừa tự thì ai cũng được phép. Nhưng dùng như mắc nợ thì không được, nói gì đến dùng như kẻ trộm. Nhưng một người có giới hạnh, mà dùng có giác sát, thì không nợ, vì nó trái lại với sự dùng như mắc nợ. Hoặc nó cũng được gồm trong sự "dùng như thừa tự", bởi vì một người có giới đức cũng được gọi là bực Hữu học, vì có học giới.

    129. Cách dùng tốt nhất là dùng như chủ, nên khi một tỷ kheo giữ giới liên hệ bốn vật dụng, vị ấy nên tác ý như vậy, và sử dụng sau khi giác sát như đã nói.

    Ðệ tử có trí tuệ
    Vâng giữ pháp Thế Tôn
    Thường chân chánh giác sát
    Rồi mới dùng thức ăn
    Trú xứ và sàng toà
    Và cả nước giặt y
    Như nước đổ lá sen
    Tỷ kheo không ô nhiễm
    Bởi một vật dụng nào
    Như đồ ăn khất thực
    Trú xứ và sàng toà
    Cùng nước để giặt áo
    Vì là sự hỗ trợ
    Phải thời từ người khác
    Vị ấy vừa biết đủ
    Chân chánh giác sát luôn
    Trong khi nhai và ăn
    Trong khi thưởng thức vị
    Xem nó như thứ dầu
    Ðắp vết thương lở lói
    Như thịt con trên sa mạc
    Như dầu mỡ cho trục xe
    Tỷ kheo ăn không vọng tưởng
    Thức ăn để sống còn".


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
    Trả lời: 14
    Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
  2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
  3. Mục Liên Thanh Đề
    Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
  4. Mục Liên _ Thanh Đề
    Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
  5. Chào Chú Chiếu Thanh
    Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •