DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/60 ĐầuĐầu 123451353 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 597
  1. #21
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    44. Ðầy đủ hành xứ và chánh hạnh v.v... ý nghĩ như kinh nói: "có tà hạnh và chánh hạnh". Gì là tà hạnh? Ðó là vi phạm về thân lời, cả thân lẫn lời, những việc làm mà Giới cấm chỉ. Như một người sinh nhai bằng cách đem cho tre, lá, hoa, quả, bột tắm, tăm xỉa răng, hoặc bằng cách nịnh hót, ve vuốt, hoặc bằng cách làm các việc vặt, hay bất cứ tà mạng nào bị Thế tôn quở trách. Chánh hạnh là gì? Là không vi phạm về thân và lời, về cả thân, lời. Là tất cả sự chế ngự bằng giới. Là không sinh nhai bằng những cách như trên.

    45. Hành xứ: có hành xứ thích đáng và không thích đáng và không thích đáng. Gì là hành xứ không thích đáng? Như khi một người có những dâm nữ làm chỗ lui tới, có đàn bà goá, gái già, bán nam bán nứ, tỷ kheo ni, hay tửu quán làm chỗ lui tới; hoặc vị ấy sống có liên hệ với vua hay cận thần, ngoại đạo, đồ đệ ngoại đạo, có liên hệ không thích đáng với cư sĩ; hoặc làm quen, giao thiệp, tôn trọng những gia đình không tín tâm, phỉ báng thô lỗ, những người muốn hại, muốn sự xấu xa, phiền não, không muốn sự chấm dứt hệ luỵ cho những tỷ kheo, tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ. Ðấy là những hành xứ không thích đáng. Gì là hành xứ thích đáng? Như một vị không có những dâm nữ làm chỗ lui tới... Quán rượu làm chỗ lui tới,... Không liên hệ không thích đáng với cư sĩ; vị ấy làm quen, lui tới, tôn trọng những gia đình có tín tâm, những người làm nguồn an ủi nơi nào có bóng hoàng y, có gió mát của bậc trí, những người mong mỏi điều tốt lành, hỉ lạc, mong chấm dứt hệ luỵ cho tỷ kheo, tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ. đấy là hành xứ chân chánh. Như thế, vị ấy được gọi là "đầy đủ hành xứ và chánh hạnh". (Vbh. 244-7).

    46. Lại nữa chánh hạnh và hành xứ ở đây cần được hiểu như sau. Tà hạnh có hai là tà hạnh về thân và lời. Gì là tà hạnh về thân? Ðó là "Xử sự thiếu cung kính trước tăng, đứng ngồi, chen lấn với các vị thượng toạ, ngồi chỗ cao, ngồi bịt đầu, đứng mà nói chuyện, vung tay khi nói, đi giày dép trong khi các thượng toạ đi chân trần, đi chỗ cao trong khi các thượng toạ đi chỗ thấp, đi trên đường chính trong khi các thượng toạ đi chỗ không có đường.... Ðứng ngồi thúc vào các vị thượng toạ, tranh chỗ với các tỷ kheo mới... Vào buồng tắm.... Chưa hỏi các thượng toạ mà đã để củi trên lò, khoá cửa... Tại chỗ tắm, vừa đi vừa vẫy nước nhằm các thượng toạ, đi vào chỗ tắm trước mặt các thượng toạ, tắm vẩy nước vào các thượng toạ, tắm trước mặt các vị. Khi đi ra thì chen lấn các thượng toạ, đi ra trước mặt họ, vào nhà cũng chen lấn đi trước, đẩy họ ra mà chen tới.... Tại những nhà gia chủ có phòng riêng kín đáo, dành cho đàn bà con gái, thì vị ấy đường đột đi vào, vuốt đầu trẻ con". (Nd 1. 228-9). Ðấy gọi là tà hạnh về thân.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #22
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    47. Ở đây, gì là tà hạnh về lời? "Ðó là khi một người sử sự vô lễ trước chúng Tăng. Không xin phép những vị Thượng toạ mà nói về Pháp, trả lời các câu hỏi, tụng giới, đứng nói vung tay. Vào nhà người gặp phụ nữ hay thiếu nữ thì ba hoa kiểu như: "Ê chị X, có gì ăn đấy? Có cháo không? Chúng tôi sẽ uống cái gì? Những gì là đồ ăn loại cứng? Những gì là đồ ăn loại mềm? Chị sẽ cho ăn cái gì?" (Nd 1. 230). Ðấy là tà hạnh về lời.

    48. Chánh hạnh cần hiểu là ngược lại với những điều trên. Hơn nữa, vị tỷ kheo có lễ độ, biết kính nhường, có tàm quý, mặc hạ y, thượng y một cách thích đáng, tác phong vị ấy làm khởi dậy niềm tin dù khi vị ấy đi tới đi lui, nhìn trước hay nhìn hai bên, co hay duỗi, mắt vị ấy thường ngó xuống, vị ấy có uy nghi, phòng hộ các căn môn, tiết độ trong sự ăn uống, chánh niệm tỉnh giác, đầy đủ sự tự giác, ít muốn, biết đủ, tinh cần, cẩn thận gìn giữ chánh hạnh, hết lòng cung kính những vị giáo thọ sư. Ðấy là chánh hạnh.

    49. Hành xứ (thích đáng) gồm ba sự hỗ trợ làm hành xứ, sự phòng hộ làm hành xứ, và sự buộc chặt làm hành xứ. Sự hỗ trợ làm hành xứ là, một người bạn tốt nói mười loại chuyện: "Nói về ít muốn, biết đủ, ẩn dật, độc cư, tinh tấn, giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến". (M. i, 145), người bạn từ đó ta được nghe những điều chưa nghe, sửa sai những điều đã học, tẩy được những nghi vấn, làm chánh lại sự thấy biết, được đức tin, hoặc nhờ học với người ấy mà ta tăng trưởng về tín, giới, văn, bố thí và trí tuệ. Ðây là sự hỗ trợ làm hành xứ.

    50. Sự phòng hộ làm hành xứ là, "một tỷ kheo khi đi vào một ngôi nhà, một con đường, thì đi với mắt nhìn trước khoảng một tầm, chế ngự nhãn căn, không nhìn voi, ngựa, xe, người bộ hành, đàn bà, đàn ông; không ngó lên, ngó xuống, ngó chỗ này chỗ kia". (Nd 1.474).

    51. Sự buộc chặt làm hành xứ là bốn niệm xứ mà tâm được buộc vào, vì thế đức Thế tôn dạy: "Này các tỷ kheo, gì là hành xứ của một tỷ kheo, quê hương vị ấy? Chính là bốn niệm xứ quán" (S. v, 148).

    Ðược trang bị như vậy, được cung cấp đầy đủ như vậy, bằng chánh niệm và (chánh) hành xứ này, nên vị ấy được gọi là "đầy đủ hành xứ và chánh hạnh".

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. #23
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    52 Thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ (đoạn 42): "Lỗi nhỏ" là như sự vô tình vi phạm một học giới nhỏ nằm trong Giới bổn, hoặc có một ý nghĩ bất thiện khởi lên. Vị ấy chân chánh lãnh thọ và học tập các học giới: Có bao nhiêu học giới, vị ấy đều học tập lãnh thọ một cách chân chánh (samàdàya). Câu "một người chế ngự với sự chế ngự của Giới bổn"., giới thuộc về sự chế ngự của Giới bổn được nêu bằng người, còn "đầy đủ chánh hạnh và hành xứ" chỉ phương pháp thực hành nơi vị đã viên mãn giới.

    53. (b) Bây giờ, hay nói về giới thuộc sự chế ngự các căn môn, được nêu lên kế tiếp. Khi mắt thấy sắc: khi thấy một vật bằng nhãn thức có khả năng thấy, nhưng nương vào con mắt dụng cụ nên lấy tên "mắt". Cổ đức (Porànà) nói: "Con mắt không thấy vì nó không có tâm. Tâm không thấy vì không có mắt. Nhưng khi có chạm xúc giữa căn và trần thì có thấy, do thức có thị giác làm nền tảng vật lý cho nó. (Thị giác, kinh gọi là mắt tịnh sắc: eye-sensitivity- chỉ đồng tử hay con ngươi). Vậy ý nghĩa thực sự ở đây là: khi thấy sắc nhãn thức".

    54. Không nắm giữ tướng chung, không để ý tưởng đàn bà hay đàn ông, hay bất cứ tướng gì làm căn bản cho ô nhiễm, như tướng đẹp, v.v.. Vị ấy dừng lại ở cái thấy, cũng không nắm giữ tướng riêng: vị ấy không để tâm bất cứ khía cạnh nào như tay, chân, nụ cười, tiếng nói, nhìn thẳng, nhìn nghiêng, v.v.. Gọi là những tướng chi tiết, vì chúng phát sinh ra từng ô nhiễm khác nhau, vì chúng nổi bật. Vị ấy chỉ thấy cái gì thực sự đang ở đấy. Như trưởng lão Nahàtissa ở Cetiyapabbata.

    55. Khi trưởng lão đang trên đường đi từ Cetiyapabbata đến Anuràdhapura để khất thực, có một nàng dâu của một ông trưởng giả gây lộn với chồng nên khởi hành từ sáng sớm ở Anuràdhapura, trang sức lộng lẫy như tiên nữ, để về nhà bà con. Nàng trông thấy trưởng lão, và do tâm hồn hạ liệt, bật lên một tràng cười lớn. Ngạc nhiên không hiểu có chuyện gì xảy đến, vị trưởng lão nhìn lên, và khi được "bất tịnh tưởng" nơi hàm răng của nàng ngài đắc quả A-la-hán. Do đó có bài kệ:

    Thấy xương hàm răng
    Duy trì "cốt tưởng"
    Chưa dời chân bước
    Quả chứng vô sanh


    Chồng nàng đi tìm nàng, gặp trưởng lão anh ta hỏi: "Bạch đại đức, ngài có tình cờ trông thấy một người đàn bà nào qua đây không?" Trưởng lão bảo:

    "Không rõ ông hay bà
    Vì ta không để ý
    Nhưng trên đường cái này
    Có đống xương di động".



    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #24
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    56. Qua đó (đoạn 42) nghĩa là, vì nguyên nhân ấy mà có sự không chế ngự của nhãn căn (và các căn khác). Nếu vị ấy không phòng hộ nhãn căn nghĩa là không dùng cánh cửa chánh niệm mà đóng nhãn căn lại. Xâm nhập là đe doạ vị ấy.

    57. Không có gì là "chế ngự" hay "không chế ngự" nơi nhãn căn, vì đối với mắt tịnh sắc không có tỉnh giác hay thất niệm. Nhưng khi một sắc pháp đi vào sự chú ý của mắt, thì hữu phần khởi lên hai lần và diệt, rồi đến duy tác ý giới làm nhiệm vụ hướng tâm (chú ý) khởi và diệt, rồi đến nhãn thức với nhiệm vụ thấy, rồi đến dị thục ý giới làm nhiệm vụ tiếp thọ, rồi đến dị thục vô nhân ý thức giới làm nhiệm vụ xác định, khởi và diệt. Kế tiếp là tốc hành tâm. Trong đây, không có gì là chế ngự hay không chế ngự vào giai đoạn hữu phần, hay bất cứ giai đoạn nào sau đó từ hướng tâm trở đi. Song khởi hành từ giai đoạn tốc hành tâm, nếu không chánh hạnh, nếu có sự thất niệm, vô tri, không kiên nhẫn, lười biếng khởi lên, thì gọi là "không chế ngự nhãn căn".

    58. Tại sao? Vì khi ấy có nghĩa, là căn môn không được phòng hộ, hữu phần và các tâm thuộc lộ trình tâm cũng không được phòng hộ. Ví như khi, bốn cổng của một đô thành không được bảo đảm, thì dù cho các cửa của những ngôi nhà, kho chứa v.v... Bên trong thành được khoá kỹ, tài sản bên trong thành cũng không được bảo đảm, vì kẻ cướp sẽ vào thành tha hồ vơ vét. Cũng vậy, khi có sự không chánh hạnh, v.v... Khởi lên ở giai đoạn tốc hành, vì không chế ngự, thì căn môn cũng không được chế ngự, hữu phần và các tâm thuộc lộ trình kể từ hướng tâm, cũng không được phòng hộ. Nhưng khi giới, v.v... Khởi lên ở giai đoạn tốc hành, thì như vậy căn môn cũng được phòng hộ hữu phần và các tâm thuộc lộ trình cũng được phòng hộ ví như khi cổng thành đã chắc chắn, thì dù bên trong, các cổng nhà ở, nhà kho v.v.. Không chắc, tài sản trong thành vẫn được gìn giữ, bảo đảm, vì cổng thành đóng, kẻ cướp không thể xâm nhập.

    Bởi thế, mặc dù sự chế ngự chỉ thực sự bắt đầu ở giai đoạn (sát na) tốc hành tâm, song vẫn gọi là "chế ngự nhãn căn". Việc nghe tiếng, ngửi mùi v.v... Cũng vậy.

    59. Vậy chính loại giới này, có đặc tính là tránh nắm giữ những tướng có thể kéo theo ô nhiễm liên hệ đến sáu trần, gọi là giới chế ngự các căn môn.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #25
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    60. (c) Bây giờ hãy nói đến giới thuộc thanh tịnh sinh mạng (đoạn 42). Câu "Sáu học giới liên hệ đến cách sinh sống". Có nghĩa: "vì nguyên nhân sinh nhai, vì lý do sinh nhai, mà một người có ác dục, làm mồi cho dục, tự xưng được thượng nhân pháp mà kỳ thực không có" bị phạm tội ba la di, vì nguyên nhân, "vì lý do sinh nhai mà một người làm môi giới" phạm bị tội tăng tàn; "vì nguyên nhân sinh nhai mà nói: Một tỷ kheo ở trong chùa của bạn là một bậc A-la-hán phạm tội ba dật đề nếu người ấy biết có tội mà cứ nói: "Vì nguyên nhân, lý do sinh nhai mà một tỷ kheo không bệnh xin món ăn thượng vị để dùng riêng" phạm thì phải sám hối; cũng giới ấy, tỷ kheo ni phạm thì phải phát lồ cũng giới ấy, người chưa thọ cụ túc phạm thì bị tội ác tác. (Vin. v, 146). Ðó là sáu giới liên hệ đến cách sống.

    61 Lừa đảo (xem 42c) Kinh văn: "Thế nào là lừa đảo? Ấy là bịp lừa bằng cách (giả vờ) từ chối bốn vật dụng, bằng cách nói gián tiếp, bằng uy nghi... Nơi một người ham lợi dưỡng, danh dự, một người có ác dục, làm mồi cho dục".

    62 "Thế nào là ba hoa? Ấy là nói tạt vào người ta (bất kể họ có nghe hay không) nói nhiều, nói quanh, tâng bốc, tâng bốc quá lố, thuyết phục, thuyết phục dai, gợi ý, gợi ý dai nói mê ly, nịnh hót tán dóc, nói vuốt ve, nơi một người thiên về lợi danh dự và tiếng tăm, người có ác dục, làm mồi cho dục.

    63 "Thế nào là hiện tướng? Dấu hiệu, ra dấu cho người, ám chỉ, làm ám chỉ, nói bóng gió, nói vòng vo, nơi một người thiên về lợi dưỡng....

    64 "Thế nào là chê bai? Là nhiếc móc, dèm pha, chê trách, nói mỉa, mỉa mai liên tục nhạo báng, nhạo báng liên tục, bôi nhọ, bôi nhọ liên tục, mách lẻo, cắn sau lưng, nơi một người thiên về lợi dưỡng...

    65 "Thế nào là lấy lợi cầu lợi? Cầu là tìm kiếm chác, mưu cầu của cải bằng phương tiện của cải, như đem vật được chỗ này đi đến chỗ khác, vật được chỗ khác đem đến chỗ này, nơi một người thiên về lợi dưỡng.." (Vbh, 352-3)

    66. Ý nghĩa đoạn kinh dẫn ở số 61 cần được hiểu như sau. Có ác dục là mong muốn chứng tỏ có những đức tính mà mình không thực có. Làm mồi cho dục: bị dục vọng tấn công. Bằng cách từ chối bốn vật dụng, bằng cách nói gián tiếp, bằng uy nghi: là ba cách lừa đảo được nêu lên trong Mahà-niddesa.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #26
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    67. Một vị tỷ kheo được cúng dường y, v.v... Và chính vì ham muốn những thứ ấy, ông lại từ chối, do ác dục. Vị ấy biết cư sĩ tin tưởng ông sẽ nghĩ: Vị đại đức của chúng ta thật là thiểu dục, ngài nhất quyết không nhận vật gì. Thật là may mắn cho ta nếu ngài chịu nhận chỉ chút ít vật dụng! Rồi họ tìm đủ cách đặt trước mặt vị ấy những y thượng hạng, v.v... Ông bèn nhận, vừa làm ra vẻ chỉ nhận vì lòng từ bi đối với họ. Ðây là sự giả dối nơi vị tỷ kheo, để khiến cho cư sĩ sau đó mang từng xe bò lễ vật đến cúng. Ðó là lừa đảo bằng cách từ chối.

    68. Trong Mahà-niddesa nói: "Thế nào là lừa đảo bằng cách từ chối vật dụng?" Ví dụ cư sĩ mời tỳ kheo nhận y, thực, sàng tạo, dược phẩm. Một người có ác dục, làm mồi cho dục, ham được y, thực, sàng toạ, dược phẩm, nhưng lại từ chối, vì muốn được nhiều hơn. Vị ấy bảo: Một người sa môn khổ hạnh có cần đến những tấm y đắt giá? Chỉ nên nhặt giẻ rách, ở đống rác hay cửa tiệm, mà làm y phục. Sa môn khổ hạnh cần gì đến thực phẩm đắt giá? Chỉ nên khất thực để sống. Sa môn khổ hạnh cần gì đến giường đắt giá? Chỉ nên sống dưới gốc cây hay ngoài trời. Sa môn khổ hạnh cần gì đến dược phẩm đắt tiền? Chỉ nên chữa bệnh bằng nước tiểu. ""Bởi thế vị ấy mặc y thô xấu, ăn đồ khất thực tồi, ở chổ tồi, dùng thuốc tồi để trị bệnh. Các cư sĩ thấy vậy, nghĩ: Sa môn này ít muốn, biết đủ, sống viễn ly, độc cư tinh tấn, thật là người thuyết giảng về khổ hạnh. Rồi họ lại càng muốn cúng dường vị ấy y phục, thực phẩm, sàng toạ, dược phẩm. Vị ấy bèn nói: "Có ba điều kiện làm cho một vị thiên gia nam tử được nhiều công đức: lòng tin, sự bố thí. Và một người xứng đáng để nhận. Người có lòng lại có vật bố thí, và lại có ta ở đây. Nếu ta không nhận, thì người sẽ mất phước. Ðiều ấy không tốt. Vậy thì ta sẽ nhận, vì lòng thương tưởng đối với người. " Cứ thế vị ấy nhận thật nhiều y phục, thực phẩm, sàng toà, dược phẩm. Ðó là một hình thức lừa đảo vậy". (Nd 1.224-5)

    69. Là sự giả dối nơi người có ác dục, khi vị ấy nói cách nầy cách khác làm cho người ta hiểu rằng minh đã được pháp nhân (siêu việt con người). Ðó gọi là lừa đảo bằng cách nối gián tiếp như đoạn kinh sau: "Gì là ví dụ về lừa đảo bằng cách nói gián tiếp? Một người có ác dục, làm mồi cho dục, mong được thán phục mà nói những lời liên hệ đến thánh pháp. Vị ấy bảo: Người đắp một cái y như vậy, lọc nước như vậy, chìa khoá như vậy, đai lưng như vậy, dép như vậy, là một sa môn rất quan trọng. Hoặc bảo: Người có một giáo thọ sư như vậy, y chỉ như vậy, đồng giáo thọ sư, đồng y chỉ sư, người có bạn như vậy, cộng sự viên như vậy, thân thuộc như vậy, người ở trong chùa như vậy, mái che như vậy, nhà như vậy, vi la như vậy, hang, động, lều, trại, tháp canh, phòng lớn, vựa lúa, phòng hội như vậy, hoặc cỏ gốc cây như vậy, là một nhà khổ hạnh rất quan trọng". Hoặc, với nét mặt nhăn nhíu, mưu mô, giảo quyệt, làm điệu bộ thán phục, nói thao thao bất tuyệt, vị ấy thốt lên những lời sâu xa, bí mật, xỏ lá, tối nghĩa, lời siêu phàm rổng tuếch như "Sa môn ấy là một vị đã đạt đến những tinh tú và có những thiên trú như vậy như vậy." Ðấy gọi là nói gián tiếp (Nd 1.226-7).

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #27
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    70. Là sự giả dối nơi một người ác dục, khi vị áy làm những dáng điệu cố ý để được tán thán phục, như đoạn: "Thế nào là lừa đảo bằng uy nghi? Ví như, một được khen, nên làm bộ tịch khi đi, vị ấy bước đi có nghiên cứu, đứng có nghiên cứu, ngồi có nghiên cứu, nằm có nghiên cứu. Vị ấy bước đi làm bộ như rất đăm chiêu, khi đứng, ngồi, nằm dường như rất tập trung quán tưởng. Vị ấy là người toạ thiền giữa công cộng. Sự làm bộ, sắp đặt, phô trương uy nghi như thế được gọi là lừa đảo bằng uy nghi" (Nd 1.225-6))

    71. Kinh văn: bằng cách từ chối bốn vật dụng có nghĩa là dùng cái phương tiện gọi là "từ chối"... Nói gián tiếp: là nói gần với đề tài. Bằng uy nghi là đi đứng nằm ngồi.

    72. Những lối nói ba hoa (đoạn 62) là nói tạt vào: như khi vừa thấy người đi vào tinh xá, bèn nói: "Ði đâu đó cư sĩ? Mời tăng chúng thọ trai à? Nếu vậy thì cứ việc đi trước đi, tôi sẽ mang y bát đến sau" v.v... Hoặc tự quảng cáo như sau: "Tôi là Tissa, vua rất tín nhiệm tôi, đại thần của vua.. Rất tin cậy tôi". Kể lể (nói nhiều) cũng tương tự, khi được hỏi một điều gì. Nói quanh là nói vòng vo tam quốc vì sợ cư sĩ bất mãn sau khi đã tạo cơ hội cho họ phập ý. Tâng bốc là nói ca tụng người ta, như: "Ông ấy là một đại địa chủ, đại thuyền chủ, đại thí chủ". Tâng bốc liên tục (tâng bốc quá lố) là nói đủ cách để ca tụng người.

    73. Thuyết phục là nói lời ràng buộc thì tay cũng già (Nayhanà do động từ Nayhati có nghĩa là buộc lại, cột lại). Như nói "Cư sĩ trước kia các vị thường cúng trái cây vào giỏ đó, tại sao bây giờ không cúng nữa?" Nói thế nào để cuối cùng, người kia phải nói: "Bạch đại đức, chúng con sẽ cúng, lâu nay vì không có dịp" v.v... Ðấy là buộc ràng họ. Hoặc, khi trông thấy một người tay cầm mía, vị tỷ kheo bèn hỏi: "Từ đâu về đấy, đạo hữu?" - Bạch đại đức, con ở ruộng mía về ạ" - Mía ở đấy có ngọt không nhỉ? - Bạch đại đức, cần phải ăn vào mới biết được" - Nầy cư sĩ, một tỷ kheo không được phép nói: cho tôi mía!" Nói như vậy tức là ràng buộc người ta, khiến họ phải cho. Ðấy gọi là thuyết phục. Thuyết phục nhiều lần, dùng nhiều cách, gọi là thuyết phục dai dẳng (nói dai)

    74. Gợi ý là ám chỉ, bằng cách nêu một trường hợp đặc biệt như: "Chỉ có gia đình đó là hiểu tôi thôi. Có gì, họ chỉ cúng dường cho tôi". Hoặc, như câu chuyện người bán dầu sau đây. Hai tỳ kheo đi vào làng, ngồi trong nhà đợi. Thấy một cô gái, họ bèn gọi nàng lại. Rồi vị này hỏi vị kia: "Nàng này là con gái nhà ai thế?" - Hiền giả, nàng là con gái của người bán dầu vẫn thường ủng hộ chúng ta đấy. Mỗi khi chúng tỳ kheo đi đến nhà mẹ nàng, bà thường cho bơ trong hủ. Và cô này cũng cho bơ trong hủ như mẹ" (Pm. 46) Ðó gọi là gợi ý. Gợi ý nhiều cách, nói mãi, thì gọi là gợi ý liên tục.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #28
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    75. Nói mê ly là nói lời êm tai lặp đi lặp lại nhiều lần, bất kể đúng hay không, hợp pháp hay không. Nịnh hót là nói một cách hèn hạ, luôn luôn giữ thái độ kẻ dưới. Tán dóc là nói thật nhiều nhưng chỉ đúng một ít.

    76. Nói vuốt ve như người ta vuốt ve, vỗ về con nít.

    77. Hiện tướng (nemittikatà) tướng là một dấu hiệu bằng thân hay lời, để làm người ta cho mình vật dụng. Ra hiệu là làm một dấu hiệu có ý hỏi: "Bạn có gì để ăn đấy?" v.v... Khi trông thấy người đang mang thức ăn. ám chỉ là nói xa gần tới vật cần dùng. Làm ám chỉ: như thấy mục tử đắt nghé đi ngang, vị tỳ kheo hỏi: "Ðấy là nghé con của bò cái vắt sữa hay bò cái cho bơ?" - Bạch đại đức, bò cái vắt sữa, vì nếu là bò cái vắt sữa, thì các tỳ kheo đã có sữa mà uống!" v.v..., cốt làm cho đứa bé về thuật lại với cha mẹ, để họ đem sữa đến cúng.

    78. Nói bóng gió là nói gần đề tài, tỉ như câu chuyện về một tỳ kheo được một gia đình ủng hộ. Vị ấy muốn ăn, nên đi vào nhà ấy mà ngồi. Nữ chủ không muốn bố thí, nên vừa trông thấy vị tỳ kheo, bà bảo ngay: "Không có cơm". Ðoạn đi sang nhà hàng xóm, làm bộ đi lấy cơm. Vị tỳ kheo đi vào bếp, nhìn quanh, thấy cây mía sau cánh cửa, đường đựng trong tô, xâu cá trong rỗ, gạo trong chum và bơ trong hủ, Vị ấy trở ra, ngồi. Khi nữ chủ trở lại, bà bảo vị tỷ kheo "Tôi không kiếm được chút cơm nào cả". Vị tỳ kheo liền nói: "Này thí chủ, tôi đã thấy một điềm báo rằng hôm nay không dễ gì được đồ ăn khất thực". - Ðại đức nói sao? - "Tôi thấy một con rắn giống như cây mía ở trong gốc đằng sau cánh cửa. Ði tìm vật gì để ném nó, tôi gặp cục đá, giống như cục đường trong tô. Khi tôi ném cục đất vào con rắn, thì nó dương ra một cái mồng trông như xâu cá ở trong rỗ, và khi nó nhe răng để cắn cục đất, răng nó trông như những hạt gạo trong chum. Rồi nước bọt hoà lẫn nọc rắn phun ra khỏi miệng nó trong khi nó tức giận, trông như bơ để trong hủ". Bà chủ nghĩ: "Không dễ gì bịp kẻ bợm già" và buộc lòng phải biếu tỳ kheo cây mía, nấu cơm cho ông, và cho luôn cả các vật dụng kia.

    79. Nói xa gần đề tài chính là nói bóng gió. Nói vòng vo là nói xoay quanh đề tài.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #29
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    80. Chê bai (mạt sát) gồm những cách như nhiếc móc là dùng mười cách mắng nhiếc, "đồ ăn trộm, đồ ngu, đồ điên, đồ lạc đà, đồ bò, đồ lừa, giống phạm giới, giống địa ngục, đồ súc sinh, đồ giống gì đâu". Dèm pha là nói lời khinh bỉ. Chê trách là kể những lỗi lầm. Nói mỉa là khi một người nào không bố thí, vị ấy bảo rằng: "Thật là vua các thí chủ". Nói mỉa đủ cách, đưa ra những lý lẽ, gọi là mỉa mai liên tục hoặc mỉa mai quá đáng, như nói về một người không bố thí: "Ðó là một đại thí chủ". Nhạo báng là nói chế nhạo, như: "Sống kiểu gì mà ăn hết cả thóc giống". Nhạo báng liên tục như bảo: "Sao? Người ấy mà bạn nói không phải thí chủ?" Ðối với ai, y cũng cho một lời "Không có" đấy chứ".

    81. Bôi nhọ là chỉ trích, (hạ giá) người nào. Bôi nhọ liên tục là chê bai đủ cách. Mách lẻo là đem chuyện nhà này sang nhà khác, làng này sang làng khác, vùng này đến vùng khác, vì nghĩ "như vậy chúng sẽ cúng cho ta, vì sợ ta đi nói chỗ nầy chỗ kia". Cắn sau lưng hay nói hai lưỡi, là chỉ trích người nào sau lưng họ, sau khi đã nói tốt trước mặt, như cắn vào thịt sau lưng người ta khi họ không thấy được. Ðó là thái độ của người không thể nhìn ngay trước mặt người. Tất cả cách nói trên đây, gọi là chê bai hay mạt sát (nippesikatà), vì nó nạo hết (nippeseti) chùi hết những đức tính của người, hoặc vì đấy là sự mưu cầu lợi dưỡng bằng cách nghiền nát, tán nhỏ đức tính của người, như nghiền nát, tán nhỏ đức tính của người, như nghiền nát các loại hoa để mà lấy hương.

    82. Lấy lợi cầu lợi: Cầu là săn đuổi. Ðược chỗ này (đoạn 65) là xin được ở nhà này. Chỗ khác là nhà khác. Tìm là mong muốn. Kiếm chác là săn đuổi một cách liên tục, như chuyện vị tỳ kheo đi khắp nơi, đem những vật đã xin bố thí cho trẻ con trong các gia đình để cuối cùng được cúng sữa và cháo.

    83. Những ác pháp như cần hiểu là kể cả những việc nói trong kinh Phạm võng (Brahmajàla): "Trong khi một số sa môn, bà la môn dù đã dùng các món ăn do tín thí cúng, vẫn có tự nuôi sống bằng những tà mạng, như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu trướng, mộng tướng, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng..." (D. i, 9)

    84. Tà mạng này do đó kéo theo sự vi phạm sáu học giới đã được chế liên hệ đến lối sinh sống, nó còn kéo theo những ác pháp khởi đầu bằng lừa đảo, ba hoa, hiện tướng, chê bai, lấy lợi cầu lợi. Bởi vậy, chính cái việc tránh xa mọi thứ tà mạng mới được gọi là giới thanh tịnh sinh mạng. Cái mà chúng ta nhờ vào để sống, gọi là sinh mạng. Ðó là cái gì? Là nỗ lực để tìm kiếm những vật dụng. Thanh tịnh sinh mạng là làm sạch cách sống.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #30
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    85. Giới liên hệ bốn vật dụng. Kinh văn: "Chân chánh giác sát, vị tỳ kheo thọ dụng y phục chỉ để ngăn ngừa lạnh nóng, ngăn ngừa sự xúc chạm của bọ chét, ruồi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ với mục đích che đậy sự hổ thẹn. Chân chánh giác sát, vị ấy thọ dụng món ăn khất thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp, mà chỉ để thân này được sống lâu, được bảo dưỡng, để khỏi bị tổn hại, để hổ trợ phạm hạnh, nghĩ: "Như vậy ta sẽ diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, ta sẽ sống khoẻ mạnh, không lỗi lầm và an ổn". Chân chính giác sát vị ấy thọ dụng trú xứ để ngăn ngừa nóng lạnh, ngăn ngừa sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, chỉ để tránh những nguy hiểm của thời tiết, chỉ với mục đích sống độc cư nhàn tịnh. Chân chánh giác sát, vị ấy thọ dụng như yếu về dược phẩm trị bệnh, chỉ để ngăn chặn các cảm giác thống khổ đã sinh để được ly khổ hoàn toàn? (M. i, 10)

    Giải: chân chánh sát là sự tác ý (Manasikàra) kể như một phương tiện và một con đường, nó có nghĩa biết rõ, xét rõ. Ðó là xét rõ như sau: "để ngăn ngừa lạnh " v.v...

    86. Y phục chỉ bất cứ loại nào kể tự áo lót. Vị ấy thọ dụng dùng, mặc (áo trong). Chỉ: không ngoài mục đích. Mục đích của thiền giả khi thọ dụng không ngoài những chuyện ngăn ngừa lạnh v.v.... Ngăn ngừa lạnh: ngăn cái lạnh thuộc bất cứ loại nào, từ bên trong do tứ đại xáo trộn, hay lạnh từ bên ngoài do thời tiết thay đổi. Ngăn ngừa nóng: là hơi nóng của lửa, do đám cháy rừng v. v....

    87. Ngăn ngừa sự xúc chạm của bọ chét, ruồi, sức nóng mặt trời, các loài bò sát: "bọ chét" là thứ ruồi muỗi hút máu thú vật. Gió có hai: gió có bụi và gió không bụi. "Bò sát" là những sinh vật dài như rắn v.v... Di chuyển bằng cách bò trên mặt đất. "Sự xúc chạm" có hai: xúc chạm bằng cách bị chúng cắn và xúc chạm bằng cách bị chúng bò trên mình.

    88. Chỉ để che đậy sự hổ thẹn: "Chỉ": là nói mục đích bất biến, vì "che đậy sự hổ thẹn" là mục đích có tính cách bất biến, còn các việc khác (ngăn ngừa).. Là những mục đích có tính cách giai đoạn, của sự thọ dụng y phục. "Sự hổ thẹn": chỉ bộ phận sinh dục, vì khi một phần nào của bộ phận ấy lộ ra, thì tâm "tàm" bị thương tổn. Bộ phận ấy gọi là "sự hổ thẹn" (hirikopìna) vì nó gây ra sự xáo trộn hổ thẹn, hirikipana.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
    Trả lời: 14
    Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
  2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
  3. Mục Liên Thanh Đề
    Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
  4. Mục Liên _ Thanh Đề
    Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
  5. Chào Chú Chiếu Thanh
    Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •