DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/9 ĐầuĐầu 1234 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 597
  1. #1
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    9. Từ trước đến đây, những điều được nêu lên là Ba môn học, giáo lý tốt đẹp trong ba phương diện, điều kiện cần thiết để chứng ba minh v.v.. Sự tránh hai cực đoan và tu tập trung đạo, cách vượt khỏi những đoạ xứ, đoạn trừ ô nhiễm dưới ba khía cạnh, sự đề phòng vi phạm, sự thanh lọc ba thứ nhiễm ô, và lý do đạt đến những quả Dự lưu v.v... Nêu lên như thế nào?

    10. Ở đây, sự tu tập tăng thượng giới được nêu bằng Giới; tu tăng thượng tâm bằng Ðịnh; và tu tăng thượng trí tuệ bằng Tuệ

    Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn đầu được nêu bằng Giới, do đoạn kinh: "Và gì là khởi điểm của các thiện pháp? Chính là giới hoàn toàn thanh tịnh". (S. V, 143) và do Pháp cú 183 "Không làm mọi điều ác". Giới là khởi đầu của giáo lý. Và giới tốt đẹp, vì nó đem lại những đức đặc biệt là bất hối, v.v... Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn giữa được nêu bằng Ðịnh. Do Pháp cú 183 "Không làm mọi điều ác", định là chặn giữa của giáo lý: "Thành tựu các hạnh lành".

    Không làm mọi điều ác
    Thành tựu các hạnh lành
    Tâm ý giữ trong sạch
    Chính lời chư Phật dạy.


    Và Ðịnh tốt đẹp, vì đem lại các đức đặc biệt như thần thông v.v... Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn cuối được nêu bằng Tuệ. Do câu "Tâm ý giữ trong sạch. Chính lời chư Phật dạy". (Dh. 183) và vì tuệ là cao điểm của nền giáo lý, nên Tuệ là chặn cuối. Tuệ tốt đẹp vì đem lại đức bình thản đối với những điều khả ý và bất khả ý. Như kinh dạy:

    Như núi đá kiên cố
    Không bị gió lay động
    Huỷ báng hoặc tán dương
    Không lay động bậc trí.
    (Dh. 81)

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  2. #2
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    11. Cũng thế, điều kiện cần thiết để chứng ba minh được nêu bằng Giới. Vì nhờ sự hỗ trợ của Giới viên mãn mà người ta đắc ba minh. Ðiều kiện cần thiết để đắc sáu thông được nêu bằng Ðịnh, vì chính nhờ sự hỗ trợ của định viên mãn mà đạt đến sáu thông. Ðiều kiện cần thiết để đắc bốn vô ngại giải được nêu bằng Tuệ, vì chính nhờ sự hỗ trợ của tuệ viên mãn mà được bốn vô ngại giải.

    [Chú thích: Ba minh: túc mạng minh, nhớ được các đời trước; thiên nhãn minh: biết sự chết và tái sinh của các hữu tình; lậu tận minh, đoạn trừ tất cả lậu hoặc. (M. i, 22-3). Bốn vô ngại giải là nghĩa vô ngại, pháp vô ngại, từ vô ngại, biện tài vô ngại (A. ii, 160).]

    Sự tránh xa cực đoan mê đắm dục lạc được nêu bằng Giới cực đoan ép xác khổ hạnh được nêu bằng Ðịnh, và sự tu tập trung đạo được nêu bằng Tuệ.

    12. Cũng vậy, Giới được nêu làm phương tiện để vượt khỏi các đạo xứ, Ðịnh để vượt khỏi các dục, và tuệ để vượt tất cả hữu. Lại nữa, sự từ bỏ những ô nhiễm do thay thế những pháp ngược lại là Giới, do nhiếp phục là Ðịnh, do đoạn tận là Tuệ.

    13. Ðề phòng vi phạm những điều ô nhiễm là nhờ Giới, đề phòng các ám ảnh của ô nhiễm là nhờ Ðịnh, đề phòng các tùy miên (khuynh hướng nội tại đưa đến ô nhiễm) là nhờ Tuệ.

    Sự thanh lọc những ô nhiễm do tà hạnh là nhờ Giới; thanh lọc những ô nhiễm do dục tham là nhờ Ðịnh; và thanh lọc những ô nhiễm do tà kiến là nhờ Tuệ.

    14. Lý do đắc quả Dự lưu và Nhất lai là Giới, quả Bất hoàn là Ðịnh và quả A-la-hán là Tuệ. Vì bậc Dự lưu được gọi là người "thành tựu viên mãn các phẩm loại của giới", bậc nhất lai cũng vậy, bậc bất hoàn được gọi là "viên mãn định" và A-la-hán là bậc "tuệ viên mãn".

    15. Ðến đây, chín nhóm "ba pháp" đã được nêu lên về các đức đặc biệt của giới định tuệ, đó là ba môn học, giáo lý tốt đẹp ở ba phương diện, điều kiện cần để chứng ba minh, sự tránh hai cực đoan và tu tập trung đạo, cách vượt khỏi đoạ xứ, khỏi dục và khỏi hữu, sự từ bỏ ô nhiễm ở ba bực, sự đề phòng vi phạm, sự thanh lọc ba thứ nhiễm ô và lý do đắc các quả.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  3. #3
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Phần Thứ Nhất: Giới

    -ooOoo-

    Chương I

    Giảng Nghĩa Về Giới


    I. Dẫn Nhập

    1.


    Người trú giới có trí
    Tu tập tâm và tuệ
    Nhiệt tâm và thận trọng
    Tỷ kheo ấy thoát triền.
    (S., i, 13)

    Do duyên gì bài kệ trên đây được nói? Khi đức Thế tôn ở Xá vệ, một vị trời đi đến hoặc, vị ấy đã đặt câu hỏi này:

    Nội triền và ngoại triền
    Chúng sinh bị triền phược
    Con hỏi Gotama:
    Ai thoát khỏi triền này?
    (S. i, 13)

    2. Ðây là ý nghĩa tóm tắt. Triền là lưới tham. Vì đó là một trói buộc theo nghĩa đan mắc vào nhau, như những cành cây chằng chịt như mạng lưới trong các khu rừng tre v.v.... Tham cứ tiếp tục khởi qua lại giữa những đối tượng của tâm, từ sắc pháp đến tâm pháp và trái lại. Tham được gọi là nội triền và ngoại triền, vì nó khởi lên dưới hình thức khát ái đối với vật dụng của mình và đối với vật dụng của người, đối với tự ngã của mình và tự ngã của một người khác, đối với nội xứ và ngoại xứ. Vì tham khởi theo cách ấy, nên chúng sinh bị triền phược. Như những cây tre bị vướng mắc bởi bụi tre, thế gian này cũng vậy, nói cách khác, tất cả chúng sinh này đều bị vướng mắc vì mạng lưới chằng chịt của dục vọng. Con hỏi Gotama: Và bởi vì thế gian bị trói buộc như thế, cho nên con muốn hỏi điều này. Vị trời xưng hô với đức Thế tôn bằng tộc tánh của Ngài là Gotama. Ai thoát khỏi triền này: Ai có thể giải toả, tháo gỡ trói buộc này, cái mớ bòng bong làm cho chúng sinh trong tam giới đều bị quấn quít như thế? Ðiều vị trời ấy hỏi là: ai có khả năng tháo gỡ triền phược?

    3. Khi được hỏi như vậy, đức Thế tôn, đấng Vô ngại giải, Trời của các vị trời, vượt hơn Ðế thích, Phạm thiên, đấng Thành tựu bốn vô uý, đấng Mười lực, đấng Chánh biến tri, đã nói bài kệ này để trả lời:

    Người trú giới có trí
    Tu tập tâm và tuệ
    Nhiệt tâm và thận trọng
    Tỷ kheo ấy thoát triền

    4.

    Bây giờ tôi sẽ, đưa ra ý nghĩa chân thực
    chia làm giới, vân vân...
    của câu kệ do bậc Ðại thánh nói.

    Trong giáo pháp đấng Chiến thắng
    Có những người tâm đạo đã từ bỏ
    Gia đình, sống không nhà
    - những người mặc dù khát khao sự thanh tịnh
    nhưng vẫn chưa có được cái chánh kiến về con đường thắng, bảo đảm,
    gồm Giới, Ðịnh và Tuệ.
    Con đường khó tìm, dẫn đến thanh tịnh
    Cho những người chưa được an, dù đã cố gắng,
    Tôi sẽ giảng Ðạo lộ an ổn
    Về Thanh tịnh
    Y cứ lời dạy của những vị cư trú
    Trong ngôi Ðại tinh xá
    Những người ưa thích thanh tịnh
    Hãy chú tâm nghe trình bày.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  4. #4
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Chương II

    Hạnh Ðầu Ðà Khổ Hạnh

    (Dhutanga-niddesa)

    -ooOoo-

    1. Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v... nhờ đó giới, như đã mô tả, được thanh tịnh. Vì khi giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình. Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện và đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là "sự hân hoan trong tu tập" (A. ii, 27). Bởi vậy, chúng ta sẽ khởi sự giải thích các khổ hạnh.

    Mười Ba Khổ Hạnh

    2. Ðức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện nàm tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng, mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát. Mười ba khổ hạnh là:

    1. Hạnh phấn tảo y
    2. Hạnh ba y
    3. Hạnh khất thực
    4. Hạnh khất thực từng nhà
    5. Hạnh nhất toạ thực
    6. Hạnh ăn bằng bát
    7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
    8. Hạnh ở rừng
    9. Hạnh ở gốc cây
    10. Hạnh ở giữa trời
    11. Hạnh ở nghĩa địa
    12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
    13. Hạnh ngồi (không nằm)

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  5. #5
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    3. Sau đây sẽ trình bày về (1) ý nghĩa (2) đặc tính v.v.. (3) thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực sự phạm giới và những lợi ích của mỗi hạnh, (4) ba tánh, (5) Phân biệt "người khổ hạnh" "người thuyết giảng khổ hạnh", "các pháp tương ưng với khổ hạnh", "các khổ hạnh" và khổ hạnh thích hợp với hạng người nào.

    4. (1) Trước hết là ý nghĩa

    i. Gọi là phấn tảo (pamsukùla -bụi bặm) vì nó được tìm ở những đống rác bên đường, nghĩa địa, đống phân (midden), nó thuộc về đồ bỏ tại các nơi ấy. Hoặc nó đang tiến đến một tình trạng tồi tệ như đồ bỏ (Pamsu viya Kucchita - bhàvamukati) cho nên gọi là phấn tảo y.

    ii. Ba y là áo khoác ngoài gồm những miếng vải chắp nối lại, thượng y và hạ y.

    5. iii. Sự để rơi (Pàta) những mẩu đồ ăn (pinda) gọi là khất thực, pindapàta. Thu nhặt đồ khất thực từng nhà, gọi là ăn đồ khất thực. Hoặc vị ấy phát hiện thu lượm (patati: nhặt - nghĩa này không có trong tự điển của Hội Pàli Text) những miếng ăn (pinda) nên gọi là người thu nhặt đồ ăn, hay người khất thực (pindapàtin). Sự thực hành này gọi là hạnh khất thực để sống.

    6. iv. Hạnh thứ đệ khất: khe hở hay khoảng trống gọi là avakhandana hay dàna. Dời khỏi chỗ trống (apeta: dời khỏi) hoặc không chỗ trống, không hở, là apadàna. Người đi từ nhà này đến nhà khác không chừa một nhà nào khoảng giữa, gọi là sapadànacàrin, tức là hạnh khất thực từng nhà, thứ đệ khất.

    7. v. Ăn một lần mà thôi, đứng lên rồi, không ngồi xuống ăn lại, gọi là hạnh nhất toạ thực (ăn ngày một bữa)

    vi. Chỉ ăn những gì đã xin được trong bát, không nhận thêm bát thứ hai, gọi là người ăn bằng bát, (pattapindika)

    8. vii. "khalu" có nghĩa từ chối, không nhận. Ðồ ăn mà vị ấy nhận được sau khi đã ăn xong gọi là tàn thực (pacchàbhatta) người không ăn đồ ăn như thế gọi là Khalupacchàbhattika, không nhận đồ ăn sau khi ăn xong. Nhưng trong luận nói: "Khalu là tên một giống chim khi mổ một trái cây để ăn, mà trái ấy rớt thì thôi ăn. Vị tỷ kheo này cũng vậy.

    9. viii. Vị ấy quen sống ở rừng nên gọi là hạnh ở rừng.

    10. ix. Sống dưới gốc cây nên gọi là hạnh ở gốc cây.

    x-xi. Ở ngoài trời và ở nghĩa địa, cũng thế.

    xii Những gì được phân phối (cho mình) gọi là "như được phân phối" yathà- santhata. Ðây là một từ ngữ chỉ chỗ nghỉ ngơi được phân phối cho vị tỷ kheo. Người nghỉ ở chỗ được phân phối cho mình gọi là một người sử dụng đồ nằm như được phân phối (yathàsanthatika) người theo hạnh này gọi là hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.

    xiii. Vị ấy có thói quen ngồi mà ngủ, không nằm gọi là hạnh ngủ ngồi.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  6. #6
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    11. Tất cả những hạnh kể trên gọi là hạnh (anga) của một tỷ kheo theo khổ hạnh (dhuta- đầu đà) bởi vì vị ấy đã rũ bỏ (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì một trong những khổ hạnh ấy. Gọi là "đầu đà" (dhuta) vì nó rũ sạch (niddhunana) chướng ngại, gọi là hạnh (anga) vì nó là con đường (patipatti). Trên đây là trình bày ý nghĩa.

    12. 2. Tất cả 13 khổ hạnh trên điều có đặc tính là ý nguyện thọ trì. Luận nói: "Người thọ giới là một con người. Cái nhờ đó nó thọ giới được là tâm và tâm sở. Chính ý chí trong hành vi thọ giới gọi là hanh đầu đà. Tất cả 13 hạnh đều có công dụng là loại trừ tham dục và hiện tướng của chúng là vô tham. Nguyên nhân gần của chúng là những đức thiểu dục... "

    13. 3. Trong thời Phật tại thế, tất cả khổ hạnh đều phải được thọ trì trước mặt đức Thế Tôn. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, phải thọ trước một vị đại đệ tử của Ngài. Khi không có vị này, phải thọ trước một người đã đoạn tận lậu hoặc, một bậc Bất hoàn, Nhất lai hay Nhập lưu, hoặc một người thông hiểu 3 tạng hoặc 2 tạng hoặc 1 tạng hoặc một người thông hiểu 1 trong 5 bộ Nikàya, 1 luận sư Nikàya. Không có 1 người như vậy thì phải thọ trước 1 vị đang hành 1 khổ hạnh. Nếu không có một vị như vậy thì nên quét dọn sạch sẽ điện thờ rồi ngồi mà thọ giới một cách kính cẩn như đang ở trước mặt đấng Ðạo sư. Như thế, có thể thọ giới đầu đà một mình.

    Ở đây có thể nhắc lại câu chuyện người anh trong 2 anh em vốn là 2 trưởng lão ở tu viện Cetiyapabbata, để biết thế nào là thiểu dục trong đầu đà hành đạo. Vị này theo khổ hạnh ngủ ngồi một mình mình biết. Một đêm kia, nhơn một làn chớp loé, người em trong thấy ngài đang ngồi thẳng trên giường và hỏi: "Bạch đại đức, thế ra ngài theo khổ hạnh ngủ ngồi à?" Vì thiểu dục, không muốn để ai biết khổ hạnh của mình, vị ấy bèn nằm xuống. (Pm. 77) Ðiều này áp dụng cho mọi khổ hạnh.

    14. Bây giờ, ta sẽ tiếp tục bàn về sự thọ giới những chỉ dẫn, các cấp bực, sự phá giới, và lợi ích của từng khổ hạnh.

    i. Ðầu tiên là hạnh phấn tảo y: nó được thọ trì bằng cách thốt lên một trong hai lời nguyện này: "Tôi từ chối những y do gia chủ cúng "hoặc" tôi nguyện giữ khổ hạnh phấn tảo y". Ðây là sự thọ giới

    15. Một người đã thọ giới này nên mặc một y thuộc một trong những loại sau: vải lấy từ nghĩa đại, từ cửa hàng, từ đường cái, từ hố phân, từ giường trẻ, vải tẩy uế, vải từ chỗ tắm, vải đi về nghĩa địa, vải bị cháy, bị gia súc ăn, bị kiến ăn, bị chuột ăn, vải rách ở biên, rách ở đầu, vải làm cờ, vải bỏ từ điện thờ, y của nhà khổ hạnh, vải từ cuộc lễ, vải do thần thông biến hoá, vải trên xa lộ, vải gió bay, vải do thiên thần bố thí, vải trôi giữa biển, lấy một trong những thứ vải này vị ấy nên xé bỏ những mảnh rách nát, giặt sạch những mảnh lành lặn để làm thành một cái y. Vị ấy có thể dùng nó sau khi xả bỏ áo do thí chủ cúng.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  7. #7
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    16. "Vải từ nghĩa địa" là vải rơi rớt ở nghĩa đại. "Vải từ cửa hàng" là vải rớt trước quán hàng. "Vải từ đường cái" là thứ vải mà những kẻ kiếm công đức thường ném qua cửa sổ xuống đường. "Vải từ hố phân" là vải bỏ thùng rác. "Vải ở giường trẻ" là vải bỏ sau khi lau những bất tịnh của sản phụ. Mẹ của đại thần Tissa lau những bất tịnh bằng một mảnh vải đắt giá, nghĩ rằng những nhà khổ tu mặc phấn tảo y sẽ lượm, và quăng nó trên đường Tàlaveli. Các tỷ kheo lượm vá y.

    17. "Vải tẩy tịnh" là vải mà những vị phù thuỷ bắt bệnh nhân dùng để tắm rửa từ trên đầu trở xuống rồi vứt đi như vứt một sự xui xẻo "Vải từ chỗ tắm giặt" là những giẻ rách vứt bỏ ở chỗ tắm. "Vải đi về nghĩa địa" là vải bỏ sau khi đến nghĩa địa, trở về tắm rửa. "Vải bị cháy" là vải vì cháy một ít mà người ta vứt đi" "Vải gia súc ăn chuột ăn" v.v.. nghĩa đã rõ. "vải làm cờ": những người xuống tàu ra khơi thường tung lên một cái cờ rồi mới đi. Khi tàu đi khuất, có thể lượm cái cờ này. Lại nữa, khi hai bên quân đội đã đi khuất, có thể lượm cờ đã được tung ra giữa chiến địa -90-.

    18. "Vải từ điện thờ" là một tấm vải cúng phủ trên tổ kiến. "Vải của nhà khổ tu" là y của tỷ kheo. "Vải từ một cuộc lễ" là vải vứt bỏ ở chỗ làm lễ tấn phong vua. "Vải do thần thông hoá hiện" là tấâm y do phép Phật biến hoá lúc ngài nói "Thiện lai tỷ kheo" (Ehibhikkhu). Trong một vài trường hợp lúc Phật còn tại thế, Ngài chứng minh sự xuất gia của một người bằng cách chỉ nói mấy tiếng "lại đây tỷ kheo". Do công đức đời trước của vị ấy, pháp phục tự nhiên xuất hiện một cách mầu nhiệm trên người ông. "Vải từ xa lộ" là vải rơi rớt giữa đường. Nhưng nếu vì sơ ý mà chủ nhân làm rớt, thì phải chờ một lúc mới được phép nhặt lên. "Vải gió bay" là vải theo gió bay 1 đỗi xa mới rớt xuống, được phép lượm nếu không thấy chủ. "Vải do chư thiên cúng" là vải chư thiên cúng cho tỷ kheo như trường hợp tôn giả Anuruddha. "Vải trôi giữa biển" là vải sóng biển đánh tắp vào bờ.

    19. Một tấm vải được cúng với lời nói "Chúng tôi cũng cho chư tăng", hoặc do người đi xin vải kiếm được, thì không phải vải bỏ. Vải do một tỷ kheo tặng, vải do nhận được trong lễ dâng y do một tỷ kheo tặng lại, vải do thí chủ cúng cho 1 vị ở trú xứ nào đó, đều không phải vải phế thải. Vải bỏ là thứ vải được từ một người cho đã không sở hữu nó với những cách nói trên. Vải do một thí chủ đặt dưới chân tỷ kheo, rồi tỷ kheo này đem cho người lập hạnh mặc phấn tảo bằng cách để vào tay vị ấy, gọi là chỉ thanh tịnh một chiều. Hoặc thí chủ để vào tay một tỷ kheo, tỷ kheo đem đặt dưới chân vị khổ hạnh, cũng gọi là chỉ thanh tịnh một chiều. Vải đặt dưới chân tỷ kheo, tỷ kheo đem đặt dưới chân nhà khổ hạnh, gọi là thanh tịnh hai chiều. Vải mà người cho đã nhận được bằng tay, nhà khổ hạnh cũng nhận bằng tay, thì không phải là hạnh phấn tảo y chặt chẽ. Như vậy, nhà khổ hạnh cần sử dụng y sau khi biết rõ những loại vải.

    20. Và đây là những cấp bực. Có ba hạng: hạng chặt chẽ, trung bình và thường. Người lượm vải ở nghĩa địa gọi là hạng chặt chẽ. Người lượm vải do một người bỏ ra với ý nghĩ "một tỷ kheo sẽ lượm" gọi là hạng trung bình. Và người lấy vải do môt tỷ kheo cho mình bằng cách đặt dưới chân là hạng thường. Lúc nào người ấy bằng lòng nhận một tấm y từ gia chủ, thì hạnh phấn tảo y của ông bị phá. Ðây là phá giới ở trường hợp này.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  8. #8
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts



    21. Và đây là những lợi ích. Vị ấy làm đúng theo hạnh. Tùy thuận, như câu: "Xuất gia bằng cách tùy thuộc vào y phấn tảo" (Vin. I. 58, 96); vị ấy an lập trong thánh tài thứ nhất (A. ii, 27); không có sự đau khổ do phải giữ gìn, vị ấy sống không tùy thuộc vào người khác; không sợ trộm cướp; không có thèm muốn liên hệ đến y phục; đó là một điều kiện thích hợp cho 1 ẩn sĩ; được Thế Tôn tán thán vì "Không giá trị, dễ kiếm, và không lỗi" (A. ii, 26) nó làm cho người ta tin cậy; nó phát sinh những hậu quả ít muốn, biết đủ v.v... Chánh đạo được tu tập; làm tấm gương cho hậu lai.

    22. Khi nỗ lực đánh bạt đạo quân Tử thần Nhà khổ hạnh quấn y bằng giẻ rách lượm từ đống rác, vẫn sáng chói như tướng sĩ lâm trận mặc giáp sắt. Y phấn tảo này chính đấng Thiên nhân sư cũng mặc từ bỏ hàng Kàsi quý giá cùng những thứ khác Vậy, ai mà không nên mặc Y bằng giẻ lượm từ đống rác? Nhớ lời đã phát nguyện khi ra đi sống kiếp không nhà. Hãy hân hoan mặc y phấn tảo như người ta trang sức xiêm y mỹ lệ. Ðấy là thọ giới, chỉ dẫn, cấp bực, sự phạm giới, và những lợi lạc trong khổ hạnh phấn tảo y.

    23. ii. Kế tiếp, hạnh ba y. Giới này được thọ trì bằng cách nói: "Tôi không nhận cái y thứ tư" hoặc "tôi giữ giới mặc ba y". Khi một người thọ giới này được vải để làm y, vị ấy có thể giữ nó trong thời gian vì thiếu sức khỏe không thể may y, hoặc chưa tìm ra người giúp, vì thiếu kim. v. v.. Thì cất giữ vải không có lỗi. Nhưng khi y đã được nhuộm thì không được cất giữ vải. Ðó là khổ hạnh bịp. Ðây là sự chỉ dẫn.

    24. Về hạnh ba y cũng có ba cấp bậc. Người theo khổ hạnh ba y một cách nghiêm nhặt thì trong lúc nhuộm, trước phải nhuộm hoặc y trong hoặc thượng y, nhuộm cái này xong, quấn nó ngang lưng mà nhuộm cái khác. Xong, vắt nó lên vai mà nhuộm y khoác ngoài bá nạp. Nhưng vị ấy không được quấn y ba nạp quanh thất lưng. Ðây là luật khi ở một trú xứ tại xóm làng, nhưng ở rừng thì có thể nhuộm, giặt cả ba y một lượt nhưng phải ở gần để nếu thấy người thì có thể kéo một tấm mà đắp lên mình. Ðối với người theo cấp bậc trung bình thì có thể dùng một tấm vải vàng để trong phòng nhuộm đắp lên mình trong khi giặt nhuộm. Ðối với người theo cấp bực ba (lỏng lẻo) thì có thể mặc hay khoác y của tỷ kheo trong hoà hợp chúng (nghĩa là, vị nào không bị phạtv.v..) để giặt nhuộm. Một tấm vải trải giường bỏ không, cũng có thể dùng song không được mang theo. Vị này cũng có thể thỉnh thoảng sử dụng y của tỷ kheo trong hoà hợp chúng. Người theo khổ hạnh ba y còn có thể dùng một tấm vải vàng che vai kể như y thứ tư, không được rộng quá một gang, dài quá chiều dài 3 bàn tay. Lúc nào người theo một trong ba cấp bực khổ hạnh ấy tự động nhận một tấm y thứ tư, thì khổ hạnh bị hỏng. Ðây là sự phá giới trong trường hợp này.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  9. #9
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    Phần thứ hai: Ðịnh

    -ooOoo-

    Chương III

    Mô Tả Ðịnh - Nhận Một Ðề Mục Quán


    (Nghiệp xứ: Kammatthàna - gahana - niddesa)


    1. Ðịnh được nói đến dưới danh từ tâm trong câu "tu tập tâm và tuệ" (Ch. I, 1). Ðịnh nên được tu tập bởi một người đã đứng vững trên đất giới được thanh tịnh nhờ những đức ít muốn, biết đủ... Và được viên mãn nhờ các khổ hạnh. Nhưng định ấy chỉ mới được nữa là tu tập. Do vậy, còn có loạt vấn đề sau đây mà mục đích là nêu rõ chi tiết về phương pháp tu tập định:

    (i) Ðịnh là gì?
    (ii) Ðịnh có nghĩa thế nào?
    (iii) Đặc tính, bản chất, tướng trạng và nhân gần của định?
    (iv) Có bao nhiêu loại định?
    (v) Gì là cấu uế của định?
    (vi) Gì làm định thanh tịnh?
    (vii) Làm sao tu tập định?
    (viii) Lợi ích tu tập định?

    2. (i) Ðịnh là gì?

    Ðịnh có nhiều thứ và nhiều phương diện. Một giải đáp nhằm bao quát mọi phương diện của định thì không thể nào hoàn tất được ý định nó mà cũng không chu toàn được mục đích của nó mà cũng không chu toàn được mục đích của nó và lại còn đưa đến sự tán loạn. Bởi thế, chúng ta tự giới hạn trong loại định ở đây gọi là sự nhứt tâm có lợi ích.

    3. (ii) Ðịnh có những nghĩa như thế nào?

    Nó được gọi là định, samàdhi với nghĩa tập trung (samàdhàna). Tập trung là gì? Ðó là sự xoay quanh (àdhàna) của tâm và tâm sở một cách đều đặn (samam) và chánh đáng (sammà) vào một đối tượng duy nhất. Bởi vậy, đấy là trạng thái nhờ đó tâm và tâm sở ở trong tình trạng quân bình, chánh đáng, và đặt để hết vào một đối tượng duy nhứt, không phân tán hay xao lãng.

    4. (iii) Ðặc tính của Định là không phân tán. Bản chất hay nhiệm vụ nó là loại trừ phân tán. Tướng của nó là không tán loạn. Nhân gần của nó là lạc, do câu "Nhờ lạc, tâm vị ấy được định" (D. i, 73).

    5. (iv) Có bao nhiêu loại Định?

    1. Trước hết, nó thuộc một loại, với đặc tính không phân tán.

    Hai loại
    2. Định cận hành (upcàra) và định an chỉ (appanà).
    3. Định thế gian và xuất thế gian.
    4. Ðịnh có hỉ và câu hữu xã.
    5. Ðịnh câu hữu lạc và câu hữu xã.

    Ba loại
    6. Ðịnh hạ, trung và thượng.
    7. Có tầm, tứ v.v...
    8. Ðịnh câu hữu lạc v.v...
    9. Ðịnh có giới hạn, đại hành và vô lượng.

    Ðịnh bốn loại
    10. Định khó tiến và tuệ chậm...
    11. Định có giới hạn với đối tượng hữu hạn...
    12. Ðịnh phân loại theo các thiền chi.
    13. Theo thối giảm, tù đọng...
    14. Theo cõi.
    15. Theo bốn như y túc.

    16. Ðịnh có 5 loại, theo năm thiền.


    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

  10. #10
    NỤ Avatar của nguoi ao lam
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    885
    Thanks
    487
    Thanked 474 Times in 127 Posts


    15. Sự phát triển mức tập trung kể từ phản ứng tâm ý đầu tiên đến khi phát sinh cận hành, gọi là tiến và tuệ phát sinh từ cận hành đến an chỉ, gọi là đắc. Sự tiển triển này khó khăn đối với một số người, dễ bởi sự phản kháng dai dẳng của những pháp đối nghịch, những triền cái, v.v... Ðối với một số khác thì dễ, vì không gặp những khó khăn trên, sự chứng đắc cũng vậy.

    16. Khi một người tu tập những pháp không thích hợp, thì khó tiến lâu đắc. Khi tu pháp thích hợp, thì dễ tiến mau đắc. Nhưng nếu lúc đầu tu pháp không thích hợp, sau tu pháp thích hợp, hoặc ngược lại, thì như vậy là hỗn hợp. (Về các pháp thích hợp, không thích hợp sẽ nói ở Ch. IV đoạn 35 trở đi). Nếu khởi sự tu khi chưa làm công việc chuẩn bị, là trừ khử các chướng ngại, v.v..., thì khó tiến, ngược lại thì dễ tiến. (Ch. IV 20) Nếu không hoàn tất thiện xảo về định an chỉ thì lâu đắc, và ngược lại thì mau. (thiện xảo về định an chỉ, sẽ nói ở Ch. IV. 42).

    17. Ngoài ra bốn loại định này còn kể theo tham và si, và tùy theo hành giả đã lập chỉ và quán hay chưa. Nếu hành giả nặng tham dục, thì rất khó tiến, nếu không nặng, thì dễ tiến. Nếu hành giả nặng về si, thì tuệ lâu đắc, ngược lại thì mau đắc. Nếu không tập tịnh chỉ thì khó tiến, đã thực tập tịnh chỉ thì dễ tiến. Nếu không tập tuệ quán thì lâu đắc, đã tập thì mau đắc.

    18. Lại còn phân theo cấu uế và các căn. Nếu cấu uế sắc mạnh, căn chậm lụt thì khó tiến và lâu đắc; nếu căn linh lợi thì mau đắc. Nếu cấu uế yếu, căn cũng cùn nhụt, thì dễ tiến và lâu đắc, nhưng nếu căn linh lợi thì mau đắc.

    19. Bởi vậy về phương diện tiến triển, chứng đắc này, khi một người đạt đến định với sự tiển triển khó khăn và tuệ (thắng trí) chậm lụt, thì định ấy gọi là Ðịnh khó tiến lâu đắc. Tương tự với ba trường hợp kia.

    20. 11). Thứ hai, bốn loại là định giới hạn với một đối tượng hữu hạn, định có hạn với một đối tượng vô hạn, định vô hạn với một đối tượng hữu hạn, và định vô hạn với một đối tượng vô hạn. Hữu hạn là định không quen thuộc và không thể là điều kiện cho một thiền cao hơn. Có đối tượng không nới rộng, là định với đối tượng hữu hạn. (Ch. IV, 126). Khi định có tính cách quen thuộc, khéo tu tập, và làm điều kiện cho một thiền cao hơn thì gọi là định vô hạn. Ðịnh phát sinh với một đối tượng nới rộng, gọi là định với đối tượng vô hạn.

    Xác thân nát _ Thế giới mất _ Nguyện vẫn còn.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhân Thiên Thừa
    Trả lời: 14
    Bài cuối: 08-22-2015, 10:17 AM
  2. Bước Đầu Học Phật - Thích Thanh Từ
    Gửi bởi hoamacco trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-14-2015, 06:32 PM
  3. Mục Liên Thanh Đề
    Gửi bởi trantu trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-31-2015, 09:34 PM
  4. Mục Liên _ Thanh Đề
    Gửi bởi sonha trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-21-2015, 09:25 PM
  5. Chào Chú Chiếu Thanh
    Gửi bởi minh thức trong mục Nói Chuyện Riêng
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 07-04-2015, 11:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •