DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 16/17 ĐầuĐầu ... 614151617 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 151 tới 160 của 161
  1. #151
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có vô minh v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì vô minh và tự tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Tự tánh của vô minh ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, vô minh chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có vô minh v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #152
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #153
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #154
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #155
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội và tự tánh của pháp không nội là không; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh và tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không. Tự tánh của pháp không nội ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, pháp không nội chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có pháp không nội v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #156
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #157
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì chơn như và tự tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không. Tự tánh của chơn như ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, chơn như chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có chơn như v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  8. #158
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  9. #159
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái ngã, vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái ngã và vô ngã kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ và tự tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không. Tự tánh của Thánh đế khổ ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo đều chẳng thể nắm bắt được thì cái tịnh, bất tịnh kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có Thánh đế khổ v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái tịnh và bất tịnh kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy nói những điều đó là tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa một cách chơn chánh.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  10. #160
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
    Quyển 160
    __________________________________________________ ______________________________________



    Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, thì nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được thì cái thường, vô thường kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái thường và vô thường kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Lại nói thế này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng nên quán bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ. Vì sao? Vì bốn tịnh lự và tự tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Tự tánh của bốn tịnh lự ấy tức chẳng phải là tự tánh; tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc ấy cũng chẳng phải là tự tánh. Nếu chẳng phải là tự tánh thì tức là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này, bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều chẳng thể nắm bắt được, thì cái lạc và khổ kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì trong đó, còn không có bốn tịnh lự v.v... có thể nắm bắt được, huống là có cái lạc và khổ kia! Nếu ngươi có khả năng tu tịnh giới như thế là tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 71 đến quyển 80
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 116
    Bài cuối: 04-10-2016, 09:02 AM
  2. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 61 đến quyển 70
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 112
    Bài cuối: 03-31-2016, 10:03 AM
  3. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 31 đến quyển 40
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 107
    Bài cuối: 02-26-2016, 08:29 AM
  4. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 1 đến quyển 10
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 105
    Bài cuối: 01-25-2016, 08:59 AM
  5. Trả lời: 11
    Bài cuối: 01-20-2016, 09:47 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •