DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 19/20 ĐầuĐầu ... 917181920 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 181 tới 190 của 191
  1. #181
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 26 Janvier 1937 – 14-chạp â.l.


    Y lệ. Mộ thời rồi, Sư trưởng tăng già mời đại chúng nán lại đặng phú Pháp danh chữ Pali cho bần đạo, cho dễ, cả đạo tràng tung hô, vì cả Đại chúng đều muốn vậy, vì tên Annam khó kêu và khó cho Đại chúng nhớ. Đoạn bần đạo lễ Phật và quì chính giữa, lễ Sư trưởng. Kế sư hỏi ý cả Đại chúng, thì mỗi huynh dưng một tên. Rốt cuộc Sư nói xứng với tên Annam thì tên Pháp là Manhgiusshri (Manjusri).(1)


    Ngày 27 Janvier 1937 – 15-chạp â.l.

    Y lệ. Lần lượt lúc nầy là lúc miền Tibet chư tăng và bần đạo tới Phật-đà-gia và đi cúng dường Sarnath.


    Ngày 28 Janvier 1937 – 16-chạp â.l.

    Vô sự.
    “Bổn vô đấu-tránh-tánh hà dĩ kiêm hữu thủ tránh tụng tâm ?”
    “Nhược liễu bổn nguyên, tắc tri tâm vô sở trụ nhi hành kỳ đạo”.


    Ngày 29 Janvier 1937 – 17-chạp â.l.

    Vô sự.
    Chiều bốn giờ răng nhức chuyển rụng hai cái răng cùng, bèn đi thẳng xuống nhà thuốc nhổ hai cái, bị còn cứng gốc nên còn nghe đau quá, chịu ê hàm thốn óc tới tối lối 9 giờ thì hết. Bỏ buổi công phu, nhựt tụng chiều. Khuya lại nhập thiền, tâm thần hãy còn nhắc việc răng đau. Chuẩn lấy vấn đề ấy mà quán tưởng. Thủy thổ kia nghe đau hay phong hỏa chăng ? Nhưng bốn chất ấy có cái tự tánh không biết đau. Vậy chớ ai đau ? Răng chăng ? Răng cũng có tự tánh không biết đau vì nhổ ra rồi nó vẫn cứng khư. Ai đau ? Ta chăng ? Ta bổn tánh không tịch. Thần thức chăng ? Không vì thần thức cũng không có tánh đau… Ôi ! chú vọng tưởng điên đảo chớ ai…


    Ngày 30 Janvier 1937 – 18-chạp â.l.

    Vô sự, y lệ. Song ngày nay nghe trong miệng không còn cái đau nhức chướng ngại như cái bữa trước.
    Trọn ngày phát giác chỗ chịu đau trong bốn, năm giờ mà không đau luôn khi về sau. Có khác kẻ tu hành chịu cái khổ bịnh chiến cùng chư tà vọng mộng tưởng, ma vương trong một thời gian, thắng đặng rồi thì sẽ đặng an-tịnh trong nền đạo…
    Nay Sư trưởng đi đưa huynh Chittagong về xứ vì có kẻ đàn-việt du lịch cúng dường, chịu đem về Chittagong nơi tổ đình của huỷnh. Nam mô Phật, từ bi hào lực, rọi não trí của huỷnh cho hườn như cũ phòng tu hành đoái công, diệt nghiệp.
    Đặng thơ Bát-nhã-âm và tạp chí bốn cuốn.


    Ngày 31 Janvier 1937 – 19-12-â.l.

    Y lệ. Nay đặng thơ cô phán và thơ của Thiên-thai thiền giáo tông Liên-hữu hội và bốn cuốn tạp chí Bát-nhã-âm ngày hôm qua.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #182
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 1er Févier 1937 – 20-12-â.l.

    Y lệ. Điểm tâm rồi trở về Tăng-già phút gặp khách Đàn-việt Ceylon đến một vị tuổi lối ngoài năm mươi, cụ bị valise, giỏ, gói đùm đề đứng nói cùng Sư trưởng chi chi không rõ, đoạn nghe lại thì tên đánh xe đưa khách từ Bénarès vào Sarnath, thừa dịp khách xa đàng, già cả đoạt của ông 10 rupee. Đoạn Sư-trưởng bèn kêu tên đánh xe lại hỏi, nó chối ngược chối xuôi. Phút có chư Đại chúng ấu lại hỏi nó lăng xăng, nó cứ chối và móc túi ra 2 rupee rằng : Ông trả tiền xe có 2 rupee đây thôi, có tiền gì khác. Đoạn mấy huỷnh ăn ý, tốc nệm xe thì thấy 10 rupee tên đánh xe dấu, liền tri hô lên có lính làng đến, liền rõ tự sự, nhưng Sư trưởng nói thôi tha nó về, lấy số tiền đủ thì thôi.


    Ngày 2 Févier 1937 – 21-12-â.l.

    Y lệ. Nay có con Ladenla đến cúng dường cầu cho cha, bần đạo có ra mắt mà an ủi người.


    Ngày 3 Févier 1937 – 22-12-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 4 Févier 1937 – 23-12-â.l.

    Y lệ. Nay gởi thơ cho thầy phán Nhung và huynh tri phủ Minh Chánh và một cái thơ cho bổn sư Thiên-thai thuật về việc đi Tây-tạng.


    Ngày 5 Févier 1937 – 24-12-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 6 Févier 1937 – 25-12-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 7 Févier 1937 – 26-12-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 8 Févier 1937 – 27-12-â.l.

    Y lệ. Sécretary về 8 giờ mơi.


    Ngày 9 Févier 1937 – 28-12-â.l.

    Y lệ. Đặng thơ của Thiện-trì và của thầy phán Nhung. Trả lời và cho phép cô vãi lánh Đạo tràng Thiên-chơn.
    Có 50 boys scout Ceylon đến, chiều mời chụp hình cả Tăng già cùng họ chung đứng.
    Luôn dịp ấy Thầy Từ hàng đi Calcutta.
    Tối 10 giờ 30 mưa.


    Ngày 10 Févier 1937 – 29-12-â.l.

    Y lệ. Sáng nay khí trời mát mẻ nhờ hồi hôm có mưa.


    Ngày 11 Févier 1937 – mùng 1 Tết-1-Đinh Sửu.

    Vô sự. Bữa nay trời cũng mưa khá hơn hôm kia. Khí hậu rất mát-mẻ.


    Ngày 12 Févier 1937 – 2-1-â.l.

    Y lệ. Hồi khuya trời giông mưa rất dữ dội. Sáng thức thấy cả đồng linh láng nước mưa. Cả ngày u ám, tới chiều 4 giờ mới có ló bóng mặt trời.

    Om Mani Padme Hum !

  3. #183
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 13 Févier 1937 – 3-1-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 14 Févier 1937 – 4-1-â.l.

    Y lệ. Sadananda mua giùm một tập giấy 3A.


    Ngày 15 Févier 1937 – 5-1-â.l.

    Y lệ. Khởi viết cuốn Yataka.(1)


    Ngày 16 Févier 1937 – 6-1-â.l.

    Y lệ. Tối đi lên chùa mộ thời rồi trở về lo dọn liêu qua kho kinh, vì buổi mơi có bạch cho Sư trưởng tăng già rõ, xin dọn liêu chỗ kho kinh rất thanh-tịnh. Sư hoan-hỉ.


    Ngày 17 Févier 1937 – 7-1-â.l.

    Y lệ, ăn ngọ rồi, sư trưởng bèn đi về ngõ kho kinh, ghé xem liêu của bần-đạo.


    Ngày 18 Févier 1937 – 8-1-â.l.

    Y lệ. Từ đây đã bình phục thân thể, quyết định không dùng “tiểu-trai-minh tướng”.


    Ngày 19 Févier 1937 – 9-1-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 20 Févier 1937 – 10-1-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 21 Févier 1937 – 11-1-â.l.

    Y lệ. Ba giờ sáng trời mưa một đám nhỏ nhỏ. Sáng ra u ám tới 9 giờ 10 giờ rỉ rả mưa.


    Ngày 22 Févier 1937 – 12-1-â.l.

    Y lệ.


    Ngày 23 Févier 1937 – 13-1-â.l.

    12 giờ đi Bodh Gaya, đi xe ba giờ chiều giá 2R.5A. Bảy giờ tới Gaya, mướn xe ngựa đi vào Phật-đà-gia 0R.8A.
    Hai huynh đệ Choundouss, đợi Samdhen không đặng nên trở về Ghoom. Nghe ra thì huynh Samdhen còn ở Lhassa, chưa rồi việc. Thế bần đạo phải đợi huỷnh tới đông thiên mới trở lại Phật-đà-gia.


    Ngày 24 Févier 1937 – 14-1-â.l.

    Bữa nay đi viếng chỗ Phật tổ thọ thực của cô Sugata. Về ăn ngọ rồi tối cúng dường rước vía Rằm.


    Ngày 25 Févier 1937 – 15-1-â.l.

    Thu xếp lo đi ra Gaya đặng trở về Sarnath. Ăn ngọ rồi một giờ đi ra Gaya nghỉ đêm. Đi cùng Sư cả Seinivasa, xe ngựa 6A sư cả bao.


    Ngày 26 Févier 1937 – 16-1-â.l.

    Sáng bốn giờ thức, uống trà ăn bánh mì, năm giờ ra gare. Sáu giờ ba mươi xe chạy mua giấy 2R.5A.
    Xe ngựa lại gare sư cả bao 11 giờ 30 tới Bénarès. Đợi xe lửa 2 giờ 30 chiều về Sarnath xe lửa 1A và xe ngựa tại gare Sarnath về Tăng già sư cả bao.
    Huynh Sangharatana đưa 2R tiền Lama cúng dường mỗi sư.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #184
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 27 Févier 1937 – 17-1-â.l.
    Sớm 10 giờ 30 lo ăn ngọ rồi thả bộ ra gare đi Bénarès thẳng vào thành phố đến viếng Naragacha-tram Agent và lấy đồ đã gởi năm (1935 – Mai 1er) cách nhau một năm ngoài, nay gặp mừng rỡ. Chiều lại gare về Sarnath 10 giờ 30.

    Ngày 28 Févier 1937 – 18-1-â.l.
    Y lệ. Đang lúc rồi ngọ thực, huynh đệ rủ bần đạo ra xem một ngôi sao. Rất lạ, giữa ban ngày trời nắng chói chang mà ngôi sao ấy thấy tỏ rõ, thế nếu ban đêm thì ắt chiếu rạng lắm. Điềm trời rất lạ.

    Ngày 1er Mars 1937 – 19-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 2 Mars 1937 – 20-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 3 Mars 1937 – 21-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 4 Mars 1937 – 22-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 5 Mars 1937 – 23-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 6 Mars 1937 – 24-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 7 Mars 1937 – 25-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 8 Mars 1937 – 26-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 9 Mars 1937 – 27-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 10 Mars 1937 – 28-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 11 Mars 1937 – 29-1-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 12 Mars 1937 – 30-1-â.l.
    Y lệ. Cạo đầu.

    Ngày 13 Mars 1937 – mùng 1-2-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 14 Mars 1937 – 2-2-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 15 Mars 1937 – 3-2-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 16 Mars 1937 – 4-2-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 17 Mars 1937 – 5-2-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 18 Mars 1937 – 6-2-â.l.
    Y lệ.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #185
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 19 Mars 1937 – 7-2-â.l.
    Y lệ. Bữa nay trong mình bịnh, thận thủy (tả) nhức lắm. Đó là tại sự mệt nhọc đi Tây-tạng mà ra.

    Ngày 20 Mars 1937 – 8-2-â.l.
    Nằm nghỉ, cất bữa ngày nay.

    Ngày 21 Mars 1937 – 9-2-â.l.
    Nghỉ. Cất ngọ.

    Ngày 22 Mars 1937 – 10-2-â.l.

    Nghỉ. Cất ngọ. Sớm mơi đi triêu thời. Thầy chánh từ hàng về lúc 12 giờ 30, lại phòng thăm.
    Chiều 3 giờ, lấy ve giác thận liền hết nhức mỏi. Chiều đi mộ thời.

    Ngày 23 Mars 1937 – 11-2-â.l.
    Nay khỏe như thường. Y lệ.

    Ngày 24 Mars 1937 – 12-2-â.l.
    Y lệ. Sécrétary đi Ceylon 7 giờ 30 tối.

    Ngày 25 Mars 1937 – 13-2-â.l.
    Y lệ. Đặng thơ Đạo tràng, thỉnh phân bộ cựu am – Ký Lê v. Thiên Saїgon.

    Ngày 26 Mars 1937 – 14-2-â.l.
    Y lệ. Đặng tạp chí Thiên-thai Bát-nhã-âm.

    Ngày 27 Mars 1937 – 15-2-â.l.
    Y lệ. Ngày lễ Hindou.

    Ngày 28 Mars 1937 – 16-2-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 29 Mars 1937 – 17-2-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 30 Mars 1937 – 18-2-â.l.

    Y lệ. Bữa nay sắm sửa đi Calcutta cùng hai vị Sadi : Dholoka và Dharatana.
    Đến các liêu tạm biệt chư-sư và đại-chúng. Chiều 6 giờ lên xe ngựa thẳng ra gare Caut mua giấy 5R.14A.3P. Chín giờ tối xe chạy. Xe chật như nêm. Cả đêm ngồi dật dựa.

    Ngày 31 Mars 1937 – 19-2-â.l.

    Sáu giờ xe tới Calcutta. Đến công-sở Hội ra mắt Từ-hàng vì ngài mắc bận việc chưa đi Ceylon. Dùng tiểu trai rồi hiệp cùng chư vị đi trồng trái đặng lấy Certificat(1) mới đi Ceylon đặng. Phải đợi bảy ngày.

    Ngày 1er Avril 1937 – 20-2-â.l.

    Một giờ theo chưn Gopal đi Clive street. Đến nhà banque lãnh tất số bạc.

    Ngày 2 Avril 1937 – 21-2-â.l.
    Vô sự. Xem kinh bộ Thích Ca ứng hóa sự tích.

    Ngày 3 Avril 1937 – 22-2-â.l.
    Vô sự.
    thước sào

    Ngày 4 Avril 1937 – 23-2-â.l.

    Vô sự. Từ hàng đi Ceylon.
    “Trải chín năm qua kết Phật duyên
    Thanh tâm tịnh tự đẹp màu thuyền.”

    Ngày 5 Avril 1937 – 24-2-â.l.
    Vô sự.

    Ngày 6 Avril 1937 – 25-2-â.l.
    Đưa 25R mua giấy tàu.

    Ngày 7 Avril 1937 – 26-2-â.l.
    Vô sự.

    Ngày 8 Avril 1937 – 27-2-â.l.
    High priest(1) tới.

    Ngày 9 Avril 1937 – 28-2-â.l.
    Mua hai films 2R

    Om Mani Padme Hum !

  6. #186
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 10 Avril 1937 – 29-2-â.l.

    Bữa nay xuống tàu đi Ceylon. Ba giờ chiều từ giã. Sư cả Calcutta đưa đi xuống bến. Ba xe kiến. Bốn giờ xuống tàu, sắp đặt hành lý xong, đi trình quan lương y xét vết trồng trái, xem certificat médical(1) xong, an nghỉ. Khuya tàu giở neo.

    Ngày 11 Avril 1937 – 30-2-â.l.
    Sáng ra thấy biển mênh mông.

    Ngày 12 Avril 1937 – mùng 1-3-â.l.
    Trời biển.

    Ngày 13 Avril 1937 – 2-3-â.l.
    Trời biển.

    Ngày 14 Avril 1937 – 3-3-â.l.
    Sri Mahabodhi (where have Bodhi tree. Anuradhapura.
    P. Lobombo 127 nules
    Kandi. Jooth temple.

    Ngày 15 Avril 1937 – 4-3-â.l.
    Vô sự.
    Sri Mahabodhi
    Anuradhapura
    Kandi. Jooth temple.

    Ngày 16 Avril 1937 – 5-3-â.l.

    Vô sự. Thấy Culao Ceylon.
    Lên xe hơi về chùa quen của Sư cả nghỉ, đợi ba ngày cho chúng bổn đạo sắp cuộc tiếp rước Sư cả về chùa cũng gần đây không xa.
    Chiều sư chùa nầy thuyết pháp và trong xóm rước thuyết pháp.

    Ngày 17 Avril 1937 – 6-3-â.l.

    Sớm mơi sáu giờ tàu tới Ceylon. Bảy giờ cập cầu. Chư bí-sô ít vị và bổn đạo chực rước. Quan cò sở Tân đáo xuống tàu lấy tên họ, chỗ tạm trú, các việc xong, đặng mướn xe bản chở hành lý đến sở thương chánh cách bến tàu ít trăm thước. Đến cầu sở thương chánh có Pháp sư Dhamaloka chực rước sư cả. Có vị bổn đạo lo giùm hành lý, sở thương chánh phuôi pha. Đoạn đến phòng Lương y cho giấy visite(1) về nhà thuốc sở tại phải hai ngày trình.

    Ngày 18 Avril 1937 – 7-3-â.l.

    Có xe hơi rước Sư cả và bổn đạo đến nhà thuốc Clinique trong quận trình giấy Certificat của quan thầy hôm qua – Ký tên rồi về chùa. Trong xóm rước cúng dường ngọ. Mười hai vị bí-sô đồng đi.

    Ngày 19 Avril 1937 – 8-3-â.l.

    Chiều ba giờ, bọn bổn đạo đệ tử của Sư cả rước về chùa. Cờ xí trống phách trúc vài trăm (200) người nam nữ đồng bông huệ dưng cúng. Đi 3 km có xe hơi cho Sư cả và bần đạo cùng Sư Dhamaloka đưa đi đồng ngồi chung xe hơi. Khi đến chùa thì có vài mươi vị Bí-sô ra rước xuống xe rồi đưa luôn lên giảng đường.

    Chư Bí-sô bố cáo cái lý lịch của Sư Sasanaseri ba năm ở Saranath, hội Đ.B.Đ.
    Rốt việc, thầy cả đứng thuyết và tán công đức chư Bí-sô và bổn đạo sắp đặt lễ rước ngài rất long trọng.

    Bần đạo khó làm thinh, đứng dậy lễ Sư cả cám ơn Ngài vì có nhờ đức Ngài mà bần tăng đặng hưởng cuộc tiếp rước và lễ chư Bí-sô đáp ân tiếp rước và Bổn đạo công lao, bần tăng chúc thế thế an lạc, sanh thiên cập nhơn.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #187
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 20 Avril 1937 – 9-3-â.l.
    Sáng rảo khắp xem cùng quốc độ chi tự. Chùa cất trên nỏng vuông vức bảy mét, lên cốt Phật cao lớn quang minh, y vàng kiểu thủy ba.
    Lễ Phật rồi đi công quả quét quanh chùa.
    Cả ngày bổn đạo nượp nượp, sư cả không nghỉ đặng, ngồi sớm mơi tới tối, khuya 11 giờ mới đặng nghỉ.
    Phần đông, nghe có thầy sãi Annam không biết thế nào nên có ý xem bần đạo.

    Ngày 21 Avril 1937 – 10-3-â.l.

    Cũng vậy. Bữa nay sớm mơi có bà thân của Sư cả đến. Sư kêu bần đạo rằng : Cô đây là bà thân của tôi. Đoạn bà chuyện vãn cùng thầy chập lâu bèn lễ Sư con và bần đạo. Xem bà còn sõi lắm.

    Ngày 22 Avril 1937 – 11-3-â.l.

    Cũng vậy.
    Chín giờ đi cùng Sư đi viếng một người bổn đạo vì bị cắt chơn (trái) cục gù đi đến chùa không đặng, có thê nhi đến chùa.
    Chiều ba giờ cũng đi thăm một vị Cư-sĩ đau. Đến nơi thì người bịnh đã đi nhà thương.
    Dọc đàng xem vườn tược ruộng nương y như xứ Annam.
    Năm giờ về tới quán của một người bổn đạo, bỗng có Dì của Sư cả thấy Sư cả bèn dằn lòng không nổi, khóc tủi van bi, làm Sư cũng ứa lụy. Cô vì đau lòng mất con trai cách ba tháng rồi, nay thấy Sãi cháu bèn tủi chuyện con không hội hiệp cùng Sư đặng. Đãi nước limonade.

    Ngày 23 Avril 1937 – 12-3-â.l.

    Hai giờ chiều đi trình diện Docteur lần chót, đi xe hơi rồi đi luôn lên Sư Dhamaloka, đi thuyết pháp tại chùa mới chợ Madamepé tới 11 giờ về tới chùa 12 giờ khuya.

    Ngày 24 Avril 1937 – 13-3-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 25 Avril 1937 – 14-3-â.l.

    Bữa nay 9 giờ có xe hơi lại rước đi dự cúng dường tại làng bổn đạo chùa.
    Thọ thí một cái pháp khố, một sợi thúc đái.
    Về tới chùa 1 giờ 30 bần đạo nghe rằng có quan giám đốc sở tuần cảnh đến viếng, ý muốn biết bần đạo có passeport không. Năm giờ đến lấy tên họ và xin đem passeport về bót.

    Ngày 26 Avril 1937 – 15-3-â.l.

    Sớm tám giờ lính đến, đem déclaration(1) biên y luật bảo ký tên. Sư Sasanaseri và sư Dhamaloka bảo kiết.
    Trưa thọ thỉnh ngọ thí tại nhà mẹ của Sư Sasa-naseri.

    Ngày 27 Avril 1937 – 16-3-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 28 Avril 1937 – 17-3-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 29 Avril 1937 – 18-3-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 30 Avril 1937 – 19-3-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 1er Mai 1937 – 20-3-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 2 Mai 1937 – 21-3-â.l.
    Đi Colombo cùng Sư trưởng.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #188
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 6 Mai 1937 – 25-3-â.l.

    Viếng Giáo chủ tại Đại học Pali đường. Ngài (cho) một mỗi vị một cái khăn.
    Về ngụ tại chùa Negombo.

    Ngày 7 Mai 1937 – 26-3-â.l.

    Đi viếng chùa Negombo. Chùa giàu, đắp hình quanh vách cả thảy 80.000R.
    Thọ thỉnh tại Bạch-y-gia.
    Trở về chùa nhỏ Negombo.

    Ngày 8 Mai 1937 – 27-3-â.l.
    Đàn na hộ ngọ.
    Chiều 1 giờ 30 đi đưa một đám xác xa chùa 10 km. Tối 6 giờ từ giã chủ tự đi về chùa Sư trưởng.
    Đặng thơ huynh Siha.

    Ngày 9 Mai 1937 – 22-3-â.l.
    Trưa đi thọ ngọ thí với sư Dhamaloka và hai vị sa-di. Tối 6 giờ đi cùng Sư trưởng thọ thí ẩm nơi một người già bịnh.

    Ngày 10 Mai 1937 – 23-3-â.l.
    Trưa cùng Sư trưởng đi qua chùa… thọ thỉnh thực. Bần đạo thuyết pháp sơ sơ, thính giả rất vui lòng. Sư trưởng thông ngôn.
    Thọ thí một cái y.

    Ngày 11 Mai 1937– 1er-4-â.l.
    Hai giờ chiều đi ra đón xe đi Colombo cùng hai vị Sadi đặng lo đổi Passeport vì sở Tuần cảnh đã đến chùa mời đến Công sở đặng đổi Passeport.

    Ngày 12 Mai 1937 – 2-4-â.l.
    9 giờ đi chụp hình đặng gắn Passeport : 2R.
    4 giờ đi thăm huynh Siha tại nhà thiền Burnese đường Demetagoda 160 đi một mình.
    Lễ tôn vương Anglais, họ rủ đi xem, từ kiếu.

    Ngày 13 Mai 1937 – 3-4-â.l.
    Y lệ.

    Ngày 14 Mai 1937 – 4-4 â.l.

    Lấy hình đi lại C.I.D police office. Đi với Soma-nanda và Dhamaloka. Lấy thơ đi Consulate French. Ngài đi khỏi. Hẹn mai 11 giờ lại.

    Ngày 15 Mai 1937 – 5-4-â.l.
    10 giờ đi cùng Dhamaloka, đến Consul France. Mười một giờ Dhamaloka về, một mình ở đợi tới 1 giờ 30 rồi Passeport, đóng 6R.45 cents.
    Đi lại sở C.I.D, thứ bảy chiều không làm việc, về thứ hai lại.
    Nhịn đói cả ngày.

    Ngày 16 Mai 1937 – 6-4-â.l.
    Chiều lại Burners Rest thăm Siha.

    Ngày 17 Mai 1937 – 7-4-â.l.

    Một mình mười giờ mơi đến sở C.I.D. police lấy thơ và Passeport rồi cùng tên lính đến sở Passeport office trình thơ. Cho tên lính 0R.25.
    11 giờ rồi việc, lãnh Passeport về, thầy ký nói, ở Ceylon không cần visé. Chừng trở về India thì trước một tuần phải đến visé. Về Mahabodhi, ăn ngọ rồi trở về Negombo. Đến bến xe hơi Pitakotawa gặp xe hơi quen mời về. Mua nho và pomme 1R.

    Ngày 18 Mai 1937 – 8-4-â.l.
    Sư trưởng bịnh, bất thọ ngọ thực.

    Ngày 19 Mai 1937 – 9-4-â.l.
    Sư đi Dispenserie.
    Bất thắng dâm căn khởi, một ngoạt Ceylon nhị khởi.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #189
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 20 Mai 1937 – 10-4-â.l.

    Bữa nay bổn đạo sửa soạn chùa, dựng cửa đặng rước lễ Niết-bàn.

    Ngày 21 Mai 1937 – 11-4-â.l.
    Negombo to colombo 0,30C
    to Pellawatta
    Surammaramaya 0,10C.
    I. maligakanda M.B. Mandira
    Iram = to Bogas Handiya.
    Fr. Bogas Handiya to
    Pitakotuwa (Pass stand) 0,04 cents.

    Ngày 22 Mai 1937 – 12-4-â.l.

    Bữa nay không có bổn đạo cúng dường (chùa nấu) ăn ngọ thời thọ thỉnh tại nhà Dì của Sư cả.
    Thô diệt, tế bồn, tâm sở loạn. Thức quá khứ bèn vị-lai. Thức Phật pháp tối khổ.
    Ôi ! chín năm trời tắt lửa ngỡ tiêu ma, hay đâu đó còn vùi nơi tro đốm lửa.

    Ngày 23 Mai 1937 – 13-4-â.l.

    Bữa nay bổn đạo đến cúng Phật cập tăng.
    Chín năm an ổn dựa màu thiền,
    Tình dục tham tâm sạch đảo điên.
    Đốm lửa khỏa tro lòng chẳng ngỡ,
    Giờ khuya lừng lẫy nhắc trần duyên.

    Trần duyên nghiệp thế cũng còn sao ?
    Còn nạp nơi mô đã lú màu,
    Huệ chiếu mạt-na, khô lửa thức,
    Kìa kìa tiểu tế có là bao.

    Ngày 24 Mai 1937 – 14-4-â.l.

    Nay là ngày vía Niết bàn Phật tổ Thích Ca nội nước Ceylon các chùa, tháp đều treo phan phướng cờ xí chưng dọn cửa chùa và mấy nẻo đường làm cửa giả rực rỡ. Sáu giờ chiều nhập lễ. Bổn đạo các chùa đều đông đảo đến cúng dường nghe thuyết pháp.
    Nay Bần đạo vì Sư cả khuyên lắm vào trong tại giảng đường thuyết pháp tiếng Anglais. Sư thông ngôn lại tiếng Sinhalese.
    Đoạn cùng sư 9 giờ lên xe hơi đi đến chùa dự cuộc lễ Sadi nhập đạo, bốn vị nhỏ từ 9, 10 tuổi. Thân tộc cùng bổn đạo cúng bộ y, bát đủ thứ và lễ bái bốn Sadi. Mười một giờ rưỡi rồi cuộc đi thẳng đến quận Gampa xem : Cả chợ phố xá chưng dọn dẹp đỏ đen đủ kiểu, có chưng hình tích Phật rất khéo
    2 giờ sẵn xe tới chùa.

    Om Mani Padme Hum !

  10. #190
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 25 Mai 1937 – 15-4-â.l.
    Nay, ngọ thọ thỉnh.
    Sư cả đi Colombo và Negombo thuyết pháp. Tối bổn đạo rước Dhamaloka pháp sư thuyết pháp.

    Ngày 26 Mai 1937 – 16-4-â.l.
    Vô sự, nay hết ngày vía.
    Thử nhựt bất thọ tiểu trai.
    Đặng thơ của anh Nhung rằng cô Đức-thắng (tức là cô bạn của ông mười Tạo) tự tử. Mô Phật ! Nhứt ẩm nhứt trác giai do tiền định, hà huống sanh tử. Tịch giả an giả.

    Ngày 27 Mai 1937 – 17-4-â.l.

    From Colombo to Jalaimannaram.
    Fr. Jalaimannaram to Dhanuskodi (by steamer)
    Fr. Dhanuskodi (to Madras)
    Admore station 14R
    – to Central station and to Calcutta (about 1 km).
    Bổn đạo hộ 15R.

    Ngày 28 Mai 1937 – 18-4-â.l.
    8 giờ 30 tối xe chạy, mua giấy 14R.30.

    Ngày 29 Mai 1937 – 19-4-â.l.
    7 giờ 30 tới bến tàu. Mười một giờ tàu tới bến Dhanuskodi. Lên thương chánh xét gói lục lưng.

    Ngày 30 Mai 1937 – 20-4-â.l.
    7 giờ xe tới Egmora, đi xe lại Central station. Đợi 8 giờ tối xe chạy Calcutta. Mua giấy 21R.3A.9P. Lại Dharamshala, ăn ngọ cùng người hộ dẫn.

    Ngày 31 Mai 1937 – 21-4-â.l.
    Mua giấy đi Calcutta 21R.3A.2.
    Chiều tối 9 giờ xe chạy.

    Ngày 2 Juin 1937 – 23-4-â.l.
    Sớm mơi 7 giờ xe tới Calcutta. Đi lại chùa. Đoạn chiều 8 giờ đi xe về Sarnath.

    Ngày 3 Juin 1937 – 24-4-â.l.
    Sáng tới Bénarès, ngồi xe 10 giờ về Sarnath. Đại chúng mừng rỡ. Đoạn lo thu xếp lấy hành lý xong, ăn ngọ.
    Kế 1 giờ 30 cùng sư Kasyapa lên xe ngựa đi ra Bénarès mua giấy trở lại Calcutta.

    Ngày 4 Juin 1937 – 25-4-â.l.
    Sáng tới.
    Mượn hỏi tàu. Viết thơ cho hãng.

    Ngày 5 Juin 1937 – 26-4-â.l.
    Đợi kỳ tàu 10 Juin.

    Ngày 6 Juin 1937 – 27-4-â.l.
    Lại đường Phear thăm vợ chồng ông Liễu Minh. Đoạn thuật sự phải trở về xứ. Trao bức thơ xin trao giùm Samdhen lama, khi huỷnh trở lại Gaya trong mùa đông.

    Ngày 7 Juin 1937 – 28-4-â.l.
    Mua giấy tàu tại Clive Street No 4. Rồi đi lại sở Passeport trình Passeport.

    Ngày 8 Juin 1937 – 29-4-â.l.
    Thỉnh Phật tượng.

    Ngày 9 Juin 1937 – mùng 1-5-â.l.
    Đi lại hãng đổi tiền Singapore.

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •