DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 15/20 ĐầuĐầu ... 51314151617 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 141 tới 150 của 191
  1. #141
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 14 Septembre 1936 – 29-7-â.l.

    Lót lòng trà mỗi thứ vài chén. Học. Mười một giờ ngọ bột, canh cải bẹ trắng, khoai chiên. Học. Samdhenđi Quan nha lấy giấy tờ về, còn một tờ nữa chưa rồi. Có một tờ chèque huỷnh đem lại quan Thượng thơ xin lãnh bạc. Bốn giờ có sai nha lại kêu lại Dinh lãnh đem về giấy bạc. Huỷnh có ý mừng mà bần-đạo cũng vui dạ vì công việc gần hườn tất đặng đi về Phật-đà-gia, lo thu xếp về Sarnath, vì tạm cách đạo tràng Sarnath từ ngày 2 Novembre 1935 tới ngày nay. Tiền bạc tốn kém cũng đã lung rồi, ấy là nhờ dựa hơi huynh Sam-dhen mà đi thì sự tốn kém cũng đỡ đỡ, nhưng cũng đã xuất 400 rupee rồi. Ngày nay huỷnh hứa sẽ cho bần đạo một bộ Lama y phục và kinh Tây-tạng và hứa sẽ trả 50R mượn hôm nọ, chừng về Giăng-sê trả, bây giờ tiền lãnh để thỉnh kinh và mua ngựa cùng các món khác. Bần đạo cũng ừ cho vui lòng huỷnh, huỷnh hảo tâm cũng tốt, bánh sáp đi thì bánh qui lại, đời không chi lạ. Huỷnh rằng : Bây giờ tôi hộ cho thầy, ngày sau đi đến xứ thầy, thầy hộ lại không sao. Không hợp ý một điều là huỷnh lúc có tiền thì sài lả lê, quên mình là kẻ tu hành, xong sự của người, mình cũng chẳng nên dụ tấn vào mà sanh nghịch lòng. Tiền của Phật mà . . . . . . . .

    Tiếp điển . . . . . .


    Ngày 15 Septembre 1936 – 30-7-â.l.

    Tráng sơ vài chén trà Tây-tạng, một ca trà sữa. Trưa ngọ bột với canh cải với đậu Tây-tạng chiên, tráng miệng bánh ngọt rắc đường. Samdhen đi chùa, một mình ở nhà. Samdhen lúc về, thuật việc Taxi Lama(1) bị bọn cướp Mahamôden đâm chém chết và đoạt tài sản của chùa ngọc, châu lung lắm. (Taxi là chức lớn hơn hết trong đạo Phật về việc kinh sách, còn Tả lê là vua thượng hoàng, lớn theo trần thế quốc sự.) Chiều đi nhiễu chùa và dạo phường với Samdhen, ghé tiệm mua 3 trăng nga bonbon, 1 trăng nga bánh ngọt, sớm mơi mua 1 trăng nga bánh và 1 kama đậu chiên. Choun-douss nay có tiền, trả 10 trăng nga mượn sau.

    Luận sự giặc Tàu cùng Tây-tạng, thì bần đạo có tư duy trước rằng : Tàu không thắng đặng vì Tây-tạng là xứ tồn Phật đạo, Hộ pháp, Long thiên hết lòng gìn giữ, nếu để China đoạt Tây-tạng ắt Phật đạo suy đồi.

    8 giờ tối, đầu bếp hộ bốn trái cà.

    Tiếp điển :

    Om Mani Padme Hum !

  2. #142
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ba bữa rày bần-đạo mỗi bữa lên rầm nhà, một mình ngồi tiếp điển của một vị La hán, biết bao sự dạy bảo, biết bao sự Phật-đạo pháp môn giải thoát. Nhứt là Ngài bảo phải về Việt Nam Quốc độ, nơi ấy còn nhiều nhân duyên tiếp độ, nhứt là trong bọn Cao-đài, nhân duyên kiếp trước lời hứa nguyện cùng nhau. Từ ngày Cao-đài phổ hiện Nam-kỳ, nhơn dân phần nhiều biết sống bằng tinh thần, bớt sự sát sanh, biết yêu nhau, không rối loạn. Nhưng ban đầu yên ổn, tư tưởng tốt, sau bị Tha-Hóa-Tự-Tại quyến thuộc độn nhập làm loạn lòng kẻ lớn tới kẻ nhỏ, phần tiểu nhơn đem tư tưởng xấu dối cùng chánh trị. Ấy là Ma-vương muốn phá.
    Nhứt thiết pháp giai thị Phật pháp, nhứt thiết đạo giai thị Phật đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
    Ngày rằm tháng rồi, bần-đạo nhờ điển của Ngài, nên biết đường đi cả một buổi, tới một góc núi, Ngài ngồi chờ, Ngài nói tiếng Hindou giỏi, đảnh lễ rồi bảo ngồi, Ngài làm cho bần-đạo mê mẩn tinh thần, đoạn lấy một tấm đá khắc ít chữ rồi trao cho bần-đạo dạy . . . . . . . . . . . và một cục đá in như chiếc giày, bảo thọ đó thì nhớ pháp môn đức Đạt-Ma chính lý . . . . . . . . Đoạn đem Tâm-kinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ôi nhờ Ngài chuyền tư tưởng mở cả trí não của bần-đạo, làm cho bần-đạo đoạt lý tâm kinh, mới biết đó là đại-thần-chú của tam thế chư Phật. Đảnh lễ cảm ơn giáo hóa. Ngài cười rồi đứng dậy rờ đầu bần-đạo rằng : Nhân duyên trong đạo nhiều kiếp qua rồi, nay gặp nhau cũng còn dìu dẫn. Bông ưu đàm nải búp chẳng bao lâu sẽ trổ. Ngài nhắc cọng cỏ may tình tánh hỏi có nhớ hay chăng ? Ôi ! trực nhớ hết hồn ngơ ngẩn . . . Ngài có phép làm cho tâm tánh vui vẻ, bình tĩnh rồi rằng : Phật đạo cũng vậy. Ngài vẽ bông sen trên bàn tay mặt bần-đạo rồi nói Kinh tên bông nầy có tụng đọc mà không đoạt lý hay sao ? Y như trạng cỏ may. Nói rồi Ngài chuyền minh tánh làm cho bần đạo rõ lý Pháp-Hoa kinh. Đoạn Ngài chỉ nóc chùa (Tây-tạng nóc chùa nào cũng phết vàng cả) rằng : Kinh tên ấy, Bànđakitàbe nam Sona Kara . . . tụng đọc mà chẳng đoạt lý hay sao ? Nãi gianh ta ? rồi ngài móc một cục đất dưới chơn (đất mềm), bèn nắn ra hình một cái chén, đoạn Ngài thổi một hơi khô queo. Ngài hỏi cái chi ? Bần-đạo nói : Đất . . . . . . . Ngài nói : Đúng lắm . . . trước nó đất, bây giờ ra hình là cái chén . . . Kinh Kim Cang Phật dạy có khác nào . . . . . . . Đoạn Ngài ngó bần đạo làm phép chuyền trí, như mấy lần trước làm cho bần-đạo thấu đáo Kim Cang kinh nghĩa lý nhiệm màu. Ôi ! tu trong mấy kiếp, đoạt lý một giờ. Bần đạo vừa muốn hỏi thăm Đạo Minh-lý, chưa mở lời mà Ngài đã trả lời rằng : Dharam mẻ quít chờ admi ghamăndi hay – sochơna Bànda Dhrama mẻ sappê gianhta . . . . . . . . . Oh ! Giancvar man hay ! Lékina (but) quíchchờ admi piarre carơ, ap carơ piarre hay . . . . . . Dứt lời Ngài nói qua việc khác rằng : Nhiều bạn Lama trí thức muốn cho ngươi ở lại Lhassa, nhưng ngày giờ hoằng hóa đã hầu đến, ở sao đặng. Còn sẽ gặp nhau. Lhassa có nạn. Dứt lời Ngài xây lưng bước lên núi, mịt mờ bần đạo không thấy chi cả, hình dạng Ngài đâu mất.
    (Hai phen đảnh lễ Tổ sư. Rằm tháng 5, 12 tháng 6, còn tiếp điển, nhiều phen nhờ chuyền trí thông đạt.)

    Bần đạo bươn bả về nhà ngụ, Samdhen hỏi thầy đi đâu về đó ? – Đi dạo dưới mé sông… Huỷnh nói : Đi một mình không tốt, e gặp kẻ hung hoang… Bốn chữ Lhassa có nạn, nay mới rõ, vị Đại-đức Taxi Lama bị hại… ấy cũng qua rồi nghiệp kiếp…
    Tiếp điển : Lời căn dặn :
    Về vụ đạo tràng biến đổi. Ấy nghiệp kiếp tội tiêu . . . .

    Om Mani Padme Hum !

  3. #143
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 16 Septembre 1936 – mùng 1-8 Bính-tý.

    Điểm tâm vài chén trà Tây-tạng và Hindou. Tám giờ đi chợ với Samdhen, qua phường nhỏ, huỷnh mua hai cái chai đồng bạch, bạc xi vàng đồ Lama đựng nước phép, huỷnh rằng : hộ cho bần-đạo một cái huỷnh một cái. Trả tiền huỷnh không lấy, giá 2R.8A mỗi cái. Sang qua phường lớn mua hột thơm cà-ri và carotte 2 trăng nga. Về tới nhà 10 giờ nấu cà-ri khoai, carotte, củ cải trắng và cà tomate cải bẹ trắng. Ngọ bột với cà-ri. Hộ đầu bếp một dĩa, một dĩa cho Issê, và một chén cho Samdhen, ai nấy đồng khen cà-ri ngon quá. Tráng miệng bánh ngọt.

    Đêm nay khuya 2 giờ trời mưa. Sáng thức ra tiểu thấy tuyết đóng đầy non phía Nam.

    Tiếp điển : Lời căn dặn :
    Cư-sĩ đệ tử sẽ tấn phát nhờ đức lực, ngươi sẽ thấy tự nhiên.
    Đái thân thượng Tam thập lục thần danh tự hộ tam qui, ngũ giái thọ nhơn.


    Ngày 17 Septembre 1936 – mùng 2-8 Bính-tý.

    Lót lòng vài chén trà, học. Samdhen lo phận sự đi dưng lễ vật Quốc Vương đặng cầu Lama chức-sắc, phòng sau đi các nước cho dễ. Mười giờ lo nấu cà-ri bún, khoai, carotte và cải củ, đặng cúng dường và hộ cho các huỷnh, vì bữa nay không có nấu ăn. Bảo Issê đi mua 2 trăng nga dầu ăn, 1 trăng nga cải chua, và 1 trăng nga bánh. Mười một giờ ngọ bột với cà-ri. Học. Chiều đi chùa với Samdhen, y như mấy lần trước cúng dường. Đến chùa trời mưa, cúng rồi về hết mưa, nhưng tuyết chồng thêm làm cho khí hậu thêm lạnh.

    Tiếp điển : lời căn dặn :
    Ngoại đạo lẫn vào cũng vui lòng bàn luận, có Phật tổ sẽ phóng quang tiếp trợ . . . đừng chê . . . . . . . . . . . . . . . .


    Ngày 18 Septembre 1936 – mùng 3-8 Bính-tý.

    Vài chén trà điểm tâm rồi học. Chín giờ đi chợ mua rau cải bẹ trắng, cải củ, hành, khoai lang, bánh và đậu chiên, cả thảy là 4 trăng nga 1 yogăng 1P. Mười một giờ ngọ bột với canh cải bẹ và đậu chiên, hộ Sam-dhen một dĩa. Bà lớn viếng chị vú bịnh, sai người lại mời đến đó khám bịnh thì hôm qua khá hơn bữa nay, ít sưng tay chơn, nay sưng lớn hơn, mạch nóng hơn. Samdhen hỏi : Vậy thì làm sao cho bớt sưng. Bần đạo rằng : Ôi ! nói hoài mà không thực hành, nói nữa có ích gì . . . . . . Samdhen liền thông ngôn lại với bà lớn, bà liền quở trách người con cô bịnh mà bắt làm y lời bần đạo lấy bột, khuấy với xăng nóng đắp chỗ sưng. Về học, tối tụng niệm như thường.

    Tiếp điển : lời căn dặn :
    Lo bộ Qui Ngươn và Viên Giác thì tỏ thêm công đức chánh pháp. Trong toán hậu học sẽ thấy một người ngã mạn . . . . Sau thiệu long chánh pháp. Rán phục lòng người, cái ngã mạn đó sẽ tự nhiên hết sẽ trở nên người hộ Phật-pháp. Bậu bạn đám thông gia.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #144
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 19 Septembre 1936 – mùng 4-8-â.l.

    Ít chén trà điểm tâm, học. 10 giờ nấu ăn, 11 giờ ngọ bột, canh cải bẹ trắng, khoai lang đỏ, tráng miệng trái hạnh, Samdhen hộ bốn trái chiều hôm qua, hộ Sam-dhen một dĩa đồ ăn. Học. Bốn giờ đi chùa cúng dường một mình, có đem máy chụp hình theo tới Boudhavanh, lén vào một mình vì biết giờ ấy chư Lama nghỉ, lén chụp hình, cúng dường rồi về, dọc đàng phố gặp huynh Samdhen, về 6 giờ. Tụng niệm. Bà lớn mời xem cô bịnh, đến nơi, khán mạch đã lụn mòn, cấp sát như chỉ mành. Quang nhãn đã lờ, sắc mặt đổi rồi, nhưng không nên nói ra. Samdhen hỏi thăm thì bần đạo nói : ngày giờ đã đến, có bao nhiêu đó thôi.


    Ngày 20 Septembre 1936 – mùng 5-8 Bính-tý.

    Sáng nghe tin cô bịnh tị trần, khả thương ôi, thấy đó mất đó, kiếp trần như giấc chiêm bao, thôi niệm Phật cầu anh linh đó vãng sanh Tịnh-độ. Vài chén trà điểm tâm rồi lấy sách học. Ra ngồi nắng học, trời đã khởi lạnh rồi, khí hậu lần hồi lạnh tới ngày lập đông hầu gần mà công sự của Samdhen chưa rồi… đợi.

    Trưa ngọ bột canh cải bẹ, khoai lang, hộ Sam-dhen một dĩa. Chiều đi dạo phường cho giãn gân cốt, ngồi cả ngày. Tối tụng niệm. Cho Choundouss mượn 2R đặng đi chùa Séra.

    Tiếp điển : Lời căn dặn :
    Tán-sa y pháp đủ 108 biến : “Am Á mộ dà vĩ rô ta nả ma ha mẩu nại ra ma nể bát nả, mạ nhập phạ lả bát ra dả miệt dả hồng.”
    Mỗi câu họa chữ trên cát. Rốt niệm 108 Phật hiệu = 999 (Nam mô Vô ngại Công đức Quang Minh Vương Phật).


    Ngày 21 Septembre 1936 – mùng 6-8-â.l.

    Nhựt thường lệ, trưa ngọ bột canh củ cải khoai lang, hậu tráng miệng bánh. Samdhen có hộ bốn cái bánh của một cô đến xem quẻ và xin coi tay giùm. Bần đạo hộ lại vợ chồng đầu bếp hai cái và hộ Samdhen một dĩa đồ ăn. Học tập cả ngày. Khí trời một ngày một lạnh rút tới. Samdhen bảo nhập định hỏi Như-lai coi sự quan bua của huỷnh chừng nào rồi.

    Tiếp điển : 12 giờ khuya :
    Người tín nữ gần lục tuần, giá phụ đã theo hộ ngươi mấy năm rồi là cư-sĩ đại đàn-na tại Patna Ấn-độ kiếp rồi. Hiện kiếp phát bồ-đề tâm, song bị con ma nghiệp chướng nhập vào làm nam-tử. Phá một lúc. – Hết điển.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #145
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 22 Septembre 1936 – mùng 7-8-â.l.

    Không chi lạ vài chén trà điểm tâm, ngọ bột và canh cải củ với khoai, Samdhen đi lại Quan nha hỏi giấy tờ, về nói bữa nay mới viết, rồi huỷnh buồn, bần đạo khuyên lơn, đoạn huỷnh đòi đi Dzêsbung ít ngày, kêu Isess bảo sắm sửa đi, kế có Choundouss về khuyên lơn và đầu bếp cũng an ủi, huỷnh không đi. Huỷnh buồn vì công sự của huỷnh đâu đó đã an bài, từ Quốc Vương chí tứ trụ đều xuôi xếp mau chóng, chỉ còn có một vị quan trung đẳng làm ngặt, huỷnh cũng có sắm lễ vật đến, nhưng vị quan ấy không thâu nạp và nói : trước không đến, bây giờ đã muộn, mấy phen huỷnh tới hỏi, thì cứ nói việc quốc gia nhiều lắm, việc của thầy chưa tới phiên, thủng thẳng sẽ làm, không gấp chi việc Phật sự. Bị vậy mà huỷnh buồn, song bần-đạo có khuyên rằng : Tấm lòng Phật đệ tử một mực an-ổn không vui không buồn, không gấp không trễ, trơ trơ không lay động, muôn việc xảy ra là lý tự nhiên, như mặt trời hằng chiếu rọi, hằng sáng, mặc tình mây phủ sương che cũng sáng vậy hoài . . . . . . . . Nghe đặng mấy lời an ổn. Bần đạo có tiếp lời rằng : Tôi vẫn biết tánh huynh nóng nảy, muôn việc đều muốn mau mau cho rồi. Huỷnh cười và đáp : Thật ý tôi y vậy. – Bần đạo tiếp, huynh bây giờ tuy ở Lhassa chớ lòng trí ở Bodhgaya, huynh lo, vì lúc nầy là lúc Đông thiên hầu đến, chư thiện-nam, tín-nữ các nơi lần lượt tới Phật-đà-gia cúng dường, mà bây giờ huynh còn ở đây thì rối rắm quá, một lẽ chư cúng dường trông thầy mà không có, hai lẽ là lỡ việc bàn định sự nhà-thiền cùng đàn na. Huỷnh rằng : Phải lắm, y vậy, y vậy, tại Phật-đà-gia chỉ có tôi làm đầu trong bọn Lama cùng đàn na tín chủ trong bọn Tibet, mà vắng tôi thì rối quá, phương chi sự nhà đã bố cáo rồi… mùa nầy quyết bàn định cùng họ, mà bây giờ còn ở đây, mất ngày giờ vì một Tiểu quan nghiệp kiếp, để giấy tờ đó không phê nhận giùm, đến hỏi thì cứ nói việc quan nhiều lắm. Bần đạo rằng : Đường đi khi thẳng khi quanh, khi xuống dốc khỏe cẳng mà mau, khi gặp dốc đã mệt mà thêm chậm, muốn mau khó nổi. Việc nhà thiền không một năm mà rồi, không hai năm mà rồi, ít nữa là ba năm, bốn năm, khắp đất Phật đi quyên tiền, hành phước chúng đàn na, trong Phật đạo có cực mới có công, vậy huynh gấp mà làm gì. Huỷnh cũng mau nghe, bèn vui lòng. Bần đạo tiếp rằng : Đôi ba tháng ở đợi nổi, năm ba ngày nữa đợi không đặng sao ? Huỷnh cười, mừng nói : Thôi, phải, khá.

    Không chi lạ, sớm, trưa, chiều và tối cũng y nhau, nhưng nay có khác là ngày tiếp điển Tổ-sư :

    Tiếp điển Tổ-sư :
    Ngài kêu và luận đạo, luận sự Samdhen. Samdhen phục lòng tu bần-đạo lắm, mấy phen nói sự quá khứ và vị lai.

    ốm . gu . ru . ba jia . đa . ra . su . ma . đi . ki . đi . si . đi . hung . hung .
    banhza Sungapa, niệm chuỗi.

    Om Mani Padme Hum !

  6. #146
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 23 Septembre 1936 – 8-8-â.l.

    Trà sữa tráng lòng, cùng Samdhen luận đạo, huynh đệ đồng hạp ý. Đoạn học, 11 giờ ngọ bột, Samdhen có hộ một dĩa đồ xào, cải, khoai bún. Ăn rồi ra ngoài nắng ngồi học vì khí hậu lạnh lùng. Tối tụng niệm rồi 9 giờ nghỉ.

    Tiếp điển : Lời căn dặn :

    Mỗi đệ tử đều phải thụ giới trước Thánh tượng, đừng làm theo nhà chùa trong quốc-độ Annam mà mang tội với luật Vô-vi. Cấp đủ phái phù tùy thân.


    Ngày 24 Septembre 1936 – 9-8-â.l.

    Y lệ, trà điểm tâm, học, 11 giờ ngọ bột với canh cải củ trắng bào, ăn rồi học, không chi lạ. Trời lần hồi lạnh lẽo. Samdhen đi bỏ thơ với Isess, uống xăng hơi ngà về ngủ nói với bần đạo rằng : Bạn Lama cho ăn nhiều Ghee nên mệt phải ngủ. Chiều y lệ.

    Tiếp điển : Lời căn dặn :
    Hàng đệ tử cựu rốt cuộc còn ba người đó Thọ, Pháp, Chơn. Còn chí thì đừng cho nhập, kiếm thế Phạm-đàn, kiếp sau sẽ độ, để kiếp nầy y bồi tội.
    Thiệu long vậy vậy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mỗi người lực nghiệp tùy kiếp trước . . . . . 5 năm, 3 năm . . . không có . . . . .


    Ngày 25 Septembre 1936 – 10-8-â.l.

    Y lệ, ngọ bột với canh cải bào, hộ Samdhen, Issê, Isess cả. Chiều y lệ, bữa nay 3 giờ Samdhen đi đâu về với Isess, y như hôm qua say ngà ngà, ngủ. Công sự chưa rồi ý buồn, lấy xăng giải muộn. Bảo bần đạo nhập định tư tưởng van vái giùm. Tánh huỷnh còn nóng nảy quá, thôi cũng tự ý người, lần hồi sẽ sửa. Sáu giờ huỷnh thức, thấy bần đạo ngồi nơi đơn thì hỏi : Ủa thầy không ngồi định sao ? – Có, nhưng không có chi cả. Đức Như-lai biết cả . . . . . . . Buồn quá . . . . . . . . Huỷnh dường có ý thẹn mặt, vì ý huỷnh khi nãy bảo nhập định, hối đi ngồi, rồi bảo Issê đem nệm ngồi lên rầm, lăng-xăng, nhưng bần đạo không cho, tự lên rầm ngồi, đã một giờ ngồi mà không thấy chi cả, lòng bứt rứt, lương tâm nói rằng : Samdhen Lama lấy làm lạm dụng nhà ngươi mà giỡn với Phật . . . . . . . . . Nghe bao nhiêu đó bần đạo bèn chỗi dậy lại thang đi xuống, thì thang đã rút hạ dưới đất, bần đạo kêu Issê bảo bắt thang xuống vào đơn, thấy Samdhen ngủ khò thì hội ý, huỷnh bữa nay say nữa, sợ bần đạo biết lại bảo bần đạo đi ngồi đặng huỷnh ngủ cho êm . . . . . . . Té ra sự chẳng nhẹm huỷnh có ý mắc cở . . . . . . Còn bần đạo thì tỏ ý buồn giùm cho huỷnh, cả buổi bần đạo nghiêm mặt không nói chuyện như mọi khi. Tối lại tụng kinh, bần đạo chỉ ngồi nơi đơn thầm niệm. Hai ngày rày huỷnh cùng Isess đi uống rượu . . . . . . . . . . . . .

    Tiếp điển : Ngôi tam bửu có người lo cả . . . . . . . . . . . .
    Tiếp lời căn dặn :
    Trong một năm rưỡi trở về nước, sẽ có tiền kiếp trí thức thọ giới. Coi cánh tay mặt thì biết. Rán độ cả gia đình . . . . . . gặp ách nước đừng lo . . . . . . . . . Để ý . . . . .
    Về xứ phải chịu ba năm dư nghiệp, rán cắn răng trả chớ phiền. Nên hư trong hội khảo. Phật tử nhờ nhẫn địa nên danh.
    Các vai tuồng nặng nề đối với trần, còn sánh với Phật tử như thổi mảy lông.
    Hoàn cảnh cũ xơ rơ, người tiêu nghiệp tán chớ nao lòng v.v.
    Tay hộ pháp sẽ gánh vác giùm không chi lạ, sẽ kinh dinh Phật sự.
    Hỏi trong 2 G. Đạo Phật có mòi thạnh. Năm M. không khỏi tai ách 2 G. nếu có nhiều người tu hành, đức ấy che cả 2 G. Đỡ chúng sanh.
    Tiền kiếp huynh-đệ kẻ huệ người phước sẽ giúp giáo cho mau thành cơ sở Phật sự.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #147
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 26 Septembre 1936 – 11-8-â.l.

    Sáng thường lệ. Samdhen nghĩ sự mình phạm giới có ý sợ, sáng lo tụng kinh rồi cùng Isess lo sắm sửa đi chùa sám hối. Trước khi đi hỏi bần đạo : Khi qua thầy ngồi định có ý không đặng tốt trong việc tri hiểu hé ? – Phải, vì có sự buồn Hộ pháp, Long thiên không đặng vui… Isess ngồi gần bên bần đạo, nghe Samdhen nói lại thì huỷnh nói : Sự không nên tin… Bần đạo biết lời nói ấy bèn nói : Phải, hôm qua huynh cười tôi ngạo tôi, nay huynh cho sự không có gì, huynh không tin Phật chỗ tri hiểu… để rồi huynh sẽ biết. Nếu huynh không tin Phật thì đi lạy Phật sống là vua Lama làm gì, đi cúng dường Tả lê Lama làm gì. Nói bao nhiêu đó, Samdhen bèn cằng rằng huỷnh và nói rằng : Họ không tu hành lòng dạ xấu xa, ăn nói điên cuồng. Thôi tôi đi cúng chùa. Huỷnh đi… Bần đạo ở nhà lo tụng niệm, 11 giờ ngọ bột canh cải bào và khoai, có để hộ cho Samdhen chút đỉnh vì không có nấu. Mười một giờ rưỡi huỷnh cùng Isess về hỏi rằng : Ủa huynh ăn ngọ rồi sao ? – Phải đã 11 giờ rưỡi rồi, huỷnh bèn bảo Issê đem bột ăn với đồ ăn để hộ cho huỷnh. Bần đạo bèn lên rầm ngồi cả ngày. Năm giờ xuống huỷnh hối Issê cho trà bần đạo dùng vì ngồi cả ngày. Tối bần đạo ngồi từ 6 giờ rưỡi tới 10 giờ. Tư duy nhiều sự Phật pháp rất đúng đắn . . . . . . . . . . . . . . . . . .

    Tiếp điển :
    Còn cô giá phụ nói hôm mùng 6 đó, ngươi rán độ hai người gái trước, sau tới cô mẹ. Gia đình hiền lương. Con trai sẽ nhờ cầu Phật hết nghiệp sẽ độ . . . .


    Ngày 27 Septembre 1936 – 12-8-â.l.

    Nhựt minh tướng thường lệ, kinh mơi, đoạn Sam-dhen 8 giờ 15 đi chùa, bần đạo ở nhà, huỷnh biết ăn năn sám hối cũng mừng cho huỷnh. Mười một giờ ngọ bột, canh cải bào, bị chửa chơn răng nhai không nhỏ. Hộ Samdhen một chén. Hai giờ nghe hơi sình ruột khát nước. Chiều 5 giờ trong mình nóng lạnh vì răng hành. Cả đêm trong mình nhức mỏi nhứt là cái thận tả mỏi lắm.

    Tiếp điển :
    Cám ơn Đại-đức, nhiều điều căn dặn lối hậu lai, nhờ ơn Phật tổ cho tái kiếp binh phò đạo tràng với Thiện-tri-thức. Sẽ chấn hưng lực vô-vi, kẻ phước người huệ. Kiếp sau còn tái hiệp.


    Ngày 28 Septembre 1936 – 13-8-â.l.

    Thức nghe trong mình mỏi mê cũng gượng cho qua buổi. Trà điểm tâm. Nay đúng ba tháng ở tại Lhassa, đến 28 Juin – 10 tháng 5 nay 28-9. Ngày tháng như thoi, công sự của Samdhen chưa rồi, phải chờ, nhờ vậy mà bần đạo ở đặng lâu ngày nơi Kinh đô Tây-tạng, quan sát đáo tận phong hóa tăng, tục, các nơi đều để bước dòm xem, làm quen cùng chư Lama cũng bộn. Người tục cũng biết nhiều. Cái tên Lama Chef bay cùng thành thị Lhassa… Trưa ngọ bột với nước trà, mà nuốt còn muốn không vô. Răng hành còn nóng lạnh, cả mình nhức mỏi, nghe lại thì cái tì cũng không êm, cái thận tả nhức mỏi quá. Cả ngày nóng nảy mỏi mê. Tối lại nghe hỏa hậu xung lên tới óc, làm cho con mắt bên hữu lờ và đầu phía ấy cũng nhức. Bần đạo nhớ lại giựt mình, vì đã nhiều ngày nhập định tiếp điển, hỏa hầu hằng ngày lừng lẫy xung lên thức-cân chủ-não. Bần đạo nghĩ rằng : Răng bị chửa chưn nhức không bao nhiêu, sao lại nóng lạnh cách phi thường đây là bị cái ngọn hỏa hậu quá cao, xứ lạnh mà đến đỗi nghe nóng thì cái hỏa không vừa. Nghĩ vậy bèn ngồi đem tưởng vận hỏa hậu ra tứ chi và cho giáng xuống Địa-hạ cốc hậu, tức tốc trong giây phút nghe tì thận bớt đau, qua 10 giờ thì hết nóng. Nam-mô Thích-Ca-văn-Phật, nhờ Phật phóng quang cho sáng ý, dẫn hỏa hậu điện ra và giáng trí tại Địa-trung-ương, nếu không biết chắc bị cái hỏa hậu nầy nó đốt phải bỏ xác phàm. Khuya thức đi tiểu, nghe trong mình khỏe khoắn, nhưng cũng còn đau ran. Kẻ tu hành ai không rõ cái hỏa hậu (Kemdini) vận chuyển quá hốp phải chết vì nó.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #148
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 29 Septembre 1936 – 14-8-â.l.

    Sáng nghe khỏe, nhưng cái tì, thận còn hơi ran. Trà điểm tâm rồi nghỉ, bèn trực nhớ lại số tiền trà sữa đưa cho cô đầu bếp 2 rupee hôm 22 Aouât tới nay là 28 Septembre, tính là một tháng ngoài, tội nghiệp mà cô cũng không nhắc nên chi bần đạo bèn đưa cho cô 2 rupee nữa, lỗ người ấy lỗi mình vô ý, vì họ thấy mình là kẻ tu hành không dám từ chối, chớ mỗi bữa dưng trà thiệt cũng cực lòng mà lại còn để cho người hao kém thì tội nghiệp. Trong mình còn mỏi mê lắm, răng hàm trên chửa chưn nay vừa hết, kế răng cùng hàm dưới (hữu) phát chửa chưn, ôi ! tuổi già đã đến, xác phàm chịu biết bao lão bịnh, lúc nằm, lúc ngồi, nhức mỏi cả hình tục, cắn răng, nhẫn nạn vô-vi. Trưa ngọ bột trà cúng dường rồi ăn, nuốt vừa muốn không vô, rán ăn như uống thuốc đắng cho đả tật ấy thôi. Tối hữu ngọa tới 1 giờ khuya, mảng(1) tư duy xác tục, quán tưởng thi hài lúc con người tắt hơi, mặt xanh, da lạnh, khi quá cử hình dạng gớm ghê, sình chương tanh thúi, quán lúc da thịt óc cân rời rã, tứ đại hườn nguyên, bày xương cốt trắng phau, trên sọ trống không, mắt mũi, tai, miệng tiêu trơn, dòm giữa bộng sườn không tâm phổi, quán tới khoản dưới, tì, trường, can, thận, bộng tiểu, tử cung, ngọc hành đều mất cả còn cái cốt bàn trắng bách.




    Ôi ! Lúc sống con người động tịnh dính dấp cõi trần chỉ cậy một tấc hơi. Thật không chắc chắn lâu dài, trong khoảng sống gởi chẳng biết bao đều cực khổ với sự giàu nghèo, mạnh, đau, còn, mất, sang, hèn. Quán tưởng tới đây, cả sự mỏi mê đau đớn của bần đạo đều đi mất, phút động tâm thương cả chúng sanh tạm ở cõi trần mỗi người mỗi loại đều gánh một vai tuồng giả hiệu nghiệp oan, in như lũ đào kép trên sân khấu, đội mũ, mang râu tùy vai phận, hết lớp vào buồng, mũ râu đều lột ai cũng như ai. . . .

    Cột trói con người bằng tấc hơi,
    Cõi trần phải trả vốn cùng lời,
    Oan khiên buổi trước vay từng đống,
    Quả báo thân sau nghiệp nối đời,
    Sống gởi tung hoành trong địa cuộc,
    Chết hầu khủng khiếp cõi tòa trời,
    Do nhân kết án luận hồi kiếp,
    Lục thú tùy duyên đội lớp trời…

    . . . . . Ngủ . . .

    Om Mani Padme Hum !

  9. #149
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 30 Septembre 1936 – 15-8-â.l. Trung thu.
    Tibet cũng là rằm.


    Sáng thức khỏe khoắn. Trà điểm tâm rồi 8 giờ rưỡi đi hành hương chùa Phật tổ. Ngày nay cả nhơn dân tăng tục vua quan đều đi cúng dường. Đến nơi thấy đàn na tín thí cùng chư Lama sư chật trong ngoài. Đi giáp ba từng chùa cúng dường các điện rồi tại từng chót trên rầm nóc chùa, bần đạo cùng Samdhen chụp ảnh làm kỷ niệm. Trở về tới khúc quẹo bảo Samdhen về trước vì còn mắc đi mua bánh với khoai nấu. Huỷnh về, một mình trở lại, lòng còn ức sự chụp ảnh đức Phật
    Tây-tạng, hôm trước chụp một lần không biết tốt xấu ; nay muốn chụp một lần nữa cho chắc ý. Đã biết xứ nầy cấm chụp ảnh Phật trong xứ, nếu bắt đặng ai chụp ảnh thì trước đánh đòn sau bỏ tù đuổi ra khỏi xứ, nhưng nhờ Phật lực khiến tuy đông đảo trong ngoài mà lúc trở lại chùa thì nơi điện Tây-tạng Phật chẳng một ai. Bước vào gặp hai cô đi cúng dầu, bần đạo lễ bái van vái, hai cô cúng xong đi ra, một mình bần đạo đứng ngay điện, chậm rãi lấy máy chụp ảnh ra, khoan thai quan sát rồi chụp ảnh trong nháy mắt. Bần đạo thuật việc chụp ảnh cho Samdhen nghe, huỷnh rằng : Cha chả thầy đại phúc hạnh nhờ Phật lực giúp cho, nếu không thì ắt mang khốn, vì nếu tăng, tục, quan, lính thấy đặng thì còn chi thầy, dầu đức Lama Quốc Vương xin tội cũng không đặng, vì luật nước từ xưa tới nay không ai dám cãi. Choundouss nghe bèn hỏi xin một tấm lúc rửa hình, nhưng bần đạo không hứa cho. Samdhen lúc đi đường hai huynh đệ, mấy huynh kia về trước, thì huỷnh nói : Hình Phật Tây-tạng, sau rửa rồi đừng cho ai cả, thầy đem về xứ làm của quí vì Phật cho thầy . . . . . . . Bần đạo rằng : Phải, chỉ có một mình huynh sẽ đặng một tấm mà thôi, kỳ dư ai nấy cũng không đặng cả.

    Về cúng ngọ bột với trà. Nay lấy tiền của Choun-douss 17 trăng nga tính với 3 trăng nga hôm trước là 20. Cúng dường (và mua bánh khoai 3 trăng nga 1 yogăng). Còn lại 6 trăng nga 1 kama.

    Về coi tay cho hai người cháu kêu bằng dì của Bà lớn. Chiều tụng niệm rồi, bèn luận bàn sự du chư Phật quốc-độ cùng Samdhen và tính về trước với bọn Issê, Choundouss đặng lo sắp đặt các sự. Bần đạo tính về, tạm Calcutta vài bữa mua chút ít vật dụng hộ Sacretary(1) và chư tăng tại Sarnath và nếu dư tiền sẽ dưng cho hội 100R đền ơn cơm áo chín tháng trời, đoạn cậy Đại sư và Sacretary nói giùm với bọn Japan xin đến chùa Nhựt ở ít tháng công quả và học tiếng Nhựt phòng sau sang Nhựt quốc. Samdhen vui lòng lắm. Mười giờ ngủ, hữu ngọa quán tưởng tới 12 giờ ngủ êm.

    Chiều hộ bánh nội bọn, bần đạo không dùng bánh nào cả. (Trước khi tụng niệm có chiếm quẻ keo Sam-dhen công sự giấy tờ bốn bữa nữa sẽ hườn cuộc.)

    Om Mani Padme Hum !

  10. #150
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts


    Ngày 1er Octobre 1936 – 16-8-â.l.

    Điểm tâm trà sữa Tây-tạng. Còn lại một cái bánh hộ Samdhen, đoạn nhớ lại tối hôm qua có niệm quẻ keo giùm Samdhen bốn bữa xong giấy tờ, kể từ nay. Ngày nay trong mình khỏe khoắn. Mười giờ xếp sách lo nấu ăn. Mười một giờ cúng ngọ bột và cà-ri cải bào với khoai rồi hộ nội bọn với đầu bếp, họ rất vui lòng. Chiều y lệ.
    Tiếp điển : 12 giờ khuya tiếp lời dặn :

    Sau khi về nước 18 tháng thì lo khởi cất chùa. Ngươi chớ lo về sự phú quyến phiền lòng bá tánh. Có đệ tử tiền duyên nguyện lực, lo cho rồi chùa. Sau người đó sẽ đứng thế cho người làm chủ tự v.v. . . . . . . . . . .


    Ngày 2 Octobre 1936 – 17-8-â.l.

    Trà điểm tâm 11 giờ ngọ bột với khoai chiên. Bữa nay có cô đầu bếp hộ đồ ăn cho Samdhen mình khỏi hộ. Chiều 5 giờ Samdhen rủ đi nhiễu chùa và dạo phường cho giãn gân vì cả ngày ngồi lụn. Dạo phố mua một bộ chưng và nắp thau chén trà giá 17 trăng nga (11 annas 2P). Ba vòng chùa rồi ghé tiệm quen của người bản sở của Samdhen (người Lađặc) chuyện vãn vui vẻ vì người biết Hindou và Englis chút ít. Người nói : tháng nầy đã lạnh rồi sao thầy mặc đồ xem ít ấm vậy. Samdhen hớt nói và thuật rằng : Từ ngày phát ra đi, tại Ghoom đi tới Lhassa ba tháng trời thì ổng chỉ mặc một đồ y phục đó thôi, đến Pharigiông là nơi lạnh hơn hết thì cũng vậy, trải mấy tháng (ba tháng ngoài) tại Lhassa cũng vậy, không nghe than lạnh. Huynh chủ tiệm lắc đầu và vỗ vai bần đạo rằng : thầy thiệt tốt quá, tu hành cứng cỏi. Kế huynh Samdhen thuật sự ăn ngọ chay, y luật một ngày một bữa 11 giờ trưa thôi, chiều không một vật chi khác đút vào miệng khi quá 12 giờ. Sớm mơi thì chỉ dùng trà ít chén rồi thôi. Nghe qua chủ tiệm cũng khen ngợi và vỗ vai nói tu hành hạng nhứt. Về. . . . . . tới nhà cô đầu bếp dưng một bắp cải rằng : đầu bếp hộ. Cảm ơn.
    Tiếp điển : Lời căn dặn :
    Ngôi tam bửu e ngươi quên. 18 tháng là sửa soạn. Ngoài hai năm thì khởi sự. Đúng ngày 13-8 giờ mẹo động, thân xây.


    Ngày 3 Octobre 1936 – 18-8-â.l.

    Trà với bánh cỗ bột cúng dường của một vị Quan lại hộ cho Samdhen hôm qua, huỷnh hộ lại bần đạo. Chín giờ rưỡi mượn Isess đi mua 3 trăng nga vật thực, 11 giờ ngọ bột và cà-ri bắp cải, khoai lang, hộ nội bọn. Samdhen bảo xuất 2 rupee đặng huỷnh gói vào với anh-lạc làm vật lễ cầu Pháp với Đại Lama Quốc Vương, huỷnh sắm sửa trước đặng mai đi đảnh lễ Đức Thượng tọa, vì huỷnh có sai Issê đi đến Thơ ký quốc vương hỏi thăm rồi, người cho hay rằng : ngày mai 9 giờ nội bọn đặng lịnh phê cho triều yết. Chiều 4 giờ một mình dạo phường, quyết mua một cái chén trà cây Tây-tạng cho vừa cái chưng thau mua hôm qua, đi lựa ba, bốn quán mà không đặng, đi và dòm khắp, bỗng gặp Issê đi đổi tiền, huỷnh vào tiệm đổi, bần đạo đi luôn phút gặp một quán xề xuống lựa, Issê đổi rồi ra gặp, mua giùm, lựa giùm một cái rất bằng lòng bần đạo, đem về để vào chưng rất vừa vặn, ấy là một món kỷ niệm, giá 5 trăng nga (cộng với cái chưng thau là 22 trăng nga và 14 annas, ai nấy gọi rằng rẻ quá).

    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •