DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 18/47 ĐầuĐầu ... 8161718192028 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 171 tới 180 của 463
  1. #171
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    169. Ma Cốc hai lần dộng tích trượng.

    Ma Cốc tay cầm tích trượng đến bái phỏng Chương Kính hòa thượng. Gập lúc Chương Kính đương ngồi thiền. Ma Cốc đi vòng quanh thiền sàng 3 vòng, dộng tích trượng xuống, đứng ngay trước mặt Chương Kính.
    Chuơng Kính nói:
    - Phải! Phải!
    Sau đó Ma Cốc lại đến Nam Tuyền, lại đi quanh thiền sàng 3 vòng, dộng tích trượng đứng trước mặt Nam Tuyền.
    Nam Tuyền nói:
    - Không phải! Không phải!
    Ma Cốc liền hỏi:
    - Chương Kính nói phải, sao hòa thượng lại nói không phải?
    Nam Tuyền nói:
    - Chương Kính phải, còn ngươi không phải, đây là bị sức gió chuyển, sau bị bại hoại.

    (Bích Nham Lục)
    Đi vòng 3 vòng là tỏ ý kính trọng. Tích trượng tượng trưng sự khai ngộ. Ma Cốc đã ngộ, đến thăm Chương Kính lấy hành động để biểu thị tâm cảnh. Hòa thượng nhìn biết ngay là ông đã ngộ nên nói phải.
    Ma Cốc lại đến thăm sư huynh là Nam Tuyền để tỏ cho biết mình đã ngộ. Nam Tuyền nói không phải để thử Ma Cốc. Đối với người đã khai ngộ thì phải và không phải có khác biệt gì? Ma Cốc còn bị "không phải" làm cho thắc mắc là chưa hoàn toàn thoát tục. Ma Cốc được Nam Tuyền chỉ điểm, linh cơ liền chuyển khiến cho ngộ cảnh càng thâm sâu.

    (Viên Thông)

    ______________

    Cuncon có nhớ một giai thoại vui, xin chia sẻ :

    Xưa có một người tên Hư tìm đến một vị tu sĩ :

    _ Thưa thầy ! Đêm qua con nằm mơ thấy heo kêu.

    _ Đây là điềm, hôm nay ông sẽ được ăn.

    Quả nhiên ngày hôm ấy có người mời ông Hư đi ăn giỗ. Hôm sau ông lại tìm đến tu sĩ :

    _ Thưa thầy, hôm nay con lại nằm mơ thấy heo kêu.

    _ Đây là điềm, hôm nay ông sẽ được tặng áo mặc.

    Quả nhiên hôm ấy, ông nhận được bưu phẫm là một chiếc áo ấm từ nước ngoài gửi về tặng.

    Ăn quen, hôm sau ông lại tìm đến, thưa :

    _ Thưa thầy, đêm qua con lại mơ nghe heo kêu.

    _ Ông hãy đề phòng ăn gậy.

    Quả vậy, ngày hôm ấy ông không dám đi đâu, đến chiều ông buồn chân ra đứng lơ ngơ trước cửa, du đảng đánh lộn với nhau chạy đến, ông chưa kịp trốn vào nhà đã lãnh trọn một gậy đánh nhầm.

    Ông quay lại vị tu sĩ :

    _ Thưa thầy, những giấc mơ đó là do con tự bịa ra, mà sao thầy đoán đúng vậy ?

    _ Có gì đâu, heo đói heo kêu thì chủ cho ăn, heo lạnh ngủ không được kêu, thì chủ cho bao bố để nằm giữ ấm. Cho ăn no rồi, cho tấm lót nằm rồi, mà con kêu nữa thì cho gậy chứ sao ?!
    Mọi chuyện ở đời, dù là giả định, những nó đã sinh khởi từ Ý Thức của ta, thì Ý Thức vốn là nguyên nhân sinh khởi vũ trụ vạn hữu, há lại không dệt mộng tiếp hay sao ?!


  2. #172
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    170. Thiết Ngưu của Phong Huyệt.

    Có một lần, hòa thượng Phong Huyệt (896-973) được mời đến Nha Môn, Vĩnh Châu giảng pháp.
    Hòa thượng thượng đường nói:
    - Tâm ấn của tổ sư giống như máy trâu sắt. Dời đi thì ấn hiện, ở yên thì ấn không hiện, chẳng dời, chẳng yên, ấn phải hay chẳng ấn phải.
    Lúc ấy có Trưởng lão Lô Pha nói:
    - Tôi có máy trâu sắt, thỉnh thầy đừng ấn.
    Phong Huyệt nói:
    - Ta quen bắt cá kình ở biển lớn, nay lại gặp ếch nhỏ nhẩy trong cát bùn.
    Trưởng lão muốn phản kích nhưng lúc đó không nghĩ ra được câu trả lời thích hợp. Hòa thượng hét:
    - Trưởng lão sao không nói?
    Trưởng lão mở miệng định nói, Phong Huyệt bèn dùng gậy đánh và hỏi:
    - Còn nhớ thoại đầu không?
    Trưởng lão định mở miệng, hòa thượng lại đánh.
    Lúc đó Châu mục bèn nói:
    - Phật pháp và vương pháp cùng loại.
    Phong Huyệt hỏi:
    - Ngươi thấy đạo lý gì?
    - Đương đoạn chẳng đoạn, trở lại chuốc loạn.
    Phong Huyệt nghe rồi bèn xuống tòa giảng.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Tâm ấn là sư phụ truyền pháp cho đệ tử.
    Máy trâu sắt để ngăn dòng nước chẩy, còn tự nó chẳng có công dụng gì, giống như Phật pháp chẳng thể tự ngộ mà chỉ giúp cho thiền sinh ngộ, vì vậy giống như tâm ấn.
    Dời đi thì ấn hiện: không chấp tâm ấn, thì mới có thể lãnh ngộ.
    Ở yên thì ấn không hiện: ngược lại, lãnh ngộ rồi thì không bị tâm ấn trói buộc.
    Phong Huyệt muốn phá chấp "tâm ấn" của trưởng lão, nhưng tiếc thay vị này không có tuệ căn. Câu nói của Châu mục có ý là mê chính là khởi thủy của ngộ, do đó cứ mặc ông ta mê, đến khi cơ duyên đã chín mùi thì sẽ lãnh ngộ, đó chính là biểu minh công năng của tâm ấn. Hòa thượng thấu rõ thiền cơ của Châu Mục nên cắt đứt vấn đáp mà xuống tòa giảng.

    (Viên Thông)

    _________________

    Có một lần, hòa thượng Phong Huyệt (896-973) được mời đến Nha Môn, Vĩnh Châu giảng pháp.
    Hòa thượng thượng đường nói:
    - Tâm ấn của tổ sư giống như máy trâu sắt. Dời đi thì ấn hiện, ở yên thì ấn không hiện, chẳng dời, chẳng yên, ấn phải hay chẳng ấn phải.
    Lúc ấy có Trưởng lão Lô Pha nói:
    - Tôi có máy trâu sắt, thỉnh thầy đừng ấn.
    Phong Huyệt nói:
    - Ta quen bắt cá kình ở biển lớn, nay lại gặp ếch nhỏ nhẩy trong cát bùn.

    - Con ếch nhỏ thấy rõ con cá kình !


  3. #173
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    171. Đảo nhất thuyết.

    Có ông tăng hỏi Vân Môn:
    - Chẳng phải cơ trước mắt, cũng chẳng phải sự trước mắt, lúc đó thì sao?
    - Đảo nhất thuyết.

    (Bích Nham Lục)

    -------------------

    Đảo nhất thuyết: nói ngược lại.
    Nếu cứ chấp vào thường thức, hoặc vào lời giải của cổ nhân, thiếu sự suy tư của chính mình thì không thể giải quyết được vấn đề. Chỉ có một cách duy nhất là phủ định tất cả, đó là ý nghĩa của "Đảo nhất thuyết.

    (Viên Thông)

    _________________

    "Uống một ngụm hết nước sông Tây giang" là câu trả lời của một vị Thiền sư, với mọi người thì đây là chuyện phi lý. Nhưng trong cõi mộng huyễn này có chuyện gì là đúng lý hay phi lý đâu ! Khi nằm mơ, ta vẫn có thể thấy mình bay như chim, lặn như cá, ăn một ổ bánh mì lớn trong đó có cọng hành to như cây cổ thụ, hoặc giả từ nóc tòa tháp đôi (Mỹ) ta nhẩy một cái qua đến tháp Eiffel ở Pháp, không có khó khăn gì, tất cả chỉ là "THỨC BIẾN" thôi mà, có phải thế không hở quý hữu ?


    Cho nên chư Tổ đã ở trong cảnh Chân Thường thì nói gì cũng được, mà không hề vọng ngữ ! Bởi cuộc hồng trần này đối với các Ngài chỉ là trò tuồng mộng huyễn.


  4. #174
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    172. Tháp Vô Phùng.

    Đường triều, Túc Tông hoàng đế hỏi Huệ Trung quốc sư (? - 775):
    - Quốc sư trăm năm rồi có cần gì không?
    - Làm cho lão tăng Tháp vô phùng.
    Hoàng đế lại hỏi:
    - Xin thầy cho kiểu tháp.
    Quốc sư im lặng một lúc rồi hỏi:
    - Bệ hạ hiểu không?
    - Trẫm chẳng hiểu.
    - Lão tăng có đệ tử phó pháp là Đam Nguyên hiểu chuyện này, xin mời đến hỏi.
    Không lâu quốc sư viên tịch. Túc Tông vời Đam Nguyên đến hỏi ý của quớc sư là sao.
    Đam Nguyên đáp:
    - Phương Nam sông Tương, phương Bắc hồ, ở trong có vàng đầy cả nước, thuyền đậu dưới cây không bóng, trên điện lưu ly không tri thức.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Vàng chỉ tự tánh. Cây không bóng: chỉ đã hết mê. Nhân loại mê nên có phiền não, thống khổ. Dùng thuyền chở chúng sinh từ bến mê qua bờ giác. Điện lưu ly là chỉ chỗ vua ở, cả câu ám chỉ vua không có thầy giỏi.
    Ý của Đam Nguyên giải thích câu nói của quốc sư là "Phải lìa mê để được khai ngộ."

    (Viên Thông)

    _______________

    Lời bình của Viên Thông là cố "vắt chày ra nước" !

    Ý của Huệ Trung quốc sư là không đòi hỏi gì cả, Tháp Vô Phùng mà Ngài nói (không ai thấy) chỉ là ảo ảnh, là hư cấu.




    "Tháp vô phùng"


  5. #175
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    173. Gậy cau của Liên Hoa Phong.

    Trú ở Thiên Đài Sơn, Liên Hoa Phong Thiệu quốc sư thường giơ gậy hỏi ông tăng đến hỏi đạo và nói:
    - Cổ nhân đến đây, vì sao không chịu ở?
    Không ai trả lời được.
    Về sau Thiệu quốc sư đề thị câu trả lời cho chúng đệ tử:
    - Vì đường sá không đắc lực.
    Sau đó lại hỏi:
    - Là ý gì?
    Thiệu quốc sư lại tự đáp:
    - Gậy cau lật ngang, chẳng đoái hoài người, đi thẳng vào ngàn vạn núi.
    (Bích Nham Lục)

    -------------------

    Lấy ngọn cau đẽo thành thiền trượng, thiền trượng tượng trưng cho "ngộ cơ.”
    Câu hỏi của Thiệu quốc sư có nghĩa là "người tu hành nỗ lực tu tập để đạt ngộ, nhưng ngộ rồi vì sao lại lìa bỏ ngộ cơ?"
    Câu trả lời "Vì tu hành chưa đủ.”
    Ngàn vạn núi chỉ sự biến hóa. Một người chân chính ngộ đạo không bị tình thức ngoại duyên làm biến đổi.

    (Viên Thông)

    _______________

    "- Cổ nhân đến đây, vì sao không chịu ở?"

    - Vì sao lại thấy "không ở" ?


  6. #176
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    174. Vương Thái Truyền nấu trà.

    Vương Thái Truyền vào chùa Chiêu Khánh nấu trà. Lúc đó thượng tọa Huệ Lãng bưng bình trà đến trước mặt Minh Chiêu hòa thượng, sơ ý làm bình trà lộn ngược. Thái Truyền trông thấy hỏi rằng:
    - Dưới lò trà là cái gì?
    Huệ Lãng đáp:
    - Thần bưng lò.
    Thái Truyền lại hỏi:
    - Đã có thần bưng lò, vì sao bình trà lại bị đổ?
    - Sĩ quan ngủ ngày bị mất một buổi.
    Thái Huyền nghe rồi, phất tay áo mà đi.
    Minh Chiêu hòa thượng nói:
    - Thượng tọa Lãng ăn cơm Chiêu Khánh xong đi ra ngoài sông đánh vào gốc cây khô.
    Huệ Lãng hỏi:
    - Ý hòa thượng là sao?
    - Phi nhân được cơ hội thuận tiện mà vào!

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Câu hỏi của Thái Truyền "Đã có thần bưng lò, sao bình trà còn bị đổ?' có nghĩa là Thượng tọa Huệ Lãng có phải nhân ngộ mà lật ngược bình trà không?
    Không ngờ Huệ Lãng vì vô ý mà làm đổ bình trà, vì vậy câu trả lời không có thiền tâm. Do đó, Thái Truyền thất vọng mà bỏ đi.
    Trong câu nói của Minh Chiêu, "phi nhân" là chỉ thần bưng trà, lại căn cứ trên câu nói trong kinh "nhàn lạc phách thời, thần dã thừa hư nhi nhập", ý nói Huệ Lãng đã bị thần bưng lò trói buộc.

    (Viên Thông)

    ______________





    Chuyện tào lao !


  7. #177
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    175. Thiên Bình hai lần sai.

    Thiên Bình khi đi hành cước, có đến Tây Viện, thường mắng các ông tăng:
    - Đừng nói hiểu Phật pháp, muốn tìm người nói thoại cũng chẳng có.
    Một hôm Tây Viện từ xa thấy ông bèn gọi:
    - Tòng Ỷ!
    Thiên Bình ngẩng đầu lên. Tây Viện nói "Sai.”
    Thiên Bình bước hai ba bước, Tây Viện lại nói "Sai!"
    Thiên Bình đến trước mặt Tây Viện. Tây Viện hỏi:
    - Vừa rồi hai cái sai đó là Tây Viện sai hay hòa thượng sai?
    Thiên Bình đáp:
    - Tòng Ỷ sai.
    Nào ngờ Tây Viện lại nói "Sai!"
    Sau đó Thiên Bình Tòng Ỷ không tìm người vấn đáp nữa và muốn đi. Tây Viện lưu lại:
    - Hãy lưu lại qua hạ, ta sẽ thương lượng với ông về hai lần sai này.
    Lúc đó Thiên Bình không ở lại, nghe rồi bèn bỏ đi.
    Sau Thiên Bình làm trụ trì bảo đại chúng rằng:
    - Ta khi trước đi hành cước tham học, bị gió nghiệp thổi đến chỗ Tây Viện Tư Minh, thiền sư liên tiếp nói hai lần sai, lại muốn giữ ta lại qua hạ để nói về hai cái sai này. Lúc đó ta chẳng nhận là mình sai, khi hành cước về Nam ta đã biết mình sai rồi!

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Thế giới của thiền là bình đẳng, Thiên Bình thường tìm người vấn đáp để tìm lỗi của họ. Ông đã ở trong thế giới không sai biệt mà tìm sai biệt là sai.
    Tây Viện muốn sửa ông nên gọi tên ông, cái tên này chính là nguyên nhân gây ra sai biệt. Nhưng Thiên Bình không hiểu còn ngẩng đầu lên để trả lời là cái sai thứ nhất. Sau đó đáng nhẽ phải nói ra một thiền ngữ để diễn tả thiền tâm thì Thiên Bình lại chẳng làm gì cả đó là cái sai thứ hai. Khi Tây Viện nói "Là Tây Viện sai hay thượng tọa sai" là chỉ cho ông thấy sự sai biệt. Nhưng Thiên Bình vẫn chưa hiểu nên đáp "là Tòng Ỷ sai" đó là cái sai thứ ba.

    (Viên Thông)

    ______________

    "Thốn tâm mích vọng, vọng nguyên vô,
    Vọng nguyên vô xứ tức Bồ Đề"


    (Đem tâm kiếm vọng, vọng đâu ra ?!
    Vọng kia hoa đốm, ấy Bồ Đề !)



  8. #178
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    176. Thổi lông trên kiếm.

    Một ông tăng hỏi Ba Lăng:
    - Thế nào là thổi lông trên kiếm?
    - San hô từng cành chống dưới trăng.

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Để lông trên lưỡi kiếm mà thổi, nếu kiếm sắc lông sẽ bị đứt.
    Kiếm chỉ trí huệ, lông chỉ phiền não, mê vọng; phải dùng trí huệ mà cắt bỏ mọi mê vọng.
    San hô chỉ vạn tượng, từng cành thấm nhuần ánh trăng; ý nói mọi sự việc không nên bị bất cứ một yếu tố nào trói buộc, trực tiếp thọ nhận sẽ không bị mê vọng.

    (Viên Thông)

    _______________

    Dẫu là "thổi lông trên cây chổi chà" cũng thế, không có gì khác biệt !

    Câu trả lời của T.s Ba Lăng nhằm chối bỏ Ý Thức suy luận, thế mà Viên Thông lại đem ra mổ xẻ, có phải là cô phụ tấm lòng T.s Ba Lăng hay không ?


  9. #179
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    177. Mười thân Điều Ngự.

    Hoàng đế Túc Tông hỏi quốc sư Huệ Trung:
    - Thế nào là mười thân điều ngự?
    - Đàn việt đạp lên đầu Tỳ Lô mà đi.
    - Quả nhân không hiểu.
    - Đừng nhận mình là thanh tịnh pháp thân!

    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Túc Tông quy y Phật giáo, rất quan tâm học Thiền, ông lập chí thành Phật để trị thiên hạ. Câu hỏi của ông là còn chấp Phật, câu đáp của quốc sư là: còn chấp Phật thì không thể ngộ được.
    (Viên Thông)

    ______________

    "- Đàn việt đạp lên đầu Tỳ Lô mà đi." Câu này, phải là vị đã thực chứng Chân Lý Tuyệt Đối _ không còn 4 tướng Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả _ mới có đủ tư cách để nói, mà phải nói với hành giả có trình độ Bồ tát đã vào Địa, mới không lỗi. Người còn thấy "Các pháp là Thực có", chưa thực chứng "Như Huyễn Tam Muội" mà nói loạn ngôn như vầy, thì bảo đảm vào Vô gián Địa Ngục để biết "Thế nào là lễ độ !"

    Là Phật tử chưa thực chứng biết gì thì chớ nên học đòi nói theo những câu mà chỉ có những bực Đại Bồ tát mới có tư cách để nói, vì như thế là Đại Vọng Ngữ, tội nặng hơn Hitler _ đã ra lệnh giết khoảng hơn 6 triệu người _ nhiều lắm.


  10. #180
    Ban Điều Hành Avatar của cunconmocoi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    863
    Thanks
    327
    Thanked 471 Times in 300 Posts


    178. Cây quạt tê ngưu của Diêm Quan.

    Diêm Quan (? - 842) một hôm gọi thị giả lại:
    - Mang cây quạt Tê Ngưu ra đây cho ta.
    - Quạt bị rách rồi!
    - Quạt bị rách thì mang Tê Ngưu ra cho ta!
    Thị giả không lời nào đáp lại.
    Về sau Đầu Tử lấy thân phận thị giả đáp:
    - Không phải không mang ra, chỉ sợ đầu sừng không đủ.
    (Tuyết Đậu bình "Ta muốn đầu sừng không đủ")
    Thạch Sương đáp:
    - Nếu trả hòa thượng thì không còn gì!
    (Tuyết Đậu bình: Con Tê Ngưu vẫn còn!)
    Tư Phúc vẽ một vòng tròn, trong đó đề chữ ngưu
    (Tuyết Đậu bình:Vừa rồi sao không đem ra?)
    Bảo Phúc đáp:
    - Hòa thượng tuổi cao, mời người khác thì tốt.
    (Tuyết Đậu bình: Nhọc sức mà không công cán gì.)
    (Bích Nham Lục)

    ------------------

    Diêm Quan muốn khai thị cho thị giả, nhưng ông tăng này còn bị quạt và Tê Ngưu trói buộc.
    Câu nói của Đầu Tử có nghĩa là: "Làm sao bảo ta dùng lời mà diễn tả ngộ cảnh được?
    Câu của Thạch Sương: "Ngộ cảnh phải tự mình lãnh ngộ, không phải do ai cho mình được."
    Tư Phúc thì bảo "Cái muốn đạt đến chẳng phải ở đây sao?'
    Bảo Phúc lại có ý: "Hắn đã ngộ rồi, đâu cần cơ duyên của hòa thượng."

    (Viên Thông)

    ________________

    Thiền Đốn ngộ của Trung Hoa là lò sản sinh ra những "hí luận huyền đàm", những "lốc cốc tử" này bây giờ nhiều vị đã đầu thai vào Việt Nam rồi !


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •