KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 89
__________________________________________________ _____________________________________
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy ý giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy ý giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy ý giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy ý giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy ý giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của ý giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy địa giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy địa giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy địa giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy địa giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy địa giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của địa giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế khổ v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy vô minh hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy vô minh hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy vô minh hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy vô minh hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy vô minh hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của vô minh v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.