DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 136
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 51
    __________________________________________________ _____________________________________



    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là thắng nghĩa không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Thắng nghĩa nghĩa là Niết bàn. Thắng nghĩa này gắn liền với cái không của thắng nghĩa. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là thắng nghĩa không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là hữu vi không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Hữu vi nghĩa là Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Trong đó, Dục giới gắn liền với cái không của Dục giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Sắc, Vô Sắc giới gắn liền với cái không của Sắc, Vô Sắc giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là hữu vi không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô vi không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Vô vi nghĩa là không sanh, không trụ, không dị, không diệt. Vô vi này gắn liền với cái không của vô vi. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô vi không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tất cánh không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Tất cảnh nghĩa là cái rốt cùng của các pháp, chẳng thể nắm bắt được. Cái rốt cùng này gắn liền với cái không rốt cùng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tất cánh không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tế không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tế nghĩa là không có ranh giới giữa cái khởi đầu, ở giữa và sau cùng, có thể nắm bắt được, và không có cái ranh giới giữa đi và đến, có thể nắm bắt được. Vô tế này gắn liền với cái không của vô tế. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tế không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tán không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Tán nghĩa là có buông, có bỏ, có xả, có thể nắm bắt được. Tán này gắn liền với cái không của tán. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tán không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô biến dị không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Vô biến dị nghĩa là không buông, không bỏ, không xả, có thể nắm bắt được. Cái vô biến dị này gắn liền với cái không của vô biến dị. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô biến dị không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bản tánh không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Bản tánh nghĩa là bản tánh của tất cả pháp, hoặc tánh của pháp hữu vi, hoặc tánh của pháp vô vi, đều chẳng phải Thanh-văn làm ra, chẳng phải Độc-giác làm ra, chẳng phải Bồ-tát làm ra, chẳng phải Như Lai làm ra, cũng chẳng phải ai khác làm ra. Bản tánh này gắn liền với cái không của bản tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là bản tánh không.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  2. #2
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 51
    __________________________________________________ _____________________________________



    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tự tướng không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Tự tướng nghĩa là tự tướng của tất cả pháp, như biến ngại là tự tuớng của sắc, lãnh nạp là tự tướng của thọ, thủ tượng là tự tướng của tưởng, tạo tác là tự tướng của hành, liễu biệt là tự tướng của thức; hoặc là tự tướng của pháp hữu vi, hoặc là tự tướng của pháp vô vi, cũng như vậy. Tự tướng này gắn liền với cái không của tự tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tự tướng không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là cộng tướng không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Cộng tướng nghĩa là tướng chung của tất cả pháp. Như khổ là cộng tướng của pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng của pháp hữu vi; không, vô ngã là cộng tướng của tất cả pháp, có vô lượng cộng tướng như vậy. Cộng tướng này gắn liền với cái không của cộng tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là cộng tướng không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nhất thiết pháp không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Nhất thiết pháp nghĩa là pháp năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc là pháp hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, hữu đối, vô đối, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi. Nhất thiết pháp này gắn liền với cái không của nhất thiết pháp. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là nhất thiết pháp không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bất khả đắc không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Bất khả đắc nghĩa là trong tất cả pháp này, chẳng thể nắm bắt được, hoặc quá khứ chẳng thể nắm bắt được, vị lai chẳng thể nắm bắt được, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; hoặc trong quá khứ không có vị lai hiện tại, có thể nắm bắt được; hoặc trong vị lai không có quá khứ, hiện tại, có thể nắm bắt được; hoặc trong hiện tại không có quá khứ, vị lai, có thể nắm bắt được. Bất khả đắc này gắn liền với cái không của bất khả đắc. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là bất khả đắc không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tánh không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tánh nghĩa là không có một mảy may tánh có thể nắm bắt được. Vô tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tánh không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tự tánh không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Tự tánh nghĩa là tự tánh năng hòa hợp của các pháp. Tự tánh này gắn liền với cái không của tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tự tánh không.

    Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tánh tự tánh không?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tánh tự tánh nghĩa là các pháp không có tánh năng hòa hợp nhưng có tự tánh sở hòa hợp. Vô tánh tự tánh này gắn liền với cái không của vô tánh tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tánh tự tánh không.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  3. #3
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 51
    __________________________________________________ _____________________________________



    Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh; vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh; tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh; tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.

    Thế nào là hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh? Hữu tánh nghĩa là năm uẩn. Hữu tánh này gắn liền với cái không của hữu tánh. Vì tánh sanh của năm uẩn chẳng thể nắm bắt được. Đó là hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh.

    Thế nào là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh? Vô tánh nghĩa là vô vi. Vô tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Đó là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh.

    Thế nào là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh? Nghĩa là tự tánh của tất cả pháp đều là không. Không này chẳng phải do trí làm ra, chẳng phải do kiến làm ra, cũng chẳng phải do cái gì khác làm ra. Đó là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh.

    Thế nào là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh? Nghĩa là hoặc Phật xuất thế, hoặc chẳng xuất thế, tất cả pháp, pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, chơn như, tánh bất hư vọng, tánh bất biến dị, thật tế, đều gắn liền với tha tánh nên là không. Đó là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.

    Thiện Hiện! Nên biết, đó là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  4. #4
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 52
    __________________________________________________ _____________________________________


    Quyển 52

    XV. PHẨM BIỆN ĐẠI - THỪA 02




    Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát là Tam-ma-địa Kiện hành, Tam-ma-địa Bảo ấn, Tam-ma-địa Sư tử du hý, Tam-ma-địa Diệu nguyệt, Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng, Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng, Tam-ma-địa Quán đỉnh, Tam-ma-địa Pháp giới quyết định, Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng, Tam-ma-địa Kim-cang-dụ, Tam-ma-địa Nhập pháp ấn, Tam-ma-địa Vương, Tam-ma-địa Thiện an trú, Tam-ma-địa Thiện lập định vương, Tam-ma-địa Phóng quang, Tam-ma-địa Vô vong thất, Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất, Tam-ma-địa Tinh tấn lực, Tam-ma-địa Trang nghiêm lực, Tam-ma-địa Đẳng dũng, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết danh tự quyết định, Tam-ma-địa Quán phương, Tam-ma-địa Tổng trì ấn, Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn, Tam-ma-địa Vương ấn, Tam-ma-địa Biến phú hư không, Tam-ma-địa Kim-cang luân, Tam-ma-địa Tam luân thanh tịnh, Tam-ma-địa Vô lượng quan, Tam-ma-địa Vô trước vô chướng, Tam-ma-địa Đoạn chư pháp luân, Tam-ma-địa Khứ xả trân bửu, Tam-ma-địa Biến chiếu, Tam-ma-địa Bất thuấn, Tam-ma-địa Vô tướng trụ, Tam-ma-địa Bất tư duy, Tam-ma-địa Hàng phục tứ ma, Tam-ma-địa Vô cấu đăng, Tam-ma-địa Vô biên quang, Tam-ma-địa Phát quang, Tam-ma-địa Phổ chiếu, Tam-ma-địa Tịnh kiên định, Tam-ma-địa Sư tử phấn tấn, Tam-ma-địa Sư tử tần thân, Tam-ma-địa Sư tử khiếm khư, Tam-ma-địa Vô cấu quang, Tam-ma-địa Diệu lạc, Tam-ma-địa Điển đăng, Tam-ma-địa Vô tận, Tam-ma-địa Tối thắng tràng tướng, Tam-ma-địa Đế tướng, Tam-ma-địa Thuận minh chánh lưu, Tam-ma-địa Cụ oai quang, Tam-ma-địa Ly tận, Tam-ma-địa Bất khả động chuyển, Tam-ma-địa Tịch tịnh, Tam-ma-địa Vô hà khích, Tam-ma-địa Nhật đăng, Tam-ma-địa Tịnh nguyệt, Tam-ma-địa Tịnh nhãn, Tam-ma-địa Tịnh quang, Tam-ma-địa Nguyệt đăng, Tam-ma-địa Phát minh, Tam-ma-địa Ưng tác bất ưng tác, Tam-ma-địa Trí tướng, Tam-ma-địa Kim-cang man, Tam-ma-địa Trụ tâm, Tam-ma-địa Phổ minh, Tam-ma-địa Diệu an lập, Tam-ma-địa Bửu tích, Tam-ma-địa Diệu pháp ấn, Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh, Tam-ma-địa Khí xả trần ái, Tam-ma-địa Pháp dũng viên mãn, Tam-ma-địa Nhập pháp đỉnh, Tam-ma-địa Bửu tánh, Tam-ma-địa Xả huyên tránh, Tam-ma-địa Phiêu tán, Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú, Tam-ma-địa Quyết định, Tam-ma-địa Vô cấu hạnh, Tam-ma-địa Tự bình đẳng tướng, Tam-ma-địa Ly văn tự tướng, Tam-ma-địa Đoạn sở duyên, Tam-ma-địa Vô biến dị, Tam-ma-địa Vô phẩm loại, Tam-ma-địa Nhập danh tướng, Tam-ma-địa Vô sở tác, Tam-ma-địa Nhập quyết định danh, Tam-ma-địa Vô tướng hạnh, Tam-ma-địa Ly ế ám, Tam-ma-địa Cụ hành, Tam-ma-địa Bất biến động, Tam-ma-địa Độ cảnh giới, Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức, Tam-ma-địa Vô tâm trụ, Tam-ma-địa Quyết định trụ, Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa, Tam-ma-địa Cụ giác chi, Tam-ma-địa Vô biên biện, Tam-ma-địa Vô biên đăng, Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng, Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp, Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp, Tam-ma-địa Tản nghi, Tam-ma-địa Vô sở trụ, Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm, Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng, Tam-ma-địa Nhất hành tướng, Tam-ma-địa Ly chư hành tướng, Tam-ma-địa Diệu hạnh, Tam-ma-địa Đạt chư hữu để viễn ly, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết thi thiết ngữ ngôn, Tam-ma-địa Kiên cố bảo, Tam-ma-địa Ư nhất thiết pháp vô sở thủ trước, Tam-ma-địa Điển diệm trang nghiêm, Tam-ma-địa Trừ khiển, Tam-ma-địa Vô thắng, Tam-ma-địa Pháp cự, Tam-ma-địa Tuệ đăng, Tam-ma-địa Thú hướng bất thối chuyển thần thông, Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự, Tam-ma-địa Cự sí nhiên, Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng, Tam-ma-địa Vô tướng, Tam-ma-địa Vô trược nhẫn tướng, Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng, Tam-ma-địa Cụ tổng trì, Tam-ma-địa Bất hỷ nhất thiết khổ lạc, Tam-ma-địa Vô tận hành tướng, Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tà tánh, Tam-ma-địa Đoạn tắng ái, Tam-ma-địa Ly vi thuận, Tam-ma-địa Vô cấu minh, Tam-ma-địa Cực kiên cố, Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang, Tam-ma-địa Đại trang nghiêm, Tam-ma-địa Vô nhiệt điển quang, Tam-ma-địa Năng chiếu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa Năng cứu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh, Tam-ma-địa Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc, Tam-ma-địa Quyết định an trụ chơn như, Tam-ma-địa Khí trung dũng xuất, Tam-ma-địa Thiêu chư phiền não, Tam-ma-địa Đại trí tuệ cự, Tam-ma-địa Xuất sanh thập lực, Tam-ma-địa Khai xiển, Tam-ma-địa Hoại thân ác hạnh, Tam-ma-địa Hoại ngữ ác hạnh, Tam-ma-địa Hoại ý ác hạnh, Tam-ma-địa Thiện quán sát, Tam-ma-địa Như hư không, Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không. Có vô lượng trăm ngàn Tam-ma-địa như vậy, là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  5. #5
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 52
    __________________________________________________ _____________________________________



    Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kiện hành?

    Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, mà có khả năng thọ tất cả cảnh giới Tam-ma-địa, có khả năng thực hành vô biên kiện hành thù thắng, có khả năng dẫn đầu tất cả đẳng trì, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Kiện hành.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng thấu triệt tất cả cảnh giới Tam-ma-địa và quyết định hành tướng việc làm, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì, du hý tự tại, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, như mặt trăng tròn đầy trong sáng chiếu khắp các định, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng chấp trì hết tất cả tướng định, như mặt trăng tròn đầy trong sáng tỏa xuống luồng ánh sáng vi diệu, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng xuất hết các Tam-ma-địa, như suối, ao lớn phun ra các dòng nước, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán đỉnh?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng quán đến điểm cao nhất của tất cả Tam-ma-địa, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Quán đỉnh.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, quyết định chiếu rõ tất cả pháp giới, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  6. #6
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 52
    __________________________________________________ _____________________________________



    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng quyết định duy trì vững chắc các định tràng tướng, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim-cang-dụ?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng làm chủ các định, chẳng bị các định kia lôi cuốn, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Kim-cang-dụ.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng chứng nhập hết tất cả pháp ấn, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa vương Tam-ma-địa?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, thống nhiếp các định tự tại như vua, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa vương Tam-ma-địa.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện an trú?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khéo duy trì các công đức, chẳng khiến khuynh động, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Thiện an trú.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các định vương, có khả năng khéo kiến lập, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với ánh sáng của các định, có khả năng khai phát hết, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Phóng quang.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với hành tướng của cảnh giới các đẳng trì, có khả năng ghi nhớ không sót cảnh nào, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, phóng ánh sáng định thù thắng, chiếu các loại hữu tình, khiến họ nhớ lại những việc đã qua, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng phát ra sức mạnh tinh tấn của các định, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

  7. #7
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 52
    __________________________________________________ _____________________________________



    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Trang nghiêm lực?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng dẫn phát sức mạnh trang nghiêm của các định, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Trang nghiêm lực.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến cho các đẳng trì bình đẳng hiện ra, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với khắp tất cả ngôn từ quyết định đều có khả năng ngộ nhập, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết danh tự quyết định?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với khắp tất cả danh tự quyết định đều có khả năng ngộ nhập, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết danh tự quyết định.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán phương?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với hướng đến của các định, có khả năng quán chiếu khắp, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Quán phương.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, có khả năng giữ gìn hết ấn tượng của các diệu định, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến cho các định thù thắng đều thu nhập, như đại hải ấn, nhiếp thọ các dòng sông, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vương ấn?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, khiến các sự nghiệp đều được quyết định, như được ấn của vua, điều mong muốn đều thành tựu, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Vương ấn.

    Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không?

    Thiện Hiện! Nếu khi an trú Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì, có khả năng bảo hộ che chở, không có chỗ trống, như hư không rộng lớn, thì như vậy gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không.


    Rỗng không, không có mười phang,
    Ta về yên lặng ..... đạo tràng Chân Như !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •