KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 59
__________________________________________________ _____________________________________
Quyển 59
XVI. PHẨM TÁN ĐẠI THỪA 04
Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của pháp môn giải thoát không không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của năm loại mắt không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Mười lực của Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của mười lực Phật không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; Phật-đà Giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của Phật-đà Giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của Phật-đà Giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của Phật-đà Giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của Phật-đà Giác ngộ không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Bồ-tát, Phật-đà Giác ngộ và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của các Ngài, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Bản tánh của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; bản tánh của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Chơn như của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; chơn như của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tánh của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tánh của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Tự tướng của hữu vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ; tự tướng của vô vi không đến, không đi, cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì hữu vi, vô vi và bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chúng, hoặc động, hoặc trụ, chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Cho nên nói Ðại-thừa không đến, không đi, không trụ, không có thể thấy, giống như hư không.