Sau đó, Thủ Huồng tới ngã ba sông Đồng Nai và sông Gia Định, thuê người làm một cái bè lớn, trên bè có một ngôi nhà lá rộng rãi, trong đó để sẵn nồi niêu, gạo củi…, để những người đi lại qua đây có chỗ tá túc, ăn uống, nghỉ ngơi miễn phí. Dần dà, nhiều người khác cũng kết bè quanh đó để buôn bán và chỗ này được dân gian gọi là Nhà Bè, tức huyện Nhà Bè thuộc TP HCM bây giờ. Ở Nhà Bè hiện còn lưu truyền câu ca dao: “Ai ơi có đến Nhà Bè. Nhớ ơn nước ngọt bè tre Thủ Huồng”.
Lần cuối được "đi thiếp" xuống âm phủ, ông không còn thấy cái gông đó nữa.
Những năm cuối đời, Thủ Huồng ở hẵn trong chùa làm chuỵên lặt vặt. Tương truỳên khi lâm chung Thầy trụ trì đã dùng mực son viết vào lòng 2 bàn tay 6 chữ Đại Nam - Gia Định - Thủ Huồng.
Tương truỳên khi Thái Tử (sau này là vua Đạo Quang của nhà Thanh, Trung Quốc) ra đời thì 2 bàn tay luôn nắm, vua cha phải thỉnh một vị Cao Tăng đến mở ra thì thấy những chữ son này. Vua bèn sai người qua An Nam điều tra, sau khi đã rõ chân tướng sự việc. Về sau, vua Đạo Quang có gửi tặng chùa Chúc Thọ một bộ tượng Tam thế Phật bằng gỗ trầm hương. Bộ tượng này hiện vẫn còn :
Ghi chú : khoảng năm 1972, tôi có được thấy bộ tượng này trong lồng kiếng, không sơn phết gì cả (còn nguyên bản)
Đồng thời cũng được vua Đạo Quang tặng kèm một tấm bia cẩm thạch có ghi chép đầy đủ câu chuỵên trên bằng chữ Hán, được nhà chùa cẫn vào vách nhà thờ Tổ. (Không hiểu vì lý do gì, ngày nay không thấy nhắc đến)