Theo Trí Từ thì để xét coi quá trình tu học của mình có ổn không, có đi được đến mục đích của mình mong muốn hay không thì tự thân Trí Từ trải nghiệm như sau và bây giờ lên đây chia sẽ cùng các vị để tham khảo.

1. Phải biết đức Phật là thế nào.
- Chúng ta học hỏi điều gì, từ ai thì phải biết nguồn gốc đó. Như tự thân trả lời các câu hỏi: đức Phật từ đâu xuất hiện, tại sao phải tu học theo Phật, Phật đã dạy những gì, lợi ích ra sao, khi học thì thế nào, khi thực hành có được an vui như lời Phật dạy hay không ?....

2. Học từ đâu
- Hiện tại do Phật không còn tại thế, lời dạy hiện nay không kiểm chứng thực tế được vì không được như các vị tu hành năm xưa, cái thời đức Phật còn tại thế, lở không biết lời dạy đó đúng sai thì chạy tới tịnh xá Kỳ Viên bạch Phật cho tỏ tường. Giờ đây ta chỉ có thể xét có trong các Kinh điển hay không, có phù hợp với giới luật hay chưa.
- Trước hết ta đọc qua vài loại kinh sách, các bài viết liên quan về Phật giáo... thế là ta tích tụ cho mình một phần kiến thức nho nhỏ. Trong quá trình tự đọc này thì chắc chắn sự hiểu sẽ không nhiều, gặp nhiều điều không lý giải được thì ta bạch các vị sư có đi học tại các trường Phật học (hiện nay có nhiều vị xuất gia nhưng không chịu đi học, cho nên không phải gặp vị nào xuất gia thì cũng hỏi được) rồi đối chiếu với các nghi vấn của mình để mong tìm được câu trả lời đúng hơn.
- Sau khi tập trung một lượng kiến thức khá ổn, ta phải thực hành vì TU đi liền với HÀNH, gọi là tu hành chứ không phải tu thuýêt. Hiện giờ ta chỉ có thể tiếp thu kiến thức chứ không thể xem biết ai chứng quả chưa mà tin tưởng tuỵêt đối vào một vị minh sư nào đó. Chỉ có thực hành tự thân mới kiểm chứng được những gì đã học là có đúng hay chưa mà thôi.

3. Kết quả tu tập
- Kết quả này tự thân thấy được, chẳng nhờ ai thấy giùm, vì rằng tự thân trải nghiệm mà còn không biết thì ai mà biết giùm ta được đây.
- Nếu kết quả của sự thực hành không như mong muốn, ta phải mạnh dạn đi tìm học ở nơi khác vì rằng đây là sự tiến bộ trong tu tập, ta không chấp chặt vào một bài học đã không đem đến lợi ích thực sự như Phật dạy, như điều ta mong muốn đạt được sự thiện lành cao nhất. Như thái tử Tất Đạt Đa năm xưa tầm đạo vậy, sự tu khổ hạnh Ngài từng đeo bám đã không giúp Ngài thấy được sự thoát khỏi sanh già bệnh chết, cũng như đạt được sự an vui nên Ngài đã quyết tâm ra đi tầm đạo ở các vị khác, nơi khác. Rồi sau cùng tự thân Ngài trải qua bao năm tháng tu tập, Ngài nhập vào Thiền Định Tứ Niệm Xứ mà chứng đạo quả vô thượng.

Trên bước đường tu tập, ta học và hành nên thường liên tưởng đến cuộc đời đức Phật thì sẽ an toàn hơn trên đường về xứ Phật.

Chúc vui, chúc hạnh phúc trong tu tập !!!