Kính chị Thiện Tâm !
Em đã định ngưng, không triễn khai thêm vì phiền lắm, nhưng chị đã hỏi thì em xin tận lực, nói thiệt những ghi nhận, những suy tư của em :
*. Tăng Thượng Mạn là gì ?
增 上 慢; C: zēngshàngmàn; J: sōjōman;
1. Quá tự cao; cực kì kiêu ngạo, quá ngạo mạn (S: adhimāna); 2. Tuyên bố dối trá rằng mìmh đã chứng được chân lí tối hậu và có thần thông; 3. Tự cho rằng mình có đức hạnh lớn trong khi thực không có. Đây là loại thứ 5 trong Thất mạn (七 慢).
http://www.hoalinhthoai.com/buddhist...har-2607/.html
Và đây là định nghĩa của H.t Nhất Hạnh :
Thứ năm là Tăng thượng mạn (Adhimana). Khi mình chưa đạt được sự chứng đắc mà mình tuyên bố rằng mình đã có sự chứng đắc, đó gọi là Tăng thượng mạn. Đây là một trong bốn giới lớn của người khất sĩ. Ví dụ chưa chứng được quả A La Hán mà nói tôi đã chứng quả A La Hán, thì đó là tăng thượng mạn.
http://www.thuvien-thichnhathanh.org...owall=&start=1
**. Vì sao Thanh Trúc nói là H.t N/H vướng vào Tăng Thượng Mạn ?
Tuy H.t không trực tiếp xưng rằng mình chứng quả gì, nhưng gián tiếp, ngầm xem mình cũng ngang hàng như bậc Đại Giác Ngộ khi định nghĩa về Niết bàn qua những định đề (do H.t sáng tác: những định đề số 3, 4, 5, 6)
3. Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới.
4. Niết Bàn là Niết Bàn, không hữu dư y cũng không vô dư y.
5. Niết Bàn có thể được tiếp xúc trong giây phút hiện tại.
6. Niết Bàn không phải là một pháp mà là tự tánh của tất cả các pháp.
Mà sai lầm rõ nét nhất là câu số 5.
Theo kinh Phật, những vị A La Hán khi còn sinh tiền cũng chưa tiếp xúc được với Niết Bàn, chỉ sau khi nhập diệt _ bằng vào Diệt Thọ Tưởng định _ các Ngài tự cắt đứt mọi liên hệ với thế giới vô minh mê lầm mà thể nhập Niết Bàn. Ở đó không hề có uẩn, xứ, giới gì cả.
Khi cố tình phát ngôn khác với Kinh điển xưa là H.t đã tự cho rằng mình đã thực chứng Chân lý _ Niết Bàn. (cho nên biết rõ).
Không phải đâu ! Cái mà H.t hay chúng ta "được tiếp xúc trong giây phút hiện tại" chỉ là TRẠNG THÁI TĨNH LẶNG CỦA Ý THỨC PHÀM mà thôi (cho nên nó mới còn nguyên uẩn xứ giới).
Theo Kinh Phật, vị A La Hán hay Bích Chi Phật thể nhập được thì gọi là Hữu Dư Y Niết bàn. Vì sao ? Vì chỗ im ắng thường còn mà các Ngài thể nhập thì tách biệt với Thế Giới Vô Minh, cũng có nghĩa là còn Thế Giới Vô Minh ở vị thế đối lập. Đây là điều BẤT TOÀN nên gọi là Hữu Dư Y !
Những vị Phật khi nhập Niết Bàn thì gọi là Vô Dư Y Niết Bàn, tức là Niết Bàn trọn vẹn (không còn sót một chút phàm nào), Niết Bàn trọn vẹn thì không thấy CÓ HAI (Bất Nhị) Thế Giới Vô Minh riêng và Cảnh giới Giác Ngộ riêng. Lúc đó Chúng sanh Quốc cũng là Phật Quốc, đồng nghĩa là ĐÃ HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.
Kính đáp.