Chào bạn Thanh Trúc,
Cám ơn bạn đã góp ý.
Trước tiên,tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn.Chúng ta là Phật tử thì phải luôn nuôi dưỡng khát vọng truy cầu Chân Lý.Đó chính là chúng ta đang sống trong Chánh Kiến,luôn có niềm tin vững chắc vào con đường mà mình đã trọn,không tự huỹên hoặc bản thân mà sống trong mê lầm.
Nhưng hình như bạn chưa hiểu hết ý của tôi lắm thì phải,có lẽ là do tôi chưa diễn đạt đúng ý mình muốn nói.Cái "Thực Tại" mà tôi muốn nói đến cũng chính là điều mà bạn nói đến.Tôi thực ra cũng chưa từng đọc qua các tác phẩm của những vị Thiền Sư mà bạn nhắc đến,nhưng tôi nghĩ rằng,cái "Thực Tại" của các vị đó không phải là cái "Thực Tại" của tôi.Mỗi người trong chúng ta sẽ có cái "Thực tại" của riêng mình,nó là Quả của những gì chúng ta nhận được từ mỗi đời sống của từng người.Và nó sẽ là khác nhau,riêng biệt,không ai giống ai cả.
Và tôi cũng không hề có ý nói rằng "Sống trong hiện tại là Giải Thoát" bởi vì nếu nghĩ như vậy thì thật là ấu trĩ quá.Cái mà tôi muốn nói đến chính là : Ngay tại đây,ngay tại giây phút này chúng ta phải nhận thức ra được sự quí báu của cuộc sống.Cuộc sống mà chúng ta có được chính là một cơ hội mà ta phải nắm bắt để sống sao cho có ý nghĩa.Mà "Ý nghĩa" ở đây đối với Phật tử chúng ta là gì ? Đó chính là sự tu tập,là sự tự nhận thức bản thân mình hằng ngày hằng giờ,là sự trải nghiệm trong quá trình đi tìm Chân Lý.
Đây chính là cái "Thực Tại" mà tôi muốn nói đến chứ không phải là sự "tận hưởng cái mê lầm của ý thức" như bạn nêu.Như tôi đã viết lần trước :
Bạn Trí Từ khi viết chủ đề này thì theo tôi,bạn ý đã hiểu được giá trị của "Thực tại".Theo suy nghĩ của tôi,Phật tử chúng ta tu tập chính là học để nhận thức được ý nghĩa của hai chữ "Thực tại" này.Khi chúng ta nhận thúc được ra giá trị của nó,thì "Thực tại" sẽ là NHÂN cho những QUẢ vị tốt lành về sau.Mà Tu là gì ? Tu có phải là sửa ngay chính bản thân chúng ta trong từng giây phút thực tại hay không?
Đây chính là ý tôi muốn nói,chỉ ở trong thực tại,ở ngay thời điểm này,ngay giây phút này chúng ta mới có cơ hội để tu tập,để sửa chữa,để thay đổi bản thân thông qua cái khát vọng "Muốn tìm cầu Chân Lý Tuỵêt Đối" mà bạn nêu.Cái "Thực tại" này chẳng phải chính là những giây phút mà Đức Phật khi còn là Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy những sự Vô thường ở bốn cửa thành khi ngài đi dạo đó sao,và cái "Thực tại" này không phải chính là những giây phút khi Ngài nhìn lại vợ con lần cuối để rồi dứt áo ra đi tìm cầu Chân Lý và cái "Thực tại" này không phải chính là khoảnh khắc khi Đức Phật uống vào ly sữa của nàng Sujata...?
Theo tôi đây chính là ý nghĩa của câu chuỵên "Giọt mật" mà bạn đã đưa ra.Quá khứ là cái đã qua,tương lai là cái chưa tới,chỉ có hiện tại mới là cái có giá trị dù nó chỉ là ngắn ngủi một giây,một phút,một sat na đi chăng nữa.
Qui y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Vâng chỉ trong một niệm ngắn ngủi thôi nhưng chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu điều kỳ diệu.
Thân.