DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 5/36 ĐầuĐầu ... 3456715 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 41 tới 50 của 357
  1. #41
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts


    11. Phạm thiên: hoặc Đại phạm thiên vương là vua cõi trời sơ thiền nơi Sắc giới. Cõi sơ thiền có 3 từng trời : 1) phạm chúng, 2) Phạm phụ, 3) Đại phạm, đã xa lìa sự dục nhiễm ở cõi Dục giới, thân tâm yên tịnh trong sạch nên gọi là Phạm thiên.

    12. Đế Thích: Là vị trời chủ tể cõi Đạo Lợi Thiên trên chót núi Tu Di. Từng trời này có 33 cõi mà vị Đế Thích ở cõi chính giữa thống lãnh 32 cõi kia.

    13. Tứ Thiên Vương hộ thế: Bốn vị ở bốn phía ngang lưng chừng núi Tu Di, làm vị ngoại tướng giúp đỡ trời Đế Thích coi sóc dân gian, mỗi vị ủng hộ mỗi châu thiên hạ nên gọi là Tứ Thiên Vưong hộ thế :
    ...1) Trì quốc thiên vương ở phương đông ;
    ...2) Tăng trưởng thiên vương ở phương nam ;
    ...3) Quảng mục thiên vương ở phương tây ;
    ...4) Đa văn thiên vương ở phương bắc.

    14. Vô tác: Không có thi vi tạo tác, là ý nói cái thân do nhân duyên hiệp thành, không có chủ tể nên nó không tự động tác chuyển vận được.

    15. Như chốn không tụ: Như chỗ tụ lạc (xóm làng) trống không, vắng vẻ có bọn giặc cướp nưong ở, hoặc chỗ đồng trống có ác quỉ nhóm họp, là chỗ đáng ghê sợ, đáng nhàm chán không thể nương ở được. Thân con người cũng như thế, do tứ đại họp thành là đống không trơn, lại là ổ chứa nhóm tội lỗi, chiu mọi sự thống khổ bịnh hoạn già chết ép ngặt, nên đáng nhàm chán xa lìa cũng như chốn không tụ kia.

    16. Ấm : Năm ấm : sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

    17. Giới : 18 giới : 6 căn : nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý ; 6 trần : sắc, thinh, huơng vị, xúc, pháp ; 6 thức : nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

    18. Nhập : 12 nhập : sáu trần : sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xung nhập với 6 căn : nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý.

    19. Pháp thân : Là pháp giới tánh hay là chơn như. Thân có nghĩa là nhóm họp, nên Pháp thân là chỗ sở y chứa nhóm tất cả công đức Pháp tánh. Lại đức Phật lấy pháp tánh chơn như làm thân, nên gọi là pháp thân.

    20. Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến : Năm món này gọi là ngũ phần Pháp thân :
    ...1) Thân, khẩu, ý xa lìa tất cả tội lỗi gọi là giới.
    ...2) Chơn tâm đứng lặng lìa tất cả vọng niệm gọi là Định.
    ...3) Chơn trí sáng suốt chiếu tỏ các pháp gọi là Tuệ.
    ...4) Thân tâm giải thoát không bị triền phược gọi là giải thoát.
    ...5) Biết mình thật giải thoát gọi là giải thoát tri kiến.
    Người tu hành nhờ giới, định, tuệ làm nhơn mà chứng được thể giải thoát, giải thoát tri kiến của Pháp thân là quả, nên gọi là ngũ phần pháp thân.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  2. #42
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts


    21. Từ, bi, hỉ, xả : Xem số 5 về phần chú thích ở phẩm trước .

    22. Tam muội : Tàu dịch là Định Tâm, định trụ một cảnh, xa lìa những sự loạn động.

    23. Ba la mật (Paramita) : Tàu dịch có ba nghĩa 1) Cứu cánh, 2) Đáo bỉ ngạn, 3) Độ vô cực. Danh từ Ba la mật này là do đại hạnh của các vị Bồ Tát mà đặt tên. Chính mình thật thành đại hạnh và giáo hóa cho người đến chỗ rốt ráo nên gọi “sự cứu cánh”. Nương theo dại hạnh của Bồ Tát được từ bờ sanh tử bên này tới bờ Niết bàn bên kia, nên gọi “đáo bỉ ngạn”. Nhờ đại hạnh mà được các pháp rộng rãi sâu xa không bờ bến, nên gọi “Độ vô cực”.

    24. Lục thông : Sáu món thần thông :
    ...1) Thiên nhãn thông : con mắt thấy xa đến cả đại thiên thế giới, những vật nhỏ nhít như vi trùng, những vật có chất ngại, cản trở đều thấy được hết, thấy rõ các chúng sanh trong nhiều kiếp lâu xa, chết ở cõi nào, sanh về cõi nào đều thấy rõ rệt.
    ...2) Thiên nhĩ thông : lỗ tai nghe xa đến cả thế giới, nhẫn đến tiếng rung động hết sức nhỏ, những tiếng nói của các loại đều nghe được hết.
    ...3) Tha tâm thông : hiểu biết được tâm nỉệm tư tưởng của tất cả chúng sanh.
    ...4) Túc mạng thông : biết rõ những kiếp trước của mình và của chúng sanh không điều gì ngăn ngại.
    ...5) Thần túc thông : được các pháp thần thông biến hóa tự tại.
    ...6) Lậu tận thông : trừ sạch hết thảy phiền não.

    25. Tam minh :
    ...l) Túc mạng minh : biết được những việc sống chết đời trước của mình và của tất cả chúng sanh .
    ...2) Thiên nhãn minh : biết được những việc sống chết đời sau của mình và của tất cả chúng sanh.
    ...3) Lậu tận minh : biết được những sự khổ hiện tại, dùng trí tuệ trừ sạch hết các phiền não.

    26. Ba mươl bảy phẩm trợ đạo : 4 pháp niệm xứ ; 4 pháp chánh cần ; 4 pháp như ý túc ; 5 căn ; 5) lực ; 7 pháp giác chi ; 8 pháp đạo phần. 37 pháp này giúp cho người tu hành thành tựu đưọc đạo quả nên gọi là trợ dạo.

    4 pháp niệm xứ: niệm ]à tâm năng quán (tâm hay quán sát), xứ là cảnh sở quán (cảnh bị quán sát). Vì chúng sanh vọng chấp thân ngũ ấm này, nên Phật nói 4 phép quán để đối trị :

    ...1) Quán thân bất tịnh : Quán sát thân này là vật nhơ bẫn.
    ...2) Quán thọ là khổ: Quán sát sự thọ lãnh của thân tâm là khổ.
    ...3) Quán tâm vô thuờng : Quán sát tâm thức luôn luôn sanh diệt không thường trụ .
    ...4) Quán sát vô ngã: Quán sát các pháp không có chủ tể.

    4 pháp chánh cần:
    ...1) Đoạn những ác pháp đã sanh ;
    ...2) Đoạn những ác pháp chưa sanh ;
    ...3) Làm cho các pháp lành tăng trưởng ;
    ...4) Làm cho các pháp lành chưa sanh được sanh.

    4 pháp như ý túc :
    ...1) Dục như ý túc : có tâm ham muốn tu tập các pháp lành thì được như ý.
    ...2) Niệm như ý túc : quán sát cảnh gì mà nhứt tâm chuyên chú vào đó thì được như ý.
    ...3) Tinh tấn như y túc : do tinh tấn mà tu tập các pháp lành được như ý.
    ...4) Tư duy như ý túc : do suy nghĩ mà tu tập được kết quả.

    5 căn :
    ...1) Tín căn : tin theo chánh đạo và trợ đạo.
    ...2) Tinh tấn căn : là sự dõng mãnh tu theo thiện pháp ;
    ...3) Niệm căn : ghi nhớ các pháp chánh đạo và trợ đạo ;
    ...4) Định căn : nhiếp tâm theo chánh đạo ;
    ...5) Huệ căn : nhờ có dịnh mà chân tánh tự sáng suốt không phải ở ngoài vào.

    5 lực: cũng như ngũ căn nhưng vì thật hành theo ngũ căn thì căn lành có sanh, song gốc ác chưa phá hết nên phải gia công tu tập thêm khiến cho thiện căn tăng trưởng. Khi thiện căn thành thục, các ác pháp khỏng còn, nên gọi là ngũ lực.

    7 pháp giác chi: Giác là tỏ, nghĩa là tỏ biết pháp tu chơn hay ngụy. Chi là ngành, nghĩa là 7 pháp này có chi phái khác nhau không xen lẫn nhau nên gọi là 7 pháp giác chi hay là 7 pháp giác phần :
    ...l) Trạch pháp giác chi : dùng trí tuệ quan sát các pháp, giản trạch rõ ràng chơn ngụy.
    ...2) Tinh tấn giác chi : dõng mãnh chuyên tâm tu tập các pháp chơn chánh. (Không làm theo những khổ hạnh sai lầm của ngoại đạo) luôn luôn không gián đoạn.
    ...3) Hỉ giác chi : Khởi tâm vui mừng khi ngộ được chơn pháp. Mừng này chẳng phải như những lối mừng theo các việc thường tình điên đảo hư vọng, mà là mừng được an trụ nơi pháp chơn chánh.
    ...4) Trừ giác chi : đoạn trừ phiền não thô trọng làm cho thân tâm nhẹ nhàng thư thới, xa lìa các pháp hư giả, tăng trưởng công đức chơn thiện.
    ...5) Xả giác chi : lìa bỏ tất cả pháp chơn, vọng, lòng rổng rang bình đẳng không tưởng dến.
    ...6) Định giác chi : nhứt tâm an trụ một cảnh, xa lìa vọng tưởng tán loạn.
    ...7) Niệm giác chi : thường ghi nhớ pháp tu rõ ràng khiến cho định, tuệ bình đẳng.
    Lúc tâm hôn trầm nhớ ngay đến ba chi giác : trạch pháp, tinh tấn, hỉ giác mà quán sát các pháp cho khỏi hôn trầm. Lúc tâm loạn vu vơ, nghĩ ngay đến ba chi : “Trừ giác” để trừ sạch các lỗii vê thân miệng ; “Xả giác” để xả tiêu cái trí quán sát ; “Định giác” để vào nơi chánh định thu nhiếp cái tâm tán loạn, cho khòi xao động vu vơ.

    8 pháp đạo phần:
    ...1) Chánh kiến : sự hiểu biết chơn chánh.
    ...2) Chánh tu duy : sự suy nghĩ chơn chánh.
    ...3) Chánh ngữ : nói những lời chơn chánh không hư vọng.
    ...4) Chánh nghiệp : hành động chơn chánh.
    ...5) Chánh mạng : lấy sự khất thực để nuôi sống thân mạng.
    ...6) Chánh tinh tấn : tu theo giới, định. tuệ một lòng tinh chuyên không gián đoạn.
    ...7) Chánh niệm : ghi nhớ nhữmg pháp chơn chánh.
    ...8) Chánh định : thu nhiếp thân tâm thường được tịch tịnh.

    27. Chỉ quán : Tiếng Phạn là Xa ma tha Tỳ bác xá na, Tàu dịch là chỉ quán hay là định tuệ, tịch chiếu, minh tịnh. Chỉ : là ngăn dửt tư tuởng vọng niệm, đoạn trừ giác quán sai lầm, đối với đế lý không lay động. Quán : là trí quán sát phân biệt, hiểu rõ danh tướng các pháp nhơn duyên sanh diệt, khế hội vào lý chơn như.

    28. Thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng : đã giải nơi phẩm trước.

    29. Vô thượng chánh đẳng chánh giác : chỗ giác ngộ của Phật không còn ai hơn nữa gọi là Vô thượng, xa lìa tà vọng gọi là Chánh, ngộ được chơn lý nên gọi là Giác. Phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác là phát tâm mong cầu trí giác vô thượng, quả Phật cứu cánh.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  3. #43
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................12
    __________________________________________________ _____________________________________


    III. Đệ tử phẩm.

    弟子品

    第 三





    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 09:59 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  4. #44
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................12
    __________________________________________________ _____________________________________


    III. Đệ tử phẩm.

    弟子品

    第 三



    Nhĩ thời, Trưởng giả Duy-ma-cật tự niệm tẩm tật ư sàng: Thế Tôn đại từ! Ninh bất thùy mẫn?

    Phật tri kỳ ý, tức cáo Xá-lỵ-phất: Nhữ hành nghệ Duy-ma-cật vấn tật.

    Xá-lỵ-phất bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã bất kham nhiệm nghệ bỉ vấn tật. Sở dĩ giả hà? Ức niệm ngã tích, tằng ư lâm trung, yến tọa thọ hạ. Thời, Duy-ma-cật lai, vị ngã ngôn: Duy, Xá-lỵ-phất! Bất tất thị tọa vi yến tọa dã. Phù yến tọa giả, bất ư Tam giới hiện thân ý, thị vi yến tọa. Bất khởi diệt định nhi hiện chư oai nghi, thị vi yến tọa. Bất xả đạo pháp nhi hiện phàm phu sự, thị vi yến tọa. Tâm bất trụ nội, diệc bất tại ngoại, thị vi yến tọa. Ư chư kiến bất động, nhi tu hành tam thập thất phẩm, thị vi yến tọa. Bất đoạn phiền não nhi nhập Niết-bàn, thị vi yến tọa. Nhược năng như thị tọa giả, Phật sở ấn khả.

    Thời ngã, Thế Tôn, văn thuyết thị ngữ, mặc nhiên nhi chỉ, bất năng gia báo. Cố ngã bất nhiệm nghệ bỉ vấn tật.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  5. #45
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................12
    __________________________________________________ _____________________________________


    III. Đệ tử phẩm.(1)



    XÁ LỢI PHẤT (2)

    Lúc bấy giờ, Trưởng giả Duy Ma Cật nghĩ thầm rằng :
    – Nay ta bịnh nằm ở giuờng, Thế Tôn là đấng Đại từ, lẽ đâu không đoái lòng thương xót !

    Phật đã biết ý ông, liền bảo Xá Lợi Phất rằng:
    – Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

    Xá Lợi Phất bạch Phật:
    – Bạch Thế Tôn ? Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? - Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên lặng (tọa thiền) dưới gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng : “Thưa Ngài Xá Lợi Phất ? Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi yên lặng. Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng; không khởi diệt tận định(3) mà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng ; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng ; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng ; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng; không đoạn phiền não mà vào Niết bàn(4) mới là ngồi yên lặng. Nếu ngồi được như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy”.

    Bạch Thế Tôn, lúc ấy con nghe nói những lời đó rồi, im lặng không trả lời đặng, nên con không dám đến thăm bịnh ông.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  6. #46
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................13
    __________________________________________________ _____________________________________


    III. Đệ tử phẩm.

    弟子品

    第 三





    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 10:00 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  7. #47
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................13
    __________________________________________________ _____________________________________


    Phật cáo Đại Mục-kiền-liên: Nhữ hành nghệ Duy-ma-cật vấn tật.

    Mục-liên bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã bất kham nhiệm nghệ bỉ vấn tật. Sở dĩ giả hà? Ức niệm ngã tích nhập Tỳ-da-ly đại thành. Ư lý hạng trung, vị chư cư sĩ thuyết pháp. Thời, Duy-ma-cật lai, vị ngã ngôn: Duy, Đại Mục-liên! Vị bạch y cư sĩ thuyết pháp, bất đương như nhân giả sở thuyết. Phù thuyết pháp giả, đương như pháp thuyết. Pháp vô chúng sinh, ly chúng sinh cấu cố. Pháp vô thọ mạng, ly sinh tử cố. Pháp vô hữu nhân, tiền hậu tế đoạn cố. Pháp thường tịch nhiên, diệt chư tướng cố. Pháp ly ư tướng, vô sở duyên cố. Pháp vô danh tự, ngôn ngữ đoạn cố. Pháp vô hữu thuyết, ly giác quan cố. Pháp vô hình tướng, như hư không cố. Pháp vô hý luận, tất cánh không cố. Pháp vô ngã sở, ly ngã sở cố. Pháp vô phân biệt, ly chư thức cố. Pháp vô hữu tỷ, vô tương đãi cố. Pháp bất thuộc nhân, bất tại duyên cố. Pháp đồng pháp tánh, nhập chư pháp cố. Pháp tùy ư như, vô sở tùy cố. Pháp trụ thật tế, chư biên bất động cố. Pháp vô động dao, bất y lục trần cố. Pháp vô khứ lai, thường bất trụ cố. Pháp thuận không, tùy vô tướng, ứng vô tác. Pháp ly hảo xú. Pháp vô tăng tổn. Pháp vô sinh diệt. Pháp vô sở quy. Pháp quá nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, tâm. Pháp vô cao hạ. Pháp thường trụ bất động. Pháp ly nhất thiết quan hành.

    Duy, Đại Mục-liên! Pháp tướng như thị. Khởi khả thuyết hồ? Phù thuyết pháp giả, vô thuyết, vô thị. Kỳ thính pháp giả, vô văn, vô đắc. Thí như ảo sĩ, vị ảo nhân thuyết pháp. Đương kiến thị ý, nhi vị thuyết pháp. Đương liễu chúng sinh căn hữu lợi độn. Thiện ư tri kiến, vô sở quái ngại. Dĩ đại bi tâm, tán ư Đại thừa. Niệm báo Phật ân, bất đoạn Tam bảo. Nhiên hậu thuyết pháp.

    Duy-ma-cật thuyết thị pháp thời, bát bá cư sĩ phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm. Ngã vô thử biện. Thị cố bất nhiệm nghệ bỉ vấn tật.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  8. #48
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................13
    __________________________________________________ _____________________________________


    MỤC KIỀN LIÊN (5)

    Phật bảo Đại Mục Kiền Liên:
    – Ông đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

    Mục Kiền Liên bạch Phật :
    – Bạch Thế Tôn ! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? Nhớ lại trước kia, con vào trong thành Tỳ Da Ly ở trong xóm làng nói Pháp cho các hàng cư sĩ nghe, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng : “Này Ngài Đại Mục Kiền Liên, nói Pháp cho bạch y cư sĩ, không phải như Ngài nói đó. Vả chăng nói Pháp phải đúng như pháp (xứng tánh) mà nói. Pháp không chúng sanh, lìa chúng sanh cấu(6); pháp không có ngã, lìa ngã cấu, Pháp không có thọ mạng, lìa sanh tử ; Pháp không có nhơn, làn trước làn sau đều dứt ; Pháp thường vắng lặng, bặt hết các tướng ; Pháp lìa các tướng, không phải cảnh bị duyên ; Pháp không danh tự, dứt đường ngôn ngữ ; Pháp không nói năng, lìa giác quán(7) ; pháp không hình tướng; như hư không; Pháp không hí luận, rốt ráo là không ; Pháp không ngă sở(8), lìa ngã sở ; Pháp không phân biệt, lìa các thức ; Pháp không chi so sánh, không có đối đãi ; Pháp không thuộc nhân, không nhờ duyên, Pháp đồng pháp tánh, khắp vào các Pháp ; Pháp tuy nơi như, không có chỗ tùy ; Pháp trụ thật tế(9), các bên (hữu, vô, thường, đoạn) không động được ; Pháp không lay động, không nương sáu trần(10) ; Pháp không tới lui, thường không dừng (trụ) ; Pháp thuận “không”, tùy “vô tướng”, ứng “vô tác”(11) ; Pháp lìa tốt xấu ; Pháp không thêm bớt ; Pháp không sanh diệt ; Pháp không chỗ về ; Pháp ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; Pháp không cao thấp : Pháp thường trụ không động ; Pháp lìa tất cả quán hạnh. Thưa Ngài Đại Mục Kiền Liên ! Pháp tướng như thế đâu có thể nói ư ?

    Vả chăng người nói Pháp, không nói, không dạy, còn người nghe, cũng không nghe, không được. Ví như nhà huyễn thuật nói Pháp cho người huyễn hóa nghe, phải dụng tâm như thế mà nói Pháp. Phải biết căn cơ của chúng sanh có lợi độn, khéo nơi tri kiến không bị ngăn ngại, lấy tâm đạì bi ngợi khen Pháp Đại thừa, nghĩ nhớ đền trả ơn Phật, chớ để ngôi Tam Bảo dứt mất, như vậy mới nên nói Pháp”.

    Khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy rồi, tám trăm Cư sĩ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Con không được biện tài như thế, nên không dám lãnh đến thăm bịnh ông.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  9. #49
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................14
    __________________________________________________ _____________________________________


    III. Đệ tử phẩm.

    弟子品

    第 三





    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 10:01 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  10. #50
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................14
    __________________________________________________ _____________________________________


    Phật cáo Đại Ca-diếp: Nhữ hành nghệ Duy-ma-cật vấn tật.

    Ca-diếp bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Ngã bất kham nhiệm nghệ bỉ vấn tật. Sở dĩ giả hà? Ức niệm ngã tích, ư bần lý nhi hành khất. Thời, Duy-ma-cật lai, vị ngã ngôn: Duy, Đại Ca-diếp! Hữu từ bi tâm, nhi bất năng phổ: xả hào phú, tùng bần khất.

    Ca-diếp! Trụ bình đẳng pháp: ưng thứ hành khất thực. Vị bất thực cố, ưng hành khất thực. Vị hoại hòa hiệp tướng cố, ưng thủ đoàn thực. Vị bất thọ cố, ưng thọ bỉ thực. Dĩ không tụ tưởng, nhập ư tụ lạc. Sở kiến sắc dữ manh đẳng. Sở văn thinh dữ hưởng đẳng. Sở khứu hương dữ phong đẳng. Sở thực vị bất phân biệt. Thọ chư xúc như trí chứng. Tri chư pháp như ảo tướng, vô tự tánh, vô tha tánh, bổn tự bất nhiên, kim tắc vô diệt.

    Ca-diếp! Nhược năng bất xả bát tà, nhập bát giải thoát, dĩ tà tướng nhập chánh pháp, dĩ nhất thực thí nhất thiết, cúng dường chư Phật cập chúng hiền thánh, nhiên hậu khả thực. Như thị thực giả, phi hữu phiền não, phi ly phiền não, phi nhập định ý, phi khởi định ý, phi trụ thế gian, phi trụ Niết-bàn. Kỳ hữu thí giả, vô đại phước, vô tiểu phước, bất vi ích, bất vi tổn. Thị vi chánh nhập Phật đạo, bất y Thanh văn.

    Ca-diếp! Nhược như thị thực, vi bất không thực nhân chi thí dã.

    Thời ngã, Thế Tôn, văn thuyết thị ngữ, đắc vị tằng hữu. Tức ư nhất thiết Bồ Tát, thâm khởi kính tâm. Phục tác thị niệm: Tư hữu gia danh, biện tài trí huệ nãi năng như thị. Kỳ thùy bất phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm? Ngã tùng thị lai bất phục khuyến nhân dĩ Thanh văn, Bích chi Phật hạnh. Thị cố bất nhiệm nghệ bỉ vấn tật.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •