DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 26/36 ĐầuĐầu ... 162425262728 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 251 tới 260 của 357
  1. #251
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    76
    __________________________________________________ _____________________________________


    Nhập Bất Nhị Pháp Môn Phẩm

    Đệ cửu


    Nhĩ thời, Duy-ma-cật vị chúng Bồ Tát ngôn: Chư nhân giả! Vân hà Bồ Tát nhập Bất nhị pháp môn? Các tùy sở nhạo thuyết chi.

    Hội trung hữu Bồ Tát, danh Pháp Tự Tại, thuyết ngôn: Chư nhân giả! Sinh, diệt vi nhị. Pháp bổn bất sinh, kim tắc vô diệt. Đắc thử Vô sinh pháp nhẫn, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Đức Thủ Bồ Tát viết: Ngã, ngã sở vi nhị. Nhân hữu ngã cố, tiện hữu ngã sở. Nhược vô hữu ngã, tắc vô ngã sở. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Bất Huyễn Bồ Tát viết: Thọ, bất thọ vi nhị. Nhược pháp bất thọ, tắc bất khả đắc. Dĩ bất khả đắc, cố vô thủ, vô xả, vô tác, vô hành. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Đức Đỉnh Bồ Tát viết: Cấu, tịnh vi nhị. Kiến cấu thật tánh, tắc vô tịnh tướng, thuận ư diệt tướng. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Thiện Tú Bồ Tát viết: Thị động, thị niệm vi nhị. Bất động tắc vô niệm. Vô niệm tức vô phân biệt. Thông đạt thử giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.



    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  2. #252
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    76
    __________________________________________________ _____________________________________


    IX PHẨM VÀO “PHÁP MÔN KHÔNG HAI” (1)


    Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ Tát rằng :
    - Các Nhân giả ! Thế nào là Bồ Tát vào “pháp môn không hai” ? Cứ theo chỗ thích của mình mà nói.

    Trong Pháp hội có Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại nói :
    - Các Nhân giả ! “Sanh”, “diệt” là hai. Pháp vốn không sanh, cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.

    Bồ Tát Đức Thủ nói :
    - “Ngã”, “ngã sở” là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không có ngã thời không có ngã sở đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Bất Thuấn nói :
    - “Thọ”, “không thọ”(2) là hai. Nếu các pháp không thọ thời không có “được”, vì không có “được”, nên không thủ xả, không gây không làm đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Đức Đảnh nói :
    - “Nhơ”, “sạch” là hai. Thấy được tánh chơn thật của nhơ, thời không có tướng sạch, thuận theo tướng diệt, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Thiện Túc nói :
    - “Động”, “niệm” là hai. Không động thời không niệm, không niệm thời không phân biệt; thông suốt lý ấy là vào pháp môn không hai.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  3. #253
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    77
    __________________________________________________ _____________________________________



    IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.







    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 11:29 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  4. #254
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    77
    __________________________________________________ _____________________________________


    Thiện Nhãn Bồ Tát viết: Nhất tướng, vô tướng vi nhị. Nhược tri nhất tướng tức thị vô tướng, diệc bất thủ vô tướng, nhập ư bình đẳng. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Diệu Tý Bồ Tát viết: Bồ Tát tâm, Thanh văn tâm vi nhị. Quán tâm tướng không, như ảo hóa giả, vô Bồ Tát tâm, vô Thanh văn tâm. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Phất Sa Bồ Tát viết: Thiện, bất thiện vi nhị. Nhược bất khởi thiện, bất thiện, nhập vô tướng tế nhi thông đạt giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Sư Tử Bồ Tát viết: Tội, phước vi nhị. Nhược đạt tội tánh, tắc dữ phước vô dị. Dĩ kim cang huệ, quyết liễu thử tướng, vô phược, vô giải giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Sư Tử Ý Bồ Tát viết: Hữu lậu, vô lậu vi nhị. Nhược đắc chư pháp đẳng, tắc bất khởi lậu, bất lậu tưởng, bất trước ư tướng, diệc bất trụ vô tướng. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Tịnh Giải Bồ Tát viết: Hữu vi, vô vi vi nhị. Nhược ly nhất thiết sổ, tắc tâm như hư không. Dĩ thanh tịnh huệ, vô sở ngại giả. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Na-la-diên Bồ Tát viết: Thế gian, xuất thế gian vi nhị. Thế gian tánh không, tức thị xuất thế gian. Ư kỳ trung, bất nhập, bất xuất, bất dật, bất tán. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  5. #255
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    77
    __________________________________________________ _____________________________________


    Bồ Tát Thiện Nhãn nói :
    - “Một tướng”, “Không tướng”(3) là hai. Nếu biết một tướng tức là không tướng, cũng không chấp không tướng mà vào bình đẳng, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Diệu Tý nói :
    - Tâm Bồ Tát, tâm Thanh Văn là hai. Quán tướng của tâm vốn không, như huyễn như hóa, thời không có tâm Bồ Tát, không có tâm Thanh Văn, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Phất Sa nói :
    - “Thiện”, “bất thiện” là hai. Nếu không khởi thiện và bất thiện, vào gốc không tướng mà thông suốt được, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Sư Tử nói :
    - “Tội”, “phước” là hai. Nếu thông đạt được tánh của tội, thì tội cùng phước không khác, dùng tuệ kim cang quyết liễu tướng ấy, không buộc không mở, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Sư Tử Ý nói :
    -“Hữu lậu”, “vô lậu” là hai. Nếu chứng được các pháp bình đẳng thời không có tướng hữu lậu và vô lậu, không chấp có tướng cũng không chấp vô tướng, đó là vào phảp môn không hai.

    Bồ Tát Tịnh Giải nói :
    - “Hữu vi”, “vô vi” là hai. Nếu lìa tất cả số thời tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh không có chướng ngại, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Na La Diên nói :
    - “Thế gian”, “xuất thế gian” là hai. Tánh thế gian không tức là xuất thế gian, trong đó không vào không ra, không đầy không vơi, đó là vào pháp môn không hai.

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  6. #256
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    78
    __________________________________________________ _____________________________________



    IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.






    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 11:29 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  7. #257
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    78
    __________________________________________________ _____________________________________


    Thiện Ý Bồ Tát viết: Sinh tử, Niết-bàn vi nhị. Nhược kiến sinh tử tánh, tắc vô sinh tử. Vô phược, vô giải, bất sinh, bất diệt. Như thị giải giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Hiện Kiến Bồ Tát viết: Tận, bất tận vi nhị. Pháp nhược cứu cánh, tận nhược bất tận, giai thị vô tận tướng. Vô tận tướng tức thị không. Không tắc vô hữu tận, bất tận tướng. Như thị nhập giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Phổ Thủ Bồ Tát viết: Ngã, vô ngã vi nhị. Ngã thượng bất khả đắc, phi ngã hà khả đắc? Kiến ngã thật tánh giả, bất phục khởi nhị. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Điện Thiên Bồ Tát viết: Minh, vô minh vi nhị. Vô minh thật tánh tức thị minh. Minh diệc bất khả thủ, ly nhất thiết sổ, ư kỳ trung bình đẳng vô nhị giả. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Hỷ Kiến Bồ Tát viết: Sắc, không vi nhị. Sắc tức thị không. Phi sắc diệc không. Sắc tánh tự không. Như thị thọ, tưởng, hành, thức. Thức, không vi nhị. Thức tức thị không. Phi thức diệc không. Thức tánh tự không. Ư kỳ trung nhi thông đạt giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Minh Tướng Bồ Tát viết: Tứ chủng dị, không chủng dị, vi nhị. Tứ chủng tánh tức thị không chủng tánh. Như tiền tế hậu tế không, cố trung tế diệc không. Nhược năng như thị tri chư chủng tánh giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.



    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  8. #258
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    78
    __________________________________________________ _____________________________________

    Bồ Tát Thiện ý nói :
    - “Sanh tử”, “Niết bàn” là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc không mở, không sinh không diệt, hiểu như thế đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Hiện Kiến nói :
    - “Tận”, “không tận” là hai. Pháp đến chỗ rốt ráo thời tận hoặc không tận đều là tướng “vô tận”. Tướng “vô tận” tức là không, không thời không có tướng tận và không tận, được như thế đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Phổ Thủ nói :
    - “Ngã”, “vô ngã” là hai. “Ngã” còn không có, thời “phi ngã” đâu có được. Thấy được thật tánh của ngã không còn có hai tướng, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Điển Thiên nói :
    - “Minh”, “vô minh” là hai. Thật tánh vô minh tức là minh, minh cũng không thể nhận lấy, lìa tất cả số, ở đó bình đẳng không hai, đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Hỷ Kiến nói :
    - “Sắc”, “Không” là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt rồi mới không, tánh sắc tự không ; thọ, tưởng, hành, thức cũng thế. Thức và không là hai. Thức tức là không, chẳng phải thức diệt rồi mới không, tánh thức tự không. Thông hiểu lý đó là vào pháp môn không hai.

    Bồ Tát Minh Tướng nói :
    - “Tứ đại” khác (4) “không đại” khác là hai. Tánh tứ đại tức là tánh không đại, như lớp trước lớp sau không, thời lớp giữa cũng không. Nếu biết được thật tánh các đại thời đó là vào pháp môn không hai.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  9. #259
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    79
    __________________________________________________ _____________________________________



    IX. NHẬP BẤT NHỊ PHÁP MÔN Phẩm.







    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 11:30 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  10. #260
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    79
    __________________________________________________ _____________________________________


    Diệu Ý Bồ Tát viết: Nhãn, sắc vi nhị. Nhược tri nhãn tánh ư sắc, bất tham, bất nhuế, bất si, thị danh tịch diệt. Như thị nhĩ, thanh; tỷ, hương; thiệt, vị; thân, xúc; ý, pháp; vi nhị. Nhược tri ý tánh ư pháp, bất tham, bất nhuế, bất si, thị danh tịch diệt. An trụ kỳ trung, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Vô Tận Ý Bồ Tát viết: Bố thí, hồi hướng nhất thiết trí vi nhị. Bố thí tánh tức thị hồi hướng nhất thiết trí tánh. Như thị trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, hồi hướng nhất thiết trí vi nhị. Trí huệ tánh, tức thị hồi hướng nhất thiết trí tánh. Ư kỳ trung nhập nhất tướng giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Thâm Huệ Bồ Tát viết: Thị không, thị vô tướng, thị vô tác vi nhị. Không tức vô tướng. Vô tướng tức vô tác. Nhược không vô tướng, vô tác, tắc vô tâm, ý, thức. Ư nhất giải thoát môn tức thị tam giải thoát môn giả. Thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Tịch Căn Bồ Tát viết: Phật, Pháp, Chúng vi nhị. Phật tức thị Pháp. Pháp tức thị Chúng. Thị Tam bảo giai vô vi tướng, dữ hư không đẳng. Nhất thiết pháp diệc nhĩ. Năng tùy thử hành giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.

    Tâm Vô Ngại Bồ Tát viết: Thân, thân diệt vi nhị. Thân tức thị thân diệt. Sở dĩ giả hà? Kiến thân thật tướng giả, bất khởi kiến thân cập kiến diệt thân. Thân dữ diệt thân, vô nhị, vô phân biệt. Ư kỳ trung, bất kinh, bất cụ giả, thị vi nhập Bất nhị pháp môn.



    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •