DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 13/36 ĐầuĐầu ... 3111213141523 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 121 tới 130 của 357
  1. #121
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................36
    __________________________________________________ _____________________________________


    Duy-ma-cật nãi thọ anh lạc, phân tác nhị phần. Trì nhất phần, thí thử hội trung nhất tối hạ khất nhân. Trì nhất phần phụng bỉ Nan Thắng Như Lai. Nhất thiết chúng hội giai kiến quang minh quốc độ Nan Thắng Như Lai. Hựu kiến châu anh tại bỉ Phật thượng, biến thành tứ trụ bảo đài, tứ diện nghiêm sức, bất tương chướng tế.

    Thời, Duy-ma-cật hiện thần biến dĩ, hựu tác thị ngôn: Nhược thí chủ đẳng tâm, thí nhất tối hạ khất nhân, du như Như Lai phước điền chi tướng, vô sở phân biệt, đẳng ư đại bi, bất cầu quả báo. Thị tắc danh viết cụ túc pháp thí.

    Thành trung nhất tối hạ khất nhân, kiến thị thần lực, văn kỳ sở thuyết, giai phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm. Cố ngã bất nhiệm nghệ bỉ vấn tật.

    Như thị chư Bồ Tát, các các hướng Phật, thuyết kỳ bổn duyên, xưng thuật Duy-ma-cật sở ngôn, giai viết: Bất nhiệm nghệ bỉ vấn tật.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  2. #122
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................36
    __________________________________________________ _____________________________________


    Ông Duy Ma Cật liền lấy chuỗi Anh lạc chia làm hai phần, một phần đem cho người ăn xin hèn hạ nhứt trong hội, còn một phần đem dâng cho đức Nan Thắng Như Lai. Tất cả chúng trong hội đều thấy cõi nước Quang Minh và đức Nan Thắng Như Laỉ, lại thấy chuỗi Anh lạc ở trên đức Phật kia biến thành bốn trụ đài quí báu, bốn mặt đều trang nghiêm rực rỡ không ngăn che nhau.

    Khi ấy, ông Duy Ma Cật hiện thần biến xong, lại nói rằng: “Nếu người thí chủ dùng tâm bình đẳng thí cho một người ăn xin rất hèn hạ xem cũng như tướng phước điền của Như Lai, không phân biệt, lòng đại bi bình đẳng, không cầu quả báo, đó gọi là đầy đủ pháp thí vậy”.

    Trong thành những người ăn xin hèn hạ bực nhất thấy thần lực như vậy và nghe lời nói kia, đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì thế, nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

    Như thế, các Bồ Tát dều tuần tự đến trước Phật trình bày chỗ bổn duyên của mình, vị nào cũng khen ngợi, thuật lại những lời ông Duy Ma Cật và đều nói “Không kham lãnh đến thăm bịnh ông”.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  3. #123
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts


    Chú thích của phẩm IV

    1.Bồ tát: Nói đủ là Bồ Đề Tát Đỏa [Bodhisatra] Tàu dịch là Giác hữu tình, nghĩa là tự mình đã giác ngộ, lại hay giác ngộ cho chúng sanh.

    Bồ Tát có 3 bực :
    _ A) Những người mới phát tâm tu hành cầu pháp Đại thừa, tu hạnh Bồ Tát, là Bồ Tát mới phát tâm.
    _ B) Những người học đạo Đại thừa đã lâu đời, chứng đặng bực Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hướng cho đến Thập Địa là bực Bồ Tát tu lâu.
    _ C) Bồ Tát chứng bực Đẳng giác (kề Phật gọi là Bổ xứ Bồ Tát).

    2. Di Lặc : (Maitreya) Tàu dịch là Từ Thị, là họ, tên là A Dật Đa. Ngài tu hạnh từ tâm không ai sánh bằng, sau sẽ ra đời nối Đức Phật Thích Ca mà thuyết pháp độ sanh gọi là Bổ xứ Bồ Tát.

    3. Bất thối chuyển : Theo Đại thừa pháp tướng có 3 bực :
    1) Vị bất thối : Từ khi phát tâm tin chắc lý Đại thừa, trải muôn kiếp tu nhơn vào bực Thập trụ rồi không còn thối đọa trong đường sanh tử nữa.
    2) Hạnh bất thối : Đã vào bực Sơ Địa, nơi hạnh lợi tha không còn lui sụt.
    3) Niệm bất thối : từ bực Bát địa nhẫn lên đặng Diệu trí vô công dụng, mỗi niệm mỗi niệm thẳng vào biển quả chơn như, không còn một niệm nào thối chuyển.

    4. Thọ ký : Đức Phật đối với chúng sanh phát tâm Đại thừa trao cho lời ký về sau ở nơi kiếp nào, sẽ thành Phật hiệu là gì, cõi nước tên chi và trụ thế bao lâu, độ sanh bao nhiêu.

    5. Vô sanh : Chơn lý Niết bàn không sanh không diệt.

    6. Chánh vị : Tức thật tướng thường trú Niết bàn của Tiểu thừa cũng gọi là chánh vị; chính là quả vị để tu chứng.

    7. Bồ đề tướng : Cái tướng không tướng là tướng Bồ Đề

    8. Chướng nguyện : Chơn như đạo lý không có sự mong muốn nên ngăn tất cả sự nguyện cầu.

    9. Bất nhị :Không hai; Ý và Pháp là hai mà Bồ đề là vô tâm ý thì còn có pháp gì nữa, nên nói là không hai.

    10. Các nhập không nhóm : 6 nhập trong và ngoài, tức 6 căn và 6 trần xung nhập nhau. Tự tánh nó vốn không, nên nói là không nhóm.



    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  4. #124
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts


    11. Quang nghiêm : Là dùng trí tuệ quang minh và phước đức quang minh trang nghiêm Pháp thân thanh tịnh, gọi là Quang nghiêm.

    12. Đồng tử : Chẳng luận là tuổi trẻ mới gọi là Đồng tử, mà những vị tu hành từ nhỏ tới già trọn không phạm dâm dục, không mất hạnh thanh tịnh đều được gọi là Đồng tử.

    13. Đạo tràng : Là chỗ của đức Phật thành đạo như : tòa Kim Cang; hoặc chỗ cúng dường đức Phật, chỗ tu tập ngồi thiền, nơi chùa chiền cho đến những hạnh Pháp tu hành đắc đạo như trực tâm, thâm tâm v.v... cũng gọi là Đạo tràng.

    14. Điều nhu : Đối trị phiến não làm cho mềm đi.

    15. Đa văn : Rộng nghe Phật pháp, y theo chỗ nghe mà thật hành gọi là Đa văn.
    16. Chánh quán : Quán hiệp đúng như lời kinh Phật dạy là chánh quán, nếu quán khác là tà quán.

    17. Nhứt thiết chủng trí : Trí của Phật biết rõ tất cả đúng như thật.

    18. Trì Thế Bồ Tát : Là vị Bồ Tát giữ gìn Phật pháp, đem giáo hóa chúng sanh trong đời.

    19. Ba tuần : Tàu dịch là : Ác giả, sát giả tên thứ Ác ma có ác ý, làm các việc ác, thường muốn làm dứt mất huệ mạng của người tu hành.

    20. Kiều Thi Ca : Là họ của trời Đế Thích, tên là Thích Đề Hoàn Nhơn.

    21. Tu pháp bền chắc : Có 3 pháp bền chắc là ở nơi thân mạng và của cải đều quên bỏ, mà tu hành theo chánh đạo, sẽ được cái thân bất hoại, mạng vô cùng, của vô tận, dù cho trái đất cháy tan, kiếp số có cùng tận, mà 3 món ấy đều không tận, nên nói là bền chắc.

    22. Chánh sĩ : Tiếng Phạn là Bồ Tát, dịch là Chánh Sĩ, nghĩa là bực cầu chánh đạo tu hạnh Đại thừa.

    23. Ngũ dục : Năm món làm khởi tâm ham muốn của người: 1) Sắc, 2) Thinh, 3) Hương, 4) Vị, 5) Xúc. Lại có chỗ nói : 1) Của cải, 2) Sắc đẹp, 3) Uống ăn, 4) Danh dự, 5)Ngủ nghỉ.

    24. Vui ba môn giải thoát, không vui phi thời : Ba môn 1)Không, 2)Vô tướng, 3)Vô tác. Ba thừa đều noi theo tu tập gọi là môn, cởi mở sự ràng buộc gọi là giải thoát. Tu hành chưa đến chỗ cùng tột, giữa chừng muốn thủ chứng như hàng Nhị thừa, đó là Phi Thời. Hàng Bồ Tát không muốn như thế nên nói là không vui phi thời.

    25. Trưởng giả tử Thiện Đức : Là vị trưởng giả có căn lành đầy đủ, cội đức trồng sâu nên xưng là Thiện Đức.

    26. Pháp thí : Thí có 3 cách :
    _ 1) Tài thí : là dùng của cải bố thí cho người;
    _ 2) Tâm thí : dùng tâm từ, tâm bình đẳng ban sự vui cho người.
    _ 3) Pháp thí : nói pháp độ người làm những việc lợi ích chúng sanh hiện tại và vị lai.



    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  5. #125
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts


    27. Ngã : Phần tác động chủ tể.

    28. Pháp : Phần thể chất, hình tượng, nghĩa lý, vũ trụ.

    29. Lục niệm :
    _ 1) Niệm Phật : tuởng niệm đấng thực hiện sự thực;
    _ 2) Niệm Pháp : tưởng niệm sự thực;
    _ 3) Niệm Tăng : tưởng niệm người thực hành sự thực;
    _ 4) Niệm Giới : tưởng niệm công đức giới pháp và sự giữ giới;
    _ 5) Niệm thí : tưởng niệm sự bố thí;
    _ 6) Niệm Thiên: tưởng niệm sanh về cõi chư Thiên. Thiên có ba: 1) Tam giới Thiên : cõi Dục, Sắc và Vô Sắc; 2) Tịnh Thiên : cảnh giới của Nhị thừa sanh về. 3) Đệ nhứt nghĩaTthiên : cảnh giới của Bồ Tát sanh về.

    30. Sáu pháp hòa kính:
    _ 1) Thân hòa kính : Thân nghiệp đồng cung kính nhau.
    _ 2) Khẩu hòa kính: Khẩu nghiệp đồng ngợi khen khuyên nhủ nhau.
    _ 3) Ý hòa kính : Tâm ý đồng tín mến nhau.
    _ 4) Giới hòa kính : Đồng giữ một giới pháp.
    _ 5) Kiến hòa kính : Chỗ hiểu biết đồng giải bày cho nhau.
    _ 6) Lợi hòa kính : Đồng chia các món cúng dường.

    31. Nhứt tướng : Thể tánh chơn thật bình đẳng, không có tướng sai khác, nên gọi là Nhứt tướng.



    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  6. #126
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    37
    __________________________________________________ _____________________________________



    V. Văn-Thù-Sư-Lợi vấn tật .







    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 10:37 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  7. #127
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................37
    __________________________________________________ _____________________________________



    Văn-Thù-Sư-Lợi vấn tật

    Phẩm Đệ ngũ



    Nhĩ thời, Phật cáo : Nhữ hành nghệ Duy-ma-cật vấn tật.

    Văn-thù-sư-lợi bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Bỉ thượng nhân giả, nan vi thù đối. Thâm đạt thật tướng, thiện thuyết pháp yếu, biện tài vô trệ, trí huệ vô ngại. Nhất thiết Bồ Tát pháp thức tất tri. Chư Phật bí tạng, vô bất đắc nhập. Hàng phục chúng ma, du hý thần thông. Kỳ huệ phương tiện giai dĩ đắc độ. Tuy nhiên, đương thừa Phật thánh chỉ, nghệ bỉ vấn tật.

    Ư thị chúng trung, chư Bồ Tát, đại đệ tử, Thích, Phạm, Tứ thiên vương đẳng, hàm tác thị niệm: Kim nhị đại sĩ: Văn-thù-sư-lợi, Duy-ma-cật cộng đàm, tất thuyết diệu pháp.

    Tức thời, bát thiên Bồ Tát, ngũ bá Thanh văn, bá thiên thiên nhân, giai dục tùy tùng.

    Ư thị, Văn-thù-sư-lợi dữ chư Bồ Tát, đại đệ tử chúng, cập chư thiên nhân cung kính vi nhiễu, nhập Tỳ-da-ly đại thành.

    Nhĩ thời, Trưởng giả Duy-ma-cật tâm niệm: Kim Văn-thù-sư-lợi dữ đại chúng câu lai. Tức dĩ thần lực, không kỳ thất nội, trừ khử sở hữu cập chư thị giả. Duy trí nhất sàng, dĩ tật nhi ngọa.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  8. #128
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................37
    __________________________________________________ _____________________________________



    Văn-Thù-Sư-Lợi (1) thăm bệnh

    Phẩm V




    Lúc bấy giờ, Phật bảo Văn Thù Sư Lợi :
    - Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

    Văn Thù Sư Lợi bạch Phật :
    - Bạch Thế Tôn ? Bực Thượng nhơn kia khó bề đối đáp, vì ông ấy rất thâm đạt thật tướng, khéo nói pháp mầu, trí tuệ vô ngại, biện tài thông suốt, rõ thấu phương pháp tu trì của tất cả Bồ Tát, thâm nhập kho tạng bí mật của Chư Phật, hàng phục các ma, thần thông tự tại và trí tuệ phương tiện đều đặng rốt ráo. Tuy thế, con xin vưng thánh chỉ của Phật đến thăm bịnh ông.

    Lúc ấy, trong Đại chúng các hàng Bồ Tát và hàng Đại đệ tử, Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương đều nghĩ rằng : “Hôm nay hai vị đại sĩ : Văn Thù Sư Lợi và Duy Ma Cật cùng nhau đàm luận tất nói pháp mầu”. Tức thời, tám nghìn Bồ Tát, năm trăm Thanh Văn và trăm nghìn Thiên nhơn đều muốn đi theo.

    Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi cùng các Bồ Tát, Đại đệ tử và các hàng Thiên nhơn cung kính đoanh vây đi vào đại thành Tỳ Da Ly.

    Lúc ấy, Trưởng giả Duy Ma Cật thầm nghĩ : “Nay đây Ngài Văn Thù Sư Lợi cùng đại chúng đồng đến viếng thăm”. Ông liền dùng sức thần thông làm cho trong nhà trống rỗng, không có vật chi và cũng không có người thị giả nào, chỉ để một chiếc giường cho ông nằm bịnh.






    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  9. #129
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật
    38
    __________________________________________________ _____________________________________



    V. Văn-Thù-Sư-Lợi vấn tật .







    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 02-10-2019 lúc 10:38 AM

    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

  10. #130
    Ban Điều Hành Avatar của Thanh Trúc
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    1.200
    Thanks
    812
    Thanked 1.149 Times in 450 Posts
    Kinh Duy Ma Cật.................................................. .................................................. ......................38
    __________________________________________________ _____________________________________


    Văn-thù-sư-lợi ký nhập kỳ xá, kiến kỳ thất không, vô chư sở hữu, độc tẩm nhất sàng.

    Thời, Duy-ma-cật ngôn: Thiện lai, Văn-thù-sư-lợi! Bất lai tướng nhi lai, bất kiến tướng nhi kiến.

    Văn-thù-sư-lợi ngôn: Như thị, cư sĩ. Nhược lai dĩ, cánh bất lai. Nhược khứ dĩ, cánh bất khứ. Sở dĩ giả hà? Lai giả, vô sở tùng lai. Khứ giả, vô sở chí. Sở khả kiến giả, cánh bất khả kiến.

    Thả trí thị sự, cư sĩ thị tật ninh khả nhẫn phủ? Liệu trị hữu tổn, bất chí tăng hồ? Thế Tôn ân cần, trí vấn vô lượng.

    Cư sĩ, thị tật hà sở nhân khởi? Kỳ sinh cửu như, đương vân hà diệt?

    Duy-ma-cật ngôn: Tùng si hữu ái, tắc ngã bệnh sinh. Dĩ nhất thiết chúng sinh bệnh, thị cố ngã bệnh. Nhược nhất thiết chúng sinh đắc bất bệnh giả, tắc ngã bệnh diệt. Sở dĩ giả hà? Bồ Tát vị chúng sinh cố nhập sinh tử. Hữu sinh tử, tắc hữu bệnh. Nhược chúng sinh đắc ly bệnh giả, tắc Bồ Tát vô phục bệnh. Thí như trưởng giả, duy hữu nhất tử. Kỳ tử đắc bệnh, phụ mẫu diệc bệnh. Nhược tử bệnh dũ, phụ mẫu diệc dũ. Bồ Tát như thị. Ư chư chúng sinh, ái chi nhược tử. Chúng sinh bệnh, tắc Bồ Tát bệnh. Chúng sinh bệnh dũ, Bồ Tát diệc dũ.


    Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
    mà trong kho lẫm vẫn không có gì.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •