DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 131
  1. #1
    HOA Avatar của chimvacgoidan
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    9.688
    Thanks
    674
    Thanked 146 Times in 140 Posts

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 11 đến quyển 20

    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 11
    __________________________________________________ _____________________________________



    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA


    Quyển 11


    VII. PHẨM DẠY BẢO TRAO TRUYỀN 01



    Lúc bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Thiện Hiện: Ngươi hãy dùng biện tài, vì chúng đại Bồ-tát, mà tuyên thuyết pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, để dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ-tát, khiến họ tu học rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

    Khi ấy, các chúng đại Bồ-tát và đại Thanh-văn, trời, rồng, Dược xoa, người chẳng phải người v.v… đều khởi lên ý nghĩ thế này: Nay Tôn giả Thiện Hiện, tự dùng trí tuệ và biện tài của mình, sẽ vì chúng đại Bồ-tát, mà tuyên thuyết pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, để dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ-tát, khiến họ tu học rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hay là phải nhờ thần lực, oai đức của Phật?

    Cụ thọ Thiện Hiện biết được tâm niệm của các chúng đại Bồ-tát và đại Thanh-văn, Trời, Rồng, Dược xoa, người chẳng phải người v.v... liền nói với cụ thọ Xá Lợi Tử: Đệ tử của chư Phật nói ra giáo pháp, nên biết, đều nhờ thần lực oai đức của Phật. Vì sao?

    Xá Lợi Tử! Chư Phật vì họ mà tuyên thuyết pháp yếu, họ nhờ Phật dạy, mà siêng năng tu học, có khả năng chứng đắc thực tánh các pháp. Do đó, những pháp đã vì họ mà tuyên thuyết, đều chẳng trái với pháp tánh. Cho nên, lời Phật đã dạy, như đèn truyền trao chiếu sáng.

    Xá Lợi Tử! Tôi sẽ nhờ thần lực oai đức của Phật gia bị, vì các chúng đại Bồ-tát, mà tuyên thuyết pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, để dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ-tát, khiến họ tu học rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là do trí tuệ và biện tài của mình. Vì sao vậy? Vì pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng phải là cảnh giới của các Thanh-văn và Độc-giác.

    Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy: “Nay Ngươi dùng biện tài, vì chúng đại Bồ-tát, mà tuyên thuyết pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, để dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ-tát, khiến cho họ tu học rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa”. Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp nào gọi là đại Bồ-tát, lại có pháp nào gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Bạch Thế Tôn! Con chẳng thấy có pháp nào có thể gọi là đại Bồ-tát, cũng chẳng thấy có pháp nào có thể gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Cả hai danh xưng ấy, cũng chẳng thấy có, thì tại sao lại bảo con, vì các chúng đại Bồ-tát, mà tuyên thuyết pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, để dạy bảo, trao truyền cho các đại Bồ-tát, khiến họ tu học rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

    Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chỉ có tên gọi, đó là đại Bồ-tát; Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chỉ có tên gọi, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cả hai danh xưng ấy, cũng chỉ có tên gọi. Thiện Hiện! Hai danh xưng ấy là chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, như vậy là giả danh, vì chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được. Thiện Hiện! Nên biết, Thí như ngã chỉ là giả danh. Giả danh ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là ngã.

    Như vậy, hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, cũng chỉ là giả danh. Danh ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là hữu tình … cho đến cái thấy.

    Như vậy, tất cả chỉ là giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc là đại Bồ-tát, hoặc là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc là cả hai danh xưng này, đều là giả pháp. Giả pháp ấy, chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát, gọi đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và danh xưng cả hai. Cả ba danh xưng này, chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như sắc, chỉ là giả danh. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là sắc. Như vậy, thọ, tưởng, hành, thức, cũng chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc danh xưng cả hai, đều là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát, gọi đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và danh xưng cả hai. Cả ba danh xưng này, cũng chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như nhãn xứ, chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là nhãn xứ. Như vậy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc danh xưng cả hai, đều là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát, gọi đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và danh xưng cả hai. Như vậy, cả ba danh xưng này, chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như sắc xứ, chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là sắc xứ. Như vậy, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chỉ là giả pháp. Các pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

    Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc danh xưng cả hai, đều là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát, gọi đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và danh xưng cả hai. Cả ba danh xưng này, chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như nhãn giới, chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là nhãn giới. Như vậy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cũng chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.

    Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được. Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc danh xưng cả hai, đều là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát, gọi đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và danh xưng cả hai. Cả ba danh xưng này, chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như sắc giới, chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là sắc giới. Như vậy, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cũng chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc danh xưng cả hai, đều là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát, gọi đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và danh xưng cả hai. Cả ba danh xưng này, chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Lại nữa, Thiện Hiện! Thí như nhãn thức giới, chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là nhãn thức giới. Như vậy, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cũng chỉ là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Như vậy, tất cả chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.

    Như vậy, Thiện Hiện! Hoặc đại Bồ-tát, hoặc Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc danh xưng cả hai, đều là giả pháp. Pháp ấy đã là giả, nên chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, gọi đó là đại Bồ-tát, gọi đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, và danh xưng cả hai. Cả ba danh xưng này, chỉ có giả danh. Các giả danh này, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.



  2. The Following User Says Thank You to chimvacgoidan For This Useful Post:

    minh thức (01-28-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA _ Từ quyển 1 đến quyển 10
    Gửi bởi chimvacgoidan trong mục Bát nhã Tạng
    Trả lời: 105
    Bài cuối: 01-25-2016, 08:59 AM
  2. Trả lời: 11
    Bài cuối: 01-20-2016, 09:47 AM
  3. Kinh Bi Hoa _ Quyển 5
    Gửi bởi Mục đồng trong mục Kinh
    Trả lời: 113
    Bài cuối: 12-30-2015, 09:51 AM
  4. Kinh Bi Hoa _ Quyển 3
    Gửi bởi Mục đồng trong mục Kinh
    Trả lời: 50
    Bài cuối: 12-08-2015, 10:14 AM
  5. Kinh Bi Hoa _ Quyển 2
    Gửi bởi Mục đồng trong mục Kinh
    Trả lời: 45
    Bài cuối: 12-03-2015, 08:55 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •