KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA.................................................. .....................................Quyển 13
__________________________________________________ _____________________________________
Quyển 13:
VII. PHẨM DẠY BẢO TRAO TRUYỀN 03
Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thường, hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thường, hoặc vô thường;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc vui, hoặc khổ; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc vui, hoặc khổ;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc ngã, hoặc vô ngã;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc tịnh, hoặc chẳng tịnh;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc không, hoặc chẳng không;
chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc không, hoặc chẳng không;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có tướng, hoặc không tướng; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có tướng, hoặc không tướng;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có nguyện, hoặc không nguyện;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc hữu vi, hoặc vô vi; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc hữu vi, hoặc vô vi;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc sanh, hoặc diệt;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thiện, hoặc chẳng phải thiện;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có tội, hoặc không tội; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có tội, hoặc không tội;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có phiền não, hoặc không phiền não; chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn;
chẳng nên quán mười lực của Phật hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ở trong hoặc ở ngoài hoặc ở hai bên;
chẳng nên quán mười lực của Phật, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được; chẳng nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc có thể nắm bắt được, hoặc chẳng thể nắm bắt được.