Quy-nguyên 1
歸 元
Từ sáu ngàn năm về trước, từ khi Trung Hoa chưa lập quốc, chữ tượng hình hãy còn ở dạng sơ khai. Người xưa đã vẽ một vòng tròn , tượng trưng cho ngôi Vô-cực :
tiến đến vòng thứ nhì có dấu chấm ở trong , tượng trưng cho ngôi Thái-cực ( Vô-cực sanh Thái-cực )
. Kế đến là vòng tròn bị chia đôi, bên trắng bên đen, bên đen có chấm trắng, bên trắng có chấm đen, gọi là thế Lưỡng-nghi (Thái-cực sanh Lưỡng-Nghi) trong dương có âm, trong âm có dương :
Sau đó Lưỡng-Nghi sanh Tứ-tượng , Tứ-tượng sanh Bát-quái, sanh sanh hoá hoá đến vô-cùng.
Người xưa dựa vào nền tảng nầy để xem bói [bói Dịch] . Con đường đi ra của Dịch thì thiên biến vạn hoá, mấy ngàn trang sách cũng không nói hết. Ta nay chỉ bàn đến con đường trở về ( Quy-nguyên) mà Dịch (Nho-giáo) không hề biết đến, chỉ có Lão-tử (Lão giáo) nói rằng :
Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn,
tổn chi hựu tổn, huyền chí ư Vô.
(Học thì càng ngày càng thêm, còn làm Đạo thì ngày càng bỏ bớt, bớt mãi bớt hoài, bớt cho đến cùng, không còn gì để bớt, chỗ đó tạm gọi là Vô, là Đạo) .
Cái chỗ “không không” tột cùng của Lão-giáo, vốn là cái “không” có tướng đối đãi , thành tựu cuối cùng của Lão-giáo là những cảnh Trời Vô-Sắc-giới, là Phi-Tưởng Phi-Phi-Tưởng Thiên .
Như vậy chữ Vô của Lão-giáo chưa phải là Vô cực của Dịch, mà vẫn còn “nghẻn mạch” ở Thái-cực . Cái dấu chấm ở giữa vòng tròn vẫn còn là còn nguyên-nhân của sự sống, hay nói khác đi là còn cái gốc sinh-tử luân-hồi, có nghĩa là vòng luân-hồi hãy còn có cơ-hội tái khởi phát.
Vậy làm thế nào để xoá đi cái dấu chấm kia ? Hay nói khác đi là làm thế nào để Thái-cực trở về ngôi Vô-cực ?
Lời giải bài toán hóc búa trên chỉ có trong Phật-pháp. Đó là những bực A-La-Hán đã vĩnh-viễn thoát vòng sinh-tử luân-hồi, trở về an-vị chốn Hữu-Dư-Y Niết-Bàn.
(Nguời viết ra kinh Dịch không phải là người đã chứng biết cái Vô-cực kia, mà chỉ là những vị Tiên thôi, nhưng do suy-luận mà đoán biết trình-tự phải như thế, và tất cả họ đều ngở rằng cái sống mênh mênh mang mang ở những cảnh trời Vô-sắc là điểm cuối cùng của hành-trình Quy-nguyên).