Quy-nguyên 6
**********
Ngày xưa, Trang-Chu nằm ngủ thấy mình là một con bướm xinh đẹp, nhởn-nhơ bay lượn, vờn hoa hút nhụy, thích-thú vô-cùng. Kìa non xanh nước biếc, nọ mây trắng trời trong, hoa cỏ muôn màu muôn vẻ thi nhau khoe sắc thắm. Đang say-sưa hút mật, nhịp nhịp đôi cánh mõng, bổng đâu vợ gọi dậy, Trang-Chu bổng hoá ngẩn-ngẩn ngơ-ngơ. Ơ hay! Chu nằm mơ thấy mình là bướm, hay bướm nằm mơ thấy mình là Chu ???. Giữa hai cảnh sống, cái sống nào là Thực, cái sống nào là Mộng đây ???
Cả hai cái sống đều do Thức biến, cho nên ta đều có cảm-giác như nhau :
1. X x 0 = 0 [ X nhân với không bằng không ]
2. Y x 0 = 0 [ Y nhân với không cũng bằng không ] Vậy =>
3. X = Y = 0 [ X bằng Y bằng không ]
Nếu cả hai cái sống đều là Mộng thì cái sống Thực là cái sống ra làm sao ? Ở đâu ? Kinh Kim-Cang có câu :
Nhứt thiết hữu-vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điển…
- Tất cả các pháp hữu-vi đều là giả, là ảo-ảnh, vậy thì pháp vô-vi là Thực chăng? Đến đây ta cần định-nghĩa lại, đối với Phật-pháp thì pháp hữu-vi bao gồm tất cả các sự hiện mà 6 giác quan của ta có thể nhận biết dược, kể cả những khái-niệm trừu-tượng, tư-tưởng, ý-nghĩ, cãm xúc….Còn pháp vô-vi từ này ít được dùng trong Phật–pháp vì đã có những từ như Chân-lý , Chân-Tâm, Chân-như, Chân Cảnh, Chân thường, Bản-thể Tâm, Như-Lai, Phật-Quốc…v…v…(Đối với Tiên-đạo thì "pháp vô-vi" được dùng để chỉ những pháp tu luyện huyền bí, với Lão-tử thì “Vô-vi nhi vô bất-vi” nghĩa là không khởi tâm tạo tác gì, chỉ sống lặng lẽ, thuận-hợp với tự-nhiên).
- Tất cả các pháp hữu-vi đều là giả, là ảo-ảnh, vậy thì lià giả là Chân chăng? Không, lià giả vẫn là giả, vì cái lià giả vẫn là sản phẩm của Ý-Thức, lià cái xa lià cũng thế, như hai cái gương để đối diện nhau, trong gương nầy có bóng gương kia, trong gương B có bóng B', trong bóng B' có bóng B". Bởi Ý-thức vốn chẳng phải là Ý-thức, cho nên những bản sao của Ý-Thức thì vô-cùng.
Chữ BÀO là bọt nước, bọt nước vốn là nước, không phải đợi tan bọt mới có nước