DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/2 ĐầuĐầu 12
Hiện kết quả từ 11 tới 12 của 12

Chủ đề: Quy Nguyên

  1. #11
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts
    Quy-nguyên 6

    **********


    Ngày xưa, Trang-Chu nằm ngủ thấy mình là một con bướm xinh đẹp, nhởn-nhơ bay lượn, vờn hoa hút nhụy, thích-thú vô-cùng. Kìa non xanh nước biếc, nọ mây trắng trời trong, hoa cỏ muôn màu muôn vẻ thi nhau khoe sắc thắm. Đang say-sưa hút mật, nhịp nhịp đôi cánh mõng, bổng đâu vợ gọi dậy, Trang-Chu bổng hoá ngẩn-ngẩn ngơ-ngơ. Ơ hay! Chu nằm mơ thấy mình là bướm, hay bướm nằm mơ thấy mình là Chu ???. Giữa hai cảnh sống, cái sống nào là Thực, cái sống nào là Mộng đây ???


    Cả hai cái sống đều do Thức biến, cho nên ta đều có cảm-giác như nhau :

    1. X x 0 = 0 [ X nhân với không bằng không ]
    2. Y x 0 = 0 [ Y nhân với không cũng bằng không ] Vậy =>
    3. X = Y = 0 [ X bằng Y bằng không ]

    Nếu cả hai cái sống đều là Mộng thì cái sống Thực là cái sống ra làm sao ? Ở đâu ? Kinh Kim-Cang có câu :

    Nhứt thiết hữu-vi pháp,
    Như mộng huyễn bào ảnh,
    Như lộ diệc như điển…


    - Tất cả các pháp hữu-vi đều là giả, là ảo-ảnh, vậy thì pháp vô-vi là Thực chăng? Đến đây ta cần định-nghĩa lại, đối với Phật-pháp thì pháp hữu-vi bao gồm tất cả các sự hiện mà 6 giác quan của ta có thể nhận biết dược, kể cả những khái-niệm trừu-tượng, tư-tưởng, ý-nghĩ, cãm xúc….Còn pháp vô-vi từ này ít được dùng trong Phật–pháp vì đã có những từ như Chân-lý , Chân-Tâm, Chân-như, Chân Cảnh, Chân thường, Bản-thể Tâm, Như-Lai, Phật-Quốc…v…v…(Đối với Tiên-đạo thì "pháp vô-vi" được dùng để chỉ những pháp tu luyện huyền bí, với Lão-tử thì “Vô-vi nhi vô bất-vi” nghĩa là không khởi tâm tạo tác gì, chỉ sống lặng lẽ, thuận-hợp với tự-nhiên).

    - Tất cả các pháp hữu-vi đều là giả, là ảo-ảnh, vậy thì lià giả là Chân chăng? Không, lià giả vẫn là giả, vì cái lià giả vẫn là sản phẩm của Ý-Thức, lià cái xa lià cũng thế, như hai cái gương để đối diện nhau, trong gương nầy có bóng gương kia, trong gương B có bóng B', trong bóng B' có bóng B". Bởi Ý-thức vốn chẳng phải là Ý-thức, cho nên những bản sao của Ý-Thức thì vô-cùng.

    Chữ BÀO là bọt nước, bọt nước vốn là nước, không phải đợi tan bọt mới có nước


    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  2. The Following User Says Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hungcom (06-07-2015)

  3. #12
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts
    .

    Quy-nguyên. 7


    **********


    Có một quyển sách tên là “Chính bản thanh nguyên” ( Sửa gốc, ngọn cây thẳng; vét nguồn, nước suối trong) . Với đạo Phật, đây chỉ là lớp 1, lớp Nhân Thiên Thừa. Chữ NGUYÊN nầy không phải là cội-nguồn mà ta muốn bàn đến.

    Điều ta muốn bàn đến là “CỘI-NGUỒN CỦA VÒNG SINH-TỬ LUÂN-HỒI” cội-nguồn của vũ-trụ Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới (trong đó có ta). Đó là bến bờ An-Lạc Hạnh-Phúc Chân-Thường .

    Vạn-vật đều phải trải qua bốn thời-kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không. Cái Không nầy không phải là cái Không mà ta muốn đến. Cái Không mà ta muốn đến vốn là Cái CÓ, mà còn là “ Đại CÓ ” nữa, “Chân-thật CÓ, Thường còn CÓ, Hạnh-phúc CÓ, Viên-mãn CÓ, Thường-tịch CÓ, Thường-chiếu CÓ….”

    Cội-nguồn này là Đại bến bờ, là nơi An-nghỉ chân thật cuối cùng, là suối nguồn tươi mát thiên-thu, là không còn gì ngăn cách, là…là….

    Ngần ấy danh từ tuy nhiều nhưng chẳng phải là đủ để diển tả cái chỗ mà hành-giả hướng tâm tìm về, như cái đẹp sảng-khoái của núi rừng hoang-sơ bạn phải đến tận nơi để cãm nhận nó, mọi lời diễn tả đều bất toàn, què quặt.

    Đến đây ắt hẳn bạn cật vấn tôi: - Anh đã “ĐẾN NƠI” chưa mà viết như người đã biết, đã hiểu rõ, anh không sợ phạm tội Đại vọng-ngử sao ?

    _ Xin thưa, tôi chưa đến, tôi là người đang đi, có thể tôi đi trước bạn một bước nhưng tôi mong được là người đi sau bạn, được nghe những lời quở mắng chân tình của bạn, bạn chỉ rõ cho tôi những sai sót, cho tôi tiến bộ hơn. Ngay từ đầu, tôi đã chọn cho mình một công việc là viết, viết để có chỗ hướng tâm, viết để lợi mình lợi người (nếu viết chưa đúng thì cũng là duyên để chúng ta suy-tư thêm), viết để không còn lêu lỏng rong chơi vô-định, viết để đào sâu thấy rõ vấn-đề, viết vì gợi ý “gượng dậy nhé con” của “mẹ hiền”.

    _ Đây chỉ là trường hợp TRÒN TIN và MỞ THÔNG TRÍ-TUỆ , người tròn tin thì rất hùng-biện, người mở thông Trí-tuệ thì có thể thấy biết trước Hành-trình và Điểm đến gần đúng như sự thực. (Ngày xưa khi Darwin thấy một hoa lan có cái cuống giả dài 30cm, mật và phấn hoa ở trong cuống giả nầy, ông suy luận rằng phải có một loài bướm có cái vòi dài 30 cm để thụ phấn cho hoa nầy; mãi đến ngày nay_ sau 150 năm_ dùng camera hồng ngoại người ta mới ghi hình được con bướm đặc chủng nầy).



    _ Tội “Đại vọng-ngữ” chỉ cấu thành khi hành-giả tự cho là đủ, là đã đến cuối hành-trình, không còn ý cầu tiến, làm dứt bặt duyên với cội-nguồn “Viên-Giác”.

    _ Tôi viết vì thuận tay mà viết, không mong được khen, không ngại lời chê trách quở mắng. Tôi viết vì các DUYÊN đã đủ để viết : thời-gian và phương-tiện .


    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    hungcom (06-07-2015),nguoi ao lam (06-23-2019)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •