DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 9/10 ĐầuĐầu ... 78910 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 81 tới 90 của 98

Chủ đề: Canh dưỡng sinh

  1. #81
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    II.- Vấn đề từ ngữ và hội ý

    Khi khởi sự phiên dịch quyển sách Canh Dưỡng Sinh này, trong tay tôi chỉ vọn vẹn có bốn quyển tự điển: Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh, Hán Anh Tinh Tuyển Từ Ðiển của nhà xuất bản Oxford University Press, Vương Vân Ngũ Tiểu Từ Ðiển (phiên âm tiếng Phổ Thông) và Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn.

    Chữ Ngưu Báng () trong từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh không có. Tuy nhiên tên tiếng Anh của nó là Burdock, nên tôi tra trong Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn để xem ông dịch ra tiếng Việt là gì thì thấy ông dùng chữ Ngưu Bàng. Cho nên tôi cũng dùng chữ Ngưu Bàng trong bản dịch sơ thảo. Rồi sau đó tôi bèn tham khảo với một số bằng hữu am tường tiếng Hán để xin ý kiến. Quý vị đó bảo theo đúng tự điển tiếng Phổ Thông phát âm chữ này là Nỉu Páng (). Chữ Páng này đồng dạng và đồng âm với chữ Páng trong từ kép phỉ báng () của tiếng Việt, chỉ khác nhau có bộ ngôn () và bộ thảo () mà thôi. Khi nào tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pbảng (), thì tiếng Việt mới phát âm là Ngưu Bàng. Trong trường hợp tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pàng () thì tiếng Việt phát âm là Ngưu Bảng.

    Tóm lại ba cách phát âm này có ba ý nghĩa khác nhau:

    Chữ BÁNG (): tên của một loại thảo mộc.

    Chữ BÀNG (): Gần, bên cạnh. Như bàng cận, bàng thính.

    Chữ BẢNG (): Cây chèo để chèo xuồng hoặc Bảng nhãn là một học vị thời xưa ở nước ta.

    Cho nên, quý vị đó đề nghị tôi nên dùng chữ NGƯU BÁNG chính xác hơn.

    Mặc dầu theo cách phát âm giữa tiếng Hoa và tiếng Hán Việt thì chữ đó nên đọc là Ngưu Báng. Nhưng hiện nay phần đông người đồng hương mình thì đọc là Ngưu Bàng. Thậm chí có một số bằng hữu khác bảo tôi nên sửa lại là Ngưu Bàng mới đúng. Tôi cảm thấy phân vân không biết nên dùng chữ nào mới phải. Vì hiện thời chưa có cơ quan thẩm quyền nào để thống nhất và tiêu chuẩn hóa tiếng Việt. Kính mong quý độc giả vui lòng thông cảm cho sự sai biệt này và tùy ý muốn đọc làm sao cũng được, miễn chất liệu của thuốc vẫn là một thứ. Ðồng thời dịch giả cũng xin chân thành cảm ơn quý vị đồng hương đã quan tâm xây dựng, bổ sung những khuyết điểm, có lời ưu ái sửa sai và chỉ giáo.

    Tuy nhiên, theo đề nghị của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, mặc dầu ngưu báng (ngưu bàng) rất mới mẻ đối với người Việt Nam mình, nhưng chữ này đã xuất hiện trong sách thuốc của nước ta cũng khá lâu dưới danh xưng là ngưu bàng và coi như người mình đã Việt Nam hóa chữ này rồi (giống như áo sơ mi, cái cà vạt, bơ, phó mát...) dù nó không phù hợp với cách phát âm theo Hoa ngữ. Do đó, theo ý ông, chúng ta nên dùng danh từ Ngưu Bàng để gọi củ Gobo (của Nhật) hay Burdock (của Anh) một cách thống nhất với từ ngữ đã quen dùng xưa nay trong Ðông y ở nước ta. Dịch giả đề nghị quý vị nên chấp nhận sử dụng thống nhất từ “Ngưu Bàng” kể từ quyển sách được tái bản lần thứ ba này để đồng loạt giống nhau với các sách Ðông y khác phát hành ở trong và ngoài nước.

    Trong mục 4, chương sáu, dịch giả có phạm một lỗi lầm về tiếng Hán Việt. Dịch giả đã dùng chữ Thái Liễu, một trong hai vị thuốc trị bịnh sạn thận. Chữ đó sai, phải đọc là Hùng Liễu mới đúng. “Thái” có nghĩa hình thái, còn “hùng” có nghĩa là con gấu. Xin cám ơn Tiến sĩ Ðỗ Thông Minh đã chỉ giáo và xin cáo lỗi với quý vị độc giả của hai ấn bản lần thứ nhất là lần thứ hai.

    Sau hết dịch giả cũng xin cám ơn Bác sĩ Khôi Nguyễn ở California (Hoa Kỳ) đã điện thoại cho dịch giả biết ông đã tra cứu ra vị thuốc Bút Ðầu Thái của Nhật tức là Mộc Tặc trong thuốc Bắc. Còn Liên Tiền Thảo hay Tích Tuyết Thảo tức rau má. Hải đới (rong biển) tức Côn Bố. Ông còn hứa sẽ tiếp tục tra cứu thêm trong các tài liệu Ðông Y và ngoại quốc, khi nào có phát hiện gì mới sẽ cho dịch gia biết.

    Kính xin quý vị độc giả tiếp tay để quyển sách này càng ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.

    Ngoài ra trong sách Canh dưỡng sinh đã xuất bản lần thứ nhất và lần thứ hai, dịch giả có dùng chữ Cimicifuga Foetida để chỉ chữ ngưu bàng. Nhưng sau này do một vị đồng hương nhắc nhở, tra cứu lại thì chữ này dùng để chỉ vị thuốc Thăng Ma trong Ðông Y. Lý do có sự lầm lẫn là vì trong nhãn hiệu (Công ty xuất khẩu Hằng Phát ở Hồng Kong) đã dùng chữ Cimicifuga foetida đi đôi với chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa. Cho nên dịch giả ngỡ là tiếng La tinh để chỉ chữ Burdock vì không lẽ một công ty xuất khẩu lớn lao như vậy lại dùng sai chữ hay sao. Cho nên một số đồng hương và dịch giả có điện thoại bảo công ty Hằng Phát xác nhận lại thuốc mà họ bán cho chúng tôi (những khách hàng sử dụng tại Úc), là Thăng Ma hay Ngưu Bàng vì chúng tôi nghi ngờ trong lúc khan hiếm trên thị trường vì nhu cầu gia tăng quá nhiều tại Úc, họ có thể tráo trở để lừa gạt, nhưng mãi đến tháng 6 dương lịch 2003, họ mới chịu sửa sai trên nhãn hiệu là Burdock mà không có một lời thanh minh nào hết. Tóm lại Cimicifuga Foetida là sai. Chữ Burdock (Arctium Lappa) mới là đúng để chỉ chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa và Gobo trong tiếng Nhật.



  2. #82
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    III- Uống canh dưỡng sinh cũng có nguy hại

    Một thời gian sau khi xuất bản quyển sách này, dịch giả đã nhận được rất nhiều điện thoại, fax và thư từ của độc giả khắp nơi gởi về vừa để phê bình, góp ý, ngợi khen và báo cáo kết quả sử dụng. Có người thì bảo rằng canh dưỡng sinh rất hay, rất hiệu nghiệm, Nhưng cũng có vài người báo cáo sau khi uống canh dưỡng sinh một thời gian thì bịnh tình của họ trầm trọng hơn. Sau khi thăm hỏi, quý vị đó cho biết, nấu canh dưỡng sinh tốn nhiều thời giờ quá nên họ sử dụng thứ biến chế sẵn tiện lợi hơn.

    Một nữ độc giả bảo có lần bà vào một tiêm buôn Á Châu để mua ngưu bàng nhưng đã hết hàng. Người bán hàng bảo rằng canh dưỡng sinh nấu theo kiểu của ông Lập Thạch Hòa đã xưa và lỗi thời rồi. Hiện nay người ta đã chế biến lại dưới hình thức gói nhỏ, chỉ cân nặng có 15 gram thôi nhưng công hiệu phi thường. Khi sử dụng, chúng ta không cần sắc nấu, chỉ để gói vật liệu đó vào một bình thủy rồi chế nước sôi vào. Một lát sau ta có thể dùng ngay như trà vậy, rất là tiện lợi. Tuy nói vậy nhưng họ vẫn dùng quyển sách của tôi đã phiên dịch để làm tài liệu quảng cáo khuyến mãi với hình thức “treo đầu dê, bán thịt chó”, mua một thùng 100 gói, họ biếu miễn phí một quyển sách. Hiện thời loại canh dưỡng sinh biến chế này được rất nhiều người sử dụng vì khỏi phải mất công sắc nấu. Một bịnh nhân ung thư phổi ở Melbourne cũng báo cáo cho tôi biết, sau khi uống canh dưỡng sinh loại bỏ túi này rồi, hai bữa sau bà cảm thấy khó thở nên đã được chồng bà lập tức đưa vào bịnh viện cấp cứu. Hai vị độc giả khác một người là bịnh nhân bịnh tiểu đường, người kia thì bị cao máu, đang chữa trị theo phương pháp Tây y, báo cáo rằng sau khi uống canh dưỡng sinh loại gói nhỏ này thì lượng đường và áp huyết tăng cao hơn lúc chưa uống canh dưỡng sinh.

    Trên đây là những lời than phiền của một số bịnh nhân sau khi dùng canh dưỡng sinh không đúng cách. Ðiều chắc chắn là nấu canh dưỡng sinh đúng theo tài liệu hướng dẫn cho đến bây giờ cũng chưa có ai bảo đảm có công hiệu một trăm phần trăm, huống hồ là sử dụng loại biến chế không đúng tiêu chuẩn. Một vài độc giả ở Melbourne báo cáo cho biết có một nhà sách nọ đã bán sách Canh Dưỡng Sinh với giá 15 Úc kim, trong khi chúng tôi chủ trương ấn tống quyển sách này. Ngoài ra họ còn lợi dụng danh nghĩa của dịch giả và đã bảo với khách hàng rằng: “Ngưu Bàng này do ông Trần Anh Kiệt ở Sydney gởi bán”. Tôi xin xác minh cùng quý độc giả hiện nay tôi cũng như gia đình tôi không có lợi dụng cơ hội để hành nghề buôn bán và trục lợi một cách bất nhân theo kiểu này.



  3. #83
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    IV.- Ðài phát thanh sắc tộc Úc Châu SBS phỏng vấn hai vị học giả về canh dưỡng sinh

    Trong hai buổi phát thanh thường lệ vào ngày 6 và 13 tháng 8 năm 2003, đài phát thanh SBS Úc Châu đã có phỏng vấn hai vị học giả người Việt tại Úc về vấn đề canh dưỡng sinh và đã được hai vị này hưởng ứng đáp lời. Nhận thấy quan điểm của hai vị học giả này tuy đối nghịch nhau nhưng rất là hữu ích, nên dịch giả đã tiếp xúc với đài SBS và nhị vị học giả nói trên để xin phép được đăng lại cuộc phỏng vấn đó vào phần phụ lục của quyển sách để quý đồng hương nào không nghe được hai buổi phát thanh đó có cơ hội biết qua một cách trung thực về canh dưỡng sinh hơn.

    Vị học giả thứ nhất là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, một đồng hương Việt Nam du học tại Nhật Bản, đã đỗ tiến sĩ nông học vào năm 1977 tại Ðông Kinh. Sau đó ông được định cư tại Úc và hiện phục vụ tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Cố Vấn của Bộ Nông Nghiệp tiểu bang New South Wales tại Gosford thuộc khu vực miền Bắc ngoại ô Sydney. Ông đã viết và soạn thảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu rất có giá trị về nông học bằng Anh ngữ rất nổi tiếng. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng đã cho phép đăng phần tài liệu này và hân hạnh giới thiệu với quý độc giả bài nói chuyện đó như sau:

    * * * * *

    Cuối năm 2002, tôi nhận được cuốn sách 'Canh Dưỡng Sinh' do Nhóm Thân Hữu Úc Châu tặng. Sách do Trần Anh Kiệt dịch từ một cuốn sách bằng tiếng Trung Hoa. Cuốn sách bằng tiếng Trung Hoa này cũng dịch từ một cuốn sách bằng tiếng Nhật, mà tác giả là Tate-Ishi Kazu, viết vào năm 1994. Tôi liên lạc với bạn bè ở Nhật để xin một cuốn nguyên bản nhưng chờ mãi vẫn không nhận được cho nên chỉ đọc được những gì mà Trần Anh Kiệt dịch lại từ bản dịch Trung Hoa mà thôi. Theo dịch giả Trần Anh Kiệt, bản nguyên gốc có tựa đề 'Ganso yasai supu kyo-kenkoho'. Vì tựa đề viết bằng chữ abc chứ không phải chữ Nhật cho nên tôi đoán chừng tựa đề theo âm Hán Việt có thể là 'Nguyên tổ dã thái súp cường kiện khang pháp' . Dịch nôm na sang tiếng Việt là 'Phương pháp tăng cường sức khoẻ bằng canh rau cải tầm thường'. Trong phần 'Lời nói đầu' tác giả nói rõ ông 'không phải là một y khoa bác sỹ mà chỉ là một khoa học gia bình thường'. Tôi không biết Tate-Ishi là một khoa học gia về ngành gì nhưng chính cái tựa đề và lời tự bạch của Tate-Ishi đã cho ta thấy rằng ông đã chú ý đến những cái bình thường trong đời sống để giới thiệu một món canh rau cải mà ông cho là tầm thường nhưng hiệu quả đã không tầm thường chút nào. Tuy nhiên vì 'không phải là một y khoa bác sỹ' nên Tate-Ishi đã diễn giải sự kiện về mặt y dược một cách khá tự do, không hề bị khép chặt trong quy ước của bài bản y khoa nào. Chính vì thế mà khi ông 'phát hiện ra công năng vô bờ bến của loại canh rau cải' mà bây giờ Trần Anh Kiệt đặt cho cái tên là 'canh dưỡng sinh' thì 'loại nước uống tầm thường này không được giới y khoa xem trọng'. Tôi nghĩ rằng Tate-Ishi dùng từ 'phát hiện' để nói lên một sự thật ít ai để ý: món canh dưỡng sinh của ông rất giống món 'tonjiru' truyền thống của người Nhật. Món tonjiru này gồm ngưu bàng, củ cải, (có hoặc không có cà rốt), nấm đông cô và thịt heo hầm nhừ với tương đậu nành 'miso'. Tate-Ishi đã trải qua 'nhiều năm sưu tầm và nghiên cứu' để phát hiện (chứ không phải phát minh) trong kho tàng thức ăn quí giá của quê hương ông, đã có những món rau cải có hiệu quả cao, như món tonjiru, trong việc tăng cường sức khỏe cho con người. Những món rau cải ta thấy mỗi ngày ở chợ đã không được nhiều người quan tâm vì nó tầm thường, quê mùa quá. Nhưng Tate-Ishi đã tìm thấy, nghiên cứu, áp dụng và xướng lên một phong trào dùng canh dưỡng sinh để trị bệnh, vì vậy nên 'loại nước uống tầm thường này không được giới y khoa xem trọng vì nguyên lý trái ngược với kiến thức y khoa hiện đại' là điều dễ hiểu.

    Thật ra không có gì trái ngược với kiến thức y khoa hiện đại cả. Bởi vì các loại rau cải trong 'canh dưỡng sinh' chính là các loại rau cải quan trọng có khả năng 'điều hòa thân thể' cho con người (Morishita Kei-Ichi, 1986). Chúng mang đầy đủ những Vitamin cần thiết như Vitamin A (lá củ cải, cà rốt), Vitamin B1, B2 (cà rốt, ngưu bàng), Vitamin C (củ cải, cà rốt, ngưu bàng), Vitamin D (nấm đông cô), Vitamin E (cà rốt). Ví dụ như trong củ ngưu bàng có đến 45% chất Inulin; một protein dưới dạng đường nhưng không phải đường glucose, cho nên không lạ khi người Nhật dùng ngưu bàng để trị bệnh tiểu đường. Chất chát trong củ và lá ngưu bàng chính là polyphenol; một chất chống oxyt hóa (antioxidant) như catechins ở trà xanh, nên ngưu bàng cũng ngăn ngừa được chứng ung thư, hạ thấp cholesterol trong máu và sát trùng, diệt khuẩn như trà xanh. Hoặc như các hoạt chất trong nấm đông cô còn có thể tăng cường tính miễn nhiễm, điều hòa đường ruột và ngăn ngừa sự phát sinh tế bào ung thư cũng như cảm cúm do virus gây ra. Cho nên sự kết hợp ngưu bàng, lá củ cải và củ cải, cà rốt và nấm đông cô là sự kết hợp nhiều vitamin và các hoạt chất cần thiết cho sức khoẻ con người.

    Tuy nhiên có lẽ vì Tate-Ishi cho rằng ngưu bàng, cà rốt, củ cải và nấm đông cô là những thứ rau cải tầm thường, không xa lạ gì đối với người Nhật nên ông đã không nói rõ thành phần dược liệu của từng món trong canh dưỡng sinh mà ông giới thiệu. Ðiều này trở nên một thiếu sót lớn khi sách được dịch sang tiếng Việt vì độc giả người Việt chỉ theo dõi được những kết quả thần kỳ do canh dưỡng sinh mang lại nhưng vẫn không hiểu tại sao, nhờ gì mà canh dưỡng sinh có hiệu quả như vậy?

    Chúng tôi nghĩ cách hay nhất là cung cấp cho các độc giả Việt Nam thành phần dược liệu của các loại rau cải trong món canh dưỡng sinh, đặc biệt chú trọng về ngưu bàng vì đây là món rau khá lạ đối với dân ta, để quí vị thấy hiệu quả thần kỳ kia có tính khoa học chứ không phải chỉ dựa trên những tin tưởng vẩn vơ, vô căn cứ.



  4. #84
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Ngưu Bàng (Arctium lappa L.)

    Tiếng Nhật: Gobo

    Tiếng Anh: Burdock

    Tiếng Việt-Hán: Ngưu Bàng, Ngưu Bảng hoặc Ngưu Báng

    Ngưu Bàng thuộc họ Cúc (Asteraceae)

    Người Việt Nam tại Úc châu đặt tên Gobo là Ngưu Báng (Canh dưỡng sinh,Trần Anh Kiệt, 2003), nhưng ở Việt Nam, dân ta đã dùng nó từ lâu và gọi là Ngưu Bàng (Bộ Y Tế, 1978; Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999). Mặc dù có rất nhiều từ Hán Việt trong tiếng Việt Nam, nhưng chúng tôi thiển nghĩ hễ từ nào ông cha ta đã Việt Nam hoá thì nên dùng từ đó cho thống nhất với người trong nước. Do vậy chúng tôi xin được dùng từ Ngưu Bàng thay vì Ngưu Báng.

    1. Thành phần dược liệu:

    Trong củ ngưu bàng có chứa nhiều chất Inulin và Chất sợi. Inulin là một protein dưới dạng đường có công dụng cung cấp năng lượng và chỉnh lý cơ năng của ruột và thận. Chất sợi giúp sự tiêu hoá được bình thường nên trị được bệnh táo bón. Củ ngưu bàng có chứa Calcium, Sodium, Anti-allergy và đặc biệt nhất là củ và lá ngưu bàng có chứa chất chát antioxydant được dùng làm thuốc ngăn ngừa ung thư, hạ cholesterol, trị tiêu đàm, cầm máu. Hạt ngưu bàng chứa tinh dầu có thể giải độc, lợi tiểu. Ngưu bàng còn có chứa chất Aruginin là một sex-hormone có công dụng thúc đẩy và tăng cường hoạt động về sinh dục (Morishita, 1986).

    Vỏ của củ ngưu bàng chứa nhiều hoạt chất kể cả hoạt chất có mùi thơm như Akutin acid cho nên không nên gọt bỏ vỏ mà chỉ rửa nhẹ cho sạch đất cát thôi.

    2. Công dụng:

    Ở Nhật Bản, củ ngưu bàng được sử dụng như rau ăn mỗi ngày. Ðây là một loại rau thuộc nhóm 'rau thuốc' vì ngưu bàng được dùng để giúp trị bệnh táo bón, bí tiểu tiện, tẩy máu, giải độc, thoát mồ hôi, cường tinh, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư tử cung, ung thư gan, thận và ruột.

    Ở Việt Nam, dân ta tuy không dùng ngưu bàng để làm rau ăn như người Nhật nhưng cũng đã biết sử dụng cây này để làm thuốc từ lâu (Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999). Lá ngưu bàng tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính, cúm kéo dài. Hạt ngưu bàng chữa phong lở, mày đay, bụng sình, lợi tiểu, giải nhiệt, phù thủng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Ðối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, ngưu bàng có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu mùa cũng làm cho chóng mọc. Củ ngưu bàng dùng làm thuốc thông tiểu tiện, ra mồ hôi, tẩy máu, chữa tê thấp, đau và sưng khớp, mụn nhọt, áp xe, bệnh nấm da, hắc lào, eczema, viêm hạch, vết thương có mủ.

    3. Cách trồng:

    Ở Nhật, giống ngưu bàng làm rau ăn phải được trồng ở đất xốp có độ dày sâu khoảng 1m để củ phát triển tốt, không chia nhánh. Tùy theo mùa, củ ngưu bàng được thu hoạch sau 3-5 tháng trồng. Vào khoảng tuổi này, củ có đường kính khoảng 1.5-2.5cm, dài khoảng 60-100cm, có mùi thơm như sâm, củ tuy cứng nhưng vẫn còn dễ cắt gọt, xào nấu.

    Ngưu bàng làm thuốc thường ở dạng khô. Trong trường hợp này, cây ngưu bàng thường được trồng lâu hơn, có khi cả năm nên củ hóa mọc, cứng như gỗ, lõi củ phát triển phần xốp (phythiness) hoặc nức dọc thành khoảng hổng ở trung tâm củ. Củ ngưu bàng ở độ tuổi này thường ít có mùi thơm và không sử dụng như thức ăn vì quá cứng, chỉ dùng làm thuốc. Thành phần dược liệu trong củ non (3-5 tháng tuổi) và già (1 năm tuổi) không rõ có khác nhau hay không, nhưng năng suất của củ già bao giờ cũng cao hơn củ non.

    Chi tiết về phương pháp sản xuất đại trà củ ngưu bàng làm thức ăn có thể tham khảo thêm ở tài liệu 4 & 5 (Nguyen Q.V., 1992 và Nguyen Vong Q., 1998).

    4. Cách dùng:

    4.1. Dùng như rau:

    Chỉ dùng củ ngưu bàng để làm rau ăn. Củ ngưu bàng khi xắt lát hoặc xắt thành sợi mỏng, gặp không khí sẽ bị hoá màu từ trắng nõn sang nâu đen. Nguyên nhân của sự hoá màu này là do tanin và chất chát trong củ gặp không khí bị oxít hoá mà ra. Sự oxit hoá này không gây độc. Tuy nhiên để lát hoặc sợi ngưu bàng được trắng trẻo đẹp đẽ, ngay sau khi xắt phải ngâm ngưu bàng ngay trong nước cho đến lúc xào nấu. Người Nhật dùng ngưu bàng để nấu nhiều món ăn, chủ yếu có những món sau:

    a) Món Tonjiru: Ngưu bàng, củ cải, nấm đông cô (có hoặc không cà rốt) hầm nhừ thịt heo với tương đậu nành 'miso'.

    b) Món Kenjiru: Như món 'tonjiru' nhưng dùng thịt gà thay vì thịt heo nên mớI gọI là 'kenjiru'.

    c) Món Kimpira gobo: Ngưu bàng xắt sợi như 'chip' của khoai tây chiên nhưng chỉ nhỏ bằng 1/4, xào chung với cà rốt cũng xắt nhỏ như vậy bằng soysauce. Trước khi ăn có thể rắc một ít mè.

    d) Món Tataki gobo: Ngưu bàng xắt sợi nhỏ, chần nhẹ xong trộn với xà lách, tưới dầu dấm trước khi ăn.

    e) Món Cơm gobo: Ngưu bàng xắt lát mỏng, trộn đều với nấm đông cô, cà rốt và gạo xong nêm xì dầu... xong nấu thành cơm gobo.



    4.2. Dùng như thuốc:

    a) Ghẻ ngứa: Xắt lá tươi hoặc lá khô để vào trong bồn nước xong ngâm toàn thân trong bồn như tắm.

    b) Sưng nướu răng, đau cổ họng: 5-10g rễ hoặc lá, 1 ly nước (200ml) nấu còn nửa ly, để ngui súc miệng.

    c) Phong ngứa, côn trùng cắn chích, cầm máu lúc bị thương: vò lá tươi đắp vào vết thương hoặc cũng dùng dung dịch (a) ở trên mà thoa. Có cách dùng khác là ngâm lá tươi trong rượu (10g lá, 100ml rượu) trong một tuần lễ, sau đó thoa lên chỗ ngứa.

    d) Bệnh trĩ, ra máu hậu môn: Nấu lá và rễ ở độ đậm hơn trên, để nguội khoảng 39-40 độ, ngâm mình vào dung dịch 3-5 phút.

    e) Táo bón: Dùng củ ngưu bàng làm thực phẩm như nấu canh, muối dưa, nấu chín với dạng kho lạt, lăn bột chiên. (Cách nấu nướng giống như củ cải, carrot v.v..).

    5. Thị trường:

    Ở Nhật Bản, ngưu bàng rất phổ biến, được sử dụng như một loại rau đầy dinh dưỡng. Vào năm 1999, Nhật Bản sản xuất 203,800 tấn củ Gobo trên 11,400 mẫu tây. Cùng năm, Nhật nhập khẩu 80,000 tấn Gobo chủ yếu từ Trung Quốc.

    Từ năm 1990 Việt Nam có trồng thử Gobo ở đồng bằng sông Hồng để xuất khẩu sang Nhật nhưng chưa thấy sử dụng một cách phổ biến trong dân gian.

    Ở Sydney, Úc châu, củ ngưu bàng có bán dưới dạng tươi, đông lạnh hoặc khô. Có thể thưởng thức các món ăn ngưu bàng như món Kimpera-Gobo, món xúp Tonjiru, Gobo-Tempura ở các tiệm ăn Nhật Bản.

    Gần đây củ ngưu bàng còn được người Việt Nam ở Úc châu sử dụng như thuốc (gồm ngưu bàng, củ cải, lá củ cải, nấm đông cô và cà rốt gọi là canh dưỡng sinh, Trần Anh Kiệt, 2003). Canh dưỡng sinh này do một nhà nghiên cứu Nhật Bản; ông Tate-Ishi Kazu giới thiệu và phổ biến vào năm 1994.


  5. #85
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Cà Rốt (Daucus carota L.)

    Tiếng Nhật: Ninjin

    Tiếng Anh: Carrot

    Tiếng Việt: Cà rốt.

    Cà rốt thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)

    1. Thành phần dược liệu:

    Cà rốt là một trong những loại rau quý được các thầy thuốc đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về đường và năng lượng. Cà rốt chứa nhiều Vitamin C, D, E và nhóm B gồm B1, B2. Nhưng đặc biệt hơn hết là carốt chứa chất Bêta Carotene; chất tiền Vitamin A, nhiều nhất trong các loại rau. Thiếu Vitamin A sẽ dẫn đến bệnh quáng gà hoặc tệ hơn sẽ bị mù mắt. Chất Bêta Carotene trong máu thấp có nguy cơ bị ung thư. Chất sợi trong củ cà rốt cũng giúp cho sự điều hòa đường tiêu hoá. Vì lẽ đó nên cà rốt trị được bệnh táo bón, trị chứng suy nhược, thiếu máu, bệnh đường ruột, bệnh phổi, ho hen, khản tiếng, bệnh ngoài da, bệnh ung thư. Hạt cà rốt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất sulfur. Ngoài ra trong hạt cà rốt còn có chất kháng khuẩn raphanin là một chất kháng được nhiều loại vi khuẩn. Hạt cà rốt dùng trị bệnh sán lãi, đau bụng, chữa chứng phong đờm, suyễn, kiết lỵ, mụn nhọt, táo bón.








    Củ Cải Trắng (Raphanus sativus L.)

    Tiếng Nhật: Daikon

    Tiếng Anh: Long white radish

    Củ cải trắng thuộc họ Cải (Brassicaceae)

    1. Thành phần dược liệu:

    Lá củ cải chứa nhiều chất sợi, tinh dầu và một lượng rất nhiều Vitamin A và C dùng để chữa bệnh táo bón, khản tiếng, xuất huyết đường ruột, suyễn. Củ cải chứa glucose, adenin, histidin và một số Vitamin A, B, C đặc biệt trong lá lượng Vitamin nhiều gấp nhiều lần so với củ. Củ cải trắng có mang một số hoạt chất kích thích sự ăn ngon miệng. Củ cải thường được dùng để trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, và các bệnh về đường hô hấp như ho hen, suyễn.



  6. #86
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Nấm Ðông Cô (Lentinus edodes (BERK.) SING.)

    Tiếng Nhật: Shiitake

    Tiếng Anh: Shiitake mushroom

    Tiếng Việt: Nấm đông cô, nấm hương

    Nấm đông cô thuộc nhóm nấm



    Nấm đông cô Nhật Bản có tên khoa học là Lentinus edodes (BERK.) SING. (Hoshikawa K. & Chihara M., 1970). Người Việt Nam thường cho rằng nấm đông cô của Nhật là nấm hương của Việt Nam. Tra cứu các loại tự điển thực vật, chúng tôi thấy tên khoa học của nấm hương Việt Nam là Agaricus rhinozerotis (Nguyen Van Truong & Trinh Van Thinh, 1991) khác với tên khoa học của nấm đông cô Nhật Bản. Vì không phải là một người nghiên cứu về thực vật học, nhất là phân loại học nên chúng tôi không biết hai loại nấm này giống hay khác nhau. Tuy thế chúng tôi vẫn đưa vấn đề khác tên khoa học giữa hai loại nấm để hy vọng sẽ có vị chuyên gia trong ngành nấm lên tiếng, phân biệt cho biết hai loại nấm này là giống hay khác nhau, để độc giả Việt nam chọn đúng loại nấm thích hợp. Trong bài này chúng tôi chỉ bàn đến thành phần dược liệu của nấm đông cô Nhật bản, là loại nấm có hoa ở mặt trên của tai nấm, mà thôi.

    1. Thành phần dược liệu:

    Nấm đông cô là một loại thức ăn mang ít calory nên trước hết thích hợp cho những ai bị béo phì. Nấm đông cô tươi chứa chất sợi, potassium, calcium, sắt, Vitamin A, B1, B2, C và D nhưng nấm đông cô khô lại chứa nhiều gấp bội các chất trên, đặc biệt Vitamin D. Chất eritadenin trong nấm đông cô có khả năng đẩy cholesterol ra ngoài thân thể. Chất phitosterin giúp giảm chứng cứng động mạch. Vitamin D không những chỉ giúp trẻ con phát triển xương chống bệnh còi mà còn giúp não bộ và thần kinh phát triển tốt. Nhiều loại đường và hoạt chất trong nấm đông cô còn có thể tăng cường tính miễn nhiễm, điều hòa đường ruột, trị chứng hepatitis và ngăn ngừa sự phát sinh tế bào ung thư cũng như cảm cúm do virus gây ra.



    Kết luận:

    Dân Việt Nam ta vốn tự hào ăn rau nhiều, thế mới có những câu 'ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ'' hoặc 'ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống'. Tuy nhiên theo thống kê, dân ta chỉ mới ăn có 75kg rau/người/năm trong khi dân Nhật sử dụng đến 120kg và Ðại Hàn 150kg/người/năm. Cuốn sách do Trần Anh Kiệt bỏ công dịch thuật tác phẩm của Tate-Ishi để giới thiệu cho độc giả Việt Nam một món canh dưỡng sinh độc đáo, khuyến khích việc sử dụng ngưu bàng, củ cải, cà rốt và nấm đông cô trong cộng đồng người Việt Nam, theo tôi là một đóng góp đáng kể.

    Tuy nhiên, canh dưỡng sinh chỉ mới dùng có bốn món rau trong kho tàng 'rau thuốc' đa dạng và phong phú của loài người. Cho nên chúng tôi nghĩ đây chỉ là khởi đầu cho một thời kỳ người Việt Nam sử dụng lại 'rau thuốc'; vốn là nguồn dinh dưỡng dồi dào của tổ tiên ta, mà gần đây dân ta đã không chú ý đúng mức, nếu không nói có khi còn tỏ ra coi thường.

    Hy vọng rằng sau cuốn sách này, sẽ còn có nhiều cuốn sách khác giới thiệu với bạn đọc Việt Nam cái kho tàng vô tận 'rau thuốc' kia một cách khoa học để chúng ta có thể an tâm vừa thưởng thức những món ăn uống độc đáo vừa tăng cường sức khoẻ, sống vui sống mạnh đến trăm tuổi mới thôi.

    Người Nhật Bản sống thọ nhất thế giới một phần cũng vì họ biết 'ăn rau làm thuốc'. Người Việt Nam ta cũng nên như vậy, có phải không?

    October 2003

    Dr. Nguyễn Quốc Vọng, Special Research Scientist

    Gosford Horticultural Institute

    NSW Agriculture

    Australia




  7. #87
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Tài liệu tham khảo



    1. Bộ Y Tế, 1978. Dược liệu Việt Nam. NXB Y Học. Hà Nội. Việt Nam.

    2. Hoshikawa K. & Chihara M., 1970. Shokuyo Shokubutsu (Các loại thực vật dùng làm thức ăn). NXB Yoshi Eiyo Daigaku Suppansha, Tokyo, Japan.

    3. Iwao Hiroyuki and Kobayashi Masao, 1980 . Yasai wa Yaku da (Rau quả chính là thuốc !). NXB Nosangyoson Bunka Kyokai, Tokyo, Japan.

    4. Izawa Bonjin and Izawa Kazumitsu, 1987. Yasai. Kabutsu no Koyo (Hiệu quả của rau quả và trái cây). NXB Seibundo Shinko Sha. Tokyo, Japan.

    5. Morishita Kei-ichi, 1986. Yakukoshoku (Thức ăn làm thuốc). NXB HakuJuSha, Tokyo, Japan.

    6. Nguyen Q.V., 1992. Growing Asian vegetables. Agfact H8.1.37. NSW Agriculture, Australia.

    7. Nguyen Q. Vong, 1998. 'Burdock' in 'The new rural industry. A Handbook for farmers and investors'. Edited by KW Hyde. RIRDC, Canberra, Australia

    8. Nguyen Van Truong & Trinh Van Thinh, 1991. Từ điển bách khoa nông nghiệp. Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hanoi, Vietnam.

    9. Ochi Hirotomo, 1991. Bishoku Shoku no susume (Một kiểu ăn mới: ăn ít nhưng chất lượng). NXB Hitto Kiga Kyokai, Tokyo, Japan.

    10. Tateishi Kasu, 1994. Ganso Yasai suppu Kyokenkoho (Phương pháp tăng sức khoẻ bằng súp rau cải tầm thường)

    11. Trần Anh Kiệt, 2003. Canh dưỡng sinh. NXB All-Villa Printing. Sydney, Australia.

    12. Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Tập 1. NXB Giáo Dục. TP HCM, Vietnam.

    13. Viện Ðông Y, 1976. Thuốc Nam và Châm cứu, Phần Dược. NXB Y học. TP HCM, Vietnam.



  8. #88
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Vị học giả thứ hai là một bác sĩ trọng tuổi và nổi tiếng tại Sydney. Ông không cho đăng lại bài nói chuyện của ông một cách đầy đủ vì đây không phải là một quyển sách y khoa đàng hoàng nhưng chấp thuận cho tôi được trả lời về những quan điểm riêng của mình nếu có trái ngược đối với những phê bình của ông về canh dưỡng sinh.

    Như đã minh định rõ trong lời dịch giả: “không phải tất cả những lý luận và quan điểm khoa học nào trong quyển sách này cũng đều hoàn toàn đúng theo quan niệm của chúng ta, Ðó là thuộc về phần chủ quan của tác giả. Còn dịch giả chỉ đóng vai trò thông tin một cách trung thực mà thôi”. Dầu rằng dịch giả không được huấn luyện chuyên môn về y học, nhưng cũng xin quý độc giả cho phép tôi đóng góp một vài ý kiến thô thiển để rộng đường dư luận. Chắc chắn rằng ý kiến của tôi không có mục đích khuyến khích quý vị nên hay không nên dùng canh dưỡng sinh vì nó không phải là phương pháp trị liệu theo y khoa quy ước và chưa được công nhận bởi nhà chức trách y tế Úc Ðại Lợi. Việc sử dụng là do quyền quyết định của quý vị và người dịch hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

    a) Vị Bác sĩ đó bảo rằng “Canh dưỡng sinh không có hiệu nghiệm, vì nếu nó chữa lành được rất nhiều bịnh nan y như bịnh ung thư chẳng hạn thì ông Lập Thạch Hòa đã được đề nghị để nhận giải Nobel rồi, các nhà tư bản ở Mỹ đã nhào vô khai thác rồi”.

    Thực ra khi đã phát hiện công thức của canh dưỡng sinh rất hiệu nghiệm đối với việc chữa trị nhiều loại bịnh tật, khoa học gia Lập Thạch Hòa đã bị các học giả kỳ thị, chống đối ngay từ trong nước Nhật, chẳng qua chỉ vì nó không phải là một loại y khoa quy ước, nó là một phương pháp “phi khoa học”, và việc chữa trị có tánh cách kỳ quặc, thì thử hỏi có một tổ chức nào có can đảm đứng ra để đề nghị cho ông được nhận giải thưởng đó. Vả lại một chén canh dưỡng sinh không đáng giá bao nhiêu tiền, ai cũng có thể nấu được thì thử hỏi khi chế biến thành thuốc bán giá thật đắt như noni, aloe vera hay linh chi vân vân thì liệu có được bao nhiêu người bỏ tiền ra mua ?

    b) Người phụ nữ nào cũng thích làm đẹp. Không đeo đồ nữ trang không phải là phụ nữ. Vậy hễ ai đeo đồ nữ trang là bị bịnh ung thư hết rồi sao ? Nhận xét này rất vô lý.

    Khoa học gia Lập Thạch Hòa chỉ làm một cuộc so sánh, số phụ nữ đeo đồ nữ trang nhiều có tỷ lệ bị mắc bịnh ung thư cao hơn những phụ nữ không đeo đồ nữ trang. Ðó là việc làm thông thường của một nhà nghiên cứu. Ngoài ra ông cũng còn dùng các loài vật như rắn, dơi, chó và mèo để thí nghiệm. Tuy nhiên, nếu không đồng ý, chúng ta có thể phê bình một cách nhẹ nhàng hơn rằng: “Kết quả của thí nghiệm trên cơ thể loài vật chưa hẳn trùng hợp với thí nghiệm trên cơ thể của loài người”.

    c) Uống canh dưỡng sinh có thể làm giả thuốc tây như ăn chè đậu xanh vậy.

    Tôi không hiểu nó có thực sự làm giả hay làm mất công hiệu của thuốc tây hay không vì trong quyển Herb drug intereaction guide hiện hành tại Úc không có đề cập tới. Tuy nhiên quý độc giả cũng cần lưu ý về điểm này. Một bác sĩ ở Hoa Kỳ đã bảo với tôi qua đường điện thoại, nếu sợ vậy thì chúng ta uống cách xa thuốc tây từ hai tiếng đồng hồ trở lên. Tuy nhiên một dược sĩ ở Úc thì bảo có những loại thuốc tây có công hiệu kéo dài tới 24 tiếng đồng hồ, vậy thì phải làm sao ! Xin quý vị thuộc ngành y tế cho biết ý kiến. Nếu thật sự Canh Dưỡng Sinh và chè đậu xanh giả thuốc tây thì xin quý vị nên nhắc nhở bịnh nhân khi đến khám bịnh vì ít có ai biết đến phản ứng bất lợi này.



  9. #89
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    d) Niệu liệu pháp là ô uế, là dơ bẩn, là phản khoa học, có ai can đảm sử dụng không và chắc rằng nó có công hiệu gì không ?

    Những vị lớn tuổi ở Việt Nam qua đây vẫn còn nhớ, hồi đó ở bên mình, khi một người đàn bà sanh nở thường bị các cụ cho uống đồng tiện (nước tiểu của trẻ con). Nó như một thói quen, một phương pháp chữa trị theo lối gia truyền, nên không có ai phản đối và ghê tởm. Nó có công hiệu hay không thì mình phải căn cứ vào kết quả của việc áp dụng. Tôi có một người bạn là anh Nguyễn văn Trung, cũng ở Sydney. Trước kia anh làm chủ nhân công ty sửa chữa xe hơi Tek-Nik Smash Repair tại vùng Carramar. Trong thời gian sau này, vì lý do sức khỏe, nên anh đã sang dịch vụ làm ăn này lại cho người khác rồi dọn nhà về sinh sống tại West Hoxton gần khu vực ngoại ô. Anh bảo ở đây không khí trong lành hơn và biết đâu anh có thể sống thọ thêm một thời gian lâu hơn nữa. Tưởng cuộc đời của anh như vậy đã an bài rồi. Bỗng một hôm anh điện thoại cho tôi một cách mừng rỡ: “Anh Kiệt ơi, tôi cám ơn anh quá chừng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tôi có làm gì đâu mà anh cám ơn ?” Anh trả lời: “Canh dưỡng sinh của anh đã chữa tôi hết bịnh rồi”. Thì ra anh đã bị bịnh viêm gan C và ung thư tuyến tiền liệt, hai thứ bịnh cùng một lúc. Bác sĩ gia đình đã giới thiệu anh qua Bác sĩ chuyên khoa để chữa trị ở cấp cao hơn. Trong thời gian chờ đợi giải phẫu, anh đã uống canh dưỡng sinh và niệu liệu pháp. Bác sĩ chuyên khoa cho chụp hình lại thấy bướu ung thư đã biến mất nên đã hủy bỏ cuộc giải phẫu và báo cáo sự việc cho bác sĩ gia đình của anh biết. Hiện anh đã khỏe và đã làm việc trở lại. Bây giờ anh cộng tác với một xưởng làm đồng và sửa chữa xe hơi khác tại Cabramatta. Tôi hỏi anh: “Bộ anh không gớm sao mà dám uống nước tiểu bịnh hoạn của chính mình?” Anh bảo: “Chết đến nơi rồi, cái gì tôi cũng làm tuốt hết. Còn thời giờ đâu mà ở đó gớm với ghê !”

    Ðây là chuyện thật, thấy sao tôi nói vậy. Lời anh bạn tôi kể sao tôi cũng lặp lại y như vậy. Tôi không có ý quảng cáo theo kiểu Sơn Ðông mãi võ để khuyến khích quý vị dùng canh dưỡng sinh hay niệu liệu pháp để thay thế các phương pháp chữa bịnh hiện hành mà chỉ để chứng minh cho thấy có người đã dùng và đã có kết quả. Nếu quý vị áp dụng hay không, là quyền tự quyết của quý vị mà thôi.

    e) Canh dưỡng sinh cũng như rau cải không chứa đầy đủ chất calcium. Quý vị mà tin theo, nữa về già bị còm lưng cho mà coi.

    Theo sách Food For Life của Bác sĩ Neal Barnard, sách The Nature Doctor của Bác sĩ H.C.A.Vogel (sách này được tái bản 50 lần và đến thập niên 1990 đã phát hành trên hai triệu ấn bản) thì bảo là những loại rau cải có lá xanh đậm chứa calcium gấp 3 lần các loại thịt cá và là những thứ calcium dễ hấp thụ vào cơ thể của con người nhất. Ngoài ra trong cuốn Diet For A New America, tác giả John Robbins đã dẫn chứng: Dân Eskimo sống ở vùng Alaska và Tây Bá Lợi Á ăn nhiều thịt cá nhất trong khẩu phần hàng ngày. Lượng calcium mà họ hấp thụ vào gấp hai lần nhu cầu cần thiết cho cơ thể. Thế mà dân Eskimo lại là một giống dân có tỷ lệ người bị bịnh xương xốp cao nhất thế giới. Còn dân Bantu ở Phi Châu ăn toàn rau quả (ăn chay), nhưng lại có tỷ số dân chúng mắc bịnh xương xốp thấp nhất trên thế giới. Vậy xin hỏi chúng ta nên tin theo ai bây giờ ?

    f) Quyển sách này dùng toàn những từ ngữ khó hiểu và lời văn mê hoặc để hấp dẫn và lôi cuốn độc giả hăng hái dùng Canh Dưỡng Sinh.

    Quan điểm này xin dành cho quý độc giả phán xét. Dịch giả không có ý kiến.

    Trên đây chỉ là trích đoạn một vài điểm trong bài nói chuyện của vị Bác sĩ vừa kể, trên hệ thống đài phát thanh SBS Úc Châu. Bài này xét ra có tính cách đả kích hơn là phê bình xây dựng. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết qua để so sánh hầu có cái nhìn trung thực và vô tư hơn trong “cơn sốt canh dưỡng sinh” hiện nay tại Hoa Kỳ và Úc Ðại Lợi và một số nơi khác trên thế giới. Dịch giả mong rằng nếu canh dưỡng sinh không có chữa lành được các bịnh tật hiểm nghèo như ý muốn, thì ít ra nó cũng là một món ăn uống bình thường không gây phương hại đến sức khỏe của người sử dụng vì trong thành phần của canh đều toàn là rau củ tầm thường.



  10. #90
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    V.- Các chuyên gia y tế Việt Nam ở hải ngoại thảo luận về canh dưỡng sinh.

    Hiện nay phong trào dùng Canh Dưỡng Sinh “để chữa bá bịnh” đang được người Việt mình ở nhiều nơi phổ biến một cách rộng rãi. Cho nên vật liệu dùng để nấu canh như ngưu bàng, củ cà rốt, củ cải trắng, nấm Ðông cô đã trở thành là những món hàng được nhiều người chiếu cố một cách nồng nhiệt nên giá thị trường càng lúc càng gia tăng. Tình trạng này đã được báo chí ở Hoa Kỳ gọi là “cơn sốt Canh Dưỡng Sinh”. Ðể tìm hiểu xem Canh Dưỡng Sinh có phải là một thứ “thuốc tiên” có khả năng chữa được các bịnh nan y một cách thần kỳ, hay chỉ là một trò lừa đảo tinh vi do một bàn tay lông lá nào đó sắp xếp mà người Việt chúng ta đã vô tình vướng phải, giống như phong trào nuôi chim cút đã xảy ra tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975? Nó rộn ràng một thời gian rồi phụt tắt khiến bao nhiêu người Việt đã bỏ vốn đầu tư phải dở khóc dở cười vì chịu đựng biết bao sự lỗ lã. Hoặc là Canh Dưỡng Sinh tuy là loại canh rau tầm thường nhưng hàm chứa biết bao độc tố có thể gây phương hại đến sức khỏe của người sử dụng. Vì lẽ đó, các bác sĩ, dược sĩ và những chuyên gia khác thuộc ngành y tế có tinh thần phóng khoáng và cầu tiến, đã tích cực tham gia cuộc thảo luận trên mạng lưới điện toán của Diễn đàn Y khoa & Dược Khoa hầu tìm cho ra một giải đáp thích hợp, để nếu có gì nguy hại đến sức khỏe của con người thì sẽ kịp thời khuyến cáo để đối phó. Mặc dầu đây không phải là y khoa “chánh quy”, nhưng họ không đố kỵ mà vẫn nghiên cứu một cách tận tình, kỹ lưỡng, không võ đoán và nhìn sự kiện một cách không phiến diện và chủ quan như một số người đã làm. Với phương châm “lương y như từ mẫu”, họ làm việc rất đàng hoàng chín chắn và bằng một tấm lòng hăng say. Họ sưu khảo đặc tính của các loại thực vật được sử dụng trong thành phần Canh Dưỡng sinh căn cứ vào những tài liệu đáng tin cậy, rồi sau đó phỏng vấn những bịnh nhân nan y đã sử dụng có kết quả về cả hai phương diện có lợi và bất lợi rồi mới đi đến một kết luận thống nhất. Họ còn liên hệ với nhiều người để truy tầm tông tích của tác giả, dịch giả và lai lịch của quyển sách. Dĩ nhiên trong bất cứ các cuộc tranh luận nào cũng đều có những ý kiến dị đồng và va chạm về quan điểm, nhưng những sự va chạm đó chỉ có tính cách nhất thời, trong phạm vi nghề nghiệp với một tinh thần khoan nhượng và thái độ tương kính lẫn nhau thật đáng quý. Việc làm này tuy có tính cách bất vụ lợi nhưng hàm súc biết bao ý nghĩa tốt đẹp. Mặc dầu Canh Dưỡng Sinh và các chất liệu làm thành Canh Dưỡng Sinh đã được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng trình bày một cách rõ ràng trong bài phỏng vấn của đài phát thanh SBS đã được đăng tải ở phần trên. Nhưng để phong phú hóa tài liệu và với chủ trương “nhiều tay vỗ nên bộp”, dịch giả đã đề nghị và đã được bác sĩ Nguyễn Phước Bảo Quý, dược sĩ Lê văn Nhân và dược sĩ Trần Việt Hưng cho phép sử dụng một số tài liệu nghiên cứu riêng để đăng tải vào quyển sách này, hầu quý độc giả có thể tham khảo thêm một cách tiện lợi.



Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM
  2. Câu chuỵên tái sinh
    Gửi bởi muabuon trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-30-2015, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •