DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/10 ĐầuĐầu ... 8910
Hiện kết quả từ 91 tới 98 của 98

Chủ đề: Canh dưỡng sinh

  1. #91
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Ngưu bàng: cây rau, vị thuốc

    (Dược sĩ Trần Việt Hưng)

    Ngưu bàng hay Burdock là một cây rau thông thường tại Nhật và Triều Tiên hiện đang được chú ý vì có những tin đồn là nấu chung với Củ cải trắng trong món Canh Dinh dưỡng (phát xuất từ Nhật) có khả năng chữa được nhiều bệnh kể cả ung thư(?)..

    Tên Khoa học: Arctium lappa (đồng nghĩa với A. majus) thuộc Họ thực vật Asteraceae (hay Compositae) . Tại Âu châu, cũng dùng A. minus và A. tormentosum làm dược liệu. A. majus được gọi là Great burdock, A. minus là Lesser burdock và A. tomentosum là Wooly burdock.

    Những tên gọi thông thường:

    - Anh- Mỹ: Bardana, Beggar’s buttons, Clotbur, Edible burdock, Great bur, Great burdock, Lappa.

    - Đức: Klettenwurzel, Dollenkrautwursel, Kleberwursel.

    - Pháp: Racine de bardane.

    - Nhật: Gobo

    Tên Arctium do tiếng Hy lạp Arktos , nghĩa là con gấu, có lẽ do dạng thô của nùi lông của cây. Lappa có thể từ một chữ có nghĩa là nắm lấy hay từ chữ Celt Ilap , nghĩa là bàn tay. Tên Anh Burdock là phối hợp của bur (từ tiếng latin burra= nùi lông cừu) và dock, tiếng Anh cổ, có nghĩa là cây.

    1. Đặc tính thực vật:

    Burdock hay Ngưu bàng được xem là phát xuất từ Âu châu và Bắc Á. Burdock được trồng rất phổ biến tại Đông Âu nhất là tại Nam Tư, Ba lan, Bulgaria và Hungary.Tại Á châu cây được trồng nhiều ở Siberia, Nhật..tại Việt Nam cây được du nhập từ khoảng 1959 và trồng tại các vùng thượng du Bắc Việt như Lai châu, Lào Kai.

    Burdock thuộc loại cây thân thảo lớn, lưỡng niên, thân thẳng có khía và phân nhánh, cao 1-2 m. Lá hình trái xoan, mọc ở gốc theo hình hoa thị, nhưng mọc so le ở thân; phiến lá rất lớn rộng đến 50 cm, hình tim ở gốc và tù hay nhọn ở đầu; mép lá có răng cưa, có lông trắng ở mặt dưới. Hoa màu đỏ hay tím nhạt họp thành đầu lớn 3-4 cm. Quả thuộc loại bế quả, màu nâu xám có chấm hồng, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng lợt.

    Cây trổ hoa trong các tháng 6-7 và ra quả trong tháng 8-9 của năm thứ hai.

    1.1 Ngưu bàng: Cây rau

    Ngưu bàng hay Gobo là một cây thực phẩm rất thông dụng tại Nhật, Triều tiên, Taiwan và Hawaii. Tại Hoa Kỳ và Âu châu ( có lẽ ngoại trừ Scotland), cây không được ưa chuộng mấy, và được xem là một cây rau hoang, không được trồng trên quy mô lớn. Củ Burdock thường dài từ 33-66 cm, lớn cỡ củ cà rốt: sau khi cạo hay gọt vỏ có màu beige mốc như củ parsnip , thịt bên trong màu xám nhạt và đổi nhanh sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí. Burdock hoang tại Hoa Kỳ có vị đắng hơn Gobo trồng tại Nhật và Trung Hoa.

    Tại Nhật, Gobo được phân biệt thành 2 loại: loại có cọng màu xanh và loại màu tím. Những giống được ưa chuộng nhất là Ouragobo (trồng trong vùng Oura, gần Tokyo) và Horikawagobo (vùng Horikawa, gần Kyoto).

    Tại Hoa Kỳ, giống được xem là tốt nhất, bán tại các chợ Nhật là Takinogawa Long.

    · Thành phần dinh dưỡng:

    a- Củ Ngưu bàng: 100 g chứa

    Củ sống Củ nấu chín

    - Calories 72 88

    - Chất đạm 1.53 g 2.09 g

    - Chất béo 0.15 g 0.14 g

    - Chất sơ 1.94 g 1.83 g

    - Calcium 41 mg 49 mg

    - Sắt 0.80 mg 0.77 mg

    - Magnesium 38 mg 39 mg

    - Phosphorus 51 mg 93 mg

    - Potassium 308 mg 360 mg

    - Sodium 5 mg 4 mg

    - Thiamine (B1) 0.010 mg 0.039 mg

    - Riboflavine (B2) 0.030 mg 0.058 mg

    - Niacin (B3) 0.300 mg 0.320 mg

    - Vitamin C 3 mg N/A

    b- Lá non (khô): 100 gram chứa

    - Calories 205

    - Protein 10.6 g

    - Chất béo 0.70 g

    - Chất sơ 7.2 g

    - Calcium 733 mg

    - Sắt 147 mg

    - Magnesium 537 mg

    - Phosphorus 437 mg

    - Potassium 1680 mg

    - Sodium 152 mg

    - Kẽm 2.20 mg

    - Manganese 6.00 mg

    - Beta Carotene 7500 IU

    - Thiamine (B1) 1.100 mg

    - Riboflavine 0.340 mg

    - Niacin 1.300 mg

    - Vitamin C 8.5 mg

    · Vài phương thức sử dụng Ngưu bàng

    Trong sách Uncommon Fruits &Vegetables, tác giả Elizabeth Sneider có ghi một phương thức dùng Ngưu bàng nấu với gạo lứt và Nấm Đông cô như sau:

    Dùng cho 4 người:

    - 4 tai nấm Đông cô (cỡ trung bình)

    - 2 cups nước nóng

    - 1 thìa canh dầu ăn (tốt nhất nên dùng dầu Canola)

    - 1 củ Burdock cỡ trung bình (120 gram), cạo sạch vỏ)

    - 2 cup nước lạnh có pha 1 thìa cà phê muối

    - 1 cup gạo lứt (hay gạo đỏ)

    - 1 củ cà rốt nhỏ, cắt thành hình khối vuông nhỏ

    Cách nấu:

    - Trộn chung Nấm, nước nóng, dầu; ngâm ít nhất 30 phút, thỉnh thoảng trộn đều. Gạn giữ lấy nước, Cắt Nấm thành dây mỏng.

    - Cạo vỏ Burdock, sắt lát mỏng, ngâm ngay trong nước muối khi vừa sắt lát. Ngâm trong 5 phút.

    - Gạn Burdock (bỏ nước muối): Đun chung Nấm, Gạo, Cà rốt (dùng nước giữ lại ở trên) trong nồi cỡ 1 quart 1/2 , Nấu đến sôi (thỉnh thoảng quậy đều).

    - Đậy nồi và đút lò (350 độ F/ 45 phút). Lấy ra , để ngoài 15-30 phút. Dùng trên dĩa nóng.



  2. #92
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    1.2 Ngưu bàng: vị thuốc

    Burdock đã được dùng làm thuốc tại các quốc gia Phương Tây từ nhiều thế kỷ . Tại Âu châu, từ thế kỷ 14, lá Ngưu bàng đã được nghiền trong rượu chát để trị bệnh cùi. Tại Anh , Nhà thực vật Nicholas Culpeper (thế kỷ 17).. đã dùng burdock để trị ‘sa tử cung’ bằng một phương pháp kỳ lạ: đặt lá burdock trên đỉnh đầu để ‘kéo’ tử cung lên (!). Sau đó các ‘thầy’ dược thảo tại Âu châu đã dùng rễ (củ) burdock để trị nóng sốt, ung thư, eczema, psoriasis, trứng cá, gầu tóc, gout, nấm ngoài da, giang mai, lậu mủ.. Tại Hoa Kỳ, các Y sĩ trường phái Eclectic(dùng các phương pháp thiên nhiên) trong thế kỷ 19, đã dùng burdock làm thuốc lợi tiểu để trị các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, đi tiểu rát/buốt và trong các bệnh ngoài da.

    Tại Đức, trong thời Trung cổ, Y sĩ Hildegard đã dùng burdock để trị bướu ung thư. cách sử dụng này đã được truyền sang Nga, Trung Hoa, Ấn độ và Hoa Kỳ.

    Tại Hoa Kỳ, trong những thập niên từ 30 đến 50, burdock đả được dùng làm một thành phần trong môn thuốc chữa ung thư do Harry Hoxsey sáng chế . Hoxsey một tay thợ mỏ than, đã đưa ra một công thức thuốc gia truyền, cho rằng chữa được ung thư, và trong thập niên 50, ông tạo ra một duỡng đường tư tại Dallas chuyên trị ung thư..có chi nhánh tại 17 Tiểu bang Hoa Kỳ ! Cách trị bệnh của Hoxsey gây chấn động Y giới Texas, và trong thập niên 30, một công tố viên đã bắt giữ Hoxsey đến hơn 100 lần ! Tuy công thức của Hoxsey không phải là hiệu nghiệm cho mọi người nhưng Công tố viên cũng không tìm được các bằng chứng lường gạt! Và Hoxsey đã đưa ra trước Tòa hàng trăm bệnh nhân tuyên thệ xác nhận là họ được chữa khỏi ung thư bằng công thức của Hoxsey. Cơ quan FDA sau đó đóng cửa Trung tâm điều trị của Hoxsey với lý do vi phạm luật lệ nhãn thuốc? và không chấp nhận công thức Hoxsey để trị ung thư..Điểm trớ trêu là Hoxsey..chết vì ung thư nhiếp hộ tuyến..và công thức của Ông không cứu được Ông. Công thức Hoxsey hiện vẫn còn được dùng tại Trung Tâm Bio-Medical tại Tijuana (Mexico). Các nghiên cứu mới cho thấy 9 trong số 10 dược thảo trong công thức..có khả năng chống ung bướu: barberry, bucthorn, burdock, cascara sagrada, red clover, cam thảo, poke, pricly ash và bloodroot.



    Thành phần hóa học:

    Củ (Rễ) chứa các hợp chất:

    Tinh dầu dể bay hơi có thành phần phức tạp (0.06-0.18%) trong đó có phenylacetaldehyde, benzaldehyde, 2-alkyl-3-methoxy pyrazines và 32 hợp chất acids khác

    Các sesquiterpenes lactones.

    Chất kích thích tố thực vật gamma-guanidino-n-butyric acid

    Các polyynes: gồm đến 14 loại trong đó chất chính là trideca-1,11-dien-3,5,7,9-tetrain

    Các chất chuyển hóa từ caffeic acid: như Chlorogenic acid, isochlorogenic acid..

    Các polysaccharides: Inulin (fructosan) (27-45%), Chất nhày (Xyloglucans, acidic xylans).

    Chất đắng: nhóm guaianolides dehydrocostuslactone và 11, 13-dihydrodehydrocostuslactone..

    Hạt cung cấp 15-30 % chất dầu béo: Một glycosid đắng:Arc tiin), 2 lignans (lappaol A và B), chlorogenic acid, một germacra nolide. Các nghiên cứu mới ly trích được 6 hợp chất: daucosterol Arctigenin, Arctiin, Matairesinol, Lappaol và một lignan mới là Neoarctin.

    Quả: chứa 11 % protein, 19% lipid và 34% inulin..



    2. Đặc tính dược học:

    Rất nhiều nghiên cứu về Burdock đã ghi nhận những hoạt tính sinh học chính như: hạ nhiệt, kháng sinh, chống u bướu, lợi tiểu và gây đổ mồ hôi (diaphoretic). Ngoài ra trích tinh từ quả cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu nơi chuột thử nghiệm; nước cốt ép từ củ có tác dụng chống đột biến, có lẽ do ở các lignan. Một số các mỹ phẩm cùng dùng burdock để trị gầu tóc, giúp mượt và mọc tóc, làm sạch da..

    Các nghiên cứu mới nhất ghi nhận:

    - tác dụng làm tan sỏi thận (Int Urol Nephrol Số 26-1994)

    - tiềm năng ức chế nhiễm HIV-1 (in vitro) (Virology Số 187-1992).

    - đối kháng với Yếu tố kích khởi tiểu cầu (Platelet activating factor=PAF) (Chem Phar Bull Số 40-1992)

    - có hoạt tính trong tiến trình tiêu hóa các chất sơ

    - tác dụng chống đột biến (Mutation Reasearch Số 129-1984 ; Tumori Số 52-1966).

    - Tác dụng chống u-bướu (PubMed-xem Lê văn Nhân).

    3. Độc tính:

    Burdock được xem là không có độc tính, tương đối an toàn và được dùng như một thực phẩm. tuy nhiên có vài báo cáo ghi nhận có trường hợp ngộ độc khi uống trà làm bằng burdock vì bị lẫn với củ cây atropa belladona có chứa atropin.

    Không dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong giai đoạn đầu khi có thai vì tác dụng của các glycosides loại anthraquinones có trong củ.

    4. Burdock tại Anh và Đức:

    Tại Anh, Củ burdock được ghi trong British Herbal Pharmacopea BHP 1/1990 , lấy từ Arctium lappa (A.major) và A. minus ; trong khi đó tại Đức có thể dùng cả Củ của Arctium tomentosum. Vị thuốc được ghi dưới tên Bardanae radìx.

    Theo German Kommission E (BAnz no 22a, ngày 01.02.1990) thì Củ Burdock được dùng để trị các khó chịu và rối loạn đường tiêu hóa, trị sưng xương khớp, phong thấp, dùng giúp đồ mồ hôi và ‘để thanh lọc máu’, dùng thoa ngoài da trị psoriasis..

    Tại Anh, Burdock có trong thành phần của nhiều dược phẩm homeopathic để trị phong thấp như Seven Sea Rheumatic Pain Tablets, Potter’s Rheumatic Pain tablets.

    5. Burdock trong Đông Y:

    Đông Y cổ truyền dùng quả Burdock làm thuốc. Vị thuốc có tên là Ngưu bàng tử (Niu bang zi). Tên Ngưu bàng, có tác giả giải thích là do cây xấu xí, sần sùi, sắc sạm như da trâu (Đỗ Tất Lợi trong Những Cây thuốc và Vị Thuốc Việt Nam); có tác giả cho là Ngưu báng (?) tuy nhiên tên đúng nhất lại là. Ngưu bảng (trong Chữ bảng này có chữ phương, với ý nghĩa là phương thuốc để chữa bệnh (?). Ngưu bàng tử là quả thu hái vào đầu mùa thu khi vừa chín, phơi khô. Cây ngưu bàng mọc và trồng tại Quế lâm, Lao Ninh, Hắc Long giang. Nhật dược gọi vị thuốc là goboshi, Triều Tiên gọi là ubanja.

    Ngưu bàng tử có vị cay/đắng, tính hàn; tác động vào các kinh mạch thuộc Phế và Vị, có những đặc tính trị liệu:

    Phân tán Phong-Nhiệt, giúp ích cho cổ họng: giúp trị các bệnh chứng do phong nhiệt từ ngoài xâm nhập có các triệu chứng như nóng sốt, ho, sưng , đau cổ họng ( dùng chung với Bạc hà, Kiết cánh).

    Thanh nhiệt, Giải độc: trị các chứng sưng đỏ, mụn nhọt (dùng chung với Kiết cánh, Kim ngân hoa.. đắp khi nhọt chưa vỡ, chưa mở miệng..)

    Ngứa do Phong: giai đoạn đầu của bệnh sởi khi chưa trổ hết.

    Làm trơn ruột: trị táo bón do Phong-nhiệt.

    ( Theo Đỗ Tất Lợi, Ngưu bàng chỉ mới được du nhập vào Việt Nam từ 1959, nhưng theo Võ văn Chi trong Từ Điển Cây thuốc Việt Nam thì Ngưu bàng đã được sử dụng tại VN từ lâu: Trong Bản thảo Nam Dược, cụ Nguyễn Hoành đã ghi việc dùng lá Ngưu bàng non gọi là Rau Cẩm bình để nấu canh và quả dùng chữa phong lở, mề đay..)

    Trong các sách thuốc cổ truyền có toa: ‘Ngưu bàng Giải cơ Thang (trong Sang Khoa Tâm đắc tập) dùng để ‘Sơ phong thanh nhiệt, lương huyết tiêu sưng. Chủ trị: đau răng, đau đầu do phong nhiệt ; Nhọt ở ngoài sưng nóng đỏ đau. Công thức gồm Ngưu bàng tử (10g), Liên kiều (10g), Thạch hộc (12g), Bạc hà (6g), Kinh giới (6g), Sơn Chi (10g), Đơn bì (10g), Huyền sâm (10g) và Hạ khô thảo (12g)

    Các Đông Y sĩ tại Trung Hoa hiện nay có nhiều phương thức sử dụng Ngưu bàng khá đặc biệt và hữu hiệu như:

    - Trị tóc có gầu: Dùng lá tươi, tán nhỏ, nấu sôi nhẹ với 1 chút nước đến khi có một khối nhão, thoa bánh nhão trên tóc và để qua đêm ; ngày hôm sau gội đầu bằng nước nấu bồ kết, có thể thoa và gội liên tục trong 1 tuần (công hiệu không kém so với dùng selenium sulfate 1%).

    - Giúp mau phục hồi chức năng sau khi bị stroke: Tán mịn rễ Ngưu bàng với một chút nước, sau đó vắt lấy nước cốt. Trộn với mật ong, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê khi bụng đói.

    Tài liệu sử dụng:

    - Herbal Drugs and Phytopharmaceuticals (N.G Bisset)

    - The Review of Natural Products (Facts and Comparison)

    - Professional’s Handbook of Complementary & Alternative Medicines (C.Fetrow & J. Avila).

    - A Handbook of Chinese Healing Herbs (D.Reid)

    - Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky/ Gamble)

    - The Food Companion (Chelsea Green)

    - Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ văn Chi)

    - Handbook of Medicinal Herbs (J Dukes)



  3. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    sonha (01-28-2016)

  4. #93
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Cà-rốt
    Cây rau ngoại hạng.
    (Dược sĩ Trần Việt Hưng 2/2000)

    Hình ảnh của Củ Cà-rốt thường liên hệ đến những chú thỏ xinh xắn, dễ thương, và thỏ..được xem là mắt tinh và sáng nhờ ở ăn Cà-rốt.. Nhưng mặt khác Cà-rốt được ghi-nhận trong Chính trị nhờ Chính-sách: ‘Cây Gậy và Củ Cà-rốt’ rất nổi tiếng ! Nhưng về phương-diện dinh-dưỡng thì Cà-rốt được công nhận là một thực-phẩm siêu hạng (super food), vô địch về khả năng cung cấp beta-caroten.. chỉ một nửa cup ( 15 g) cà-rốt thái mỏng đã cho đến 6 mg beta-caroten, một chất kháng-oxyhóa rất mạnh...giúp cơ thể chống được nhiều bệnh tim-mạch, bệnh kéo màng mắt..ung thư..v.v..



    Tên Khoa Học:

    Daucus carota sativa thuộc Họ thực vật Umbelliferae.

    Anh-Mỹ gọi dưới tên Carrot, hoặc những tên thông thường khác như Queen Anne’s lace, Bird’s nest ; Pháp gọi là Carotte, Đức là Mohre, Gelgrube.

    Đông Y cũng ghi nhận Cà-rốt như một vị thuốc dưới tên Hồ la bặc hay Hồng-lô-bặc.

    Tên Daucus do ở tên cổ Hy-lạp để gọi giống Cà rốt hoang thủy tổ của cà-rốt ngày nay ( giống ca-rốt hoang vẫn còn được tìm thấy tại Âu châu). Carota tên La-tinh của cây,có lẽ do ở một động-từ Hy-lạp có nghĩa là ‘cháy’ , có thể để chỉ mầu hồng đỏ của củ cà-rốt ; Sativa để ghi nhận sự kiện cây đã được trồng từ lâu đời.

    Lịch-Sử và Ðặc Tính Thực-Vật:

    Cà rốt có lẽ có nguồn gốc từ Afghanistan, tại đây ngày nay chúng ta vẫn tìm được khá nhiều giống Cà rốt khác nhau, và không phải là mọi giống Cà-rốt đều có màu cam, vị ngọt Những giống Cà rốt đầu tiên cho củ màu tím: màu của sắc tố anthocyanins.

    Cà rốt đã được người Hy-Lạp và La Mã nhắc đến trong những sách vở viết từ 500 năm trước Tây Lịch . Tên cổ của Cà-rốt trong Hy-ngữ là philon có nghĩa là tình yêu, vì củ cà-rốt được người Hy-lạp xem như là một phương thuốc bổ dưỡng tình dục. Hoàng đế Caligula của La-Mã đã tính chơi khăm ..các dân biểu trong Thượng Viện bằng cách cho họ ăn thật nhiều cà rốt với hy vọng rằng các dân biểu sẽ..điên cuồng vì bị khích dục!

    Trong những Thế kỷ thứ 9 và thứ 10, Cà-rốt phát triển trong Thế-giới Hồi giáo và được đưa đến Hòa Lan vào Thế kỷ 14. Người Hòa Lan đã thuần-hóa Cà-rốt thành cây rau trồng trong vườn và sau đó đưa sang Anh quốc trong thời triều đại Elizabeth. Các công nương trong Hoàng cung Anh đã từng xem Lá và Hoa cây Cà rốt như những vật trang trí hấp dẫn nên đã cài hoa trên tóc và gắn lá trên mũ !

    Qua hàng chục năm nuôi trồng, mầu sắc của Cà-rốt đã biến đổi từ tím sang trắng nhạt ..và sau đó thành màu cam sáng như ngày nay. Màu cam sáng được ưa chuộng hơn màu tím vì không gây sự trộn mầu khi nấu nướng.Sắc tố Cam trong Cà-rốt (Carotene) tương đối bền, nếu so với sắc tố xanh chlorophyll, sẽ chuyển sang màu olive đậm khi nấu. Cà rốt được du-nhập vào Hoa-Kỳ do những di-dân đầu tiên đến từ Âu châu: tại Virginia, thế kỷ 16. Các Tiểu bang sản xuất nhiều Cà rốt nhất là Texas, Florida và New York.

    Cà rốt là một cây lưỡng niên, cao từ 30cm đến 1m , được nuôi trồng để cho củ thuôn, màu đỏ cam và phần mọc trên mặt đất có lá phân nhánh, màu xanh có lông.. Đến năm thứ nhì cây phát triển cho cọng có góc cạnh , với lá mọc cách và một tán hoa vươn cao.

    Tùy giống, Cà rốt rất dễ trồng , mọc khá nhanh và có thể thu hoạch trong vòng từ 70 đến 120 ngày.

    Có khoảng 100 giống Cà rốt, củ lớn, nhỏ tùy giống có thể dài từ 5cm (2 inches) đến 90cm (3 feet) , đường kính từ 1,2 cm đến 55 cm. Màu sắc cũng thay đổi: Cam, Vàng, Tím, Trắng..Đen ! Những giống Cà rốt thông dụng nhất hiện nay tại trên thị trường:

    - Giống French Horn hay Early Short Horn Carrot (Carotte Rouge très courte à Chassis): Củ gần như tròn, hơi thuôn về phía đầu, màu cam tươi, củ nhỏ thường được xem là baby carrot, rất được ưa chuộng tại Hoa Kỳ.

    - Giống English Horn hay Early Half Long Scarlet Carrot ( Carotte rouge demi-longue, pointue) Củ thuôn dài màu cam đỏ, thông dụng tại Hoa Kỳ.

    - Giống Long Surrey hay Long Red Carrot (Carotte rouge, longue) Củ dài trên 30cm, thuôn dài nhọn về phía đầu, màu đỏ tươi , rất thông dụng.

    - Giống Early Nantes (Carotte demi-longue Nantaise). Giống này được cải thiện từ giống Horn và do Pháp trồng tại vùng Nantes, được trồng khắp Âu châu: Củ hình trụ, da mỏng dài từ 15-25 cm, mầu cam tươi.



    THÀNH-PHẦN HÓA-HOC:

    Củ Cà-rốt chứa:

    - Các Carotinoids: như alpha, beta, gamma và zeta Caro -tene, Lycopene.

    - Các tinh dầu dễ bốc hơi (rất ít): như p-cymene, limo nene, dipentene, geraniol, alpha và beta caryophyllene.

    - Các Poly-ynes như Falcarionol (Carotatoxin)

    - Glucose: Saccharose.

    Thành phần dinh dưỡng:

    100g Cà-rốt (phần ăn được) chứa ;

    tươi nấu chín

    - Calories 43 45

    - Chất đạm 1.03 g 1.09 g

    - Chất béo 0.19 g 0.18 g

    - Chất sơ 1.04 g 1.47 g

    - Calcium 27 mg 31 mg

    - Sắt 0.50 mg 0.62 mg

    - Magnesium 15 mg 13 mg

    - Phosphorus 44 mg 30 mg

    - Potassium 323 mg 227 mg

    - Sodium 35 mg 66 mg

    - Kẽm 0.2 mg 0.3 mg

    - Đồng 0.047 mg 0.134 mg

    - Manganese 0.142 mg 0.752 mg

    - Beta-Carotene (A) 28,129 IU 24, 554 IU

    - Thiamine (B1) 0.097 mg 0.034 mg

    - Riboflavine (B2) 0.059 mg 0.056 mg

    - Niacin (B3) 0.928 mg 0.506 mg

    - Pantothenic acid (B5) 0.197 mg 0. 304 mg

    - Pyridoxine 0.147 mg 0.246 mg

    - Folic acid 14 mcg 13.9 mcg

    - Vitamin C 9.3 mg 2.3 mg

    - Tocopherol (E) 0.44 mg 0.42 mg



    DƯỢC TÍNH CỦA CÀ-RỐT:

    Theo dược học dân gian, Cà rốt đã được dùng từ lâu đời để trị sán lãi, trợ tiêu hóa, lợi tiểu.. Nước cốt ép tươi từ Cà rốt được dùng để giải độc cho cơ thể, nhờ tác dụng kiềm hóa, bổ dưỡng và kích khởi hoạt động cho rất nhiều bộ phận của cơ thể. Cà rốt cung cấp cho cơ thể nhiều Vitamins ở dạng dễ hấp thu, khoáng chất và phân hóa tố giúp cho hoạt động của các tế bào.. Cà rốt là thực phẩm rất tốt cho gan và đường tiêu hóa, cà rốt giúp hoạt động của thận.. giúp ngừa và trị ung thư, giúp tạo quân bình cho hệ thống nội tiết, làm giảm cholesterol trong máu.. Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, một tiền chất của Vitamin A giúp sáng mắt..Cà rốt chứa nhiều silicon, giúp tăng sự bền chắc cho các mô liên kết và giúp sự biến dưỡng Calcium..



    Cà rốt và Bệnh đục nhân mắt (cataract)

    Cà rốt từ lâu đã được xem là một thực phẩm cho thị giác Trong thời Thế chiến, các phi-công đã được khuyến cáo nên ăn thật nhiều cà rốt để giúp thấy rõ hơn trong bóng tối Công ty Dược phẩm Hoffman La Roche trong một bản tổng hợp hơn 30 công trình nghiên cứu khoa học đã ghi nhận các Carotenoid trong Cà rốt giúp ngừa được Bệnh Cataract. Một phúc trình của Đại Học Y-Khoa Harvard cho thấy muốn ngừa Cataract nên dùng cách nhật 50 mg carotenoids ( chỉ cần 7 củ cà rốt cỡ trung là có thể cung cấp đủ 50 mg carotenoids).

    Các carotenoids hay chính xác hơn Beta-carotene trong Cà rốt khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành VitaminA và Vitamin A giúp thị giác bằng cách tạo thành một sắc tố đặc biệt là Rhodopsin, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn trong vùng ánh sáng mờ ; Rhodopsin tập trung trong khu vực mẫn cảm với ánh sáng nơi võng mạc.

    Cà rốt cũng có tác dụng ngăn ngừa sự suy biến macula của võng mạc (khoảng 10 triệu người Mỹ trên 50 tuổi bị bệnh này và 30 % là những cao niên trên 75 tuổi): Các nghiên cứu tại Đại Học Chicago(1988): kết quả ghi nhận nơi 3000 vị cao niên cho thấy những vị dùng 1 củ Cà rốt mỗi ngày giảm được suy thoái võng mạc đến 40%.




  5. #94
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Cà rốt và Ung thư:

    Beta carotene trong Cà rốt là một chất chống-oxy hóa rất mạnh đã được nghiên cứu khá nhiều về tác dụng phòng chống ung thư:

    Trong một cuộc nghiên cứu thử nghiệm trên 1156 người ở lứa tuổi trung-niên, các Nhà khoa-học tại Trường Y-Tế Công cộng (School of Public health) Đại học Texas, Houston ; Trung Tâm Y-Khoa Rush-Presbyterian-St Luke và Đại học Y Khoa NorthWestern ở Chicago đã đi tới kết luận, những người dùng thực phẩm chứa nhiều Beta-carotene và Vitamin C giảm được nguy cơ bị ung thư đến 37 %.

    Mặt khác Tiến-sĩ Marilyn Menkes tại Đại Học John Hopkins, Baltimore , khi phân tích mức độ beta-carotene trong máu của những người hiến máu trong năm 1974, đến 1983 đã khám phá ra một vấn đề lý thú là 99 người trong số này đã bị ung thư phổi.. và khi so-sánh nồng độ beta-caroten trong máu thì tất cả 99 người này đều là những người có độ beta-carotene thấp ! Những người có ít beta-carotene trong máu có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp đôi những người có độ beta-carotene cao.. và đặc biệt hơn nữa sự thiếu beta-carotene đã giúp tiên đoán được tiến trình ung thư phổi sẽ phát triển trong khoảng thời gian..10 năm sau đó ( Cancer Research No 52 (Suppl.)-1992)

    Viện Ung Thư Quốc gia HK đã thử nghiệm ‘viên cà rốt’ trên hàng ngàn người trong 14 nghiên cứu trên thế giới, và 4 nghiên cứu đã ghi nhận sự liên hệ đáng chú ý giữa cà rốt và ung thư phổi.

    Các nhà khoa-học Anh tại Imperial Cancer Research Fund ở Oxford đã khai triển thêm các kết quả trên, thử nghiệm trên 193 bệnh nhân, để tìm thấy rằng ..chỉ cần ăn thêm beta carotene hàng ngày từ 1,7 lên 2,7 mg.. thì giảm được ung thư phổi đến 40% ( một củ cà rốt..chứa khoảng 3 mg beta carotene!) (European J. of Cancer No 28-1992)

    Theo các kết quả thử nghiệm với những chứng cớ rất có tính thuyết phục, Trung tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) đã khuyên những người hút thuốc hoặc đã bỏ hút nên dùng mỗi ngày.. một củ cà rốt hoặc uống nước cốt ép từ cà rốt để giúp ngừa sự phát triển, có thể xẩy ra , của ung thư phổi. (American Journal of Epidemiology No134 1991).

    Cà rốt, không chỉ hiệu quả trong việc ngừa ung thư phổi, mà theo nghiên cứu chung của Đại Học Athenes (Hy Lạp) và Trường Public Health Harvard thì phụ nữ ăn cà rốt có thể ít bị ung thư ngực từ 5 đến 8 lần..ít hơn những người không dùng cà rốt. Tác dụng giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già của cà rốt cũng được ghi nhận tại Bỉ sau khi theo dõi cách ăn uống của 3669 nguời.



    Cà rốt và Stroke (Tai biến mạch máu não)

    Tai biến mạch máu não hay Stroke là một bệnh rất nguy hiểm, đưa đến tử vong và gây ra những biến chứng tai hại như tê-liệt.. Khoảng 80 % những trường hợp stroke xẩy ra tại HK là do ở máu đóng cục trong mạch máu não, trong đầu..do đó những thực phẩm giúp máu không đóng cục, giúp mạch máu bền chắc và giúp giữ áp huyết ở mức bình thường sẽ giúp ngừa được stroke và.. Cà rốt là một trong những thực phẩm này..

    Một cuộc nghiên cứu do Trường Y-Khoa Harvard thực hiện,theo dõi cách ăn uống của 90 ngàn nữ y-tá trong suốt 8 năm, cho thấy ăn cà rốt 5 ngày mỗi tuần giúp làm giảm nguy cơ stroke đến 68%..so với ăn cà rốt mỗi tháng.. một lần. Mặt khác cũng trong một cuộc nghiên cứu tại Harvard các nhà khoa học đã tìm thấy..là ăn thêm beta-carotene, với lượng tương đương một củ rưỡi cà rốt mỗi ngày ,có thể giúp giảm nguy cơ stroke đến 40 %.

    Khả năng chống stroke của cà rốt được chứng minh là do ở tác dụng kháng-oxyhóa của beta-carotene: BS JoAnn Manson tại BV Brigham và Trường Y-Khoa Harvard cho rằng carotene ngăn chặn được khả năng gây hại của cholesterol, ngừa được sự tạo plaque trong mạch máu. Các nhà khoa học tại Viện Đại Học Bruxelle (Bỉ), khi phân tách máu của 80 những người, 1 giờ sau khi bị stroke ..đã tìm thấy rằng những người có nồng độ beta-carotene hay vitamin A trong máu cao hơn mức trung bình, có khả năng sống sót nhiều hơn, ít bị hư hại về thần kinh hơn và khả năng phục hồi cũng cao hơn. Lý do được giải thích là vì khi óc bị thiếu oxygen, như khi bị stroke, các tế bào bị hư hại.. nhưng nếu máu có nhiều beta-carotene, sự hư hại tế bào chậm lại và nhờ đó khả năng sinh tồn cao hơn. (Lancet, 1983: 1191-93).

    (Muốn tìm hiểu rõ hơn về Stroke, xin đọc: Trị bệnh bằng Phương pháp tự nhiên: Ngừa và trị Stroke , của cùng tác giả viết chung với BS Trần Quang Tuấn Anh)



    Cà rốt và Cholesterol , bệnh Tim mạch:

    Trong số những nghiên cứu về giá trị chữa bệnh của Cà rốt các nhà khoa-học tại Viện Wolfson Gastrointestinal Laboratory ở Edinburg (Scotland) đã đo tỷ lệ cholesterol trong máu của các nhân viên làm việc tại 5 bệnh viện , trong lứa tuổi 25 đến 41, trước và sau khi cho ăn mỗi ngày 210g Cà rốt tươi trong 3 tuần lễ: kết quả ghi nhận được là tỷ lệ cholesterol giảm xuống 11 %. Vì Cholesterol liên hệ đến các bệnh tắc nghẽn tim-mạch, nên Cà rốt đáng là một thực phẩm nên ăn hàng ngày ( Xem Cholesterol và Bệnh Tim Mạch). Tác dụng giúp hạ Cholesterol của Cà rốt được xem là do ở lượng pectin khá cao trong Cà rốt.

    Nhưng các nhà nghiên-cứu Thụy Điển còn tìm thêm được là Cà rốt có thể giúp ngừa nghẽn tim do ở một cơ chế tác dụng..khác hơn là ảnh hưởng trên Cholesterol: Theo họ , có 2 tác nhân quan trọng trong tiến trình tạo cục máu di động trong tĩnh mạch: một là yếu tố ngăn-chặn kích-khởi plasminogen tạo đông máu (plasminogen activator inhibitor= PAI-1) và hai là yếu tố kích khởi plasminogen nơi mô tế bào chống-đông máu (tissue plasminogen activator = tPA) . Nơi cơ thể bình thường, 2 yếu tố này kiểm soát lẫn nhau, tạo sự quân bình cần thiết..

    Và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy là nơi người có nồng độ PAI-1 cao trong máu..khả năng bị nghẽn tim..cao hơn ;

    Các nhà nghiên cứu tại BV thuộc ĐH Umea, Norsjo (Thụy Điển) khi theo dõi cách ăn uống của 260 người, lứa tuổi 30 đến 60, thử nghiệm nồng độ PAI-1 và tPA trong máu.. và kết quả cho thấy rất lý thú là nơi những người ăn cà rốt, nồng độ tPA trong máu cao hơn là PAI-1 nên khả năng bị máu đóng cục và nghẽn tim thấp hơn..

    Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu tại Mario Negri Institute of Pharmacological Research tại Ý , khi theo dõi và so sánh, trong thời gian 5 năm , cách ăn uống của 287 phụ nữ, từ 22 đến 69 tuổi ,đã bị nghẽn tim , so với người bình thường thì thấy nơi những người ăn cà rốt hàng ngày tỷ lệ nghẽn tim giảm bớt được đến 1/3 .



  6. #95
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Cà rốt và Bệnh tiêu chảy:

    Có nhiều nguyên do gây ra tiêu chảy, và tiêu chảy được đề cập ở đây là những trường hợp bình thường, không do nhiễm trùng..Một số các chất thiên nhiên được dùng để cầm tiêu chảy như tannins (trong lá ổi, vỏ măng cụt..), chất nhày mucilage, pectin.. Pectin là chất sơ tan được có thể giúp tạo thành dạng cục của phân.. Dược phẩm bán trên thị trường để trị tiêu chảy ‘Kaopectate’ có thành phần chính là..Pectin. Và cà rốt chứa khá nhiều pectin..nên là thực phẩm lý tuởng khi bị tiêu chảy, nhất là ở trẻ em. cháo nấu với cà rốt rất hữu hiệu để cầm tiêu chảy.



    Những khả năng trị liệu khác của Cà rốt:

    · Khả năng kích ứng hoạt động của Hệ Miễn nhiễm:

    Cà rốt và những Rau quả có chứa nhiều Beta-carotene có thể kích thích hoạt động của Hệ Miễn nhiễm, chống lại sự nhiễm trùng do vi-khuẩn và siêu vi-khuẩn.. Trong một cuộc nghiên cứu trên 60 vị cao niên, tuổi trung bình của nhóm là 56: TS Ronald Watson của ĐH Arizona, Tucson đã tìm thấy là beta carotene gia tăng được tỷ lệ của các tế bào miễn nhiễm chống lại nhiễm trùng như các tế bào natural killers, tế bào lympho tăng hoạt, tế bào T-helper..Lượng beta carotene đưa vào cơ thể càng cao thì con số các tế bào phòng vệ càng gia tăng , lượng lý tưởng nhất, theo TS Watson là 60mg beta carotene mỗi ngày.

    · Cà rốt và những vấn đề của DA:

    Cũng do ở Beta-carotene, tiền chất của Vitamin A: Cà rốt có thể giúp bảo vệ da, sửa chữa được những hư hại nơi da.Dược-phẩm Retin-A dùng để trị mụn trứng cá , chính là một dược phẩm..chứa carotenoids. Một số chuyên gia thẩm mỹ đã khuyên quý vị phụ nữ nên xay cà rốt chung vớt cà chua để đắp lên da khi bị nám da do ánh mặt trời và khi muốn nuôi da.

    Vitamin A có khả năng giúp da.. chậm lão hóa, chậm tạo nếp nhăn..do đó rất nên ăn cà rốt hàng ngày, đồng thời nên xay cà rốt thành khối nhuyễn, đắp lên mặt mỗi ngày từ 15 đến 30 phút để giúp làm mất những nếp nhăn ( Natural Organic Hair and Skin Care của Aubrey Hampton).

    · Cà rốt và Bệnh sán lãi:

    Tinh dầu trong Cà rốt có khả năng diệt sán lãi nhẹ, khởi đầu có tính kích thích và sau đó gây tê liệt sán lãi.

    Tại Đức, dầu Cà rốt được dùng làm thuốc trị giun kim.



    Hiện tượng dư thừa Cà rốt:

    Làm cách nào để biết..mình đã ăn quá thừa cà rốt ? Theo TS Paul Lachance, Trưởng Khoa Thực Phẩm tại ĐH Rutgers, New Brunswick, New Jersey thì cứ nhìn vào lòng bàn tay.. khi lòng bàn tay đổi thành màu vàng-cam thì đó là biểu hiện đã ăn thừa cà rốt mà cơ thể có thể chấp nhận.. sự kiện đổi màu này xảy ra do ở tác dụng của các sắc tố carotenoids. Cũng theo TS Lachance thì đa số chúng ta chỉ cần khoảng 5 đến 6 mg beta-carotene mỗi ngày nghĩa là 1 củ cà-rốt cỡ trung bình , là đủ cho các nhu cầu và các lợi điểm bảo vệ sức khoẻ của carotenoids , và nếu ăn nhiều hơn nữa ..vài củ cà rốt mỗi ngày..thì sau vài tháng lòng bàn tay sẽ có thể chuyển màu.. và nếu tiếp tục nữa sẽ đến lòng bàn chân.. nhưng tất cả hiện tượng đổi màu này lại không có hại gì cho sức khoẻ cả !

    Cà rốt trong Đông-Y:

    - Tuy Cà rốt không được chính thức xem là một vị thuốc trong Đông Y cổ truyền: Tên ‘Hồng la-bặc’ để gọi Cà rốt có lẽ đúng hơn là để gọi củ cải có mầu hồng và được ghi chép là chủ trị hạ khí, bổ trung-tiêu, thông được lồng ngực, khai thông trường vị , làm yên ngũ tạng..

    - Theo Y-dược Trung Hoa ngày nay thì Cà rốt có vị ngọt, tính Bình, tác dụng vào các kinh mạch thuộc Tỳ, Can và Phế với khả năng bổ Tỳ, trợ giúp tiêu hóa; bổ Can giúp sáng mắt, giải trừ được nghịch ‘Khí’, trị ho , giải ‘Nhiệt’ và trừ độc.

    - Để trị khó tiêu, đầy bụng, bón uất: dùng cháo cà rốt nấu với đường, hoặc thêm vào củ cải trắng.

    - Để trị mắt mờ do yếu gan, quáng gà, trẻ kém ăn..nấu cháo cà rốt chung với gan heo.

    - Để trị ho do phế ‘nhiệt’, uống nước cốt cà rốt xay chung với táo tầu ( bỏ hột).

    - Để trị trẻ em lên sởi , cho uống nước sắc cà rốt, củ năng và ngò ta

    Dược Sĩ Trần Việt Hưng 2/2000



  7. #96
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Củ Cải Trắng

    (Trích Thuốc Nam Trên Ðất Mỹ, tập 2)



    Củ cải trắng là một gia đình thực vật bao gồm nhiều loại rau có củ khác nhau, có thể tạm chia thành 2 nhóm: Nhóm củ cải trắng Âu-Mỹ với củ thường nhỏ và tròn trịa màu từ trắng đến hồng nhạt, có khi tím, được gọi chung là Radish và nhóm Á châu, thường gọi là Oriental (Chinese hay Japanese) Radish hoặc khác hơn là Daikon: củ thường lớn , thuôn dài màu trắng. Trong phạm vi bài này xin bàn đến Daikon là loại Củ cải trắng mà người Việt thường dùng kho chung với thịt hay cá hoặc để muối chua.



    · Tên Khoa học:

    Raphanus sativus thuộc Họ thực vật Cruciferae. Người Mỹ thường gọi nhất dưới tên Daikon.

    Đông Y gọi là Lai bặc, Hạt dùng làm thuốc, nên vị thuốc được gọi là Lai bặc tử (Lai-fu-zhi). Y-Dược Nhật gọi là Raifukushi.

    Tên thực vật: Raphanus phát xuất từ tiếng Hy lạp ‘Raphanos’ nghĩa là ‘dễ trồng’, và ‘sativus’ là do ở đặc tính đã được trồng từ lâu đời..

    · Lịch sử và Đặc tính thực vật:

    Cây củ cải trắng được xem là có nguồn gốc từ Trung Hoa và sau đó được du nhập sang vùng Trung Á từ thời Tiền sử. Củ cải trắng có mặt tại Ai cập trước cả thời Kim tự tháp và được ghi chép trong sách vở như những cây rau thông dụng. Các Vua Pharaon Ai cập đã xếp Củ cải trắng chung với dưa leo, tỏi, hành .. vào thực đơn hàng ngày; những người nô lệ xây dựng kim tự tháp cũng được nuôi bằng củ cải trắng mà họ gọi là gurmaia. Những cây củ cải trắng đầu tiên trồng tại Ai cập có lẽ là để ép hạt lấy dầu

    Người Hy lạp đã đúc hình củ cải trắng bằng vàng để dâng cúng Thần Apollo. Một Y sĩ thời cổ Hy lạp đã viết cả một quyển sách để mô tả những đặc tính dược dụng của củ cải trắng. Sách vở tại Anh quốc đã ghi nhận vào năm 1548 , dân Anh đã biết ăn củ cải trắng sống với bánh mì hoặc nghiền nát củ cải để làm nước sốt dùng chung với thịt, và có lẽ Columbus chính là người đã đưa củ cải trắng đến Mỹ châu. Những ghi nhận đầu tiên cho thấy củ cải trắng xuất hiện tại Mexico vào năm 1500 và tại Haiti vào 1565..

    Tại Oaxaca (Mexico) hàng năm đến ngày 23 tháng 12 có Đêm Củ cải (Night of the Radishes): trong ngày này có phong tục khắc hình trên củ cải, hình càng lớn càng tốt..

    Củ cải trắng thuộc loại cây rau thu hoạch vào mùa lạnh, và cây cũng cần nhiệt độ cao để có thể nẩy mầm.

    Nhóm củ cải trắng bao gồm nhiều loại khác nhau: Tại Á đông, củ cải thường được dùng sau khi nấu chín ; tại Ai cập và vùng Cận Đông, có những loài chỉ trồng để lấy lá. Loại trồng tại Hoa Kỳ có thể dùng cả củ lẫn lá để ăn như salad trộn hoặc nấu chín. Tại Nhật là nơi ăn nhiều củ cải trắng nhất thế giới (loại Daikon): sản lượng daikon chiếm trên 25% thu hoạch của tổng số các loại rau.

    Củ cải trắng tương đối dễ trồng, cần đất thông thoát nước và sốp để rễ dễ phát triển thành củ: cây cũng cần được tưới nhiều nước và tốt nhất là được bón bằng phân tro.

    Củ cải trắng thuộc loại cây hằng niên, nhưng cũng có giống dài ngày, lại được xem là lưỡng niên. Cây có lá dài, hoa có cuống màu trắng hoặc tím lợt nhưng không bao giờ có màu vàng. Hạt nhỏ màu đỏ xậm: 1 gram chứa khoảng 120 hạt. Có thể giữ khả năng nẩy mầm đến 5 năm.

    · Những loại Củ cải trắng đáng chú ý:

    - Nhóm củ cải thông thường: Pháp gọi chung dưới tên Radish de tous les mois; Nhóm này cho củ tròn nhỏ, ngắn ngày, thời gian thu hoạch kể từ khi gieo hạt là khoảng 5-6 tuần. Các tên thường gặp như White turnip radish, Scarlet French turnip radish..

    - Nhóm củ cải dài: Nhóm này cho củ dài khoảng 10-15 cm, hình như củ cà rốt với các tên như Long Scarlet, Long white radish..

    - Nhóm củ cải Á châu hay Daikon: còn gọi là ‘Chinese Radish’ hay Lobok. Nhóm này cho củ rất lớn, dài đến 30 cm, hình trụ với trọng lượng trung bình từ 250 gram đến 1 kg, nhưng cá biệt có củ nặng đến 25 kg, gặp tại Nhật. Nhóm này được trồng rất phổ biến tại các nước Á châu (Nhật, Trung hoa, Triều tiên, Việt Nam).. Riêng tại Nhật ngoài củ cải còn có một loại giá làm từ hạt củ cải trắng gọi là Radish sprouts hay Kaiware, Tsumamina. Nam Hàn cũng lai tạo riêng một giống củ cải trắng đặc biệt để làm Kim chi.

    - Củ cải đen Nga Sô: Tại Nga sô có trồng một loại củ cải đen đặc biệt, gọi là Zakuski, loại củ cải này có vị khá cay và rất được ưa chuộng tại các quốc gia Đông Âu, và cũng được xem là món rau của lưu dân Do thái (với món mứt độc đáo tên là Einge-machts làm bằng củ cải đen thái nhỏ, chưng đường hay mật, rồi trộn với gừng tán mịn và hạnh nhân.



    · Thành phần hóa học:

    Thành phần dinh dưỡng: 100 gram phần ăn được chứa:




    Trong Củ cải trắng còn có các enzyme như Diastase, Beta fructosidase Phospholipase D và các chất ức chế Protease; các hợp chất chứa Sulfur như Methanethiol..; các flavonoids như Kaempferol.





    · Dược tính và Cách dùng:

    1. Củ cải trắng trong Y-Dược Đông Phương:

    Đông Y, nhất là Trung Hoa, chỉ dùng hạt làm thuốc: Dược liệu được thu hoạch khi chín vào đầu mùa hè, phơi khô dưới nắng. Vị thuốc được gọi là La bặc tử (Nhật dược là Raifukushi, và Hàn quốc là Naebokcha).

    - La bặc tử được xem là có vị ngọt, tính bình và tác dụng vào các kinh mạch thuộc Phế, Tỳ và Vị.

    - La bạc tử có khả năng làm thông thoát sự ứ tắc của thực phẩm và biến cải sự tồn đọng của thực phẩm, do đó được dùng để giải thoát sự trì trệ của đồ ăn nơi ‘Trung tiêu’ gây ra những cảm giác tức ách, khó chịu, ợ chua với hơi thở hôi, đau bụng cùng tiêu chảy. Trong các trường hợp này La bạc tử được dùng chung với Sơn tra (Fructus Crataegi=Shan-zha) và Vỏ quít chín đã phơi khô (Trần bì) , và Thần khúc.

    - La bạc tử cũng có tác dụng làm ‘giáng’ Khí , trừ Đờm giúp trị các trường hợp Ho và thở khò khè..Dùng chung với Hạt táo, hạt Tía tô.

    - Theo Trung-dược hiện đại:

    - Hạt , do tác dụng của Raphanin, có khả năng diệt được các vi khuẩn Sta phylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, E. coli và cũng ức chế được sự phát triển của một số nấm gây bệnh . Do đó Hạt tươi được dùng để trị nhiễm Trichomonas nơi Phụ nữ, trị ho ra máu. Nước sắc từ hạt tươi dùng để bơm rửa (enema) trị sưng ruột do nhiễm trùng loại ulcerative colitis.

    - Lá , phơi khô hay La bặc diệp (Luo-bo Ye) dùng để trị tiêu chảy và kiết lỵ.

    - Rể tươi hay La bản (Luo-po) dùng trị ăn không tiêu, tức ách khó chịu; khát nước, chảy máu cam.



    2. Dược tính theo Y học Tây Phương:

    - Khả năng giúp tiêu thực: Củ cải trắng có thể dùng để giúp tiêu hóa các chất bột trong bữa ăn, tác dụng này là do ở Diastase trong củ cải, nhất là Daikon. Người Nhật thường dùng daikon trong những bữa ăn có nhiều chất bột.

    - Khả năng loại các chất béo thừa trong cơ thể: Các Bác sĩ Nhật tại BV Kyoto đã dùng củ cải trắng để giúp làm tan các lớp mỡ tồn đọng trong cơ thể bằng cách cho dùng 1 dung dịch làm bằng Củ cải trắng và cà rốt theo phương thức sau: Nấu 15gram cà rốt đã sắt nhỏ với 15 gram Daikon đã sắt nhỏ trong 250 ml nước, thêm vào 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 5 gram hải tảo. Đun sôi trong 5 phút. Lọc và uống mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều) trong 3-4 tháng.

    - Khả năng ngừa Sạn thận và sạn mật: Thử nghiệm tại Universidad Autonoma Metropolitana Xochimilco, Mexico ghi nhận tác dụng làm tan sạn thận của nước trích từ vỏ ngoài Củ cải trắng nơi chuột (chuột được cấy dĩa bằng kẽm vào bàng quang): trọng lượng của khối sạn giảm rõ rệt so với nhóm đối chứng, tác dụng này kèm theo với tác dụng lợi tiểu (J. Ethnopharmacology Số 68-1999).

    - Một phương thức khá phổ biến để ngừa sạn thận tại Anh là uống mỗi ngày 20-30 gram nước cốt củ cải trắng (xay bằng blender) với 100 ml rượu nho.

    - Củ cải trắng và Ung thư: Củ cải trắng có thể ngừa và trị vài dạng ung thư:

    (a) Trong Agricultural & Biological Chemistry Số tháng 9-1978, các nhà nghiên cứu tại National Cancer Institute đã ghi nhận các hợp chất có chứa Sulfur trong củ cải trắng như Methanethiol có tác dụng diệt trùng rất mạnh đồng thời ngăn cản được sự phát triển của các tế bào ung thư. Hợp chất này chính là chất đã tạo mùi hôi của củ cải khi bị thối.

    (b) Trong Journal of Food Science, GS Barbara Klein thuộc ĐH Illinois tại Urbana đã cho rằng các hợp chất loại Isothiocyanates trong củ cải giúp ngừa ung thư bằng hai cách: ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây ung thư (carcinogen) vào các tế bào còn nguyên vẹn và giúp tiêu diệt các tế bào đã bị ung thư. Hơn nữa các protease inhibitor trong củ cải có thêm tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các bướu độc và các flavonoids như kaempferol cũng giúp thêm vào sự bảo vệ các tế bào chống lại các hóa chất độc hại.

    (c) Nghiên cứu tại ĐH Kyoto, Nhật (PubMed PMID 11743759 / J Agric Food Chem Dec 2001) chứng minh tác dụng chống đột biến của 4-(Methylthio)-3-bu tenyl isothiocyanate trong Củ cải trắng , trên E. coli B/r WP2, và ghi nhận các loải daikon mọc hoang chứa nhiều hoạt chất hơn là những loài nuôi trồng, ăn sống giữ được hoạt chất cao gấp 7 lần khi nấu chín..

    Ghi chú: Có lẽ dựa trên những nghiên cứu về sulforaphane tại ĐH John Hopkins, Council of Scientific and Industrial Research (Hoa Kỳ) đã cho rằng Hạt Củ cải trắng có chứa các dầu béo liên kết với glycosides trong đó chứa allyl-, isopropyl-, và methyl-isothiocyanates và sulphoraphene và 4-methylsulfinyl-3-butenyl-cyanide..

    · Vài phương thức sử dụng trong dân gian:

    - Trong Heineman’s Encyclopedia có ghi một phương thức dân gian để khử mùi hôi của cơ thể như hôi nách, hôi chân như sau: Dùng nước cốt ép từ 4-5 củ cải trắng cỡ trung bình, thêm vào 1/4 thìa glycerine chứa trong chai kín hay giữ trong tủ lạnh: thoa nơi nách hay kẽ chân mỗi buổi sáng sau khi tắm.

    - Trị Nấc cục (Hiccup): Lấy 1 củ cải trắng tươi và 2 lát gừng tươi, nghiền nát chung, lấy nước cốt thêm mật ong, đổ vào 1 ly nước nóng ấm và uống.



  8. #97
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    Nấm Ðông Cô

    Món ăn rất ngon

    chữa được nhiều bệnh

    Nấm Đông-cô, hay Nấm Hương tại Việt Nam là một loại nấm rất thông dụng trong các món ăn tại các Nhà hàng Trung Hoa khi đãi tiệc. Những món ăn được cho là ‘đặc sản’ như ‘Bào ngư xào nấm Đông cô’ đều xem nấm Đông cô là một thành phần không thể thiếu ! Nấm Đông cô cũng rất được ưa chuộng tại các nước Á châu khác như Việt Nam, Nhật, Đại Hàn, Singapore..Nhưng bên cạnh phương diện dùng làm thực phẩm..Nấm Đông cô đang được nghiên cứu rất kỹ lưỡng về dược tính và khả năng trị bệnh nhất là ngừa và chống một số loại ung thư.



    LỊCH SỬ và ĐẶC TÍNH THỰC-VẬT:

    Tên Khoa-học của Nấm Lentinula Edodes (lent=có thể xếp lại được, inus=giống như ; edodes=có thể ăn được), thuộc họ Nấm Pleurotaceae. Nấm còn có tên đồng nghĩa khác Tricholomopsis edodes. Việt Nam gọi là Nấm hương, tên Đông cô là do ở phiên âm tiếng Tàu: Dong-gu. Tại Nhật, nấm được gọi là Shiitake ( do Nấm thu hoạch từ cây Shiia= Pasania). Ngoài tên Đông cô (Dong gu), người Hoa còn gọi nấm là fa-goo, Xiang gu (Hương cô).

    Tại Hoa Kỳ, nấm được bán trên thị trường dưới tên Chi nese Dried Black Mushroom hay dưới tên Nhật Shiitake.

    Nấm Đông cô có mũ nấm mầu nâu nhạt, sau trở thành mầu nâu sậm. Mặt mũ có những vẩy trắng nhỏ, có khi nâu nhạt, đường kính từ 4-10 cm. Thịt nấm màu trắng, cuống hình trụ hay hơi hẹp..

    Nấm mọc ký sinh trên các cây có lá lớn và thay lá mỗi mùa, nấm mọc tốt nhất trên các cây Dẻ, Sồi, Phong.. Nấm không mọc hoang tại Hoa-Kỳ nhưng được nuôi trồng tại những nông trại. Nấm mọc tự nhiên tại Nhật, Trung-Hoa và các nước Á châu khác như Đại hàn , Việt Nam (vùng núi cao Bắc Việt như Cao bằng, Lạng sơn Yên bái..) , những nơi khí hậu mát lạnh, tương đối ôn-hòa. Tại Châu Mỹ , nấm mọc nhiều nhất tại Costa Rica.

    Tại Trung Hoa và Nhật, nấm Đông-cô đã được xem là một vị thuốc từ hàng ngàn năm trước. Theo sách vở của Nhật thì vào năm 199 trước Tây lịch, bộ tộc Kyusuyu đã đem cống nạp Nấm cho Hoàng đế Chuai. Tại Trung Hoa, Đông cô đã được ghi chép như một thực phẩm bổ dưỡng từ thế kỷ 14, Đông Y sĩ Ngô Quế đã chép “Nấm Đông cô tăng cường Khí-lực, làm mất cảm giác đói, chữa được ‘hàn khí’, giúp máu-huyết lưu thông điều-hòa.”

    Nấm Đông cô ngày nay được xem là loại nấm dùng làm thực-phẩm, được sản xuất với số lượng vào hàng thứ nhì trong tất cả những loại nấm trên thị trường tiêu-thụ, chỉ thua loài nấm trắng Agaricus bisporus .

    Vì nấm thu nhặt trong thiên nhiên không đủ cung cấp cho thị trường nên nấm Đông cô đã được nuôi trồng trên các môi trường ‘bán nhân tạo’ tại nhiều quốc gia trên thế giới.

    Trung Hoa cung cấp gần 50% nhu cầu tiêu thụ của thế giới

    Kỹ thuật trồng nấm theo phương pháp của các ĐH Sơn Tây và Hongkong dùng môi trường cấy ty-khuẩn gồm agar, khoai tây, glucose..pH từ 4-6, ủ ở 25-27 độ C trong 14 đến 21 ngày. Sau khi sợi ty-khuẩn mọc đều , sẽ được chuyển sang môi trường tăng trưởng làm bằng mạt cưa có trộn cám gạo , đường.. giữ ở nhiệt độ 25-27 trong 1-2 tháng.. Sau cùng sẽ được chuyển sang giai đoạn phát triển quả thể bằng cấy trên những khúc gỗ của các cây loại chestnut, phong, sồi.. v.v.. Tỷ lệ thu-hoạch từ 16-25 % tính theo trọng lượng của khúc gỗ cấy nấm.

    Quả thể được thu hoạch từ đàu mùa Đông đến cuối tháng 3 năm kế tiếp, và cây ngưng phát triển khi nhiệt độ bắt đầu tăng. Mỗi khúc gỗ có khả năng cung cấp nấm trong từ 3 đến 7 năm.

    Thành phẩm được xếp thành 4 hạng:

    - Nấm thượng hạng (Rimose mushroom): Mũ nấm lớn, dầy, với những vùng màu trắng nở đều rõ rệt.

    - Nấm hạng nhất: (Thick mushroom): Mũ nấm dầy vừa, nguyên vẹn.

    - Nấm hạng nhì (Scariose mushroom): Mũ nấm tuy dầy nhưng những vùng trắng trên mặt mũ không phân chia rõ rệt.

    - Nấm tạp: Mũ nấm đường kính nhỏ hơn 2 cm.



    THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG và HÓA HỌC

    Nấm Đông cô được xem là có một thành phần dinh dưỡng rất tốt, vì khá cân bằng, chứa nhiếu yếu tố vi lượng.

    · Thành phần dinh dưỡng:

    100 gram phần ăn được chứa:

    - Calories 296-375

    - Chất đạm 9.6-17 %

    - Carbohydrates tổng cộng 54- 82 %

    - Chất sơ (thô) 6.5-8.5 %

    - Chất béo tổng cộng 0.6-8 %

    - Các Vitamins (mg/100 g nấm)

    - Vitamin C 40- 60

    - Tiền Vitamin D (Ergosterol) 0.06-0.27 %

    - Vitamin B1 0.07-0.4

    - Riboflavin 0.2-1.3

    - Niacin 11.9-18.9

    - Các khoáng chất (mg/100g)

    - Aluminium 182

    - Calcium 11-126

    - Chlorine 73

    - Sắt 1.7-30

    - Magnesium 130-247

    - Phosphorus 171-650

    - Potassium 380-1530

    - Silicon 262

    - Sulfur 237

    · Thành phần hóa học:

    Trong thành phần dinh dưỡng của Nấm còn có những hoá chất có những tác dụng đặc biệt:

    - Quả thể nấm chứa khoảng 30 enzymes và tất cả những acid amin cần thiết cho cơ thể.

    - Những alcohol hữu cơ như 1-octen-3-ol, ethyl acetate, 2-octenol và octyl alcohol tạo mùi vị cho nấm tươi, và khi nấu chín các alcohol này chuyển thành những hợp chất loại tetrathiane, tạo mùi vị Sulfur đặc biệt cho nấm.

    - Nấm Đông cô là nguồn cung cấp 2 nhóm thành phẩm có những tác dụng dược lực đã được nghiên cứu kỹ lưỡng: Lentinan và Trích tinh sơi Nấm (Lentinula edodes mycelium extract=LEM).

    (a) Lentinan: Lentinan là chất ly trích từ vách tế bào quả thể hai sợi nấm . Đây là một chất phức tạp, tinh khiết hóa, phân tử lượng khá cao ( khoảng 1 triệu), cơ cấu xoắn ốc chứa những phân tử glucose có những nối (đa số) là (1-3)-b-D-glucans trong dây chính, và hai dây nhánh b(1,6)-D- glucopyranoside . Cơ cấu xoắn ốc rất quan trọng cho tác động sinh học. Lentinan hoàn toàn không chứa Nitrogen, Phosphorus hoặc Sulfur.

    (b) Lentinula edodes mycelium extract=LEM cũng là hợp chất phức tạp loại polysaccharides kết nối với Protein: chứa khoảng 24.6 % protein và 44 % chất đường, đa số là pentose xylose và arabinose. Trong LEM còn có những chuyển hóa chất loại nucleic acid, nhóm Vitamin B, Ergosterol, Eritadenine..



    DƯỢC TÍNH và CÁCH DÙNG:

    Những tác dụng dược học của Nấm Đông cô là do ở 2 nhóm hoạt chất chính LEM và Lentinan.. Trong những năm vừa qua đã có đến hàng ngàn nghiên cứu về 2 chất này: tuy nhiên những nghiên cứu đáng chú ý nhất tập trung trong các lãnh vực Ung thư, Tim-mạch và Kháng nhiễm.

    1. Tác dụng chống u-bướu:

    Ngay từ 1969, các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc Gia Nhật đã ly trích được Lentinan và ghi nhận khi cho chuột dùng từ 0.5 đến 1 mg lentinan/ mỗi kg trọng lượng cơ thể thì các bướu ung thư co-rút lại và biến mất trong 80 % các trường hợp.(Experimentia No 25 ; Nature No 222-1969, Cancer Research No 30-1970).

    Lentinan đã được chứng minh là có khả năng kích thích các tế bào của Hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể loại trừ được các tế bào ung thư.

    Khi thử nghiệm tại các Bệnh viện Nhật: khi cho các bệnh nhân ung thư đang được trị liệu bằng hoá chất (Chemo therapy), dùng thêm Lentinan, đời sống bệnh nhân có khả năng được kéo dài thêm, tác dụng chemotherapy được gia tăng, giảm được sự phát triển của các bướu ung thư..(Mashiko trong Gan To Kagaku Ryoho No 19-1992). Tại Nhật, Lentinan được chấp nhận để xử dụng như một chất ‘trợ lực’ trong tiến trình chemotherapy cho các bệnh nhân bị ung thư bao tử.

    Các nghiên cứu bổ túc cho thấy: khi cho chuột bị ung thư ăn một chế độ ăn-uống có thành phần 10% lentinan thì sự phát triển của bướu bị ngăn chặn lại khoảng 40% và khi lentinan tăng lên 30% thì bướu ung thư giảm gần 78 % . Các nhà nghiên cứu đã kết luận là Nấm đông cô có tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào miễn nhiễm như ‘Thực bào’ , Tế bào T và’Natural killer cell’; đồng thời Nấm Đông cô cũng chứa các hợp chất ngăn chặn sự tạo thành các chất gây ung thư từ các chất Nitrate có nhiều trong thịt động vật.

    Những nghiên cứu của Nanba (1987) (Chem.Pharm.Bull No 35-1987) so sánh vấn đề dùng Lentinan với Nấm Đông cô trong vấn đề chữa u-bướu cho thấy dùng nấm trực tiếp bằng cách ăn nấm trong các món ăn cũng có những tác dụng trị liệu tương tự như uống lentinan tinh khiết: Bột quả thể Đông cô (10% tổng số lượng thực phẩm) cho chuột bị gây ung thư , ăn giảm được Sarcoma 180 và u MM-46 đến 40%, nhưng nếu tỷ lệ tăng lên 20%, sự giảm u-bướu tăng đến 72% !

    2. Tác dụng trên Hệ Miễn-nhiễm:

    Như phần trên, Lentinan không tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư, nhưng tạo ra tác dụng chống u-bướu bằng cách kích thích sự khởi động hoặc tăng cường tác dụng của Hệ miễn nhiễm..

    Lentinan có thể kích khởi các tế bào ‘Natural killer=NK’ để các tế bào này tạo tác dụng ức nén u-bướu. Lentinan cũng kích thích các tế bào lympho nơi mạch máu ngoại vi để làm tăng tác dụng của ‘lymphokine-activated killer=LAK) qua sự trung gian của Interleukins.

    Lentinan còn kích thích sự sản xuất các Immunoglobin trong cơ thể và làm tăng lượng Interleukin1, nên cũng giúp chống đỡ được ung thư.



  9. #98
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts


    3. Tác dụng trên Bệnh Tim-mạch:

    Theo những kết quả do Yamanura nghiên cứu tại Nhật năm 1974, Nấm Đông cô chứa Eritadenine ( hay Lentinasin, Len tysine), một acid-amin loại purine-9-butanoic acid có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự biến dưỡng cholesterol trong gan. Khi cho 40 vị cao niên và 420 Phụ nữ trẻ dùng 9 gram nấm khô mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp: lượng cholesterol tổng cộng nơi các cụ cao-niên giảm 7-15%, và nơi phụ nữ giảm 6-12%.

    Ngoài ra khi thử nghiệm trên những người dùng khẩu-phần có nấm (90 gram nấm tươi) chung với bơ (40g).. cho thấy Nấm có khả năng trung hoà được tác dụng của bơ trong vấn đề điều hòa cholesterol trong máu (Suzuki & Oshima trong Mushroom Science IX-Proceedings of the 9th International Scientific Congress on Edible Fungi)

    Đến 1987, hai hợp chất khác trong Nấm có tác dụng hạ cholesterol, được xác định và Tyrosinase trong nấm có thêm tác dụng hạ huyết áp (Icones of Medicinal Fungi from China -Beijing Science Press 1987)

    Các thí nghiệm khác (Kabir &Kimoto, 1987) đều cho thấy nấm Đông cô có khả năng vừa hạ huyết áp lẫn loại Cholesterol khỏi máu.





    4. Khả năng chống lại Siêu vi trùng:

    Các bệnh do Siêu vi trùng gây ra là những bệnh khó trị nhất Tại Nhật, Trích tinh LEM đã được nghiên cứu để điều trị Sưng gan do siêu vi B (Hepatitis B) và AIDS.

    · Bệnh sưng Gan do Siêu vi B (Hepatitis B):

    Các thí nghiệm dùng LEM để trị Hepatitis B đã được thực hiện tại 16 Trung tâm Y tế Nhật Bản trong những năm 1980 trên một số người bị Sưng Gan loại B kinh niên: kết quả cho thấy LEM giúp cơ thể tạo ra những kháng thể để bảo vệ gan. Trong số 40 người uống 6 gram / ngày LEM trong 4 tháng: triệu chứng sưng gan thuyên giảm nơi cả 40 người và đặc biệt hơn cả là 15 người loại được ..hết siêu vi trùng (Proceedings of the XII International Congress of Gastro enterology, Lisbon 1987).

    Ngoài ra LEM còn làm chậm được sự phát triển của u ung thư tại gan, bảo vệ được tế bào gan, có lẽ do ở Adenine và Choline trong nấm.(Abstracts of Chinese Medicines No 2 -1987), Tác dụng bồi bổ Gan của nấm Đông cô khiến nấm rất hữu dụng trong các bệnh phong-ngứa xuất phát do ở yếu gan.

    · Bệnh AIDS:

    Các nghiên cứu trong ống nghiệm tại Nhật cho thấy LEM không độc hại cho tế bào bình thường nhưng lại có độc tính mạnh hơn là AZT trên các tế bào bị nhiễm HIV. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong LEM những chất làm tăng gia sự sản xuất tế bào trong tủy sống nơi mà đa số các tế bào của Hệ miễn nhiễm được sản xuất (tác dụng này có lẽ do ở Lignin trong LEM).

    Trong ống-nghiệm: Lignins của LEM cho thấy ngăn ngừa được sự sinh sản của HIV, và ngăn chặn được hư hại của tế bào gây ra bởi các Siêu vi Herpes loại 1 và 2.

    Cũng như Lentinan, Nấm Đông cô nếu dùng đơn độc không có tác dụng gì trên Siêu vi HIV, nhưng sự phối hợp giữa Lentinan và AZT lại cho thấy tác dụng ngăn chặn HIV tăng lên 24 lần, so với dùng AZT riêng lẻ.

    Từ 1980, Lentinan đã được chính thức cho dùng chung với AZT để trị AIDS tại Nhật. Các nghiên cứu về vấn đề này đang được tiếp tục thực hiện tại Hoa-Kỳ.

    · Nấm Đông cô và Lao phổi:

    Cũng từ những nghiên cứu của Aoki tại Nhật năm 1984 , Lentinan cho thấy có khả năng giúp người lao phổi chống đỡ được những độc tố của vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis . Khi tiêm mỗi ngày 1 gram lentinan, mỗi tuần 2 lần , tỷ lệ opsonin trong người bệnh tăng lên đến mức độ các độc tố lao trong cơ thể bị ngăn chặn hoàn toàn.

    * Nấm Đông cô trong Y Dược cổ truyền Trung Hoa:

    Đông Y cổ truyền dùng nấm Đông cô để trị bí tiểu, thủy thũng, trị ngộ độc vì các nấm khác (Nấu và ăn 90 gram nấm khô) , trị trẻ em lên sởi và đậu mùa (Nấu 6 gram nấm khô, uống ngày hai lần), váng đầu-chóng mặt, đau dạ dầy-ruột.



    CÁCH DÙNG NẤM ĐÔNG CÔ

    và Các Chế phẩm từ Đông cô:

    Nấm Đông cô được dùng làm thực phẩm và thuốc rất phổ biến tại Nhật.

    Nấm có thể dùng trong các trường hợp bệnh liên-quan đến Hệ Miễn nhiễm như Ung thư, AIDS, Dị ứng do môi trường, Nhiễm nấm Candida albicans, Dễ bị cảm cúm. Nấm Đông cô cũng rất hữu hiệu để trị sưng phổi và hạ cholesterol.

    Theo Y-học Nhật, Nấm giúp cải lão tế bào nơi người cao niên, và giúp giải trừ mệt mỏi nơi người lao lực, làm việc quá sức.

    Tại Nhật Lentinan được xem là dược phẩm trong khi đó LEM là một sản phẩm hổ trợ dinh dưỡng. Liều tốt nhất khi dùng Đông cô là từ 6 đến 16 gram nấm khô hoặc 90 gram nấm tươi. Nếu muốn dùng LEM để bảo vệ gan và chống bệnh thì nên dùng 2-6 gram/ ngày chia làm 2-3 lần.

    Tham khảo:

    Medicinal Mushrooms (C. Hobbs)

    The Healing Mushrooms (K.Jones)

    Fungi Pharmacopeia (Sinica)

    Các tạp chí và tài liệu:

    - HerbalGram No 30

    - Herbs for Health Jan/Feb 1997

    - Cancer Research No 30-1970

    - Mushroom Research Institute (Japan 1976)










    Xin Lưu ý:

    Ðể hiểu rõ thêm về Canh Dưỡng Sinh, quý vị Ðộc giả có thể tham khảo các tài liệu sau đây:

    VIỆT NGỮ: Mạng lưới điện toán www.vnfa.com của Hội Thân Hữu Việt Nam, dưới đề mục: Canh Dưỡng Sinh.

    Diễn đàn canh dưỡng sinh : www.canhduongsinh.com

    ANH NGỮ: Các mạng điện toán:

    http//www.healingspirit.com

    http//www.annieappleseedproject.org

    http//www.healfoods.com



    Sách Canh Dưỡng Sinh toàn tập cũng có trên mạng internet:

    www.canhduongsinh.co.nr hoặc

    www.cds.official.ws



    Phụ Bản Cập Nhật

    Thành phần vật liệu để nấu canh dưỡng sinh theo trong sách hướng dẫn chỉ có tính cách ước lượng (nhắm chừng). Cho nên một số người sử dụng đã gặp phải sự khó khăn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của quý đồng hương và tham khảo trên mạng internet, chúng tôi đề nghị nên áp dụng theo công thức bằng trọng lượng như sau:

    - 1/4 củ cải trắng hoặc 250g

    - 1/4 lá củ cải trắng hoặc 50g
    - 1/2 củ cà rốt hoặc 150g
    - 1/4 củ gobo (ngưu bàng) hoặc 80g củ tươi, nếu dùng củ khô xắt lát thì khoảng 30g.
    - 1 tới 2 tai nấm Ðông cô Nhật (tùy theo nấm lớn hay nhỏ)
    Nước bằng 3 lần thể tích rau củ nhập lại, hoặc 3 lần trọng lượng của rau củ cũng không sai biệt bao nhiêu.

    Công thức này được trích dẫn trong mạng internet www.vnfa.com



    HẾT




  10. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    chimvacgoidan (01-29-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 5 người đọc bài này. (0 thành viên và 5 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự sinh.
    Gửi bởi honglien trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 12-28-2015, 11:20 AM
  2. Câu chuỵên tái sinh
    Gửi bởi muabuon trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 7
    Bài cuối: 08-30-2015, 11:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •