DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/6 123 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 58

Chủ đề: Kinh Pháp Bảo Đàn

  1. #1
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts

    Kinh Pháp Bảo Đàn



    Kinh Pháp Bảo Đàn






    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  2. The Following User Says Thank You to minh thức For This Useful Post:

    Pháp Bảo Đàn Kinh (12-23-2015)

  3. #2
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Kinh Pháp Bảo Đàn


    Lời Dịch Giả


    PHÁP BẢO ĐÀN KINH là một quyển Kinh chuyên hoằng PHÁP ĐỐN GIÁO của THIỀN TÔNG, do Lục Tổ HUỆ NĂNG giảng và ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên nhiều thế giới.

    Lục Tổ là người không biết chữ nhưng nói ra lời nào cũng đúng ý Phật. Tổ nói: “Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự”. Như vậy người đọc nên được ý quên lời, chớ nên chấp lời nghịch ý. Như Lục Tổ nói: “Nay ta gượng nói ra, khiến ông bỏ tà kiến, chớ hiểu theo lời nói, mới cho biết ít phần”.

    “Chớ hiểu theo lời nói” là chớ chấp lời mà nghịch ý; “mới cho biết ít phần” là được ý mà quên lời, nói “được ý” là phải đốn ngộ ý của Tổ, cũng là ý của Phật vậy. Phật nói: “Sự suy lường phân biệt chẳng thể hiểu được pháp này”.

    Hễ nói “đã chứng” thì chẳng thể tỏ rõ cho người biết, nếu nói “chẳng chứng” thì thuyết lý chẳng thể liễu triệt , nên pháp đốn giáo này chẳng phải muốn người hiểu theo lời, cần phải tự tin, tự tu, tự chứng, tự ngộ mới được. Nếu chỉ dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường là trái với ý Tổ.

    Phật có nói: “Như Lai dùng tất cả thí dụ để diễn đạt mọi việc thì được; nhưng chẳng thí dụ nào có thể diễn đạt pháp này”. Tại sao vậy? Vì tự tánh bất khả tư nghì, tâm trí chẳng đến được. Vậy phải tin rằng: miệng luận bàn, dùng tâm suy lường là việc chướng đạo vậy.

    Đối với pháp thế gian thì dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường có thể thấu hiểu được; với pháp xuất thế gian dùng miệng luận bàn, dùng tâm suy lường lại càng xa với Đạo.

    Cổ Đức nói: Đối với việc này, có tâm chẳng thể cầu, vô tâm chẳng thể đắc, ngôn ngữ chẳng thể thông đạt, im lặng chẳng thể thấu suốt. Quyển Kinh này, mỗi phẩm đều có tỏ bày ý chỉ như thế, xin độc giả tự xét kỹ xem!

    Nói tóm lại, PHÁP ĐỐN GIÁO này là khai thị cho người học đạo để y theo CHÁNH PHÁP tu hành cho đến đốn ngộ mà thôi.

    Thích Duy Lực



    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  4. The Following 2 Users Say Thank You to minh thức For This Useful Post:

    hoatihon (12-23-2015),Pháp Bảo Đàn Kinh (12-23-2015)

  5. #3
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts





    ___________000<>000___________


    PHẨM TỰA THỨ NHẤT

    Khi Sư đến chùa Bảo Lâm, có châu trưởng Thiều Châu tên là Vi Cừ và các quan chức vào núi thỉnh Sư ra chùa Đại Phạn ở trong thành vì tứ chúng khai duyên thuyết pháp. Sư thăng tòa, Vi Thứ Sử (châu trưởng) và các quan chức hơn ba chục người, học sĩ nhà nho hơn ba mươi người, Tăng Ni-cư sĩ hơn ngàn người, đồng thời đảnh lễ xin nghe Pháp Yếu.

    Sư nói: Thiện tri thức, tự tánh của Bồ Đề vốn thanh tịnh, chỉ dụng tâm này trực liễu thành Phật. Thiện tri thức, hãy nghe việc đắc pháp và sự việc của Huệ Năng.

    Huệ Năng quê quán ở Phạm Dương, cha bị giáng chức đến Lãnh Nam, lưu lạc làm dân Tân Châu. Thân thế chẳng may cha lại mất sớm, mẹ là góa phụ, nhà ở Nam Lộ, nghèo khổ phải đi bán củi ngoài chợ. Lúc ấy có vị khách mua củi nhờ mang đến nhà, Huệ Năng được tiền đi ra, gặp một vị khách đang tụng Kinh, Huệ Năng nghe được lời Kinh tâm liền khai ngộ, bèn hỏi khách tụng Kinh gì ? Khách nói là Kinh Kim Cang. Hỏi: “ Ở đâu có Kinh điển này?”. Khách nói: “ Tôi từ chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai Kỳ Châu đến. Chùa ấy do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư chủ hóa, môn đồ hơn ngàn người, tôi đến đó lễ bái lãnh thọ kinh này. Ngũ Tổ thường khuyên Tăng tục trì Kinh Kim Cang thì được kiến tánh, trực liễu thành Phật”.

    Huệ Năng nghe nói, lại cũng vì xưa kia có duyên, nên được một người khách cho mười lượng bạc để cho mẹ già được sinh sống và bảo đi ngay đến Huỳnh Mai tham lễ Ngũ Tổ. Huệ Năng sắp xếp cho mẹ xong, liền từ giã lên đường. Trải qua hơn ba mươi ngày đường, đến huyện Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ. Tổ hỏi: “Ông là người phương nào, muốn cầu việc gì?”.

    Huệ Năng nói: “Đệ tử là dân Tân Châu Lãnh Nam, từ xa đến lễ bái, chỉ cầu làm Phật, chẳng cầu việc gì khác”.

    Tổ nói: “Ông người Lãnh Nam, là kẻ mọi rợ, làm sao có thể làm Phật được?”

    Huệ Năng nói: “Người có Nam Bắc, Phật tánh vốn chẳng có Nam Bắc, thân hèn hạ này với thân Hòa Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt!”

    Ý Ngũ Tổ còn muốn nói thêm, nhưng thấy đồ chúng đứng xung quanh, nên bảo theo chúng làm việc. Huệ Năng bạch Hòa Thượng: “Tự tâm của đệ tử thường sanh trí huệ chẳng lìa tự tánh, tức là phước điền, chưa rõ Hòa Thượng bảo làm việc gì?”. Tổ nói: “Tên mọi rợ này căn khí lanh lợi, ngươi đừng nói nữa, hãy ra nhà sau đi!”. Huệ Năng lui đến nhà sau, có một cư sĩ sai Huệ Năng bửa củi giã gạo, trải qua hơn tám tháng. Một ngày kia Tổ thình lình đến gặp Huệ Năng nói: “Ta nghĩ cái thấy của ngươi dùng được, vì sợ có kẻ ác hại ngươi, nên chẳng nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng?”.

    Huệ Năng nói: “Đệ tử cũng biết ý của Thầy, nên chẳng dám đi đến nhà trước”.

    Một ngày kia, Ngũ Tổ triệu tập môn đồ bảo rằng: “Sanh tử là việc lớn, các ngươi suốt ngày chỉ cầu phước điền, chẳng cầu lìa khỏi biển khổ sanh tử, tự tánh nếu mê, phước làm sao có thể cứu được? Các ngươi mỗi người hãy tự xem trí huệ, dùng bổn tâm Bát Nhã của tự tánh, mỗi người làm một bài kệ trình cho ta xem, nếu ngộ được đại ý, thì ta sẽ trao truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu; hãy mau lên chẳng được chậm trễ, hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được. Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy, nếu được như vậy thì khi ra trận giữa đao kiếm cũng phải thấy được”.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  6. The Following 2 Users Say Thank You to minh thức For This Useful Post:

    hoatihon (12-23-2015),Pháp Bảo Đàn Kinh (12-23-2015)

  7. #4
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Qua hai ngày sau có một đồng tử đi ngang qua phòng giã gạo, xướng tụng bài kệ Huệ Năng nghe được liền biết kệ này chưa thấy bản tánh, dù chưa được sự dạy bảo của Tổ, nhưng đã biết được đại ý, bèn hỏi đồng tử rằng: “Tụng kệ gì?”. Đồng tử nói: “Kẻ mọi rợ này chẳng biết, Đại Sư nói: Sanh tử là việc lớn muốn truyền trao y Pháp, nên bảo môn đồ làm kệ trình xem, nếu ngộ đại ý thì sẽ được truyền trao Y Pháp làm Tổ thứ sáu. Thượng Tọa Thần Tú viết kệ Vô Tướng trên vách tường hành lang. Đại Sư bảo mọi người đều tụng, y kệ này tu khỏi đọa ác đạo, y kệ này tu, sẽ được lợi ích lớn”.

    Huệ Năng nói: “Thưa Thượng nhơn, tôi giã gạo ở đây hơn tám tháng, chưa từng đi đến nhà trước, mong Thượng nhơn dẫn tôi đến trước bài kệ lễ bái”. Đồng tử liền dẫn đến trước bài kệ, lễ bái xong, Huệ Năng nói: “Huệ Năng chẳng biết chữ, xin Thượng nhơn đọc giùm”. Lúc ấy có quan biệt giá Giang Châu là Trương Nhựt Dụng, liền lớn tiếng đọc, Huệ Năng nghe xong bèn nói: “Tôi cũng có một bài kệ, xin Biệt Giá viết giùm”. Biệt Giá nói: “Ông cũng làm kệ à, việc này hi hữu!” Huệ Năng nói với Biệt Giá rằng: “Muốn học Vô Thượng Bồ Đề, chẳng nên khinh bỉ kẻ sơ học, hạ hạ nhơn hữu thượng thượng trí, thượng thượng nhơn hữu một (chìm mất) ý trí”.

    Biệt Giá nói: “Ông hãy tụng kệ đi, ta viết giùm cho. Ông nếu đắc pháp phải độ ta trước, về sau chớ quên lời này”. Huệ Năng kệ rằng:

    Bồ Đề bổn vô thụ,

    Minh cảnh diệc phi đài.

    Bổn lai vô nhất vật,

    Hà xứ nhạ trần ai?

    Dịch nghĩa:

    Bồ Đề vốn chẳng cây,

    Gương sáng cũng chẳng đài.

    Xưa nay không một vật,

    Nơi nào dính bụi trần?


    Kệ viết xong, đồ chúng đều ngạc nhiên tán thán với nhau: “Lạ thay, chẳng nên theo tướng mạo mà đánh giá người, không ngờ nay có nhục thân Bồ Tát mà chẳng biết!”.

    Tổ thấy đại chúng Kinh quái, sợ người ám hại, nên lấy giày bôi bài kệ, nói rằng: “Cũng chưa thấy tánh”. Mọi người cho là phải.


    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 06-20-2020 lúc 07:55 AM
    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  8. The Following 3 Users Say Thank You to minh thức For This Useful Post:

    hoatihon (12-23-2015),Pháp Bảo Đàn Kinh (12-23-2015),vietlong (06-20-2020)

  9. #5
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Đại chúng nghe xong nói với nhau rằng: “Chúng ta chẳng cần nhọc tâm mệt trí làm kệ đâu có ích gì, vì có Thượng Tọa Thần Tú hiện làm Giáo thọ sư, chắc chắn sẽ được, chúng ta làm kệ chỉ phí sức thôi, chúng ta về sau y chỉ Sư Thần Tú cũng được rồi”.

    Ngài Thần Tú suy nghĩ: “Đại chúng chẳng trình kệ, vì ta là Giáo thọ sư của họ, ta phải làm kệ trình Hòa Thượng. Nếu chẳng trình kệ thì Hòa Thượng làm sao biết được kiến giải sâu cạn trong tâm ta, ý của ta trình kệ vì cầu Pháp thì tốt, vì mong làm Tổ thì không nên, chẳng khác nào dùng tâm phàm mà đoạt Thánh vị. Nếu chẳng trình kệ thì làm sao đắc Pháp được, thực khó! Thực khó!”.

    Nơi hành lang trước Pháp đường, Ngũ Tổ định mời họa sĩ đến vẽ Biến Tướng Kinh Lăng Già và Ngũ Tổ Huyết Mạch Đồ, để cúng dường và lưu truyền đời sau. Khi Thần Tú làm kệ xong, mấy lần muốn vào trình, nhưng khi đến trước Pháp đường thì trong tâm bấn loạn, mồ hôi ước đẫm mình. Như vậy trãi qua bốn ngày, mười ba lần muốn vào trình mà vẫn chưa trình được, sau cùng Thần Tú suy nghĩ: “Chi bằng ghi trên vách tường hành lang để Hòa Thượng thấy được; nếu Tổ nói "tốt" thì ta ra lễ bái nói là của Thần Tú làm, nếu nói "chẳng được" thì uổng công ta ở núi mấy năm, lại tu đạo gì mà được nhận lễ bái của người!”.

    Nữa đêm đó không cho ai hay, tự cầm đèn viết kệ trên vách hành lang phía Nam, trình sở thấy của tự tâm, kệ rằng:

    Thân thị Bồ Đề thụ,

    Tâm như minh cảnh đài.

    Thời thời cần phất thức,

    Vật sử nhạ trần ai.


    Dịch nghĩa:

    Thân là cây Bồ Đề.

    Tâm như đài gương sáng.

    Luôn luôn siêng lau chùi,

    Chớ cho dính bụi trần.

    Thần Tú viết kệ xong, liền về phòng, không ai hay. Tú lại suy nghĩ: “Ngày mai, Ngũ Tổ thấy kệ hoan hỷ thì ta có duyên với Pháp, nếu nói không được thì đó là tại ta còn mê, nghiệp chướng xưa nặng nề, chẳng đặng đắc Pháp, Thánh ý thật khó lường!”. Tú ở trong phòng suy nghĩ ngồi nằm chẳng yên cho đến gần sáng.

    Tổ đã biết Thần Tú chưa vào cửa được, chẳng thấy tự tánh. Trời sáng, Tổ kêu họa sĩ đến hành lang để vẽ, thình lình thấy kệ, bèn nói với họa sĩ: “Thôi, chẳng cần vẽ nữa, làm lao nhọc cho ông từ xa đến đây. Kinh nói:”Phàm tất cả tướng đều là hư vọng”. Nay chỉ cần để bài kệ này cho người trì tụng, y kệ này tu, khỏi đọa ác đạo, y kệ này tu, được ích lợi lớn”. Bèn kêu môn đồ đốt nhang kính lễ, bảo cả thảy đều tụng kệ này sẽ được kiến tánh. Môn đồ tụng kệ đều khen: lành thay!

    Nửa đêm Tổ kêu Thần Tú vào trong phòng hỏi: “Kệ phải do ông làm chăng?”. Tú nói: “Thiệt là Tú làm, chẳng ham vọng cầu Tổ vị, mong Hòa Thượng từ bi, xem đệ tử có chút ít trí tuệ chăng?”.

    Tổ nói: “Ông làm kệ này chưa thấy bản tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa vào trong, kiến giải như thế tìm vô thượng Bồ Đề chẳng thể được. Vô thượng Bồ Đề phải khi vừa nói liền nhận tự bổn tâm, thấy tự bản tánh, chẳng sanh chẳng diệt, với bất cứ giờ nào, niệm niệm tự thấy, chẳng kẹt vào vạn Pháp, nhứt chơn nhứt thiết chơn, vạn cảnh tự như như, cái tâm như như tức là chân thật. Nếu thấy như thế tức vô thượng Bồ Đề của tự tánh. Ông tạm đi ra suy nghĩ một vài ngày nữa, làm bài kệ khác cho ta xem, nếu kệ ông vào được cửa thì ta sẽ truyền trao y Pháp”.

    Thần Tú đảnh lễ lui ra, trải qua mấy ngày sau làm kệ chẳng được, trong tâm rối loạn tâm thần chẳng yên, cũng như trong mộng, đi ngồi chẳng vui.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  10. The Following 2 Users Say Thank You to minh thức For This Useful Post:

    hoatihon (12-23-2015),Pháp Bảo Đàn Kinh (12-23-2015)

  11. #6
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Bài kệ của Ngài Thần Tú





    Thân thị Bồ Đề thụ,

    Tâm như minh cảnh đài.

    Thời thời cần phất thức,

    Vật sử nhạ trần ai.




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  12. The Following User Says Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    minh thức (12-23-2015)

  13. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Bài kệ của Ngài Huệ Năng





    Bồ Đề bổn vô thụ,

    Minh cảnh diệc phi đài.

    Bổn lai vô nhất vật,

    Hạ xứ nhạ trần ai !




    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  14. The Following 2 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    minh thức (12-23-2015),sonha (12-29-2015)

  15. #8
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts


    Vị trí 2 bài kệ






    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  16. The Following 3 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    minh thức (12-23-2015),Pháp Bảo Đàn Kinh (12-23-2015),sonha (12-29-2015)

  17. #9
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Hôm sau Tổ lén đến nhà giã gạo, thấy Huệ Năng lưng đeo đá giã gạo, nói rằng: “Người cầu đạo cần phải như thế”. Lại hỏi: “Gạo trắng chưa?”. Huệ Năng đáp: “Trắng đã lâu, còn thiếu giần sàng thôi”. Tổ lấy gậy gõ trên cối ba cái rồi bỏ đi. Huệ Năng hiểu ý Tổ, nên canh ba vào thất. Tổ dùng Ca Sa che lại không cho người thấy, rồi thuyết Kinh Kim Cang, đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ tất cả vạn pháp chẳng lìa tự tánh, bèn bạch Tổ rằng:

    “Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

    Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

    Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

    Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

    Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp !”.


    Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: “Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật”.

    Nửa đêm thọ pháp chẳng ai biết, Tổ bèn truyền pháp đốn giáo và y bát nói rằng: “Ngươi là Tổ thứ sáu khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn đứt”. Nghe ta nói kệ đây:

    “Hữu tình lai hạ chủng,

    Nhơn địa quả huờn sanh.

    Vô tình diệc vô chủng,

    Vô tánh diệc vô sanh”.


    Dịch nghĩa:

    Hữu tình được gieo giống,

    Nhơn gieo quả ắt sanh.

    Vô tình thì vô chủng,

    Vô tánh cũng vô sanh
    .



    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  18. #10
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Huệ Năng đến Tào Khê, bị bọn ác tìm theo, nên phải lánh nạn trong đám thợ săn nơi Tứ Hội, trải qua mười lăm năm, thường vì thợ săn tùy nghi thuyết pháp. Bọn họ bảo giữ lưới, mỗi khi thấy cầm thú lọt vào đều thả ra hết. Tới bữa ăn, gởi rau trong nồi thịt, có người hỏi thì trả lời: “Chỉ ăn rau luộc bên cạnh thịt mà thôi”.

    Một ngày kia nghĩ rằng: “Đã đến lúc phải hoằng pháp không nên ẩn hoài”, liền ra chùa Pháp Tánh Quảng Châu, gặp Ấn Tông Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn. Có hai vị Tăng tranh luận về nghĩa “gió và lá phướn”; kẻ nói gió động, người nói phướn động, tranh cãi không ngừng, Huệ Năng chen vào nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm các ông động”.Cả chúng đều ngạc nhiên. Ấn Tông mời Năng ra ngồi trên cao tòa, hỏi những nghĩa lý thâm sâu, thấy Huệ Năng lời gọn mà đúng lý, chẳng do văn tự. Ấn Tông nói: “Hành giả ắt chẳng phải người thường, lâu nay đã nghe Y Pháp Huỳnh Mai về Nam, có phải là hành giả chăng?

    Huệ Năng nói “Không dám”.

    Ấn Tông liền đảnh lễ, xin thỉnh Y Bát ra cho đại chúng xem.

    Ấn Tông hỏi rằng: “Sự phó chúc của Huỳnh Mai truyền thọ như thế nào ?”

    Huệ Năng nói: “Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát”.

    Ấn Tông hỏi: “Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?”

    Đáp: “Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp, Phật Pháp là pháp bất nhị”.

    Ấn Tông lại hỏi: “Thế nào là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp?”

    Đáp: “Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, đã rõ Phật tánh là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp! Như trong Kinh Niết Bàn nói: “Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: Phạm tứ trọng cấm (bốn giới trọng nhất trong giới Tỳ kheo, giống như người thế gian phạm tội tử hình), làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề, phải bị đoạn dứt thiện căn Phật tánh không? Phật nói: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh phi thường phi vô thường, nên chẳng đoạn dứt gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện, phi bất thiện, gọi là bất nhị. Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người trí liễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy”.

    Ấn Tông nghe xong hoan hỷ chấp tay rằng: “Tôi giảng kinh như gạch nát ngói bể, ông giảng nghĩa cũng như vàng ròng”

    Do đó, vì Huệ Năng xuống tóc, nguyện thờ làm Thầy.

    Huệ Năng bèn ở nơi gốc cây Bồ Đề khai giảng pháp môn Đông Sơn (Ngũ Tổ): “Huệ Năng đắc pháp nơi Đông Sơn, chịu nhiều cay đắng, gặp nhiều nguy hiểm, tánh mạng tựa như chỉ mành, hôm nay được cùng các quan, các Tăng Ni đạo tục đồng tụ tại hội này, là do quá khứ nhiều kiếp cúng dường chư Phật, cùng gieo thiện căn mới được nghe cái nhơn đắc pháp và pháp Đốn Giáo kể trên. Giáo pháp là do bậc Thánh xưa truyền lại, chẳng phải tự trí của Huệ Năng. Người muốn nghe giáo pháp của bậc Thánh xưa, phải làm cho tâm thanh tịnh (trong sạch), nghe rồi phải tự đoạn trừ nguồn gốc nghi ngờ giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt”.

    Đại chúng nghe pháp xong hoan hỷ đảnh lễ lui ra.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •