DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 3/6 ĐầuĐầu 12345 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 21 tới 30 của 58

Chủ đề: Kinh Pháp Bảo Đàn

  1. #21
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Phẩm Định Huệ Thứ Tư


    Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, pháp môn này lấy ĐỊNH HUỆ làm gốc. Các ngươi chớ lầm rằng ĐỊNH với HUỆ có khác; ĐỊNH HUỆ vốn nhất thể, chẳng phải là hai. Định là thể của Huệ, Huệ là dụng của Định, ngay trong lúc Huệ có Định, ngay trong lúc Định có Huệ, thấu được nghĩa này tức là Định Huệ đồng nhau. Các ngươi học đạo chớ cho là trước phát Định sau phát Huệ, hay trước Huệ sau Định có khác, kiến giải như vậy thành ra pháp có nhị tướng. Miệng tuy nói lành mà trong tâm chẳng lành, tuy có Định Huệ mà Định Huệ chẳng đồng nhau. Nếu tâm miệng đều lành, trong ngoài nhất thể, tức là Định Huệ đồng nhau. Tự ngộ tu hành, chẳng nên tranh biện, nếu tranh giành trước sau thì đồng với kẻ mê, chẳng dứt hơn thua, lại thêm ngã chấp, chẳng lìa được tứ tướng (nhơn, ngã, chúng sanh, thọ giả). Thiện tri thức, ĐỊNH HUỆ ví như cái gì ? Như đèn và ánh sáng: có đèn thì sáng, không đèn thì tối; đèn là thể của sáng, sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai, thể vốn là một, pháp ĐỊNH TUỆ cũng vậy.

    Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, nói nhất hạnh tam muội, là ở tất cả mọi nơi đi đứng nằm ngồi thường hành trực tâm. Kinh Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng, trực tâm là Tịnh độ”. Chớ nên tâm hạnh quanh co, miệng thì nói trực, nói nhất hạnh tam muội mà chẳng hành trực tâm. Người hành trực tâm, đối với tất cả pháp chẳng nên chấp trước. Kẻ mê chấp pháp tướng chấp nhất hạnh tam muội, cứ nói ngồi yên chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm tức là nhất hạnh tam muội, kiến giải như vậy đồng với vô tình, đó là nhân duyên chướng đạo.

    Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói. Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng, chỉ như Xá Lợi Phất tĩnh tọa trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở. Thiện tri thức, lại có kẻ dạy người lấy ngồi làm công phu, khán tâm quán tịnh, chẳng khởi chẳng động, kẻ mê chẳng hiểu, bèn chấp ngồi thành bệnh, nhiều người truyền dạy nhau như vậy, thật là lầm lỗi lớn!

    Sư dạy chúng rằng: “Thiện tri thức, CHÁNH GIÁO vốn chẳng đốn tiệm, tánh người tự có lợi độn, kẻ mê tiệm tu, người ngộ đốn khế. Đốn tiệm chỉ là giả danh kiến lập mà thôi, nếu tự nhận được bổn tâm, tự thấy được bổn tánh thì chẳng sai biệt vậy.

    Thiện tri thức, pháp môn này xưa nay lập VÔ NIỆM làm tông, VÔ TƯỚNG làm thể, VÔ TRỤ làm gốc. VÔ TƯỚNG là ở nơi tướng mà lìa tướng. VÔ NIỆM là ở nơi niệm mà chẳng niệm. VÔ TRỤ là bản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khi dễ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh. Nếu niệm trước, niệm sau và đang niệm, niệm niệm theo cảnh chẳng dứt, gọi là trói buộc, đối với tất cả pháp niệm niệm chẳng trụ tức là chẳng trói buộc vậy, đây là lấy VÔ TRỤ làm gốc. Thiện tri thức, ngoài lìa tất cả tướng gọi là VÔ TƯỚNG, lìa tướng thì pháp thể thanh tịnh, đây là lấy VÔ TƯỚNG làm thể. Thiện tri thức, đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lìa mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sanh tâm gọi là VÔ NIỆM. Nếu là trăm điều chẳng nghĩ, làm cho niệm tuyệt, một niệm tuyệt liền chết, thọ sanh nơi khác, ấy là cái lỗi lầm lớn, người học đạo nên xét kỹ! Nếu chẳng hiểu ý Chánh Pháp, tự lầm còn đỡ, lại khuyên người khác học theo, tự mê chẳng thấy, lại thêm tội phỉ báng kinh Phật, vì vậy nên lập VÔ NIỆM làm tông.

    Thiện Tri Thức, tại sao lập VÔ NIỆM làm tông? Chỉ vì kẻ mê miệng nói kiến tánh mà khởi niệm trên cảnh, nơi niệm liền lọt vào tà kiến, tất cả trần lao vọng tưởng theo đó mà sanh. Tự tánh vốn chẳng một pháp có thể đắc, nếu có cơ sở đắc, vọng nói tội phước, tức là trần lao tà kiến, nên pháp môn này lập VÔ NIỆM làm tông.

    Thiện tri thức, VÔ là Vô việc gì? NIỆM là Niệm việc gì? VÔ là VÔ NHỊ TƯỚNG (pháp đối đãi), VÔ tất cả tâm trần lao. NIỆM là NIỆM CHƠN NHƯ BẢN TÁNH. CHƠN NHƯ là thể của NIỆM, NIỆM là dụng của CHƠN NHƯ. Chơn Như tự tánh khởi niệm, chẳng do nhãn nhĩ tỷ thiệt năng niệm, chơn như có tánh cho nên khởi niệm, nếu chơn như không tánh thì nhãn nhĩ sắc thanh ngay đó liền hoại. Thiện tri thức, chơn như tự tánh khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh thường tự tại. Nên kinh nói: “Khéo phân biệt được các pháp tướng mà nơi đệ nhất nghĩa thường chẳng động” là vậy.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  2. The Following 2 Users Say Thank You to minh thức For This Useful Post:

    socnho (12-31-2015),Thiện Tâm (01-02-2016)

  3. #22
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Phẩm Tọa Thiền Thứ Năm


    Sư dạy chúng rằng: Pháp môn này nói TỌA THIỀN vốn chẳng chấp tâm, cũng chẳng chấp tịnh, cũng chẳng phải là chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn cho nên chẳng chấp. Nếu nói chấp tịnh, tự tánh vốn tịnh, chỉ do vọng niệm che khuất chơn như, nếu chẳng có vọng niệm, tánh tự thanh tịnh; khởi tâm chấp tịnh, lại sanh vọng tịnh. Vọng chẳng xứ sở, kẻ chấp là vọng, tịnh chẳng hình tướng, lại lập tướng tịnh cho là công phu; kiến giải như vậy chướng tự bản tánh, lại bị tịnh trói.

    Thiện tri thức, nếu người tu theo pháp chẳng động, khi thấy mọi người mà chẳng thấy tất cả thị phi, thiện ác, lỗi lầm của người, tức là tự tánh chẳng động. Thiện tri thức, kẻ mê thân dù chẳng động, mở miệng thì nói thị phi, tốt xấu, hay dở của người; như vậy là trái ngược với đạo, nếu chấp tâm tịnh tức là chướng đạo.

    Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, sao gọi là TỌA THIỀN? Trong pháp môn này vô chướng, vô ngại, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là TỌA, bên trong thấy tự tánh chẳng động gọi là THIỀN.

    Thiện tri thức, sao gọi là THIỀN ĐỊNH? Bên ngoài lìa tướng là THIỀN, bên trong chẳng loạn là ĐỊNH. Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm liền loạn, ngoài nếu lìa tướng thì tâm chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp cảnh thành loạn, nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là CHƠN ĐỊNH vậy.

    Thiện tri thức, ngoài lìa tướng tức THIỀN, trong chẳng loạn tức ĐỊNH, ngoài THIỀN trong ĐỊNH gọi là THIỀN ĐỊNH. Kinh Phạm Võng nói: “Bản tánh ta vốn tự thanh tịnh”. Thiện tri thức, niệm niệm tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  4. #23
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Phẩm Sám Hối Thứ Sáu



    Lúc ấy Sư thấy các quan chức và dân chúng từ Quảng Châu, Thiều Châu các nơi tấp nập đến chùa nghe pháp, nên thăng tòa dạy chúng rằng:

    - Thiện tri thức, việc này phải ở trong tự tánh mà khởi, bất cứ lúc nào niệm niệm, tự tịnh nơi tâm, tự tu, tự hành, tự thấy Pháp thân, tự thấy tâm Phật, tự độ tự giới, như vậy mới chẳng uổng công đến đây. Đã từ xa đến, gặp nhau nơi đây đều là có duyên. Nay các ngươi hãy quỳ xuống. Ta vì các ngươi truyền năm phần HƯƠNG PHÁP THÂN của tự tánh, kế đó thọ VÔ TƯỚNG SÁM HỐI.

    Đại chúng cùng quỳ xuống. Sư nói:

    - Một là GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại gọi là GIỚI HƯƠNG.

    - Hai là ĐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là ĐỊNH HƯƠNG.

    - Ba là HUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là HUỆ HƯƠNG.

    - Bốn là GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG.

    - Năm là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp Tối Thượng Thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ Đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.

    Thiện tri thức, hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài.

    Nay vì các ngươi truyền thọ VÔ TƯỚNG SÁM HỐI, diệt tội tam thế, khiến cho tam nghiệp thanh tịnh. Thiện tri thức, hãy nói theo ta:


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  5. #24
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Đệ tử chúng con từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ngu mê nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ngu mê đã có từ trước, thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

    Đệ tử chúng con từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị kiêu căng dối trá nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp kiêu căng dối trá đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

    Đệ tử chúng con từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ganh tỵ nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ganh tỵ đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

    Thiện tri thức, trên đây là VÔ TƯỚNG SÁM HỐI. Thế nào là SÁM? Thế nào là HỐI? Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là SÁM. Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ,… nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là HỐI. Phàm phu ngu mê, chỉ biết sám trừ tội trước, chẳng biết hối cải lỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sanh, tội trước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, như thế làm sao gọi là SÁM HỐI được!

    Thiện tri thức, đã sám hối xong, nay vì thiện tri thức phát TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN, mọi người phải dùng chánh tâm để nghe:

    - Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,

    - Tự tâm phiền não vô tận thệ nguyện dứt,

    - Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học,

    - Tự tánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

    Thiện tri thức, chúng ta há chẳng nói CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ sao? Nói như thế, nhưng chẳng phải là Huệ Năng độ đâu. Thiện tri thức, chúng sanh ở nơi tự tâm, cũng như tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm chẳng thiện, tâm ganh tỵ, tâm ác độc … những thứ tâm kể trên đều là chúng sanh. Mọi người phải tự tánh tự độ gọi là CHƠN ĐỘ. Sao gọi là tự tánh tự độ? Tức là tà kiến, phiền não, ngu si trong tâm dùng chánh kiến để độ; đã có chánh kiến, dùng trí Bát Nhã để phá trừ ngu si mê vọng, tà đến chánh độ, mê đến ngộ độ, ngu đến trí độ, ác đến thiện độ, chúng sanh mỗi mỗi tự độ, độ như thế gọi là CHƠN ĐỘ.

    PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN DỨT: Tức là đem trí Bát Nhã của tự tánh, dứt trừ tất cả tư tưởng hư vọng, gọi là CHƠN DỨT.

    PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG THỆ NGUYỆN HỌC: là phải tự thấy tự tánh, thường hành chánh pháp, gọi là CHƠN HỌC.

    PHẬT ĐẠO VÔ THƯỢNG THỆ NGUYỆN THÀNH: Đã quyết tâm dùng công phu, thường hành nơi chơn chánh, lìa mê lìa giác, thường sanh Bát Nhã, trừ vọng trừ chơn, liền thấy Phật tánh, tức ngay đó thành Phật đạo, gọi là CHƠN THÀNH. Thường nghĩ nhớ tu hành là PHÁT NGUYỆN LỰC.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  6. #25
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Thiện tri thức, đã phát tứ hoằng thệ nguyện xong, nay vì thiện tri thức truyền VÔ TƯỚNG TAM QUY Y GIỚI. Thiện tri thức, QUY Y GIÁC, lưỡng túc tôn, QUY Y CHÁNH, ly dục tôn, QUY Y TỊNH chúng trung tôn. Từ nay trở đi, xưng GIÁC làm Thầy, trọn chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng TỰ TÁNH TAM BẢO thường tự chứng minh. Khuyên các thiện tri thức, nên QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO: Phật tức là GIÁC, Pháp tức là CHÁNH, Tăng tức là TỊNH. Tự tâm quy y GIÁC thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lìa tài sắc, gọi là LƯỠNG TÚC TÔN. Tự tâm quy y CHÁNH, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là LY DỤC TÔN. Tự tâm quy y TỊNH, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là CHÚNG TRUNG TÔN.

    Nếu tu hạnh này gọi là tự quy y. Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ở chổ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng. Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong kinh rõ ràng nói là quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật. Tự tánh Phật, chẳng quy y thì đâu còn chỗ nào để quy y nữa! Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y TỰ TÁNH TAM BẢO, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là TỰ QUY Y vậy.

    Thiện tri thức, đã quy y TỰ TÁNH TAM BẢO xong, các ngươi chú tâm nghe ta nói NHẤT THỂ TAM THÂN TỰ TÁNH PHẬT, khiến các ngươi đều rõ ràng thấy tam thân Phật, tự ngộ tự tánh. Nay nói theo ta:

    - Nơi tự sắc thân Quy y THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT.

    - Nơi tự sắc thân Quy y THIÊN BÁ ỨC HÓA THÂN PHẬT.

    - Nơi tự sắc thân Quy y VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT.

    Thiện tri thức, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể nói quy y được. Xưa nay tam thân Phật ở trong tự tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy tánh bên trong, chỉ hướng ngoại tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật. Các ngươi hãy nghe, nay ta khiến các ngươi ngay nơi tự thân được thấy tự tánh có tam thân Phật; Tam thân Phật này từ tự tánh sanh ra, chẳng từ bên ngoài mà được.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  7. #26
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Sao gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT?

    Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh khởi. Suy lường điều ác tức sanh hạnh ác, suy lường điều thiện tức sanh hạnh lành. Như vậy các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng; vì bị mây đen che khuất nên trên sáng dưới tối; thoạt được gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Người đời tánh hay phù du lơ lửng như mây trên trời. Thiện tri thức, trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng; vì chấp cảnh bên ngoài, nên bị vọng niệm mây đen che khuất, tự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp được thiện tri thức, nghe được Chánh Pháp, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng, vạn Pháp đều hiện nơi tự tánh: người KIẾN TÁNH cũng vậy. Đây gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT. Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy CHƠN PHẬT. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bất thiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn, tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu lỗi của người, ấy là TỰ QUY Y. Thường phải hạ mình, cung kính mọi người, tức là KIẾN TÁNH, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là TỰ QUY Y.

    Sao gọi là THIÊN BÁ ỨC HÓA THÂN?

    Nếu chẳng nghĩ muôn pháp, tánh vốn như hư không. Một niệm suy lường gọi là biến hóa: suy lường đều ác tức hóa ra địa ngục, suy lường việc thiện hóa ra thiên đàng, độc hại hóa ra rắn rồng, từ bi hóa ra Bồ Tát, trí huệ hóa ra tam thiện đạo, ngu si hóa ra tam ác đạo.Tự tánh biến hóa rất nhiều, kẻ mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường đi trên đường ác, hễ nhất niệm hồi tâm hướng thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là TỰ TÁNH HÓA THÂN PHẬT.

    Sao gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN?

    Ví như một ngọn đèn trừ được ngàn năm đen tối, một niệm trí huệ diệt được muôn năm ngu mê. Chớ nghĩ việc xưa đã qua thì bất khả đắc, thường nghĩ về sau, niệm niệm viên tròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh, thiện ác dù khác, tánh vốn bất nhị, tánh bất nhị gọi là thật tánh, ở trong thật tánh chẳng nghĩ thiện ác, đây gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT. Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi một niệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp, thẳng đến Vô Thượng Bồ Đề. Niệm niệm tự thấy chẳng mất bản niệm gọi là BÁO THÂN PHẬT.

    Thiện tri thức, từ Pháp Thân suy lường tức là HÓA THÂN PHẬT, niệm niệm tự tánh tự thấy tức là BÁO THÂN PHẬT; tự ngộ tự tu tự tánh công đức là CHƠN QUY Y. Da thịt này là sắc thân, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể Quy Y được. Hễ ngộ được tự tánh tam thân, tức nhận được tự tánh Phật. Nay ta thuyết bài VÔ TƯỚNG TỤNG, nếu y theo tụng này tu hành, ngay đó khiến các ngươi nhiều kiếp ngu mê đều nhất thời tan rã. Tụng rằng:


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  8. The Following User Says Thank You to minh thức For This Useful Post:

    honglien (01-06-2016)

  9. #27
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Mê nhơn tu phước bất tu đạo,

    Chỉ ngôn tu phước tiện thị đạo,

    Bố thí cúng dường phước vô biên,

    Trung tâm tam ác nguyên lai tạo,

    Nghĩ tương tu phước dục diệt tội,

    Hậu thế đắc phước tội huờn tại.

    Đản hướng tâm trung trừ tội duyên;

    Các tự tánh trung chơn sám hối,

    Hốt ngộ Đại thừa chơn sám hối,

    Trừ tà hành chánh tức vô tội.

    Học đạo thường ư tự tánh quán,

    Tức dữ chư Phật đồng nhất loại.

    Ngô Tổ duy truyền thử đốn pháp,

    Phổ nguyện kiến tánh đồng nhất thể.

    Nhược dục tương lai mích pháp thân,

    Ly chư pháp tướng tâm trung tẩy.

    Nỗ lực tự kiến mạc du du,

    Hậu niệm hốt tuyệt nhất thế hưu.

    Nhược ngộ Đại thừa đắc kiến tánh,

    Kiền cung hiệp chưởng chí tâm cầu.


    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  10. #28
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Dịch nghĩa:

    Kẻ mê tu phước chẳng tu đạo,

    Chỉ cho tu phước tức là đạo.

    Bố thí cúng dường phước vô biên,

    Trong tâm tam ác vẫn còn tạo.

    Muốn dùng tu phước để diệt tội,

    Kiếp sau được phước tội vẫn còn.

    Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm,

    Hướng vào tự tánh chơn sám hối.

    Hoát ngộ Đại thừa chơn sám hối,

    Tà dứt hạnh chánh tức vô tội.

    Học đạo thường quán nơi tự tánh,

    Thì với chư Phật đồng một loại.

    Tổ sư truyền pháp đốn ngộ này,

    Nguyện cùng kiến tánh đồng nhất thể.

    Nếu muốn tương lai ngộ pháp thân,

    Lìa các pháp tướng tâm trong sạch.

    Cố gắng tu hành chớ nhởn nhơ,

    Hậu niệm thoạt dứt một đời tiêu.

    Muốn ngộ Đại thừa thấy tự tánh,

    Kính lễ Tri Thức chí tâm cầu.

    (Cầu nơi chẳng cầu gọi là chí tâm cầu).

    Sư bảo: “Thiện tri thức, cần phải theo tụng này tu hành, ngay nơi đó được KIẾN TÁNH, dù cách xa ta ngàn dặm mà thường như ở bên cạnh ta, nếu ngay nơi đó chẳng ngộ, dẫu cho đối diện cũng như cách xa ngàn dặm, uổng công từ xa đến đây. Các ngươi ra về bình yên”.

    Đại chúng nghe pháp đều được tỉnh ngộ, hoan hỷ phụng hành.



    Lần sửa cuối bởi minh thức; 01-08-2016 lúc 04:18 PM
    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  11. The Following User Says Thank You to minh thức For This Useful Post:

    honglien (01-06-2016)

  12. #29
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy


    Sư đắc pháp ở Huỳnh Mai rồi về làng Tào Hầu, tỉnh Thiều Châu, dân chúng chẳng ai biết đến. Lúc ấy có một nhà nho tên Lưu Chí Lược, đối đãi với Sư rất cung kính, Chí lược có người cô xuất gia làm Ni, pháp danh Vô Tận Tạng, thường tụng Kinh Đại Niết Bàn. Sư nghe qua một lần liền biết diệu nghĩa của kinh, nên vì Ni giải thuyết. Ni cầm kinh hỏi chữ. Sư nói: “Hỏi nghĩa thì được, hỏi chữ thì chẳng biết”. Ni nói: “Chữ còn chưa biết, làm sao hiểu nghĩa?” Sư nói “Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự”. Ni ngạc nhiên kính phục, nói khắp các bậc kỳ lão trong làng: “Đây là người có đạo, rất nên cúng dường.” Lúc ấy có cháu chắt của Võ Hầu đời Ngụy tên Tào Thúc Lương, cùng với dân chúng trong làng tấp nập đến chiêm ngưỡng kính lễ. Thời ấy Bảo Lâm Cổ Tự đã bị hư phế do binh loạn từ cuối đời nhà Tùy, nay xây dựng lại ngôi chùa rồi rước Sư về ở. Chẳng bao lâu dân chúng đến đông, thành nơi trang nghiêm. Sư ở đấy được hơn chín tháng, lại bị bọn ác tìm đến. Sư trốn lên núi, bị bọn họ đốt cháy rừng núi, Sư chen thân ẩn trong kẽ đá được khỏi. Nay trên đá có dấu ngồi kiết già và dấu vằn y của Sư, người đời sau gọi đá ấy là đá tỵ nạn. Sư nhớ lời dặn của Ngũ Tổ là phải ẩn nơi hai ấp Hoài, Hội, bèn về đấy ở ẩn.

    Tăng Pháp Hải, người ở Khúc Giang, tỉnh Thiều Châu, tham vấn Tổ Sư, hỏi: “Thế nào là “tức tâm tức Phật?”. Xin Hòa Thượng chỉ dạy.”

    Sư nói: “Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật; lập tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật. Nếu ta nói cho đủ thì trọn kiếp cũng chẳng hết, hãy nghe kệ đây:

    Tức tâm danh huệ,

    Tức Phật nãi định.

    Định huệ đẳng trì,

    Ý trung thanh tịnh.

    Ngộ thử pháp môn,

    Do như tập tánh,

    Dụng bổn vô sanh,

    Song tu thị chánh.


    Dịch nghĩa :

    Tức tâm là huệ,

    Tức Phật là định.

    Định huệ song song (đẳng trì),

    Nơi ý thanh tịnh.

    Ngộ pháp môn này,

    Do tập khí người.

    Dụng vốn vô sanh,

    Song tu (định huệ) là chánh.


    Pháp Hải ngay nơi đó liền ngộ, tán thán bằng kệ rằng:

    Tức tâm nguyên thị Phật,

    Bất ngộ nhi tự khuất.

    Ngã tri định huệ nhân,

    Song tu ly chư vật.


    Dịch nghĩa:

    Tức tâm vốn là Phật,

    Chẳng ngộ là tự khuất (oan cho mình).

    Ta biết nhân định huệ,

    Song tu lìa vạn pháp.



    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  13. #30
    Avatar của minh thức
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    319
    Thanks
    278
    Thanked 188 Times in 77 Posts


    Tăng Pháp Đạt, người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụng Kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ Sư mà đầu chẳng chấm đất. Sư quở rằng. “Đảnh lễ mà chẳng chấm đất bằng như chẳng lễ, trong tâm người tất có chất chứa một điều gì, ngày thường tu hạnh gì?”.

    Đáp: “Niệm Kinh Pháp Hoa đã hết ba ngàn bộ.”

    Sư nói: “Dẫu ngươi tụng đến mười ngàn bộ, nếu ngộ được ý Kinh mà chẳng tự cho là thù thắng, mới đồng một hạnh với ta. Nay ngươi tự phụ cho đấy là sự nghiệp mà chẳng biết lỗi, hãy nghe kệ đây:

    Lễ bổn chiết mạn tràng,

    Đầu hề bất chí địa?

    Hữu ngã tội tức sanh,

    Vong công phước vô tỷ.


    Dịch nghĩa:

    Lễ vốn trừ ngã mạn,

    Đầu sao chẳng chấm đất?

    Có ngã tội liền sanh,

    Quên công phước vô tận.

    Sư lại hỏi: “Ngươi tên gì?”

    Đáp: “Tên là Pháp Đạt”.

    Sư nói: “Ngươi tên Pháp Đạt, đâu từng đạt pháp”. Lại nói kệ rằng:

    Nhữ kim danh Pháp Đạt,

    Cầu tụng vị hưu hiết.

    Không tụng đản tuần thanh,

    Minh tâm hiệu Bồ Tát.

    Nhữ kim hữu duyên cố,

    Ngô kim vi nhữ thuyết.

    Đản tính Phật vô ngôn,

    Liên hoa tùng khẩu phát.


    Dịch nghĩa:

    Ngươi tên gọi Pháp Đạt,

    Siêng tụng chưa từng dứt.

    Tụng suông chỉ theo tiếng,

    Minh tâm gọi Bồ Tát.

    Ngươi nay có nhân duyên,

    Ta vì ngươi mà thuyết.

    Hễ tin Phật vô ngôn,([1])

    Lời Phật từ miệng phát.([2])
    *



    SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC

  14. The Following User Says Thank You to minh thức For This Useful Post:

    Mục đồng (01-13-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •