Chào quý bạn, chào bạn gaiden !
Bữa nay Ngọc Quế cũng xin trả lời câu thứ ba trước :
"3. Phải chăng Đà La Ni Tạng không có lỗ tai, nhưng nghe biết hết ?"
Thưa bạn, đúng vậy, nhưng chưa đúng lắm.
Chúng ta ngăn cách với Chân Lý (Chân Như Tâm), nhưng Chân Như Tâm thì chưa bao giờ lìa xa chúng ta, cho dẫu chúng ta đang ở dưới "9 tầng Địa Ngục". Nói Chân Như Tâm là nói chung, để cho chúng ta hiễu rõ hơn đức Phật đã tách riêng ra 3 thể tính. Một là Pháp Thân, thể vắng lặng, trùm khắp, bao quát. Hai là Báo Thân, thể Động, gồm 2 dụng An Bày và Thu Nhiếp (Đà La Ni Tạng). Ba là Hóa Thân, thể Sáng Suốt, Soi Sáng (Tuệ Bát Nhã).
Soi Sáng, Biết Hết là tính của thể Hóa Thân.
Thể Hóa Thân biết hết (thông suốt) mọi tâm niệm, ý định, mong cầu của tất cả chúng lầm mê (ngay khi vừa khởi niệm).
Với Ý thức Chấp Ngã mê lầm, chúng ta thấy có mình riêng, Chư Thần Thánh Bậc Giác Ngộ riêng, nên chúng ta cầu xin.
Nào hay đâu cái Ý thức Chấp Ngã mê lầm đó chỉ là một tế bào trên cơ thể Chân Như, nó nào có cái sống độc lập riêng rẻ, mà nó là một chi tiết nhỏ trên cái chung cùng ấy. Vì là chung cùng nên khi nó niệm điều gì thì lập tức "vang vọng" đến Chân Như Tâm mà cụ thể là Diệu Quan Sát Trí, (Trí Bát Nhã _ thể Hóa Thân).
Ví dụ như muỗi cắn trên lưng, ta liền biết, vì tất cả tế bào là thân thể ta. Giả sử có 3 con muỗi đồng thời chích 3 chỗ khác nhau, ta vẫn đồng thời biết cả ba vị trí. Bậc Toàn Giác (Chân Như Tâm) cũng thế, nếu có 1 tỉ chúng sinh đồng thời khởi niệm, thì Diệu Quan Sát Trí vẫn biết rành rõ 1 tỉ niệm ấy có những sai biệt gì. Vì với Chân Như Tâm thì Chúng sinh chẳng phải là cái gì riêng khác để mà không biết !
Nên nói Chân Như Tâm cũng là Bản Thể Tâm của chúng ta !