DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/8 ĐầuĐầu ... 23456 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 71
  1. #31
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết
    Trước khi trả lời câu hỏi của bạn gaiden, Ngọc Quế xin mời các bạn đọc lại bài này :



    http://www.phatphapthuchanh.com/show...m-Lingpa/page3

    Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa là một vị Đại Giác Ngộ, khi nhìn một người, Ngài nhìn thấy một bệnh nan y do tích tập nghiệp xấu (qua "cái bóng") _ một bướu độc cần phải giải phẩu ngay. Và lập tức không đợi đệ tử phát tâm cúng dường, Ngài đã hỏi, đã yêu cầu một khoản tiền. Khi người đệ tử ấy toàn tâm tin tưởng (đã vay mượn cho đủ số) cúng dường, cái nghiệp xấu ác nơi "cái bóng" của đệ tử đã được hóa giải.

    Có thể nói cái ác nghiệp của đệ tử đã được công đức lớn của sư phụ hóa giải, hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử.

    Cũng có thể nói trường hợp này gọi là "nghịch bố thí", tức là bậc Đại Giác Ngộ tạo duyên để bố thí công đức, phước đức, sự bình an cho đệ tử.

    Chuyện này cũng minh chứng LỰC GIA TRÌ từ thể Báo thân của vị Đại Giác Ngộ _ Đà La Ni Tạng.

    ........

    "hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử."

    Kính bác Ngọc Quế ! Con cám ơn bác đã kiên nhẫn giải thích cho kẻ ngu muội như con, nhưng con vẫn còn thắc mắc :

    _ Làm sao "người này ăn mà người kia no" ? Làm sao người này gieo tạo ác nghiệp mà không phải trả quả ?
    _ Khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử, cục bướu độc của đệ tử có "chạy" qua người của Ngài hay không ?
    _ Con nghe quý Thầy giảng "Tội ai làm nấy lãnh, không hề có ai lãnh thế nghiệp ác cho ai được, Vì chính đức Phật cũng không thể lãnh cái ác nghiệp của 500 người cùng họ Thích (có bà con với Phật)".

    Kính xin bác hoan hỉ giải đáp.

  2. The Following 6 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),Ngọc Quế (12-10-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),vivi (12-24-2018)

  3. #32
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    "hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử."

    Kính bác Ngọc Quế ! Con cám ơn bác đã kiên nhẫn giải thích cho kẻ ngu muội như con, nhưng con vẫn còn thắc mắc :

    _ Làm sao "người này ăn mà người kia no" ? Làm sao người này gieo tạo ác nghiệp mà không phải trả quả ?
    _ Khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử, cục bướu độc của đệ tử có "chạy" qua người của Ngài hay không ?
    _ Con nghe quý Thầy giảng "Tội ai làm nấy lãnh, không hề có ai lãnh thế nghiệp ác cho ai được, Vì chính đức Phật cũng không thể lãnh cái ác nghiệp của 500 người cùng họ Thích (có bà con với Phật)".

    Kính xin bác hoan hỉ giải đáp.
    Chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !

    1. _ Làm sao "người này ăn mà người kia no" ?

    Ở bài trước Ngọc Quế có nói "Với bậc Đại Giác Ngộ thì chúng sinh Mê và vị Đại Giác Ngộ KHÔNG HAI. Do vì KHÔNG HAI nên "cái miệng ăn làm cho cái bao tử được no" là chuyện bình thường, phải không bạn ?!

    2. _ Làm sao người này gieo tạo ác nghiệp (trong quá khứ, hình thành nên hào quang xấu) mà không phải trả quả ?

    Sự phát tâm tín hướng đối với vị Giác Ngộ, vị Đại Giác Ngộ là điều tối quan trọng để gieo duyên với Chánh Pháp Phật. Đôi khi cái mà chúng ta cúng dường chỉ như hạt tiêu hạt mè (chỉ là tượng trưng, chỉ là gieo duyên) mà cái Quả chúng ta nhận được lại rất là lớn :

    Trong thành Vương Xá, có một lão bà rất nghèo khổ, đã không có bà con thân quyến lại không có nhà cửa gì cả. Sáng sớm, đi lang thang từ ngõ Đông sang ngõ Tây. Chiều tối, thì ngủ vất vưỡng ở bất cứ nơi nào. Một hôm bà mang bệnh trầm trọng, nằm quỵ trên gò đất chờ chết. Lúc ấy gặp gia nhơn của một nhà giàu nọ đem nước cơm đi đổ, bà lão bị đói khát hoành hành vội vơ lấy mảnh ngói bể hứng lớp nước bầy nhầy để uống cho đỡ đói.

    Ngài Ma-ha Ca-Diếp cố tình "đi bát" (khất thực) đến với bà lão, bà nhìn thấy Ngài liền phát tâm kính ngưỡng, cũng muốn cúng dường, nhưng nghĩ mình chẳng có gì, Ngài Ca Diếp mở lời "Bà có thể cúng dường nhà sư chỗ nước cơm ấy không ?" Bà lão hoan hỉ ra mặt, không ngờ chút nước cơm lại có thể là vật thực cúng dường, bà trịnh trọng dâng hết cho Ngài Ca Diếp. Ngài thọ nhận lễ vật và chú nguyện hồi hướng.

    Hôm ấy, bà mạng chung và nhờ vào phước báo cúng dường đến một vị Giác Ngộ, nên liền sanh lên cõi trời Đao-Lợi thành một Thiên nữ xinh đẹp. Thiên nữ đã nhớ lại tiền kiếp nên liền từ cõi Trời bay xuống rải Thiên hoa phủ đầy cái xác bà lão hãy còn nằm cong queo ven rừng, rồi hóa phép đất bồi lên thành gò mả.



    Như thế đấy ! sự cúng dường của một chúng sinh mê chỉ là tạo Duyên lành, vật chất chỉ là tượng trưng cho lòng thành. Nhờ Duyên ấy làm Nhân, Đà La Ni Tạng đã trao đổi lại cái Thiện Nghiệp to lớn cho đương sự. Điều này vẫn là Nhân Quả (có đi có lại) chớ không phải là "Phi Nhân Quả".



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  4. The Following 10 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    gaiden (12-13-2015),Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),minh thức (09-04-2016),socnho (01-28-2016),sonha (12-10-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-10-2015),vivi (12-24-2018)

  5. #33
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts


    Quote Nguyên văn bởi gaiden
    _ Khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử, cục bướu độc của đệ tử có "chạy" qua người của Ngài hay không ?
    Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !

    Để trả lời câu hỏi này của bạn, trước tiên xin mời các bạn xem lại chuyện Ngài Milarepa bị đầu độc :

    Bấy giờ bệnh tình của Milarepa đã trở thành hiển nhiên. Nghe thế, vị Geshe (vị chủ mưu "đánh" thuốc độc) vội vàng mang theo một miếng thịt nhỏ và một ít bia làm lễ vật viếng ông. Ông ta nói với Milarepa bằng một giọng giảo hoạt nhất:

    “Ồ, Jetsun Milarepa thật là một người thánh thiện,” ông ta ôn tồn nói, “thật sự ngài bị bệnh không trầm trọng lắm. Nhưng hiển nhiên, bệnh của ngài đã chia rẽ các đệ tử của ngài. Hay là, nếu bệnh của ngài có thể chuyển được, xin ngài hãy chuyển nó sang một người như tôi đây, chẳng hạn. Nhưng dĩ nhiên, ngài không thể làm được, như thế làm thế nào?”

    Milarepa mỉm cười và nhẹ nhàng đáp:

    “Thực ra tôi không cần phải mang bệnh này, nhưng tôi đã chọn làm như thế này có lẽ ngài đã biết. Thông thường bệnh của một hành giả Du già khác hẳn bệnh của một thường nhân, mặc dù nó vẫn có vẻ là một tai họa. Nhưng trong trường hợp của tôi, nó là một ân huệ. Tôi có thể chuyển được nếu cần thiết phải làm thế, nhưng giờ đây chẳng có gì cần thiết cả.”

    Vị Geshe nghĩ rằng Milarepa đã nghi ngờ ông ta đầu độc, nhưng không có bằng chứng để chứng minh. Chắc chắn ông ta không tin Milarepa có phép thần thông chuyển được bệnh. Vì thế ông ta quyết khích thêm Milarepa:

    “Ôi, Jetsun, tôi muốn biết nguyên nhân bệnh của ngài. Nếu là do ma quỉ giảo quyệt gây ra thì phải trừ tà ma mới được. Nếu chỉ là do dạ dày ngài bị đảo lộn thì phải đặt nó lại nguyên vị. Nhưng tôi không biết làm sao giúp ngài. Nếu ngài có thể chuyển nó được, xin cứ chuyển nó sang tôi.”

    Milarepa đáp:

    “Nếu một người nào đó bị ác quỉ ám ảnh, thì ác quỉ đó là Vị kỷ. Con quỉ này là nguyên nhân gây bệnh cho tôi. Con quỉ này không thể đuổi trừ bằng bùa phép và bệnh này cũng không thể chữa được. Nếu tôi chuyển nó sang ngài thì ngài sẽ không chịu đựng nổi, dù chỉ một phút thôi. Vì thế tôi sẽ không chuyển đâu.”

    Vị Geshe tự nghĩ thầm: “Ha! Hắn không chịu chuyển sang cho ta vì hắn không có năng lực đó. Hắn giả vờ bảo rằng hắn không muốn.” Vì thế, ông ta nói:

    “Xin ngài cứ chuyển bệnh sang tôi đi!”

    Milarepa đáp:

    “Hay lắm! Tôi sẽ chuyển nhưng không phải sang ngài mà sang cánh cửa kia, và ngài sẽ thấy sức mạnh của nó.”

    Lập tức cánh cửa kêu răn rắc như rên rỉ than van. Nó rúng động, rung chuyển dường như gỗ cửa muốn vỡ đôi, trong lúc đó Milarepa dường như hết đau đớn.

    “Đây chỉ là ảo ảnh, một hình thức của thuật thôi miên,” vị Geshe nghĩ, vì thế ông ta nói:

    “Kỳ diệu quá! Bây giờ xin ngài hãy chuyển nó sang tôi.”

    Milarepa đáp:

    “Được, vì ngài quá cố chấp, tôi phải cho ngài biết một chút đau đớn xem sao.” Rồi ông thu hồi sức mạnh làm vỡ cửa, chỉ chuyển một nửa sức mạnh ấy vào người vị Geshe và hỏi ông ta có đau lắm không.

    Vị Geshe trong cơn đau đớn hãi hùng như thế khiến ông ta hầu như hoàn toàn suy nhược, và đó chỉ là một nửa sự đau đớn mà Milarepa đã chịu đựng. Ông ta tràn ngập hối hận trong lòng và cúi đầu xuống dưới chân Milarepa kêu khóc

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1567

    Đây là chuyện đã thực sự xảy ra, chớ không phải hậu thế "Thần Thánh hóa" sư phụ của mình mà viết như thế.

    Khi một vị Hóa Thân có ý định mang lấy biểu tướng của ác nghiệp thì biểu tướng ấy chỉ hiễn thị một phần nào trên thân xác tứ đại của vị Hóa Thân chớ không hiễn thị trọn vẹn "như nó phải thế".

    Dĩ nhiên vẫn là Sức mạnh của Thể Báo Thân _ tức Đà La Ni Tạng _ thực thi. Biểu tướng ấy nếu không phải nhục thân của vị Đại Giác Ngộ mang, mà chuyển sang người bình thường thì nó sẽ hiễn thị trọn vẹn (khủng khiếp hơn nhiều).

    Cũng thế, khi Ngài Orgyen-Kusum-Lingpa lãnh nghiệp thay cho đệ tử thì "cục bướu độc" (trên cơ thể đệ tử) chỉ hiễn thị là một đau đớn nhỏ (kèm theo sự giảm tuổi thọ) nơi nhục thân của Ngài. Ví dụ :

    Một cổ máy 5 tấn đặt trên ghe nhỏ (của chúng ta) thì khẫm ghe, làm chìm ghe; nhưng khi cổ máy ấy đặt trên chiếc Hàng Không Mẫu hạm thì chẳng sao cả. Những bậc Đại Giác Ngộ ví như chiếc Hàng Không Mẫu Hạm, các Ngài có sức chịu đựng biệt nghiệp Ác hay cộng nghiệp Ác của chúng sinh mê, do vì Công đức của các Ngài quá lớn; dĩ nhiên cũng rất vất vả (gây đau đớn) cho nhục thân các Ngài. (Điều này là thuận theo luật Nhân Quả)

    Đây gọi là SỰ LÃNH NGHIỆP THAY CHO CHÚNG ĐỆ TỬ (những người đã gieo duyên Tín Hướng).

    Điều này, những vị Tăng Ni chỉ "tu cái miệng" thì không thể nào thông cảm nổi !



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  6. The Following 11 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    gaiden (12-13-2015),Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),Mục đồng (12-12-2015),minh thức (09-04-2016),socnho (01-28-2016),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-11-2015),vivi (12-24-2018)

  7. #34
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    "hay nói khác đi là bậc Đại Giác Ngộ đã lãnh nghiệp thay cho đệ tử."
    .....
    ......
    ......
    _ Con nghe quý Thầy giảng "Tội ai làm nấy lãnh, không hề có ai lãnh thế nghiệp ác cho ai được, Vì chính đức Phật cũng không thể lãnh cái ác nghiệp của 500 người cùng họ Thích (có bà con với Phật)".

    Kính xin bác hoan hỉ giải đáp.
    Kính chào quý đạo hữu, chào bạn gaiden !

    Phát ngôn như trên là những vị vì cơm áo mà xuất gia, đó là những vị có đầu óc DUY VẬT. Dĩ nhiên những vị này cuối cùng (vô lượng kiếp vị lai) rồi cũng sẽ BỂ NÁT (Giác Ngộ), nhưng hiện tại họ là sứ giả của Thiên Ma (chứ không phải là Như Lai sứ giả). Cha con nhà Thiên Ma rất sợ "bể nát" vì với họ "bể nát" tức là "chấm hết", cho nên họ thường rao giảng về Nhân Thiên đạo.

    Đối với vị Đại Giác Ngộ, chuyện sống chết của một chúng sinh vô minh, chỉ là chuyện "thay áo" (cởi cái áo này mặc vào cái áo kia) chớ không có gì quan trọng lắm; quan trọng là những ai phát tâm tín hướng, phát Bồ Đề Tâm, với những chúng sinh này bậc Giác rất quý, cần giữ gìn Duyên Tín Hướng của họ cho nên Bậc Giác mới "phương tiện độ sinh" bằng cách trợ giúp cho nó một chút.

    500 trăm người bà con của đức Phật vốn là những sống buông thả, sống trôi lăn theo ngũ dục, bây giờ cứu họ để họ tiếp tục cuộc sống "vô ích", sống gieo tạo nghiệp thì đâu có cần thiết mà chuyện giải tỏa oan khiên giữa họ và vua Tỳ Lưu Ly quan trọng hơn. Khi trả bớt một nghiệp ác, thì họ "nhẹ" đi một chút cũng tốt chứ sao.

    Chớ không phải một vị Đại Giác Ngộ không thể cứu sống chúng sinh, chuyện cứu sống chúng sinh thì những vị Thiên Ma đều có thể làm được, thì sao Phật lại không làm được chứ ?! Nhưng cứu để họ tiếp tục tu hành theo Chánh Pháp thì mới có ý nghĩa, còn cứu để họ tiếp tục gây tạo tội thì cứu để làm gì ?!



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  8. The Following 12 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-12-2015),gaiden (12-13-2015),Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),minh thức (09-04-2016),socnho (01-28-2016),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-12-2015),Tuấn Kiệt (12-13-2015),vivi (12-24-2018)

  9. #35
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết
    Dĩ nhiên những vị này cuối cùng (vô lượng kiếp vị lai) rồi cũng sẽ BỂ NÁT (Giác Ngộ), nhưng hiện tại họ là sứ giả của Thiên Ma (chứ không phải là Như Lai sứ giả). Cha con nhà Thiên Ma rất sợ "bể nát" vì với họ "bể nát" tức là "chấm hết", cho nên họ thường rao giảng về Nhân Thiên đạo.

    Kính bác Ngọc Quế !

    Con thấy trên đời đã có nhiều vị xem "cái chết nhẹ tựa lông hồng", có nhiều vị nuôi ý nghĩ "sanh ký tử quy", có nhiều vị không hề sợ "bể nát"; vậy những vị đó là Tăng Ni chân chánh, là Phật tử chân chánh chăng ?

    Kính thắc mắc !



  10. The Following 9 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),Ngọc Quế (12-13-2015),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-15-2015),Tuấn Kiệt (12-17-2015),vivi (12-24-2018)

  11. #36
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    Kính bác Ngọc Quế !

    Con thấy trên đời đã có nhiều vị xem "cái chết nhẹ tựa lông hồng", có nhiều vị nuôi ý nghĩ "sanh ký tử quy", có nhiều vị không hề sợ "bể nát"; vậy những vị đó là Tăng Ni chân chánh, là Phật tử chân chánh chăng ?

    Kính thắc mắc !


    Chào gaiden, không phải vậy đâu !

    Những vị có máu A Tu La thường họ không sợ chết, sẵn sàng chiến đấu "chết bỏ". Họ không phải là Phật tử chân chính hay Tăng Ni chân chính gì cả. Mà bởi vì họ kiên cố chấp Ngã _ một ý tưởng, lý tưởng đã hình thành trong đầu và ý tưởng, lý tưởng đó là mạng sống của họ; họ có thể chết, nhưng ý tưởng, lý tưởng thì quyết bảo vệ đến cùng.

    Cụm từ "bể nát" mà Ngọc Quế nói là nói cái KIÊN CỐ CHẤP NGÃ đã bị "phân mảnh" như vầy :

    http://www.phatphapthuchanh.com/showthread.php/96-H%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-quot-Hoa-khai-ki%E1%BA%BFn-Ph%E1%BA%ADt-ng%E1%BB%99-v%C3%B4-sanh-quot?p=2300&viewfull=1#post2300

    chớ không phải nói bể nát cái xác thân tứ đại rỗng tuếch, hư huyễn này :




    Mến !



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  12. The Following 12 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-17-2015),gaiden (12-14-2015),Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),Mục đồng (12-13-2015),minh thức (09-04-2016),socnho (01-28-2016),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-15-2015),Tuấn Kiệt (12-17-2015)

  13. #37
    HOA Avatar của gaiden
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.095
    Thanks
    558
    Thanked 227 Times in 51 Posts
    Dạ con cám ơn bác Ngọc Quế !

    Xin cho con hỏi tiếp.

    Con có nghe quý Thầy kể lại câu chuyện (hình như là tiền thân của đức Phật).

    Từ vô lượng kiếp về trước (thời Phật quá khứ) có một thanh niên vì bất hiếu với mẹ nên khi chết phải bị đọa vào Địa ngục. Tại nơi ấy chàng A (tạm gọi như thế đi) phải đi chân trần trên mặt đất nóng bỏng, kéo cỗ xe nặng nề lên dốc đứng, hể ngừng lại nghỉ thở một phút giây thì liền bị quỷ sứ đét roi vào lưng, cây roi ấy lại có gai nhọn nữa, máu chảy đầm đìa rất thê thảm. Nơi đó cũng có nhiều tội nhân khác cũng phải chịu hình phạt tương tự, mà họ lại là người gầy ốm, già cả, tay chân run rẩy (có muốn cầm bát cơm ăn cũng còn khó hà huống chi kéo xe nặng) những người ấy té lên té xuống rất là tội nghiệp. Chàng A xúc động can ngăn quỷ sứ xin đừng đánh họ nữa mà hãy đánh chàng A, đừng bắt họ kéo xe nặng "để đó tui kéo cho !". Rồi chàng A phát nguyện : "Xin cho con lãnh hết những tội lỗi của những người này, xin hãy hành phạt một mình con !". Kỳ diệu thay, lời vừa thốt xong, tất cả tội nhân đều biến mất (đi đầu thai hết rồi) và bản thân chàng A cũng thoát ra khỏi cảnh Địa Ngục.

    Con muốn hỏi, chuyện giả tưởng ấy có nên tin hay không ? Nếu ta tin, có bị xem là mê tín hay không ? Liệu Đà La Ni Tạng có "thò tay" vào những chuyện tương tự như thế hay không ?

    Kính !

  14. The Following 9 Users Say Thank You to gaiden For This Useful Post:

    Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),minh thức (09-04-2016),Ngọc Quế (12-14-2015),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-15-2015),vivi (12-24-2018)

  15. #38
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden Xem bài viết
    Dạ con cám ơn bác Ngọc Quế !

    Xin cho con hỏi tiếp.

    Con có nghe quý Thầy kể lại câu chuyện (hình như là tiền thân của đức Phật).

    Từ vô lượng kiếp về trước (thời Phật quá khứ) có một thanh niên vì bất hiếu với mẹ nên khi chết phải bị đọa vào Địa ngục. Tại nơi ấy chàng A (tạm gọi như thế đi) phải đi chân trần trên mặt đất nóng bỏng, kéo cỗ xe nặng nề lên dốc đứng, hể ngừng lại nghỉ thở một phút giây thì liền bị quỷ sứ đét roi vào lưng, cây roi ấy lại có gai nhọn nữa, máu chảy đầm đìa rất thê thảm. Nơi đó cũng có nhiều tội nhân khác cũng phải chịu hình phạt tương tự, mà họ lại là người gầy ốm, già cả, tay chân run rẩy (có muốn cầm bát cơm ăn cũng còn khó hà huống chi kéo xe nặng) những người ấy té lên té xuống rất là tội nghiệp. Chàng A xúc động can ngăn quỷ sứ xin đừng đánh họ nữa mà hãy đánh chàng A, đừng bắt họ kéo xe nặng "để đó tui kéo cho !". Rồi chàng A phát nguyện : "Xin cho con lãnh hết những tội lỗi của những người này, xin hãy hành phạt một mình con !". Kỳ diệu thay, lời vừa thốt xong, tất cả tội nhân đều biến mất (đi đầu thai hết rồi) và bản thân chàng A cũng thoát ra khỏi cảnh Địa Ngục.

    Con muốn hỏi, chuyện giả tưởng ấy có nên tin hay không ? Nếu ta tin, có bị xem là mê tín hay không ? Liệu Đà La Ni Tạng có "thò tay" vào những chuyện tương tự như thế hay không ?

    Kính !
    Chào bạn gaiden !

    Câu chuyện ấy nhằm dạy cho ta rằng :

    "Khi một người quên mình chỉ nghĩ đến giúp đở cho người khác thì có công đức rất lớn!"

    Vì sao có công đức lớn ? Vì hành động này là "một bước" phá Ngã Chấp. Kẻ ích kỷ, chỉ nghĩ đến ta, cuộc sống của ta, quyền lợi của ta, thì sẽ mãi mãi "ôm cái ta" ấy mà trôi lăn trong lục đạo.

    Cho nên bạn hãy tin rằng PHÁ NGÃ CHẤP, PHÁ PHÁP CHẤP LÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẠO PHẬT.

    Còn câu chuyện trên chỉ nhằm chuyển tải lời khuyên dạy HÃY HƯỚNG CHÚNG SINH, đây là viên đá đầu tiên để xây nền móng "tòa nhà Giác Ngộ".

    Về cụm từ "giả tưởng" mà bạn đã dùng riêng cho câu chuyện này, thì e rằng còn có điều "khập khiển" trong suy nghĩ.
    Vì sao ? Vì thiệt tình mà nói, với đạo Phật (trên tinh thần PHÁ PHÁP CHẤP) thì "đâu có gì thiệt đâu", vạn pháp duy tâm tạo : tất cả nhà cửa núi sông cây cảnh đều chỉ là "phóng ảnh" của Ý thức mà thôi ! Khi chúng ta còn mê thì tất cả đều thiệt có, cũng như người nằm chiêm bao thì thấy thiệt có kẻ đang dí đuổi sau lưng mình, nào dè đâu "kẻ dí đuổi" ấy chính do ta tưởng tượng, phóng chiếu ra.

    Câu chuyện mà bạn gọi là "giả tưởng", thiệt ra cũng đồng giá trị như "mấy ngàn năm văn hiến" của chúng ta vậy.

    Có một Thiền sư đã nói :

    "Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không !"

    ........



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  16. The Following 11 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-17-2015),gaiden (12-17-2015),Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),Mục đồng (12-15-2015),minh thức (09-04-2016),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-15-2015),vivi (12-24-2018)

  17. #39
    Ban Điều Hành Avatar của hoatihon
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.150
    Thanks
    1.129
    Thanked 1.675 Times in 683 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden
    Chàng A xúc động can ngăn quỷ sứ xin đừng đánh họ nữa mà hãy đánh chàng A, đừng bắt họ kéo xe nặng "để đó tui kéo cho !". Rồi chàng A phát nguyện : "Xin cho con lãnh hết những tội lỗi của những người này, xin hãy hành phạt một mình con !". Kỳ diệu thay, lời vừa thốt xong, tất cả tội nhân đều biến mất (đi đầu thai hết rồi) và bản thân chàng A cũng thoát ra khỏi cảnh Địa Ngục.



    Gánh lấy đau khổ.









    Bọt vỡ tan rồi!, Mộng dở dang ...

  18. The Following 12 Users Say Thank You to hoatihon For This Useful Post:

    gaiden (12-17-2015),Gia Bảo (12-17-2015),hoangtri (06-08-2017),Hoàng Mai (12-20-2015),Mục đồng (12-15-2015),minh thức (09-04-2016),Ngọc Quế (12-15-2015),socnho (01-28-2016),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-15-2015),Tuấn Kiệt (12-17-2015)

  19. #40
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi gaiden

    Con muốn hỏi, chuyện giả tưởng ấy có nên tin hay không ? Nếu ta tin, có bị xem là mê tín hay không ?
    Chào các bạn !

    Đa số trong chúng ta đều tin đức Phật Thích Ca là "nhân vật lịch sử" nghĩa là THIỆT CÓ, rồi cũng thiệt có Tịnh Phạn Vương, thiệt có Hoàng Hậu Ma Da, thiệt có công chúa Da Du Đà la, .......v...v...

    Chúng ta nào hay đâu, tất cả nhân vật lịch sử đều chỉ "thoáng hiện trong mơ", chẳng có gì thiệt cả, 2.600 năm chẳng là cái gì cả, giả sử cái vũ trụ này từ ngày hình thành đến nay là 1 tỷ năm thì cũng thế, chỉ là thời gian giả tưởng, nó cũng chẳng lâu dài gì hơn thời gian "khảy móng tay".

    Vì lầm mê những cảnh trong mơ (đã vừa nói đoạn trên) là thật, để làm chuẩn so sánh với "câu chuyện chàng A", mà chúng ta gọi câu chuyện chàng A là hư cấu !

    Đức Phật có ví dụ "dùng củi đốt củi" để rồi "tro tàn gió bay"; đây là Dĩ huyễn độ huyễn.

    Mật Tông Tây Tạng có pháp quán tưởng Yidam (Bổn tôn):




    Là những hình tượng mà ta tự chọn, khi quán tưởng thuần thục thì hình tượng giả tưởng ấy trở nên thật hiễn linh, và là phương tiện đưa hành giả "hội ngộ" Chân Như Tâm.

    Như vậy, Ngọc Quế xin định nghĩa lại cụm từ "Mê tín" và "Chánh tín" :

    _ Mê tín là tin những gì làm cho ta ngày càng u mê trong vòng Sanh Tử Luân Hồi !

    _ Chánh tín là tin những gì giúp cho hành giả đi đến Giác Ngộ, vĩnh viễn thoát Luân Hồi trong Sanh Tử !


    Mến !



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  20. The Following 13 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    choconxauxi (12-17-2015),gaiden (12-17-2015),Gia Bảo (12-17-2015),hoatihon (01-09-2022),Hoàng Mai (12-20-2015),Mục đồng (12-15-2015),minh thức (09-04-2016),socnho (01-28-2016),sonha (12-15-2015),Thanh Trúc (12-17-2015),Thiện Tâm (12-15-2015),Tuấn Kiệt (12-17-2015),vivi (12-24-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •