DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 39
  1. #1
    Avatar của honglien
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    122
    Thanks
    82
    Thanked 79 Times in 54 Posts
    Quote Nguyên văn bởi homeless Xem bài viết
    Kính quý tiền bối, quý đạo hữu, chào chimsese !

    1). Trí Tuệ phàm là gì ?

    _ Là Trí Tuệ do nhờ Văn, Tư, Tu mà có. Người tu học Phật được xem Kinh điễn, nghe thuýêt giảng, nghiền ngẫm suy tư, làm thêm nhiều công hạnh khác; rồi thấy "mình thâm nhập nghĩa thú" đem lòng nhớ ơn người giảng dạy, dốc sức truyền giảng lại kiến thức của mình cho thế hệ nối tiếp.

    2). Trí Tuệ không phàm là gì ?

    _ Là Trí Giác Ngộ, còn gọi là Trí Vô Sư, Trí Bát Nhã. Có nhiều cấp, tạm thời chỉ nói đơn giản là 2 cấp (một thấp, một cao) thôi :

    a. _ Trong phút chốc trực diện Bản Thể Tâm _ nhận ra "Chủ Nhân Ông" _ có thể gọi là Sơ Quả, Nhập Lưu. Sau đó "mất", nghĩa là trở lại cái sống bình thường với Ý Thức, nhưng đã có kinh nghiệm Giác Ngộ.

    b. _ Những bậc cao có thể tùy ý trở về với cái Sống Chân Thường, dùng Diệu Quan Sát Trí mà soi sáng các pháp, xong trở lại cuộc sống bình thường, nhưng lời thuyết giảng thì có "trọng lượng" vì dựa trên kinh nghiệm thực chứng biết, tránh được hầu hết "khói mù của ngôn ngữ". Lời thuyết giảng của những vị này dù nói "cao" hay nói "thấp" vẫn không mắc phải những lỗi do chấp ngã chấp pháp.

    Người có Trí Tuệ Phàm thì luôn sống với Ý Thức, cho nên dù có giảng nói Niết Bàn Chân tâm, vẫn là nói trên ngôn ngữ và khái niệm, cho nên thỉnh thoảng vẫn để lộ ra những câu nói "không tròn" (bất viên). Chính những ý tưởng "không tròn" này đã thêu dệt vô minh, mà bản thân hành giả chưa đủ trí để thấy lỗi của mình. Chỉ khi nào người ấy Giác Ngộ mới thấy lỗi của mình lâu nay.

    (Từ Bi không phàmĐức Hạnh không phàm xin khất lại chimsese những bài sau)

    Kính trả lời.


    Kính bác homeless !
    Theo bác đã định nghĩa "Trí Tuệ không phàm" là Trí Tuệ của những vị đã Giác Ngộ.
    Theo con được biết, Hòa Thượng Thanh Từ thuộc dòng Thiền Lâm Tế, và trong một bài pháp, hình như là bài "Ai đã chứng minh cho tôi" (Bài này nay con không tìm thấy nữa để dẫn chứng) H.t có nói "một lần nọ, trong mơ màng H.t đã được một vị Tổ sư nào đó ẤN CHỨNG, vị ấy còn góp ý thêm chỗ cây cầu này nên đặt tên là ..., chỗ cái ao kia nên đặt tên là...., chỗ căn nhà mát nọ nên đặt tên là ....ở một Thiền viện mới kiến tạo tại Đà Lạt, và H.t đã y lời.
    Như thế H.t là một vị đã giác ngộ, được ấn chứng đàng hoàng. Sao bác lại khép Trí Tuệ của H.t là Trí tuệ Phàm, mà không phải là Trí giác ngộ ?
    Kính xin bác giải thích cho con được rõ !
    Kính !
    Hồng Liên



  2. The Following 2 Users Say Thank You to honglien For This Useful Post:

    chimsese (11-19-2015),Hoàng Mai (11-17-2015)

  3. #2
    CHỒI Avatar của homeless
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    96
    Thanks
    510
    Thanked 824 Times in 85 Posts
    Quote Nguyên văn bởi honglien Xem bài viết
    Kính bác homeless !
    Theo bác đã định nghĩa "Trí Tuệ không phàm" là Trí Tuệ của những vị đã Giác Ngộ.
    Theo con được biết, Hòa Thượng Thanh Từ thuộc dòng Thiền Lâm Tế, và trong một bài pháp, hình như là bài "Ai đã chứng minh cho tôi" (Bài này nay con không tìm thấy nữa để dẫn chứng) H.t có nói "một lần nọ, trong mơ màng H.t đã được một vị Tổ sư nào đó ẤN CHỨNG, vị ấy còn góp ý thêm chỗ cây cầu này nên đặt tên là ..., chỗ cái ao kia nên đặt tên là...., chỗ căn nhà mát nọ nên đặt tên là ....ở một Thiền viện mới kiến tạo tại Đà Lạt, và H.t đã y lời.
    Như thế H.t là một vị đã giác ngộ, được ấn chứng đàng hoàng. Sao bác lại khép Trí Tuệ của H.t là Trí tuệ Phàm, mà không phải là Trí giác ngộ ?
    Kính xin bác giải thích cho con được rõ !
    Kính !
    Hồng Liên


    Kính chào honglien và quý bạn !

    Xin mời các bạn đọc câu chuyện "Bà lão đốt am" trong 101 chuyện Thiền này :

    Có bà lão nhiều đạo tâm, cất ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị sư tham thiền tu niệm. Qua hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng:
    _ Bữa nay, sau khi đem cơm cho sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi:
    "Lúc này như thế nào?" Sư trả lời ra sao, con về đây thuật lại cho mẹ rõ.

    Cô con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi.
    Sư đáp:
    - Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí.
    (ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa đông, tìm một chút hơi ấm cũng không có)

    Cô con gái trở vào thuật lại, lão bà không vui, bảo:
    _ Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu!"
    Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái am.


    http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1359

    Bà lão trong câu chuyện trên là một vị Giác Ngộ đó, một người không tên tuổi, không xuất thân từ dòng Thiền nào, không tự xưng "Ai ấn chứng cho tôi" nhưng lời nói và cách hành xử đã cho ta thấy (mặc dầu ta hãy còn vô minh) bà chính là hóa thân của một vị Giác Ngộ, đã dùng phương tiện để nêu cao ngọn cờ chánh pháp.

    Chuyện "phướn động hay gió động ?" trong Pháp Bảo Đàn, các bạn đều biết rồi, có hai nhà sư tranh luận Phật pháp, Ngài Huệ Năng trong bộ quần áo thợ săn phán một câu "chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà là tâm 2 vị động !". Mọi người tuy còn vô minh nhưng đã hết hồn, vào bạch sư phụ.

    Như thế đó, một vị Giác Ngộ hay không ta tuy không thể biết chính xác, nhưng ta vẫn có thể qua những phát biểu của vị ấy mà cảm nhận được phần nào.

    Giác Ngộ nghĩa là "chết đi cái tâm hồn mơ màng cũ", có thể "văn hoa" một tí là "hoạt tử nhân", còn người xưng mình Giác Ngộ mà vẫn tư duy theo lối mòn cũ, nghĩa là chưa chịu chết cái "con người" cũ, thì có đổi mới cái gì đâu, có Giác cái gì đâu !

    Kính đáp !



  4. The Following 3 Users Say Thank You to homeless For This Useful Post:

    chimsese (11-19-2015),Gia Bảo (11-18-2015),Đức Tâm (11-18-2015)

  5. #3
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts
    Quote Nguyên văn bởi honglien Xem bài viết
    Kính bác homeless !
    Theo con được biết, Hòa Thượng Thanh Từ thuộc dòng Thiền Lâm Tế, và trong một bài pháp, hình như là bài "Ai đã chứng minh cho tôi" (Bài này nay con không tìm thấy nữa để dẫn chứng) H.t có nói "một lần nọ, trong mơ màng H.t đã được một vị Tổ sư nào đó ẤN CHỨNG, vị ấy còn góp ý thêm chỗ cây cầu này nên đặt tên là ..., chỗ cái ao kia nên đặt tên là...., chỗ căn nhà mát nọ nên đặt tên là ....ở một Thiền viện mới kiến tạo tại Đà Lạt, và H.t đã y lời.


    - Trí Từ rất mong được xem cái gì đó mà chính do H.T Thanh Từ nói đoạn này hình ảnh quá tốt, âm thanh thôi cũng được. Nếu được xin cho xem qua, còn không thì dù ai nói gì đi nữa cũng chỉ là nói mà thôi.
    - Vì đối với Trí Từ, người tự xưng chứng quả, mà lại là trong mơ thì hạng người này khi Trí Từ khi nghe họ nói pháp sẽ cực kỳ thận trọng kẻo bị gạt.

  6. The Following 3 Users Say Thank You to Trí Từ For This Useful Post:

    chimsese (11-19-2015),homeless (11-19-2015),votam (11-19-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •