Nguyên văn bởi
homeless
Kính quý tiền bối, quý đạo hữu, chào chimsese !
1). Trí Tuệ phàm là gì ?
_ Là Trí Tuệ do nhờ Văn, Tư, Tu mà có. Người tu học Phật được xem Kinh điễn, nghe thuýêt giảng, nghiền ngẫm suy tư, làm thêm nhiều công hạnh khác; rồi thấy "mình thâm nhập nghĩa thú" đem lòng nhớ ơn người giảng dạy, dốc sức truyền giảng lại kiến thức của mình cho thế hệ nối tiếp.
2). Trí Tuệ không phàm là gì ?
_ Là Trí Giác Ngộ, còn gọi là Trí Vô Sư, Trí Bát Nhã. Có nhiều cấp, tạm thời chỉ nói đơn giản là 2 cấp (một thấp, một cao) thôi :
a. _ Trong phút chốc trực diện Bản Thể Tâm _ nhận ra "Chủ Nhân Ông" _ có thể gọi là Sơ Quả, Nhập Lưu. Sau đó "mất", nghĩa là trở lại cái sống bình thường với Ý Thức, nhưng đã có kinh nghiệm Giác Ngộ.
b. _ Những bậc cao có thể tùy ý trở về với cái Sống Chân Thường, dùng Diệu Quan Sát Trí mà soi sáng các pháp, xong trở lại cuộc sống bình thường, nhưng lời thuyết giảng thì có "trọng lượng" vì dựa trên kinh nghiệm thực chứng biết, tránh được hầu hết "khói mù của ngôn ngữ". Lời thuyết giảng của những vị này dù nói "cao" hay nói "thấp" vẫn không mắc phải những lỗi do chấp ngã chấp pháp.
Người có Trí Tuệ Phàm thì luôn sống với Ý Thức, cho nên dù có giảng nói Niết Bàn Chân tâm, vẫn là nói trên ngôn ngữ và khái niệm, cho nên thỉnh thoảng vẫn để lộ ra những câu nói "không tròn" (bất viên). Chính những ý tưởng "không tròn" này đã thêu dệt vô minh, mà bản thân hành giả chưa đủ trí để thấy lỗi của mình. Chỉ khi nào người ấy Giác Ngộ mới thấy lỗi của mình lâu nay.
(Từ Bi không phàm và Đức Hạnh không phàm xin khất lại chimsese những bài sau)
Kính trả lời.