DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 21/21 ĐầuĐầu ... 11192021
Hiện kết quả từ 201 tới 205 của 205
  1. #201
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Nguyên văn:

    假使有人能化三千大千世界滿中眾生 令行十善,不如有人於一食頃正思此 ,過前功德不可為喻。

    Dịch nghĩa:

    Giả sử có người giáo hóa chúng sanh khắp tam thiên đại thiên thế giới, khiến cho tu hành thập thiện, thì cũng không bằng người ở trong khoảng một bữa ăn mà chân chính suy nghĩ pháp này, công đức của người sau hơn công đức người trước rất nhiều, không thể lấy gì để ví dụ được.

    Tiếp theo tán thán công đức tư tuệ của Bồ-tát, cũng chính là công đức thắng giải. “Giả sử có người giáo hóa chúng sanh khắp tam thiên đại thiên thế giới, khiến cho” họ “tu hành thập thiện”; công đức giáo hóa chúng sanh này rất là to lớn! Nhưng vẫn “không bằng người ở trong khoảng một bữa ăn mà chân chính suy nghĩ pháp này”. Công đức tư tuệ ở trong một khoảng thời gian ngắn này, thì “công đức của người sau hơn công đức người trước rất nhiều, không thể lấy gì để ví dụ được”! Bởi vì, giáo hóa chúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới tu hành thập thiện, chẳng qua chỉ làm cho họ đạt được quả báo nhân thiên. Nếu có khả năng tư duy pháp này, hiểu biết được chân chính ý nghĩa, tương lai sẽ thành Phật, có khả năng giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh cùng thành Phật đạo. Như thế, công đức thật thù thắng, đương nhiên không thể dùng ví dụ mà diễn tả được.

    Lần sửa cuối bởi sonha; 04-15-2016 lúc 06:16 PM

  2. #202
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Nguyên văn:

    復次,若人受持此論,觀察修行,若 日一夜,所有功德,無量無邊,不可 說。假令十方一切諸佛,各於無量無 邊阿僧祇劫,歎其功德,亦不能盡。 以故?謂法性功德無有盡故,此人功 ,亦復如是無有邊際。

    Dịch nghĩa:

    Lại nữa, nếu có người tụng trì luận này, quán sát tu hành, chỉ trong một ngày một đêm, thì tất cả công đức là vô lượng vô biên, không thể nói hết. Dù cho tất cả chư Phật mười phương, mỗi vị đều khen ngợi công đức ấy trong vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, cũng không hết được. Tại sao như vậy? Vì công đức của pháp tính không có cùng tận, nên công đức người ấy, cũng lại như thế không có bờ bến.

    Ở đây đàm luận đến công đức tu tuệ của Bồ-tát, cũng là công đức hành chứng. “Nếu có người tụng trì luận này, quán sát tu hành, chỉ trong một ngày một đêm, thì tất cả công đức là vô lượng vô biên, không thể nói hết”. Điều này không chỉ chúng sanh nói chẳng hết, ngay cả “dù cho tất cả chư Phật mười phương, mỗi vị đều khen ngợi công đức” của người “ấy trong vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, cũng không hết được”. Chư Phật có khả năng trong thời gian một sát-na nói được vô lượng âm thanh, mà mười phương chư Phật như thế, lại phải trải qua vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp, vẫn không nói hết công đức của pháp môn tu hành thậm thâm trong luận này. Vì để thuyết minh lý do có công đức vô biên này, do đó tiếp theo nói: đây “vì công đức của pháp tính không có cùng tận”, nên “người ấy” khế hợp với pháp tính mà tu chứng “công đức cũng lại như thế không có bờ bến”. Công đức tu hành, tương ưng với pháp tính mà pháp tính biến khắp mọi nơi, nên công đức cũng biến khắp mọi nơi. Ví như một ly nước, đem đổ vào trong đại dương, thì sẽ lan khắp mọi nơi, không đâu không có, một ly nước với nước của đại dương dung hợp thì nước trong ly này trở thành vô biên. Trong “Luận Đại Trí Độ” cũng nói: công đức bình thường thì có hạn lượng; song khi tương ưng với Bát-nhã mà tu tập tích tụ công đức, thì không có hạn lượng nữa. Do đó, quán sát tu hành trong luận là tu hành chứng ngộ tương ưng với pháp tính.



  3. #203
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    2. Lỗi lầm của việc phỉ báng

    Nguyên văn:

    其有眾生,於此論中毀謗不信,所獲 報,經無量劫受大苦惱。是故眾生但 仰信,不應誹謗。以深自害,亦害他 人,斷絕一切三寶之種。以一切如來 依此法得涅槃故,一切菩薩因之修行 佛智故。

    Dịch nghĩa:

    Nếu có chúng sanh, đối với luận này chê bai không tin, thì tội báo chuốc lấy, là phải chịu khổ não lớn trong vô lượng kiếp. Vậy nên chúng sanh chỉ nên tín ngưỡng, không nên phỉ báng. Khỏi tự hại mình và hại người khác một cách sâu sắc, đoạn tuyệt hạt giống tất cả Tam bảo. Do tất cả Như lai đều nương với pháp này mà được Niết-bàn, tất cả Bồ-tát đều nhân tu hành pháp này mà vào được trí tuệ của Phật.

    Công đức của niềm tin, sự hiểu biết, tu hành và chứng ngộ, thâm sâu rộng lớn như vậy; nhưng tương phản thì lỗi lầm của việc phỉ báng, đương nhiên cũng không có hạn lượng. Năm tội vô gián đã là nặng nhất trong thế gian, còn phỉ báng pháp Đại thừa thì làm tổn thương đến đôi mắt trí tuệ của chúng sanh, đoạn tuyệt tuệ mạng thành Phật của họ, do đó lỗi lầm càng lớn hơn. Nếu như “có chúng sanh, đối với luận này chê bai không tin” pháp môn giảng dạy đó, thì trong tương lai họ sẽ bị “tội báo chuốc lấy, là phải chịu khổ não lớn trong vô lượng kiếp”, điều này phẩm “Tín Hủy” trong “Kinh Bát Nhã” rói rất rõ. “Vậy nên chúng sanh” nếu không có khả năng hiểu biết và tin tưởng, thì “chỉ nên tín ngưỡng”. Ngưỡng mộ trí tuệ của chư Phật, Bồ-tát, ngưỡng mộ Phật pháp không thể nghĩ bàn. Tự mình tuy không có năng lực để tìm hiểu, thì cũng nên ngưỡng mộ họ. Chứ “không nên” thiếu hiểu biết mà “phỉ báng” họ, “khỏi tự hại mình và hại người khác một cách sâu sắc”. Như người mù dẫn người mù, thì chính cả mình và tha nhân, “đoạn tuyệt hạt giống tất cả Tam bảo”. Bởi vì “tất cả Như lai đều nương với pháp” môn “này mà được Niết-bàn”; “tất cả Bồ-tát đều nhân tu hành pháp” môn “này mà vào được” nhất thiết chủng “trí tuệ của Phật”. Nương theo pháp này mà đạt được Niết-bàn là Phật bảo; tất cả Bồ-tát nương vào pháp này mà tu hành là Tăng bảo; pháp mà do sự chứng ngộ của chư Phật và sự tu hành của Bồ-tát là Pháp bảo. Tam bảo đều do nương vào pháp môn này mà tồn tại trong đời, do đó phỉ báng pháp môn này, thì đoạn tuyệt mất hạt giống của Tam bảo.



  4. #204
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    3. Tổng kết khuyến khích

    Nguyên văn:

    當知過去菩薩已依此法得成淨信,現 菩薩今依此法得成淨信,未來菩薩當 此法得成淨信,是故眾生應勤修學。

    Dịch nghĩa:

    Nên biết các vị Bồ-tát quá khứ đã nương với pháp này mà thành tựu được tín tâm thanh tịnh, các vị Bồ-tát hiện tại đang nương với pháp này mà thành tựu được tín tâm thanh tịnh, các vị Bồ-tát vị lai cũng sẽ nương với pháp này mà thành tựu được tín tâm thanh tịnh, vậy nên chúng sanh cần siêng năng tu học.

    Công đức của tín hành, lỗi lầm của phỉ báng, đều đã thuyết minh xong, bây giờ đem tất cả Bồ-tát làm tấm gương để khuyến khích hành giả tu học. “Nên biết các vị Bồ-tát quá khứ đã nương với pháp” môn “này mà thành tựu được tín tâm thanh tịnh”. Được tín tâm thanh tịnh, tức tín thành tựu phát tâm của phát tâm trụ. Quá khứ là như vậy, “các vị Bồ-tát hiện tại đang nương với pháp” môn “này mà thành tựu được tín tâm thanh tịnh”, “các vị Bồ-tát vị lai cũng sẽ nương với pháp” môn “này mà thành tựu được tín tâm thanh tịnh” Chư Bồ-tát trong ba đời, không một vị nào không nương vào đây mà phát tâm sanh khởi niềm tin, “vậy nên” tất cả “chúng sanh”, sau khi nghe được pháp môn thâm sâu này, “cần siêng năng” tinh tấn “tu học”.



  5. #205
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    II. Hồi hướng


    Nguyên văn:

    諸佛甚深廣大義,我今隨分總持說, 此功德如法性,普利一切眾生界。

    Dịch nghĩa:

    Nghĩa thậm thâm rộng lớn chư Phật,
    Con nay tùy phần nói tổng quát,
    Hồi hướng công đức như pháp tính,
    Làm lợi khắp tất cả chúng sanh.


    Luận chủ sau khi tạo luận hoàn thành thì nói bài kệ hồi hướng. Hai câu “nghĩa thậm thâm rộng lớn chư Phật, nay con tùy phần nói tổng quát” là kết thúc việc tạo luận. Phật pháp Đại thừa không ra ngoài hai ý nghĩa: ý nghĩa thậm thâm và thực hành quảng đại. Luận chủ không thể trình bày hết tất cả, chỉ tuỳ theo sức lực tuỳ theo phần và loại, mà nói tóm lược phần quan trọng thôi. Dùng cách tóm lược mà bao quát rộng lớn, dùng cách ngắn gọn mà bao quát phong phú, nên gọi là tổng quát. Tạo luận này - công đức hoằng dương Phật pháp Đại thừa, không vì tự lợi, ý nguyện mong muốn “hồi hướng công đức như pháp tính”, “làm lợi khắp tất cả chúng sanh”. Hồi hướng có ba loại: 1. Hồi hướng thành Phật đạo; 2. Hồi hướng lợi ích chúng sanh; 3. Hồi hướng như pháp tính, chính là hồi hướng bình đẳng pháp giới. Công đức tương ưng với pháp giới, thì biến hiện khắp mọi nơi. Hồi hướng như pháp tính là căn bản hồi hướng của Đại thừa.

    Không phải xa rời việc phát tâm thành Phật và lợi ích cho chúng sanh mà tồn tại độc lập, chính nhân làm công đức tương ưng với pháp tính, biến khắp đến tất cả mà hồi hướng, thì đây mới có thể hồi hướng về Phật đạo thâm sâu, hồi hướng rộng lớn đến tất cả chúng sanh. Nên luận chủ đem công đức tạo luận, hồi hướng khế hợp với pháp tính, hồi hướng làm lợi ích khắp tất cả chúng sanh, thì phù hợp với ý hướng của việc tạo luận trong phần nhân duyên. Nếu chỉ vì danh lợi cung kính, hoặc vì tự cầu giải thoát, thì không phải là pháp thí của Đại thừa!


    HẾT



  6. The Following User Says Thank You to sonha For This Useful Post:

    chimvacgoidan (04-21-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •