DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 15/26 ĐầuĐầu ... 5131415161725 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 141 tới 150 của 255
  1. #141
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Hỏa đại :

    Miệng và mũi chúng ta hoàn toàn khô cạn. Tất cả hơi ấm trong cơ thể bắt đầu mất dần, từ chân tay cho đến tim. Có thể có một luồng khói xuất từ đỉnh đầu. Hơi thở lạnh giá khi qua miệng và mũi. Ta không còn có thể uống hay tiêu hóa bất cứ thứ gì. Tưởng uẩn đang phân tán, và tâm ta lơ lửng giữa sáng suốt và mê mờ. Ta không thể nhớ được tên bà con, bè bạn, hay nhận ra họ là ai. Càng lúc ta càng khó nhận ra cái gì bên ngoài, vì âm thanh và cái thấy lẫn lộn.

    Kalu Rinpoche viết : “Đối với người sắp chết, kinh nghiệm bên trong là như thể bị nuốt chửng trong một ngọn lửa lớn, ở giữa một cái hỏa lò hừng hực, hay toàn thế giới đang bị thiêu đốt”.

    Hỏa đại đang tan vào phong đại, nên bây giờ nó không có thể làm nền tảng cho tâm thức được nữa, mà khả năng của phong đại thì rõ rệt hơn. Bởi thế dấu hiệu bí mật là những đóm sáng chập chờn trên một ngọn lửa mở ra, như những con đom đóm.

    Phong đại :

    Càng lúc càng khó thở. Không khí dường như thoát ra ngõ yết hầu chúng ta. Chúng ta khởi sự thở hào hển. Nhưng hơi thở vào càng lúc càng ngắn và khó nhọc, hơi thở ra càng lúc càng dài. Mắt chúng ta trợn trừng lên, và chúng ta hoàn toàn bất động. Khi hành uẩn phân tán, tâm trở nên hoang dã, không biết gì về thế giới bên ngoài. Mọi sự trở nên một khối mờ mịt. Cảm giác liên lạc cuối cùng của chúng ta với hoàn cảnh vật lý đang tan mất. Chúng ta khởi sự có những ảo giác và thấy các cảnh tượng : Nếu trong đời ta đã tạo nhiều nghiệp ác, ta có thể trông thấy những hình thù ghê rợn. Những ám ảnh và những giây phút kinh hãi của đời ta bây giờ quay lại, và có khi chúng ta cố la lên vì kinh hoàng. Nếu chúng ta đã sống đời có lòng tử tế xót thương, thì chúng ta có thể kinh nghiệm những cảnh thiên đường đầy hỷ lạc, và “gặp” những bạn bè thân yêu, hoặc những bậc giác ngộ. Với những người đã sống đời lương thiện, thì khi chết có sự an bình thay vì hãi sợ. Kallu Rinpoche viết : “Kinh nghiệm nội tâm đối với người sắp chết là một ngọn cuồng phong quét sạch toàn thế giới, kể cả chính mình, một trận gió xoáy cuốn hút toàn vũ trụ”.

    Điều đang xảy đến là phong đại đang tan vào tâm thức. Những ngọn gió đều tập hợp lại trong “gió nâng đỡ đời sống” nằm ở tim. Bởi thế, “dấu hiệu bí mật” là (người chết) thấy một ngọn đuốc hay đèn đỏ rực. Hơi thở vào càng nông cạn, hơi thở ra càng sâu. Ở thời điểm này, máu tụ lại đi vào trong “kinh mạch của sự sống” nằm chính giữa tim ta. Ba giọt máu lần lượt tụ lại, gây nên ba hơi thở ra cuối cùng. Rồi thình lình, hơi thở chúng ta chấm dứt. Chỉ một chút hơi ấm còn ở lại nơi tim ta. Mọi dấu hiệu của sự sống không còn, và đây là điểm mà sự xét nghiệm lâm sàng cho là “chết”. Nhưng những bậc thầy Tây Tạng nói đến một tiến trình bên trong vẫn còn tiếp diễn. Thời gian giữa sự ngưng thở và thời gian chấm dứt “hơi thở bên trong” được cho là “khoảng chừng bữa ăn”, tức khoảng 20 phút. Nhưng không có gì chắc chắn, và toàn thể tiến trình này có thể xảy ra rất nhanh.



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. #142
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Sự tan rã bên trong

    Trong quá trình tan rã nội tâm, ở đấy những tâm trạng và cảm xúc từ thô đến tế tan rã, có bốn tầng lớp tâm thức vi tế được gặp gỡ. Ở dây tiến trình chết phản ảnh ngược lại với tiến trình đầu thai. Khi tinh huyết cha mẹ gặp gỡ, tâm thức ta do nghiệp thúc đẩy, bị kéo vào. Trong thời kỳ phát triển bào thai, tinh chất của cha, một hạt nhân “trắng và phúc lạc” an trú trong luân xa ở đỉnh đầu, trên cùng của huyệt đạo trung ương. Tinh chất của người mẹ, một hạt nhân “đỏ và nóng”, an trú trong luân xa được nói là năm dưới rốn chừng bốn ngón tay. Chính từ nơi hai tinh chất này mà những giai đoạn kế tiếp của sự tan rã xảy ra. Với sự biến mất của ngọn gió giữ nó lại đấy, tinh chất màu trắng đi xuống huyệt đạo về phía trái tim. Bên ngoài có tướng màu “trắng” hiện ra như “một bầu trời trong sáng dưới ánh trăng” . Bên trong, ý thức chúng ta trở nên vô cùng sáng suốt, và tất cả những tâm trạng do sân giận, gồm 33 thứ, đi đến chấm dứt. Giai đoạn này gọi là “Xuất hiện”. Rồi tinh chất của mẹ bắt đầu đi lên qua huyệt đạo trung ương, khi ngọn gió giữ nó nguyên chỗ đã biến mất. Tướng bên ngoài là một màu “đỏ” như mặt trời chiếu trên nền trời trong. Bên trong, có một cảm giác phúc lạc phát sinh, và những tâm trạng do tham dục, gồm 40 thứ tất cả, ngưng hoạt động. Giai đoạn này gọi là “Tăng trưởng” .

    Khi hai tinh chất đỏ trắng gặp gỡ ở tim, tâm thức được kèm theo trong ấy. Tulku Urgyen Rinpoche, một bậc thầy lỗi lạc ở Nepal, nói : “Kinh nghiệm ấy giống như bầu trời và trái đất gặp nhau” . Bên ngoài, chúng ta thấy xuất hiện một màu “đen” giống như một bầu trời trống rỗng chìm trong màn đêm dày đặc. Tướng bên trong là một trạng thái tâm thức không có tư tưởng. Bảy trạng thái tâm do ngu si và vọng tưởng đi đến chấm dứt. Điều này được gọi là “Thành tựu”. Khi chúng ta hơi tỉnh giác trở lại, Ánh sáng Căn bản lóe lên như một bầu trời vô nhiễm không mây mù. Đôi khi đấy gọi là “tâm với ánh sáng trong của sự chết”. Đức Dalai Lama nói : “Tâm thức này là tâm thức sâu xa nhất. Chúng ta gọi nó là Phật tính, suối nguồn thực sự của mọi thức. Dòng tương tục của tâm thức này kéo dài ngay cả đến khi thành Phật quả.



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  3. #143
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Cái chết của “các độc tố”


    Thế thì cái gì xảy ra khi ta chết ? Nó giống như ta trở về trạng thái nguyên ủy của ta, mọi sự đều tan rã, khi thân và tâm đã được gỡ rối. Ba độc tham, sân, si cùng chết, có nghĩa là tất cả những cảm xúc tiêu cực, gốc rễ của sinh tử, thực sự chấm dứt, và khi ấy có một khoảng hở.

    Và tiến trình ấy đưa chúng ta đi đâu ? Đi trở về nền tảng nguyên ủy của tự tánh tâm, trong tất cả vẻ đơn giản tự nhiên và thuần khiết của nó. Bấy giờ mọi thứ che mờ nó đã bị dời bỏ, và bản lai diện mục của chúng ta hiển lộ.

    Một trạng thái tương tự có thể xảy ra như đã giải thích ở chương 5 “Đưa tâm về nhà”, khi chúng ta thực hành thiền quán và có những kinh nghiệm hỷ lạc, trong sáng, vô tưởng : điều này chứng tỏ tham, sân, si đã tạm thời tan rã.

    Khi tham, sân, si chết, thì chúng ta càng trở nên thanh tịnh. Một vài bậc thầy giải thích rằng, đối với một hành giả Dzogchen thì những giai đoạn xuất hiện, tăng trưởng và thành tựu là những dấu hiệu của của sự biểu hiện dần dần của Rigpa hay Tính giác (Tâm bản nhiên). Khi những gì che mờ bản tánh của tâm chết đi thì ánh sáng của Rigpa dần khởi sự xuất hiện và tăng trưởng. Toàn thể tiến trình trở nên một tiến trình phát triển của trạng thái ánh sáng gắn liền với sự nhận chân của hành giả đối với ánh sáng ấy, sự sáng suốt của Tính giác hay tâm bản nhiên.

    Trong Mật tông có một lối thực tập khác trong tiến trình tan rã. Trong pháp thực hành yoga về tinh khí thần, hành giả Mật tông chuẩn bị cho tiến trình chết bằng cách kích thích những thay đổi tâm thức trong quá trình tan rã, mà cao điểm là kinh nghiệm về ánh sáng hay “Điểm Linh Quang”. Hành giả cũng tìm cách duy trì sự tỉnh giác đối với những đổi thay ấy khi ngủ. Vì điều quan trọng cần nhớ là chuỗi trạng thái tâm thức tuần tự sâu dần này không những chỉ diễn ra khi chúng ta chết. Nó còn xảy đến mà ta thường không để ý, trong khi ta ngủ, hoặc khi ta du hành từ những tầng tâm thức thô đến tế, trong thiền định. Một vài bậc thầy lại chứng minh rằng nó còn xảy ra ngay trong tiến trình tâm lý của trạng thái tỉnh thức hàng ngày.

    Sự kể chi tiết tiến trình tan rã có vẻ phức tạp, nhưng sẽ có lợi ích lớn nếu ta thực sự quen thuộc với nó. Đối với những hành giả Mật tông, có một loạt những thực tập đặc biệt để làm vào mỗi giai đoạn của quá trình tan rã. Chẳng hạn, bạn có thể chuyển tiến trình chết thành một pháp tu Đạo sư Du-già. Với mỗi giai đoạn của sự tan rã bên ngoài, bạn phát khởi tâm sùng kính và cầu nguyện với bậc thầy, quán hình ảnh thầy trong các trung tâm năng lượng (luân xa) khác nhau. Khi địa đại tan rã, hiện tượng ảo ảnh xuất hiện, bạn quán thấy trong tim bạn. Khi thủy đại phân tán và dấu hiệu khói xuất hiện, bạn quán thấy nơi luân xa ở rốn. Khi hỏa đại phân tán và tướng đom đóm xuất hiện, bạn quán thấy nơi luân xa ở trán. Và khi phong đại phân tán, tướng ngọn đuốc xuất hiện, bạn tập trung hoàn toàn vào sự chuyển di tâm thức bạn vào tâm giác ngộ của thầy.

    Về các giai đoạn chết, có nhiều mô tả hơi khác về chi tiết và thứ tự. Những gì tôi giải thích ở đây là theo mô tả thông thường, nhưng nó cũng có thể đổi khác tùy từng cá nhân. Tôi nhớ khi Samten, thị giả thầy tôi chết, chuỗi tiến trình rất rõ rệt. Nhưng những thay đổi có thể xảy ra do hậu quả chứng bệnh đặc biệt của người chết, và tình trạng các huyệt đạo, khí lực và tinh thần. Các bậc thầy nói rằng, tất cả chúng sanh, cho đến loài côn trùng nhỏ nhất cũng trải qua tiến trình này. Trong trường hợp chết bất ngờ hay chết vì tai nạn, tiến trình này cũng vẫn xảy ra, nhưng cực kỳ nhanh chóng.

    Tôi đã thấy rằng cách dễ nhất để hiểu cái gì xảy ra trong tiến trình chết, với sự tan rã bên trong và bên ngoài của nó, là xem nó như một phát triển tuần tự và sự sinh khởi của những tầng lớp tâm thức càng lúc càng vi tế dần. Mỗi tầng lớp nổi lên trên sự tan rã liên tục của hợp thể thân tâm, khi tiến trình tuần tự di chuyển về hướng ở đấy có sự hiển lộ cái tâm vi tế hơn tất cả : Ánh sáng căn bản hay Điểm Linh Quang.



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  4. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Mục đồng (12-07-2015)

  5. #144
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    PHẦN BA: CHẾT VÀ TÁI SINH


    16- NỀN TẢNG


    Chúng ta thường nghe những câu nói như : “Chết là lúc nói sự thật” , hay “Chết là thời điểm ta đối mặt với chính ta”. Như ta đã thấy những người qua kinh nghiệm cận tử đôi khi kể lại rằng họ chứng kiến cả cuộc đời họ quay lại trước mắt, và họ được hỏi những câu như : “Ngươi đã làm gì với cuộc đời ngươi ? Ngươi đã làm gì cho người khác ?” . Tất cả những chuyện này ám chỉ một điều duy nhất rằng : khi chết, ta không thể tránh thoát đối diện với sự thật ta là ai, ta là gì ? Dù ta muốn hay không, bản chất thực của ta cũng hiển lộ. Nhưng điều quan trọng cần biết là có hai khía cạnh con người của ta hiển lộ vào lúc chết : bản chất tuyệt đối của ta và bản chất tương đối - ta hiện tại như thế nào, và đã như thế nào, trong cuộc đời.

    Như tôi đã giải thích, khi chết tất cả những hợp thể của thân tâm ta đều bị tước bỏ, phân tán. Khi thân xác chết, giác quan và đại chủng vi tế tan rã, tiếp theo đó là cái chết của các khía cạnh tâm thông thường (nhãn thức,v.v... - DG), với những cảm xúc tiêu cực của nó như tham, sân, si. Cuối cùng không còn gì để che mờ bản chất thực của ta, vì mọi thế sự vây phủ cái tâm giác ngộ đã rơi rụng. Và khi ấy, cái được hiển bày là nền tảng tối sơ của bản chất tuyệt đối chúng ta, như một bầu trời trong sáng không mây.

    Điều này gọi là sự xuất hiện Ánh sáng Căn bản, hay “Điểm Linh Quang”, khi chính tâm thức cũng tan vào trong không gian bao la của chân lý. Tử Thư Tây Tạng nói về giây phút này như sau :

    Bản chất vạn pháp là khoáng đạt, trống rỗng, trơ trụi như bầu trời.

    Sự trống rỗng sáng chói, không có tâm điểm hay chu vi : Tính giác của tâm, hay Rigpa, xuất hiện.

    Padmasambhava mô tả ánh sáng ấy như sau :

    Điểm Linh quang tự sinh ấy, từ khởi thủy chưa từng sinh.

    Là con đẻ của Rigpa, tự nó không cha mẹ - lạ lùng thay !

    Trí tuệ tự sinh ấy chưa từng được ai tạo ra - lạ lùng thay !

    Nó chưa từng sinh, và không gì trong nó để gây ra sự chết - lạ lùng thay !

    Nó thấy, mà không ai là người thấy nó - lạ lùng thay !

    Nó du hành qua sinh tử mà không hại gì - lạ lùng thay !

    Nó thấy Phật tính, nhưng cũng không lợi gì - lạ lùng thay !

    Nó hiện hữu trong mọi người, mọi nơi, mà không ai nhận ra nó - lạ lùng thay !

    Người ta lại mong đạt một kết quả nào khác bên ngoài - lạ lùng thay !

    Mặc dù nó là vật của bạn, bạn lại đi tìm nó ở chỗ khác - lạ lùng thay !


    Vì sao trạng thái ấy được gọi là “ánh sáng” hay “Điểm linh quang” ? Các bậc thầy có nhiều cách giải thích khác nhau. Có vị bảo rằng nó biểu thị sự sáng chói của tự tánh tâm hoàn toàn thoát khỏi bóng tối mê mờ “thoát khỏi bóng tối vô tri và có được khả năng trí giác”. Một bậc thầy khác tả ánh sáng hay linh quang là “một trạng thái ít phân tán nhất” , vì tất cả đại chủng, giác quan, đối tượng giác quan đã tan rã. Điều quan trọng là xin đừng lẫn lộn nó với ánh sáng vật lý mà ta biết, hay những kinh nghiệm về ánh sáng mà ta sẽ thấy trong Bardo kế tiếp. Ánh sáng khởi lên vào lúc chết là tia tự chiếu của tính giác Rigpa trong ta, “tự tánh vô vi hiện diện suốt trong sinh tử và niết bàn” .

    Sự xuất hiện Ánh sáng Căn bản hay Điểm linh quang vào lúc chết là cơ hội ngàn năm một thuở để giải thoát. Nhưng điều cốt yếu là phải nhận ra cơ hội ấy được cống hiến cho ta trong những điều kiện như thế nào. Một vài nhà văn và nhà nghiên cứu tân thời về cái chết đã coi thường sự sâu sắc của giây phút ấy. Vì họ đã đọc và giải thích Tử Thư Tây Tạng mà không được sự chỉ giáo khẩu truyền, không tu tập để hiểu ý nghĩa thiêng liêng của nó, nên họ đã đơn giản hóa quá mức và nhảy bổ đến những kết luận vội vàng. Họ cho rằng sự xuất hiện Ánh sáng Căn bản chính là giác ngộ. Tất cả chúng ta đều ưa đồng hóa cái chết với thiên đường hay giác ngộ ; nhưng điều quan trọng hơn sự mong ước ấy là phải biết rằng chỉ khi chúng ta đã thực sự được khai ngộ bản tâm, hay Tính giác Rigpa, chỉ khi chúng ta đã an trú nó nhờ thiền định và thể nhập nó trong đời sống hàng ngày của ta, thì cái thời điểm chết mới thực sự đem lại một cơ hội để giải thoát.

    Mặc dù Ánh sáng Căn bản hiện ra cho tất cả chúng ta một cách tự nhiên, song phần đông chúng ta hoàn toàn không sẵn sàng để đón nhận tính bao la thuần túy của nó, chiều sâu rộng vi tế, tính giản dị sơ nguyên của nó. Đa số chúng ta không có cách gì để nhận ra nó, vì trong đời chúng ta chưa từng quen thuộc với những phương thức nhận ra nó. Khi ấy, điều xảy đến là, theo bản năng, chúng ta có khuynh hướng phản ứng lại do những nỗi sợ hãi quá khứ của ta, do tập quán, hoàn cảnh, tất cả những phản xạ cũ của ta. Mặc dù những cảm xúc tiêu cực có chết đi thì Ánh sáng Căn bản mới xuất hiện, song tập quán của nhiều đời vẫn còn, ẩn nấp trong hậu trường của tâm phàm tình chúng ta. Mặc dù mọi rối ren mờ mịt của chúng ta chết đi lúc thân ta chết, song thay vì quy phục, đón nhận ánh sáng, thì vì sợ hãi và vô minh, chúng ta lùi lại, và theo bản năng bám lấy những gì ta đã từng bám giữ.

    Đấy chính là nguyên nhân ngăn cản chúng ta lợi dụng thời điểm mãnh liệt này làm cơ hội giải thoát. Padmasambhava nói : “Tất cả hữu tình đã sống và chết vô số lần. Chúng đã nhiều lần kinh nghiệm Ánh sáng khôn tả này, nhưng vì bóng tối vô minh làm mờ mịt, chúng vẫn lang thang bất tận trong sinh tử” .



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  6. #145
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Nền tảng của tâm phàm tình

    Tất cả những khuynh hướng tập quán ấy, hậu quả của ác nghiệp chúng ta, tuôn phát từ vô minh, được chất chứa trong nền tảng của tâm phàm tình. Tôi vẫn thường không biết lấy gì làm ví dụ thích hợp để mô tả nền tảng tâm phàm tình. Bạn có thể ví dụ nó với một cái bọt thủy tinh trong suốt, một tấm màn rất mỏng manh che mờ toàn thể tâm ta, song có lẽ hình ảnh hay nhất là một cái cửa kính. Tưởng tượng bạn đang ngồi trước một cửa kính dẫn ra vườn, nhìn qua cửa để ngắm trời. Dường như không có gì giữa bạn và bầu trời, vì bạn không thể trông thấy mặt gương. Nhưng nếu bạn đứng dậy đi ra vườn, bạn có thể đụng lỗ mũi của bạn vào tấm kính, vì tưởng là không có gì. Khi va chạm, bạn mới thấy có vật gi ở đấy giữ lại dấu tay bạn, một cái gì đứng chắn giữa bạn và không gian bên ngoài.

    Cũng thế, nền tảng tâm phàm tình ngăn chúng ta không đi vào bản chất tuyệt đối như bầu trời của tâm, dù chúng ta vẫn thoáng thấy nó. Như tôi đã nói, các bậc thầy giải thích rằng có mối nguy là những thiền giả có thể lầm lẫn nền tảng tâm phàm tình với tính giác đích thực của tâm. Khi họ an trú trong một trạng thái an tĩnh vắng lặng, thì có thể họ chỉ an trú trong nền tảng tâm phàm tình. Đấy là sự khác nhau giữa nhìn trời từ một vòm kính, và đứng ra giữa trời mà nhìn. Chúng ta phải phá vỡ hoàn toàn nền tảng của tâm phàm, để khám phá và thở bầu không khi tươi mát của Tính giác Rigpa.

    Bởi thế, mục đích mọi sự tu tập của chúng ta là chuẩn bị thực sự cho lúc chết, là thanh ọc cái rào ngăn vi tế ấy, dần dần làm nó suy yếu và cuối cùng sụp đổ. Khi bạn đã phá đổ nó hoàn toàn, thì không có gì ngăn cách bạn với trạng thái toàn giác.

    Sự khai thị bản tâm của bậc thầy phá vỡ hoàn toàn nền tảng tâm phàm tình ấy, vì chính nhờ sự tan rã của tâm phân biệt khái niệm mà tâm giác ngộ được hiển bày một cách rõ ràng. Rồi khi chúng ta an trú tỉnh giác bản tâm, thì nền tảng tâm phàm tình ấy càng suy yếu. Nhưng ta sẽ thấy, sự an trú lâu hay mau trong trạng thái tâm bản nhiên ấy hoàn toàn tùy thuộc vào việc tu tập hàng ngày của ta. Rủi thay những tập quán cũ rất khó bỏ, và nền tảng tâm phàm tình cứ quay trở lại ; tâm ta như một bợm nhậu chỉ có thể đá đổ vò rượu trong chốc lát, nhưng lại rơi vào thói nghiện ngập trở lại mỗi khi bị cám dỗ hay buồn sầu.

    Cũng như cánh cửa kính dính đầy dấu vết bụi dơ từ nơi những bàn tay và ngón tay ta, nền tảng tâm phàm tình cũng chứa nhóm tất cả nghiệp và thói quen của ta. Và cũng như ta phải tiếp tục lau kính luôn luôn, ta phải luôn luôn thanh lọc nền tảng tâm phàm tình. Sự thực tập thiền cũng như thể là làm cho tấm cửa kính bị mòn dần, mỏng dần, những hỗ hổng xuất hiện, và nó bắt đầu tan rã. Nhờ thực tập, chúng ta dần an trú vững vàng trong tính giác bản nhiên hơn nữa, đến nỗi nó không còn là bản tánh tuyệt đối của ta, mà trở thành thực tại hàng ngày của ta. Khi tình trạng này xảy đến, thì những thói cũ của ta càng tan biến, và càng có ít sự khác biệt giữa thiền định và sự sống hàng ngày. Dần dần, bạn trở thành như một người có thể đi thẳng ra vườn, xuyên qua cửa kính, không bị chướng ngại. Và cái dấu hiệu tâm phàm tình suy yếu là khi ta có thể an trú không nỗ lực trong tự tánh của tâm.

    Khi Ánh sáng Căn bản ló dạng, thì vấn đề then chốt sẽ là mức độ an trú tự tánh nơi ta, mức độ hợp nhất bản chất tuyệt đối và đời sống hàng ngày nơi ta, và mức độ thanh lọc tâm phàm tình nơi ta, để thể nhập trạng thái trong sáng nguyên ủy.



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  7. #146
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Mẹ con gặp gỡ

    Có một phương pháp theo đó chúng ta có thể sẵn sàng chuẩn bị để nhận ra khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện vào lúc chết. Đấy là phương pháp thiền tối thượng (đã nói trong chương 10), kết quả tối hậu của pháp hành trì Dzogchen. Phương pháp ấy gọi là “hợp nhất giữa hai ánh sáng”, hay còn gọi là “sự tan hòa giữa Ánh sáng Mẹ và Ánh sáng Con” .

    Ánh sáng Mẹ là cái tên mà ta đặt cho Ánh sáng Căn bản. Đấy là bản chất nội tại của mọi sự vật, nằm bên dưới toàn thể kinh nghiệm của ta, và thể hiện trong vẻ sáng ngời nguyên vẹn của nó vào lúc chết.

    Ánh sáng Con, còn gọi là Ánh sáng Đạo lộ, là tự tánh của tâm ta, cái mà nếu được thầy khai thị và chúng ta trực nhận, thì ta có thể dần dần an trú nó nhờ thiền định, và càng ngày càng hội nhập nó vào sự sống hàng ngày của ta. Khi sự hội nhập đã được toàn triệt thì trực nhận cũng toàn triệt, và sự chứng ngộ xảy đến.

    Mặc dù Ánh sáng Căn bản là bản chất nội tại của ta và là bản chất của mọi sự vật, song ta không nhận ra nó, thành thử hầu như bị khuất lấp. Tôi muốn nghĩ đến Ánh sáng Con như là cái chìa khóa mà bậc thầy trao cho bạn để mở cánh cửa nhận thức, để bạn nhận ra được Ánh sáng Căn bản, mỗi khi gặp cơ hội.

    Hãy tưởng tượng bạn phải đi đón một phụ nữ đến bằng phi cơ. Nếu bạn không biết bà ấy ra sao thì bạn có thể đến phi trường nhưng vẫn hụt đón vì bà ta đi qua mà bạn không biết. Nếu bạn có một tấm ảnh giống bà ta, hoặc đã có hình ảnh bà ấy trong trí bạn, thì bạn có thể nhận ra bà ấy ngay khi bà tiến đến.

    Một khi tự tánh tâm đã được khai thị cho bạn, và bạn đã trực nhận, tức là bạn có chìa khóa để trực nhận lần khác. Nhưng, cũng như bạn phải giữ tấm ảnh và nhìn nó luôn luôn để cho chắc bạn có thể nhận ra người bạn sắp gặp ở phi trường, cũng vậy bạn phải tiếp tục an trú sự trực nhận tâm bản nhiên (tự tánh tâm) qua sự thường xuyên thực tập. Khi ấy, sự trực nhận trở thành thâm căn cố đế nơi bạn, thành một phần của bạn, đến nỗi gặp là nhận ra ngay không cần bức ảnh. Vậy, sau khi thực hành sự trực nhận bản tâm đã thuần, thì vào lúc chết, khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện, bạn có thể nhận ra nó và hòa nhập với nó một cách tự nhiên “như con thơ sà vào lòng mẹ”, các bậc cổ đức nói, hay như gặp bạn cố tri, hay như sông chảy vào biển.

    Nhưng điều này thực vô cùng khó khăn. Cách duy nhất để bảo đảm sự trực nhận ấy là ngay khi ta còn sống phải kiện toàn sự luyện tập hội nhập hai ánh sáng. Điều này chỉ khả dĩ nhờ cả một đời nỗ lực tu luyện. Thầy tôi, Dudjom Rinpoche nói rằng : “Nếu chúng ta không thực tập hòa nhập hai ánh sáng ngay bây giờ, và từ đây về sau, thì đừng nói tới chuyện sự trực nhận sẽ tự nhiên xảy đến vào lúc chết.

    Nhưng hội nhập hai ánh sáng nghĩa là gì ? - Đây là một pháp tu luyện rất sâu xa và cao cấp, và đây không phải chỗ để bàn chi tiết về điều ấy. Nhưng ta có thể nói điều này : Khi bậc thầy khai thị bản tâm cho ta, thì cũng giống như chữa lành mắt ta, vì ta đã bị mù đối với Ánh ánh sáng Căn bản nằm trong tất cả mọi sự. Sự khai thị của bậc thầy đánh thức con mắt tuệ trong ta, nhờ vậy ta thấy được rõ ràng bản chất thực của mọi sự, hay thực chất Ánh sáng - điểm Linh quang - của mọi cảm xúc và ý tưởng trong ta. Hãy tưởng tượng, nhờ thực tập toàn hảo sự an trú bản tánh, mà sự trực nhận bản tánh ấy giống như một vầng mặt trời rực rỡ. Tư tưởng và cảm xúc vẫn tiếp tục sanh khởi, chúng như những đợt sóng đen tối. Nhưng mỗi khi những đợt sóng ấy cuộn lên và gặp ánh mặt trời, thì chúng lại tan ngay.

    Nền tảng tâm phàm tình của ta được hoàn toàn thanh lọc thì cũng giống như ta đã phá tan cái kho chứa nghiệp của mình và không còn nguyên liệu nghiệp để cung cấp cho tái sinh tương lai. Nhưng nếu ta chưa có thể hoàn toàn thanh lọc tâm, thì sẽ vẫn còn tàn dư của những khuynh hướng tập quán cũ đang nằm trong kho chứa nghiệp của chúng ta. Khi gặp điều kiện thích hợp, chúng sẽ xuất hiện để đẩy chúng ta vào những tái sinh mới.



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  8. #147
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Thời gian của Ánh sáng Căn bản


    Ánh sáng Căn bản xuất hiện, đối với một hành giả, nó kéo dài bao lâu vị ấy an trú không tán loạn vào tự tánh tâm. Nhưng đối với phần đông, nó kéo dài không lâu hơn một búng tay, và với vài người, nó kéo dài “khoảng chừng một bữa ăn”. Phần đông người tuyệt nhiên không nhận ra Ánh sáng Căn bản, thay vì thế, họ rơi vào một trạng thái ngất xỉu có thể kéo dài ba ngày rưỡi. Sau đó thần thức mới thực sự rời khỏi thể xác.

    Do vậy, ở Tây Tạng có tục lệ không động đến thi thể trong 3 ngày sau khi chết. Điều này rất quan trọng, nhất là nơi một hành giả, vì có thể họ đã hòa tan với Ánh sáng Căn bản và đang ở trong trạng thái tâm bản nhiên. Tôi còn nhớ ở Tây Tạng, người ta thường giữ bầu không khí tuyệt đối thanh bình im lặng quanh xác chết như thế nào, nhất là khi đó là xác một bậc thầy hay hành giả tu cao, để tránh gây sự quấy rầy dù nhỏ nhất.

    Nhưng dù là thi thể của người thường cũng không nên di chuyển trong vòng 3 ngày sau khi chết, vì ta không thể biết được ai đã chứng, ai chưa, và cũng không chắc chắn thần thức đã rời khỏi xác. Người ta tin rằng nếu sờ vào một nơi nào trên thi thể - ví dụ chích một mũi thuốc - thì thần thức có thể bị lôi kéo đến chỗ ấy. Khi đó thần thức người chết có thể chui ra lỗ hổng gần nhất để thoát ra ngoài thay vì thoát lên đỉnh đầu, và vì vậy sẽ có một tái sanh bất hạnh. Một vài bậc thầy nhấn mạnh nhiều đến chuyện để yên thi thể trong 3 ngày. Khi nghe có người nói sợ để thi thể trong thời tiết nóng sẽ thối, Chadral Rinpoche, một thiền sư Tây Tạng sống ở Ấn Độ và Nepal, đã bảo : “Bạn làm như thể là bạn phải ăn hay bán cái thây ấy” .

    Như vậy, việc hỏa táng hay giải phẫu tử thi tốt nhất nên để 3 ngày sau. Tuy nhiên, vì ngày nay không thể nào để yên một thây chết đến 3 ngày không động tới, nên ít nhất pháp Chuyển di tâm thức cần được làm trước khi động đến thi thể hoặc dời đi chỗ khác



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  9. #148
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Cái chết của một bậc thầy


    Một hành giả đã chứng đắc thường tiếp tục an trú sự trực nhận tính giác bản tâm vào lúc chết, và tỉnh thức để thể nhập Ánh sáng Căn bản khi nó xuất hiện. Vị ấy còn có thể trú trong trạng thái ấy một vài ngày. Một vài hành giả và bậc thầy chết trong tư thế ngồi thiền, lưng thẳng, hoặc nằm như “dáng nằm sư tử ngủ”. Ngoài sự tuyệt đối tự chủ, còn những dấu hiệu khác chứng tỏ vị ấy đang an trú trong trạng thái Ánh sáng Căn bản : gương mặt họ vẫn còn có sắc sáng, mũi không lún vào, da vẫn mềm mại, thân thể không cứng đờ, đôi mắt vẫn giữ một ánh sáng hiền hậu, từ bi, và tim vẫn còn hơi ấm. Người ta phải rất thận trọng đừng chạm đến nhục thể của bậc thầy, và giữ im lặng cho đến khi vị ấy ra khỏi trạng thái thiền định này.

    Gyalwang Karmapa, một bậc thầy vĩ đại, chưởng môn một trong bốn tông phái lớn của Phật giáo Tây Tạng, đã chết trong một bệnh viện tại Hoa Kỳ vào năm 1981. Ngài gây một cảm hứng kỳ diệu cho tất cả mọi người xung quanh, vì ngài luôn luôn vui tươi và đầy bi mẫn. Bác sĩ Ranulfo Sanchez, trưởng khoa giải phẫu đã viết :

    “Tôi cảm thấy tự thâm tâm rằng ngài không phải người phàm. Khi ngài nhìn bạn, thì giống như đang xoáy sâu vào bản thể bạn, ngài dường như thấy suốt con người bạn. Tôi rất kinh ngạc trước cái cách ngài nhìn tôi, như thể là ngài biết chuyện gì đang xảy đến. Ngài làm cho hầu hết mọi người trong bệnh viện phải cảm động, bất cứ ai tiếp xúc với ngài. Nhiều lần khi chúng tôi cảm thấy ngài gần kề cái chết, thì ngài lại nhìn chúng tôi mà mỉm cười, và bảo chúng tôi nói sai, và sau đó sức khỏe ngài lại khá hơn.

    Ngài không bao giờ dùng thuốc giảm đau. Chúng tôi, những bác sĩ, trông thấy ngài và biết ngài phải đau đớn lắm, nên hỏi : “Có phải hôm nay ngài đau nhiều lắm không ?”. Nhưng ngài bảo : “Không” . Khi chúng tôi biết gần tới giây phút cuối cùng, ngài có thể cảm thấy sự lo lắng của chúng tôi, và điều ấy trở thành một trò đùa. Chúng tôi sẽ hỏi : “Ngài có đau không ?” , ngài lại mỉm cười thật từ bi và nói : “Không” .

    Mọi dấu hiệu của sự sống nơi ngài đã gần chấm dứt. Tôi chích cho ngài một mũi thuốc, chỉ để ngài có thể nói chuyện vào giây phút cuối. Tôi từ giã căn phòng vài phút để cho ngài trao đổi với các vị tái sanh (tulkus) ; ngài trấn an họ rằng ngài không định chết vào ngày hôm ấy. Khi tôi trở lại chừng năm phút sau, thì ngài đã ngồi thẳng dậy, mắt mở lớn và nói thật rõ : “Hello, how are you ?” . Mọi dấu hiệu sống nơi ngài đã trở ngược lại, ngài ngồi nửa tiếng trên giường, nói chuyện, cười lớn. Trên phương diện y học thì điều này người ta chưa từng nghe thấy bao giờ. Các cô điều dưỡng tái mặt, một cô dở cánh tay cho tôi xem họ đã nổi da gà như thế nào”.

    Ban điều dưỡng để ý thi hài của Karmapa không theo tiến trình thông thường của thây chết như cứng và hôi thối, mà vẫn như tình trạng lúc ngài mới chết. Sau một lúc, họ mới để ý vùng tim ngài còn ấm. Bác sĩ Sanchez viết :

    “Họ đưa tôi vào phòng 36 tiếng đồng hồ sau khi ngài chết. Tôi sờ vùng bên phải, trên trái tim ngài và thấy nó nóng hơn các chỗ khác. Đấy là một điều mà y học không thể giải thích được”.

    Một vài bậc thầy chết trong tư thế ngồi thiền, thân thể tự thẳng đứng. Kalu Rinpoche chết năm 1989 trong tu viện của ngài ở dãy núi tuyết, xung quanh có nhiều bậc thầy và các bác sĩ , y tá điều dưỡng. Đệ tử hầu cận ngài đã viết :

    “Ngài cố ngồi dậy, nhưng hơi khó khăn. Lama Gyaltsen cảm thấy có lẽ đã đến thời, và nếu không ngồi dậy thì sẽ chướng ngại cho ngài, nên đã đỡ lưng ngài khi ngài ngồi. Ngài duỗi tay tới nơi tôi, và tôi cũng giúp ngài ngồi thẳng. Ngài ngõ ý muốn ngồi thật thẳng, vừa bằng lời vừa ra dấu. Bác sĩ và y tá cuống lên trước cảnh tượng ấy, nên ngài hơi thư giãn lại, nhưng vẫn để chân tay theo thế ngồi thiền... Mắt ngài mở nhìn ra, kiểu nhìn trong lúc thiền quán, và môi ngài khẽ mấp máy. Một cảm giác thanh bình, an lạc ngự trị trên tất cả chúng tôi, lan tràn qua tâm chúng tôi. Tất cả mọi người hiện diện lúc ấy đều cảm thấy rằng niềm phúc lạc dâng tràn trong chúng tôi chính là phản ảnh yếu ớt của niềm phúc lạc trào dâng trong tâm ngài... Dần dần tia nhìn và mi mắt Rinpoche hạ xuống, và hơi thở chấm dứt” .



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  10. #149
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Tôi nhớ mãi cái chết của thầy tôi, Jamyang Khientse vào mùa hạ năm 1959. Vào khoảng cuối đời, ngài cố càng ít rời tu viện càng tốt. Những bậc thầy đủ mọi truyền thống thường tụ họp lại để được sự giáo thọ, những người giữ gìn các hệ phái truyền thừa cũng đến xin ngài chỉ dẫn, vì ngài biết tận nguồn gốc của các hệ phái ấy. Tu viện Dzongsar, nơi ngài cư trú trở thành một trong những trung tâm sinh hoạt tâm linh sống động nhất Tây Tạng, ở đấy tất cả những Lạt-ma cao cấp thường lui tới. Lời ngài là pháp là luật ở trong vùng ; ngài là bậc thầy vĩ đại và hầu như tất cả mọi người đều là đệ tử của ngài, tới nỗi ngài có năng lực ngăn chận nội chiến chỉ bằng cách hăm dọa ngài sẽ rút lui sự gia trì tâm linh của ngài cho cả hai phe.

    Rủi thay, khi gọng kềm của quân xâm lược Trung Quốc siết chặt, thì tình huống ở tỉnh Kham trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng. Dù còn bé, tôi cũng có thể linh cảm sự đe dọa của những gì sắp xảy ra. Vào năm 1955, thầy tôi đã có vài dấu hiệu chứng tỏ ngài sẽ từ giã Tây Tạng. Trước tiên, ngài hành hương đến những thánh tích ở miền Trung và Nam Tây Tạng, rồi để làm tròn lời nguyện tha thiết của thầy ngài, ngài làm một chuyến hành hương chiêm bái thánh tích tại đất Ấn, có tôi đi theo. Chúng tôi đều hy vọng tình hình ở miền Đông sẽ khá hơn trong khi chúng tôi đi xa. Hóa ra - về sau tôi mới biết - nhiều Lạt-ma khác, và dân thường, đã xem cái quyết định du hành của thầy tôi như là một điềm báo trước Tây Tạng sẽ lâm nguy, nhờ thế họ đã kịp thời thoát nạn.

    Thầy tôi từ lâu đã muốn viếng thăm Sikkim, một nước nhỏ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, một trong những vùng đất thiêng của Padmasambhava. Jamyang Khientse là nhập thể của bậc thánh thiêng liêng nhất của Sikkim, nên vị vua ở đấy đã yêu cầu ngài đến giảng dạy và ban phước cho xứ ấy bằng sự hiện diện của ngài. Khi được tin ngài đã đến Sikkim, nhiều bậc thầy từ Tây Tạng cũng đến đấy để thọ giáo với ngài, mang theo những bản kinh quý hiếm, nhờ vậy mới khỏi bị phá hủy. Jamyang Khientse là bậc thầy của những bậc thầy, và đến lượt chùa, cung điện nơi ngài ở trở thành một trung tâm tu học lớn. Khi tình hình Tây Tạng càng lúc càng kinh khủng, thì có thêm nhiều Lạt-ma đến tụ tập quanh ngài.

    Người ta bảo nếu những bậc thầy vĩ đại giảng dạy quá nhiều, thì không sống lâu ; như thể là họ gánh lấy những chướng ngại xảy ra cho nền giáo lý. Có những lời tiên đoán, nếu thầy tôi đừng giảng dạy mà chỉ du hành như một ẩn sĩ đến những nơi xa xôi hẻo lánh, thì ngài có thể sống lâu nhiều năm nữa. Quả thế, ngài cũng đã cố làm điều này : Khi chúng tôi khởi hành từ tỉnh Kham lần cuối, ngài đã để lại tất cả sở hữu và ra đi trong vòng bí mật hoàn toàn. Nhưng khi khám phá ra tông tích ngài, thì đâu đâu người ta cũng liền đến xin ngài giảng dạy và làm phép quán đảnh. Lòng từ bi của ngài lớn rộng tới nỗi dù biết nguy hiểm đến tánh mạng, ngài vẫn tiếp tục giảng dạy.

    Và chính tại Sikkim mà Jamyang Khientse ngã bệnh, đúng vào lúc nhận được hung tin Tây Tạng cuối cùng đã gục ngã. Tất cả những vị Lạt-ma lớn nhất, trưởng các hệ phái, lần lượt tấp nập đến viếng thăm thầy tôi. Lễ cầu an diên mạng cho ngài được tổ chức suốt ngày suốt đêm. Mợi người đều tham dự. Tất cả chúng tôi đều yêu cầu ngài sống thêm, vì một bậc thầy vĩ đại như ngài thì có năng lực quyết định thời gian để lìa bỏ thể xác. Ngài cứ nằm trên giường, nhận tất cả những đồ dâng cúng, cười lớn mà bảo : “Được rồi, chỉ để chứng tỏ điềm lành, tôi nói là tôi sẽ sống” .

    Dấu hiệu đầu tiên chúng tôi biết được là qua Gyalwang Karmapa. Ngài bảo Karmapa rằng ngài đã hoàn tất công việc ngài phải làm trong đời, và ngài đã quyết định từ giã thế gian. Một trong những thị giả thân tín của thầy tôi bật lên khóc vừa khi nghe Karmapa tiết lộ điều này, sau đó chúng tôi đều biết. Cái chết của ngài cuối cùng đã xảy đến ngay sau khi chúng tôi nghe ba tu viện lớn nhất Tây Tạng là Sera, Drepung và Gaden đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng. Dường như đấy là một biểu tượng bi đát khi Tây Tạng sụp đổ thì con người vĩ đại ấy, linh hồn của Phật giáo Tây Tạng, cũng từ trần.

    Jamyang Khientse Chokyi Lodro mất lúc 3 giờ sáng, vào ngày mồng 6 tháng 5, lịch Tây Tạng. Mười ngày trước đấy, trong khi chúng tôi đang có cuộc lễ cầu diên thọ suốt đêm cho ngài, thình lình đất rung chuyển vì một trận động đất lớn. Theo kinh điển Phật giáo, thì đấy là triệu chứng một bậc giác ngộ sắp từ trần.



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  11. #150
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Trong 3 ngày, sau khi ngài đã viên tịch, sự bí mật được giữ tuyệt đối không ai được biết Khientse đã chết. Tôi chỉ được bảo cho biết sức khỏe của ngài đang biến đổi tệ hơn, và thay vì ngủ trong phòng ngài như thường lệ, tôi được bảo phải ngủ phòng khác. Thị giả thân cận nhất của thầy tôi và Lama Chokden, vị thầy nghi lễ, ở lại với thầy tôi lâu hơn tất cả mọi người. Ông là một nhà khổ hạnh lặng lẽ nghiêm trang với đôi mắt nhìn sâu thẳm và đôi má hóp, phong độ nhã nhặn khiêm cung. Chokden nổi tiếng vì tính trung thực, đàng hoàng, lịch sự, và có trí nhớ phi thường. Ông nhớ từng chữ lời thầy tôi dặn, thuộc từng mẩu chuyện, và biết rõ từng chi tiết của mọi lễ lạc phức tạp nhất, cùng ý nghĩa của chúng. Ông cũng là một hành giả gương mẫu và một thầy giáo trong lĩnh vực của ông.

    Lúc ấy chúng tôi nhìn Lama Chokden tiếp tục mang những bữa ăn của thầy tôi vào phòng, nhưng mặt ông trông rất buồn thảm. Chúng tôi không ngớt hỏi thầy Khientse tôi ra sao, nhưng Chokden chỉ nói : “Ngài vẫn thế” . Trong vài truyền thống, sau khi một bậc thầy qua đời, và suốt thời gian ngài an trú trong thiền định sau khi chết, điều quan trọng là phải giữ bí mật. Chỉ 3 ngày sau đó chúng tôi mới được nghe thầy đã chết.

    Chính phủ Ấn đã đánh một điện tín qua Bắc kinh, từ đấy tin được đưa đến tu viện Dzongsar của thầy tôi ở Tây Tạng, ở đấy nhiều thầy tu đã khóc trước khi hay tin, vì họ đã biết ngài sẽ chết bằng cách nào đó. Trước khi thầy tôi và tôi ra đi, thầy Khientse đã làm một lời hứa huyền bí rằng thầy sẽ trở lại một lần trước khi chết. Và thầy đã trở lại. Vào ngày Tết năm ấy, sáu tháng trước khi ngài từ trần, trong khi đang cử hành một điệu vũ cổ truyền, nhiều vị sư già đã thấy hình ảnh ngài xuất hiện trên nền trời. Tại tu viện, thầy tôi đã lập một trường học nổi tiếng vì đã đào tạo được nhiều học giả xuất sắc của thời cận đại. Trong ngôi chánh điện của trường, có một tượng Phật Di Lặc khổng lồ. Vào một buổi sáng sớm, ngay sau ngày linh kiến xuất hiện trên trời, khi người giữ chánh điện mở cửa thì thấy Khientse đang ngồi trên vế đức Phật Di Lặc.



    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •