Nguyên văn bởi
vivi
Kính bác người áo lam !
Con cám ơn bác đã giải thích, nhưng bác có thể giải thêm câu 2 được không ?
"Giỏ không đáy ấy đựng mang về”
Vì với con câu này, con không hiểu gì ráo !
Kính !
Chào vivi và các bạn !
Theo nguoiaolam câu này hơi na ná với câu "Tâm không cập đệ quy" trong bài :
Thập phương đồng tụ hội
Cá cá học vô vi
Thử thị tuyển Phật trường
Tâm không cập đệ quy.
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ull=1#post1054
mà cô hoatihon đã thoát dịch là :
Mười phương sinh chúng đồng tu Phật
Khắp khắp cùng về học CHỮ KHÔNG
Này hỡi chúng sinh mê mộng tưởng
Ai người tay trắng thoát mây hồng.
Bình thường chúng ta sống bằng THỨC, như một cái giỏ (có đáy) năng chứa đựng (còn gọi là Tàng Thức), cái gì cũng gom vào cất giữ, có những chuyện ân oán chúng ta cất giữ mấy mươi năm vẫn còn nhớ, cất giữ nhiều thì nặng bụng, nặng bụng thì không bay _ siêu thoát _ được.
Khi người đã chứng ngộ BẢN THỂ TÂM rồi thì thấy Tâm ta như cái giỏ không đáy, có bỏ vào đó cái gì nó cũng không chứa giữ lại, không chứa gì nữa thì gọi là Bạch Tịnh Thức.
Cụm từ "ấy đựng mang về" chỉ là phụ họa, đừng quan tâm đến nó (cũng như hình nền của một bức tranh).
Tâm không là không cất giữ gì nữa _ như giỏ không đáy _ là Bạch Tịnh Thức. Bạch Tịnh Thức thì sẵn sàng cho TUỆ BÁT NHÃ hiễn lộ.
Tu hành theo đạo Phật mà được làm trung gian cho TUỆ BÁT NHÃ sáng soi vô minh là thành công, là "thi đậu" (cập đệ) rồi đó.
Mến !