DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 8 của 8
  1. #1
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts

    NDHP vào đây cho Trí Từ hỏi chút nè...

    Quote Nguyên văn bởi nguoidienhocphat Xem bài viết
    Đạo Phật là đạo hết sức thực tế trong mỗi suy nghĩ, lời nói hành động của từng chúng sanh, vì thực tế mới sanh ra đạo Phật, đạo Phật ra đời không vì một mục đích đem đến sự lợi lạc cho chúng sanh.
    - Câu nói này Trí Từ thấy có vẻ lạ, đạo Phật ra đời không vì một mục đích đem đến sự lợi lạc cho chúng sanh thì đem đến cái gì vậy NDHP ?

    Vị minh sư toàn giác của chúng ta không ai khác là chúng sanh đó.
    [/QUOTE]

    - NDHP biết sẽ có phản biện câu này thì Trí Từ xin nói: Vậy là Minh Sư Toàn Giác là Chúng Sanh. Trí Từ là chúng sanh nè, con heo là chúng sanh nè, tất cả đều toàn giác rồi sao ?
    - Đáng lẻ không hỏi đâu, không nói móc đâu tại NDHP PHÓNG TO VÀ TÔ ĐỎ QUÁ làm Trí Từ thấy có vẻ NDHP tự hào câu nói này lắm. Trí Từ lại rãnh rỗi sợ mọi người đọc vào tâm đắc thì lạc hướng nên NDHP có thể nói thêm gì về câu nói trên không ?

  2. #2
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của nguoidienhocphat
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    60
    Thanks
    18
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Dừng có ngắt ra câu chữ như vậy mà hỏi mà đọc hết bài viết để hiểu. Cái gì không hiểu tự mà nghiền ngẫm suy ngẫm đi. Nếu không hiểu thì hỏi những Thiện Tri Thức, xin lỗi người điên không trả lời Trí Từ được.

  3. #3
    CHỒI Avatar của Nguyên Chiếu
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    59
    Thanks
    28
    Thanked 126 Times in 42 Posts
    Nguyên Chiếu thấy bài này hay nên copy vào đây để các đạo hữu đọc và suy ngẫm :

    ......Học đạo qua kinh điển chúng ta cần phải biết hoài nghi. Đọc một quyển kinh, chúng ta sẵn sàng nghi ngờ nó chứ không phải tin tưởng cả trăm phần trăm. Ví dụ đọc Thiền Tông chúng ta tin hoàn toàn thì không những sai lầm mà còn tự hại! Không phải tất cả những gì ghi trong các ngữ lục đều đúng hết đâu, có nhiều tác giả chỉ mới theo lý mà viết chứ không phải vị nào cũng ngộ cả đâu. Người cả tin thì đâu có biết được ai ngộ ai không. Cho nên “giả” mà cũng cứ cho là “thiệt”, khổ vậy! Bởi thế phải biết nghi ngờ, phải mổ xẻ, phân tích, xét lại và nhất là kiểm chứng để khỏi bị lừa. Phân tích và thể nghiệm để kiểm chứng là thái độ nghiêm túc đối với người học Phật. Đức Phật đã dạy như vậy trong Kinh Kālama rằng: “Đừng có tin bất cứ điều gì do được nghe lại (anussava = truyền thuyết), được tương truyền (paramparā = truyền thống), được đồn đãi (itikirā), được kinh điển truyền thừa (piṭaka sampadāna), do lý luận (takkahetu), do suy diễn (nayahetu), do kết luận (ākāraparivitakkena), do hợp với định kiến (diṭṭhinijjhānakkhantiyā), do áp lực uy quyền (bhavyarūpatāya), do vị ấy là thầy ta (no garū). Chỉ khi nào tự mình biết rõ pháp này là bất thiện… đưa đến khổ đau bất hạnh thì hãy từ bỏ… Pháp này là thiện… đưa đến hạnh phúc an lạc thì hãy chứng đạt và an trú”. Vậy đừng vội tin bất cứ điều gì mà phải xem xem điều đó có đúng với thiện (chánh) pháp hay không cái đã. Đó là cách thực nghiệm để thấy nhân quả.

    Một cách khác là phải tự mình biết đó là chân nghĩa pháp tuyệt đối hay chế định pháp tương đối. Như vậy có nghĩa là chúng ta phải biết đối chiếu, so sánh với thực tánh pháp tức là cái thực, thực tại hiện tiền. Nhưng khi nói đến đối chiếu, so sánh thì coi chừng vô tình rơi vào con đường lý luận của lý trí (tỷ lượng) hay vọng thức (phi lượng). Đối chiếu ở đây chính là quán sát, thể nghiệm trực tiếp xem điều đó có đúng là một thực kiện hay chỉ là giả định, qui ước. Điều này rất quan trọng, rất cơ bản. Bây giờ chúng ta hãy lấy một ví dụ: Trước mặt chúng ta là cái ly nước này nên khi nói: “đây là cái ly nước”, thì chúng ta có thể đối chiếu cái tên gọi là ly nước với cái ly nước thực ngay đây mà chúng ta có thể thấy được bằng mắt, sờ được bằng tay… như thế này. Chính cái ly nước cụ thể đang hiện hữu đây là cái thực, dù không cần phải nói đây là cái ly nước. Nhưng khi nghe nói : “đây là cái ly nước” mà ở đây không có ly nước nào cả thì đừng có vội tin, vì chẳng có cái thực nào để đối chiếu cả. Nếu không có cái ly nước thực để đối chiếu, thì muôn đời chúng ta chỉ biết cái ly nước qua những ý niệm mà chúng ta đã từng góp nhặt, qua kinh nghiệm, từng mảng vụn vặt trong ký ức mà thôi. Tệ hơn nữa là chỉ biết qua ý niệm của người khác, rồi người khác, người khác nữa v.v… Thế là cả một chuỗi ý niệm biến dạng, méo mó chồng chất lên nhau! Bấy giờ không phải là một “cái đầu” mà hàng ngàn cái “đầu thượng trước đầu” nên cái thực – pháp – đã bị đẩy vào bóng tối của thế giới ý niệm.

    Có người hiểu đối chiếu với pháp tức là đối chiếu với lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong kinh điển. Dĩ nhiên là đúng, nhưng đối chiếu bằng cách nào? Khi chúng ta đọc kinh, mỗi người hiểu một cách khác nhau nên những điều chúng ta hiểu về kinh chưa hẳn là điều mà kinh muốn nói. Cứ suy gẫm mà xem, những điều chúng ta hiểu về kinh thì chỉ là cái biết của chúng ta về kinh mà thôi. Kinh là để chỉ ra cái thực. “Tất cả kinh giáo như ngón tay chỉ trăng” chứ không phải là trăng. Kinh nói về sự thật chứ không phải là sự thật. Như vậy, khi chúng ta đọc kinh, rồi hiểu theo ý mình thì lại càng xa sự thật biết bao, huống hồ hiểu kinh qua cái hiểu của người khác nữa thì thật là muôn dặm trùng quan, phải thế không? Chúng ta có thể tin lời Phật dạy trong kinh là đúng nhưng thường là chúng ta tự rơi vào cái bẫy lý trí của chính mình: Tin vào điều mình hiểu mà cứ tưởng là đã tin kinh. Vậy thì tốt hơn là đừng vội tin kinh. Vì “Tận tín thư bất như vô thư”. Chẳng những không vội tin mà còn phải nghi ngờ. Cả vị thầy giảng kinh thật hay chúng ta cũng đừng vội tin cho đến khi chúng ta có thể chứng thực được điều đó. Học đạo thì chẳng nên tin tưởng vào thầy một cách quá đáng, vì thực ra khi chúng ta chưa thấy sự thật thì lời dạy của thầy dù có đúng cũng trở thành thuần túy ý niệm qua nhận thức tạp tưởng của chúng ta mà thôi (trừ phi vị thầy chỉ thẳng sự thật mà chúng ta chứng nghiệm được). Có điều chúng ta cũng cần phải lưu ý và thận trọng đó là cái hiểu của chúng ta. Hiểu chỉ là giai đọan tưởng tri, và thức tri, nhận thức qua ngôn ngữ, ý niệm và thế trí, chưa phải là tuệ tri hay liễu tri, nhận thức trực tiếp bằng trí tuệ thực chứng. Vì vậy, có nhiều điều chúng ta tưởng như chúng ta đã hiểu mà thực ra chỉ bị lý trí đánh lừa.

    Nói tóm lại, người học pháp, học đạo cần phải biết nghi ngờ, cần phải tự kiểm chứng. Đừng quá tin vào kinh điển của mình, tông phái của mình, tư kiến của mình, để cho tâm hoàn toàn rỗng rang, trong sáng, mới mẻ và sáng tạo..
    .....
    Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
    Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Nguyên Chiếu For This Useful Post:

    nguoidienhocphat (09-30-2015),Trí Từ (09-30-2015)

  5. #4
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoidienhocphat Xem bài viết
    Dừng có ngắt ra câu chữ như vậy mà hỏi mà đọc hết bài viết để hiểu. Cái gì không hiểu tự mà nghiền ngẫm suy ngẫm đi. Nếu không hiểu thì hỏi những Thiện Tri Thức, xin lỗi người điên không trả lời Trí Từ được.
    - Đọc hết rồi, vẫn thấy mấy cái trên kỳ kỳ.
    - Viết cho lắm vào để rồi người ta hỏi lại thì bắt tự suy ngẫm.
    - Vô trách nhiệm như thế thì tự tạo chủ để mà viết, đừng xen vào bài người khác làm lạc hướng người đọc.
    - Với kiểu vô trách nhiệm không ý thức này thì Trí Từ cũng sẽ không dám xen vào NDHP nữa vậy

  6. #5
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của nguoidienhocphat
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    60
    Thanks
    18
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Bài viết Nguyên Chiếu rất hay và rất thực tế. Đó là vấn nạn chúng sanh bây giờ, thích suy kinh luận điển và tự cho mình đúng mình giỏi, không có biết áp dụng những kiến thức trong kinh mà giúp mình giúp đời, hý luận thì giỏi gặp thực tế thì chào thua, nên thời nay họ nói anh hùng bàn phím là vậy. Vào diễn đàn nói thao thao bất tuỵêt kinh này kinh kia, pháp môn này pháp môn kia, luận bàn cái này cái kia, ai cũng tưởng mình giỏi nhưng thực tế thì trái ngược hoàn toàn, mình chỉ tự lừa dối chính mình mà thôi.
    Cái giỏi là hãy giúp những người xung quanh mình anh em cha mẹ ba con, dòng họ, bạn bè, chúng sanh biết đến phật pháp mà tu tâm sửa tánh. Mình độ mình chưa được thì nói tam tạng kinh điển làm gì, mình độ vợ mình không được, độ con mình không được độ cha mẹ mình không đuợc mà vào diễn đàn suy kinh luận điển, đã phá pháp môn này pháp môn kia, đã phá đạo này đạo kia, phân biệt Phật đạo ngoại đạo, phân biệt chánh tà, hơn thua sở học với nhau làm gì. Thật là xấu hổ và ấu trĩ, cái cần làm thì không làm, cái cần hành thì không hành, cái cần học thì không học cái chưa cần thiết, cái giả tạm, cái ấu trĩ thì lại đắm say chết mê chết mệt, cái gốc thì không tu mà chỉ thích tu cái ngọn. A di đà Phật!

  7. #6
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của nguoidienhocphat
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    60
    Thanks
    18
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Trí Từ Xem bài viết
    - Đọc hết rồi, vẫn thấy mấy cái trên kỳ kỳ.
    - Viết cho lắm vào để rồi người ta hỏi lại thì bắt tự suy ngẫm.
    - Vô trách nhiệm như thế thì tự tạo chủ để mà viết, đừng xen vào bài người khác làm lạc hướng người đọc.
    - Với kiểu vô trách nhiệm không ý thức này thì Trí Từ cũng sẽ không dám xen vào NDHP nữa vậy
    Minh viết cho mục đồng mà. Người vô trách nhiệm như người điên này, người thấp hèn như cục cức trôi sông như người điên này làm sao dám trả lời một bậc từ bi và trí tuệ như Trí từ vì thế từ chối là điều dĩ nhiên. Nếu đọc những gì người điên này viết thấy hay thì học tập không hay thì bỏ qua cũng không chấp chi với thằng điên hóa ra mình lại điên như nó. A di đà Phật!

  8. #7
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của Trí Từ
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Đến từ
    Góc Khuất
    Bài gửi
    106
    Thanks
    26
    Thanked 49 Times in 30 Posts
    Tam Tạng là KINH LUẬT và Luận đấy chú. Kinh Luật dám nói dám sửa gì không ? Thế thì còn luận nhé.

    Nói ai kia không biết, dám nói vậy thì bản thân làm được vậy chưa, độ được ai trong gia đình chưa. Trí Từ thì đã làm cho gia đình ăn chay truờng cả này, hiểu mà ăn chứ không phải ăn theo phong trào. Bản thân nói suốt ngày niệm Phật, trong ngũ giới giữ được gì chưa.

    Ăn chay không thành Phật, nhưng ít ra đã không tham gia việc giết hại chúng sanh. Tự hào và mạnh dạn nói điều này.

    Ở diễn đàn không dùng cái THUÝÊT thì dùng cái gì giao tiếp ?

    Bản thân nói nghe hay đó, hỏi lại nín thinh đó, kêu người khác giải đáp giúp đó.

    Suốt ngày nói cái sai của người ta, cũng được đi nhưng có đưa ra phương pháp nào giải quyết, giúp người ta không, hay chỉ suốt này nói ngăn tham sân si, ngăn thế nào, bản thân thực hành ngăn tham sân si ra sao chia sẽ đi. Dùng thuýêt nữa đấy, bài viết thể hiện sân si rõ rệt vậy mà tưởng mình đúng lắm à.

    Mình

    Mà nhắn câu cuối cho nghe này: Vào đây mà không thuýêt, thì không nên lên mạng internet làm gì đâu. Cũng dùng bàn phím mà moi móc cái sai của thiên hạ đấy vậy thì ta đều là anh hùng bàn phím kia mà, thế thì la nhau làm gì cho mệt

    Hì, nhìn lại bài này mình cũng sân ghê quá, nín lại bớt vậy.

  9. #8
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của nguoidienhocphat
    Tham gia ngày
    Aug 2015
    Bài gửi
    60
    Thanks
    18
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Trí Từ Xem bài viết
    Tam Tạng là KINH LUẬT và Luận đấy chú. Kinh Luật dám nói dám sửa gì không ? Thế thì còn luận nhé.

    Nói ai kia không biết, dám nói vậy thì bản thân làm được vậy chưa, độ được ai trong gia đình chưa. Trí Từ thì đã làm cho gia đình ăn chay truờng cả này, hiểu mà ăn chứ không phải ăn theo phong trào. Bản thân nói suốt ngày niệm Phật, trong ngũ giới giữ được gì chưa.

    Ăn chay không thành Phật, nhưng ít ra đã không tham gia việc giết hại chúng sanh. Tự hào và mạnh dạn nói điều này.

    Ở diễn đàn không dùng cái THUÝÊT thì dùng cái gì giao tiếp ?

    Bản thân nói nghe hay đó, hỏi lại nín thinh đó, kêu người khác giải đáp giúp đó.

    Suốt ngày nói cái sai của người ta, cũng được đi nhưng có đưa ra phương pháp nào giải quyết, giúp người ta không, hay chỉ suốt này nói ngăn tham sân si, ngăn thế nào, bản thân thực hành ngăn tham sân si ra sao chia sẽ đi. Dùng thuýêt nữa đấy, bài viết thể hiện sân si rõ rệt vậy mà tưởng mình đúng lắm à.

    Mình

    Mà nhắn câu cuối cho nghe này: Vào đây mà không thuýêt, thì không nên lên mạng internet làm gì đâu. Cũng dùng bàn phím mà moi móc cái sai của thiên hạ đấy vậy thì ta đều là anh hùng bàn phím kia mà, thế thì la nhau làm gì cho mệt

    Hì, nhìn lại bài này mình cũng sân ghê quá, nín lại bớt vậy.
    Cảm ơn Trí Từ đã dạy bảo. A di đà Phật!

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •